Nghiên cứu khả NĂng hấp thụ carbon của rừng trồng 3 loài keo ở việt nam võ Đại Hải



tải về 430.74 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích430.74 Kb.
#31371
  1   2
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CARBON CỦA RỪNG TRỒNG 3 LOÀI KEO Ở VIỆT NAM

Võ Đại Hải

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định lượng carbon hấp thụ của 3 dạng rừng trồng phổ biến ở Việt Nam là rừng trồng thuần loài Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc định lượng giá trị môi trường và chi trả dịch vụ môi trường rừng ở nước ta.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng lượng carbon hấp thụ trung bình của lâm phần Keo lai là 68,92 tấn carbon/ha, rừng Keo tai tượng trung bình là 93,04 tấn carbon/ha và rừng Keo lá tràm đạt khoảng 51,91 tấn carbon/ha. Cấu trúc lượng carbon trong lâm phần tập trung chủ yếu ở trong đất rừng (chiếm 36,86 - 95,6% đối với Keo lai, trung bình 44% đối với Keo tai tượng và 26,43 - 86,77% đối với Keo lá tràm),… Ở cùng một tuổi, lượng carbon hấp thụ của lâm phần có xu hướng giảm dần theo cấp đất và trong cùng một cấp đất thì lượng carbon hấp thụ của lâm phần tăng dần theo tuổi, chẳng hạn đối với loài Keo lai, ở cùng tuổi 4 lượng carbon hấp thụ ở cấp đất I đạt 81,16 tấn carbon/ha và con số này giảm xuống chỉ còn 58,11 tấn carbon/ha đối với cấp đất IV;.... Giữa tổng lượng carbon hấp thụ của lâm phần 3 loài Keo có mối quan hệ chặt chẽ với các nhân tố điều tra dễ đo đếm như: tuổi (A), mật độ (N), đường kính ngang ngực (D1,3), chiều cao vút ngọn (Hvn). Do vậy, trong thực tế có thể ứng dụng các kết quả này trong việc xác định nhanh khả năng hấp thụ carbon của 3 dạng rừng trồng nói trên.

Từ khóa: Hấp thụ carbon; Rừng trồng thuần loài; Keo lai; Keo tai tượng; Keo lá tràm

ĐẶT VẤN ĐỀ

Biến đổi khí hậu toàn cầu do sự gia tăng nồng độ C02 trong khí quyển đã và đang gây nên những tác động tiêu cực về môi trường sống như mực nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt,... ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của con người và trở thành mối quan tâm chung của toàn xã hội. Với hàng loạt các sự kiện như phê chuẩn Công ước biến đổi khí hậu (năm 1994), ký Nghị định thư Kyoto (năm 2002) và thành lập Ban Tư vấn và Điều hành quốc gia về CDM (năm 2003) cho thấy, Việt Nam đã có những hoạt động tích cực để góp phần ngăn chặn sự nóng lên của trái đất trên phạm vi toàn cầu. CDM và hiện nay là REDD đã mở ra cơ hội lớn đầy triển vọng cho ngành lâm nghiệp trong việc chi trả các dịch vụ môi trường rừng, đặc biệt là khả năng lưu giữ carbon của hệ sinh thái rừng. Tuy nhiên, những nghiên cứu về lượng giá các giá trị của rừng thường chỉ tập trung vào các giá trị kinh tế, phòng chống xói mòn, điều tiết nước của rừng,…mà chưa quan tâm đúng mức đến giá trị dịch vụ môi trường rừng, đặc biệt là khả năng hấp thụ carbon. Vì vậy, việc định lượng khả năng hấp thụ carbon làm cơ sở xác định giá trị thương mại carbon là việc làm cần thiết, đặc biệt là đối với 3 loài Keo (Keo lai, Keo lá tràm, Keo tai tượng) - những loài cây trồng rừng chính ở nước ta hiện nay.



MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được khả năng hấp thụ carbon của 3 dạng rừng trồng thuần loài Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm.

- Đề xuất được một số ứng dụng trong việc xác định nhanh khả năng hấp thụ carbon của rừng trồng thuần loài Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm.

Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon của rừng trồng thuần loài Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm theo các cấp đất và tuổi.

- Xác định mối quan hệ giữa lượng carbon hấp thụ của lâm phần Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm với các nhân tố điều tra lâm phần (đường kính, chiều cao, tuổi và mật độ).

- Đề xuất một số ứng dụng trong việc xác định nhanh khả năng hấp thụ carbon của 3 dạng lâm phần trên.



Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập số liệu ngoài hiện trường

+ Với mỗi loại rừng trồng trên mỗi cấp đất lập 12 ÔTC diện tích 1000m2 (40m x 25m) rải đều ở các tuổi, tổng số ÔTC cho mỗi dạng rừng là 48 ô. Trong mỗi ÔTC lập 5 ô thứ cấp diện tích 25m2 (4 ô ở 4 góc và 1 ô ở chính giữa ÔTC) để điều tra cây bụi thảm tươi, tổng số ô thứ cấp là 240 ô cho mỗi loài. Tại trung tâm mỗi ô thứ cấp lập 1 ô dạng bản diện tích 1m2 để điều tra vật rơi rụng.

+ Tầng cây cao: đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng như D1,3, Hvn, Hdc, Dt, xác định cây tiêu chuẩn (2 cây tiêu chuẩn/ÔTC). Cây tiêu chuẩn là cây có đường kính bằng hoặc xấp xỉ đường kính của cây có tiết diện bình quân. Chặt hạ cây tiêu chuẩn phân thành các bộ phận: lá, cành, thân; toàn bộ rễ có đường kính >2mm. Cân các bộ phận ngay tại chỗ được sinh khối tươi. Lấy mẫu tất cả các bộ phận để phân tích lượng carbon hấp thụ, khối lượng là 0,5 kg/mẫu/bộ phận, riêng mẫu thân được lấy ở 3 vị trí: gốc, giữa, ngọn.

+ Tầng cây bụi thảm tươi: Tại các ô thứ cấp, chặt và thu gom toàn bộ cây bụi thảm tươi theo 4 nhóm: thảm tươi (dây leo, cây thân thảo), thân + cành, lá và rễ cây bụi, cân ngay để xác định khối lượng tươi. Lấy mẫu mỗi loại 0,5 kg/ô thứ cấp để xác định sinh khối khô và lượng carbon cố định trong từng bộ phận.

+ Vật rơi rụng: Trong mỗi ô dạng bản, thu vật rơi rụng và phân chia thành 2 bộ phận: cành và lá + hoa + quả,... rơi rụng. Cân ngay các thành phần tại rừng được sinh khối tươi. Mỗi bộ phận lấy 1 mẫu vật rơi rụng với khối lượng 0,5kg mỗi loại để xác định lượng carbon cố định trong từng bộ phận của vật rơi rụng.

+ Phương pháp lấy mẫu đất để phân tích: Tại các ô sơ cấp, đào và mô tả phẫu diện, mẫu đất được lấy để phân tích hàm lượng carbon theo các cấp độ sâu 0-10cm; 11-20cm và 21-30cm.



- Phân tích trong phòng thí nghiệm và xử lý số liệu

Các mẫu sinh khối và mẫu đất được đem phân tích hàm lượng carbon trong phòng thí nghiệm. Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Exel.



- Phương pháp xây dựng mối quan hệ giữa các đại lượng

Sử dụng phần mềm ứng dụng SPSS để tính toán và xây dựng mối quan hệ giữa các đại lượng. Lựa chọn những phương trình có hệ số tương quan cao nhất và sai số bé nhất.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Khả năng hấp thụ carbon của rừng trồng thuần loài Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm theo các cấp đất và tuổi

Khả năng hấp thụ carbon của lâm phần rừng trồng Keo lai

Bảng 1. Lượng carbon hấp thụ toàn lâm phần rừng trồng Keo lai

Cấp đất

Tuổi

Cấu trúc carbon hấp thụ trong lâm phần Keo lai

Tầng cây gỗ

Cây bụi thảm tươi

Vật rơi rụng

Đất rừng

Tổng

t/ha

%

t/ha

%

t/ha

%

t/ha

%

tấn

I

1

2,06

4,06

1,10

2,17

1,35

2,66

46,25

91,12

50,76

2

11,64

19,75

1,00

1,70

2,06

3,49

44,25

75,06

58,95

3

21,40

30,88

0,87

1,26

2,16

3,12

44,88

64,75

69,31

4

34,84

42,93

0,58

0,71

2,41

2,97

43,33

53,39

81,16

5

45,27

49,61

0,91

1,00

3,39

3,71

41,69

45,68

91,26

6

63,52

60,03

0,47

0,44

2,04

1,93

39,78

37,60

105,81

7

64,70

59,46

2,31

2,12

1,70

1,56

40,11

36,86

108,82

TB

34,78

38,10

1,03

1,34

2,16

2,78

42,90

57,78

80,87

II

1

1,26

2,57

1,60

3,27

1,96

4,00

44,15

90,16

48,97

2

8,61

15,48

0,39

0,70

2,51

4,51

44,12

79,31

55,63

3

15,36

23,40

1,63

2,48

0,49

0,75

48,15

73,37

65,63

4

23,28

32,20

0,27

0,37

2,04

2,82

46,70

64,60

72,29

5

34,94

42,46

0,21

0,26

3,32

4,03

43,82

53,25

82,29

6

35,74

41,64

1,01

1,18

2,97

3,46

46,12

53,73

85,84

7

40,19

44,15

1,40

1,54

4,96

5,45

44,49

48,87

91,04

TB

22,77

28,84

0,93

1,40

2,61

3,58

45,36

66,18

71,67

III

1

0,68

1,48

0,60

1,31

0,74

1,61

43,92

95,60

45,94

2

6,93

12,81

1,60

2,96

1,60

2,96

43,96

81,27

54,09

3

14,49

23,44

0,47

0,76

1,42

2,30

45,44

73,50

61,82

4

13,74

22,11

0,88

1,42

2,78

4,47

44,74

72,00

62,14

5

28,49

37,46

0,97

1,28

2,35

3,09

44,24

58,17

76,05

6

29,39

37,68

1,40

1,80

2,57

3,30

44,63

57,23

77,99

7

34,53

41,68

1,01

1,22

2,49

3,01

44,82

54,10

82,85

TB

18,32

25,24

0,99

1,53

1,99

2,96

44,54

70,27

65,84

IV

1

0,50

1,14

1,00

2,28

2,33

5,31

40,02

91,27

43,85

2

3,99

7,61

1,01

1,93

1,53

2,92

45,92

87,55

52,45

3

7,49

13,63

1,63

2,97

0,49

0,89

45,33

82,51

54,94

4

12,81

22,04

0,85

1,46

2,10

3,61

42,35

72,88

58,11

5

14,51

23,22

1,08

1,73

3,20

5,12

43,70

69,93

62,49

6

16,04

26,29

0,47

0,77

2,04

3,34

42,46

69,60

61,01

7

21,94

32,10

1,37

2,00

1,79

2,62

43,25

63,28

68,35

TB

11,04

18,00

1,06

1,88

1,93

3,40

43,29

76,72

57,31

TB

21,73

27,51

1,00

1,54

2,17

3,18

44,02

67,74

68,92

Cấu trúc lượng carbon hấp thụ trong rừng trồng Keo lai chủ yếu tập trung trong đất (36,86 - 95,6%) và tầng cây gỗ (0,5 - 64,7%), tiếp đến là trong vật rơi rụng 0,75 - 5,31% và trong cây bụi thảm tươi chiếm tỷ lệ thấp nhất từ 0,26 - 3,27%.

Trong cùng cấp đất, khi tuổi rừng tăng lên thì lượng carbon hấp thụ trong lâm phần cũng có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, tổng lượng carbon hấp thụ còn phụ thuộc nhiều vào mật độ rừng, tình trạng cây bụi thảm tươi,...

Trong cùng một tuổi, lượng carbon trong lâm phần có xu hướng giảm dần theo cấp đất. Ví dụ cấp đất I: tổng lượng carbon trong lâm phần từ 50,76 - 108,82 tấn/ha ứng với tuổi từ 1 đến 7; cấp đất IV lượng carbon dao động từ 43,85 - 68,35 tấn/ha.

Lượng carbon trong tầng cây gỗ dao động theo các cấp đất, tuổi và mật độ, từ 0,5 - 64,7 tấn/ha. Lượng carbon hấp thụ trong tầng cây bụi thảm tươi cũng có sự dao động đáng kể từ 0,21 - 2,31 tấn/ha và phụ thuộc vào đặc điểm đất đai, độ tàn che của tầng cây cao, biện pháp tác động,...



Khả năng hấp thụ carbon toàn lâm phần rừng trồng Keo tai tượng

Kết quả tính toán lượng carbon hấp thụ toàn lâm phần Keo tai tượng thuần loài được trình bày ở bảng 2.



Bảng 2. Tổng hợp lượng carbon hấp thụ trong lâm phần Keo tai tượng

Cấp

đất


Tuổi

Tổng lượng carbon trong lâm phần

Tầng cây gỗ

Cây bụi thảm tươi

Vật rơi rụng

Đất rừng

Tổng

tấn/ha

%

tấn/ha

%

tấn/ha

%

tấn/ha

%

tấn/ha

I

4

37,09

41,36

3,57

3,98

7,15

7,97

41,86

46,68

89,67

6

62,50

53,00

3,64

3,09

5,74

4,87

46,05

39,05

117,93

8

54,22

49,58

3,40

3,11

6,05

5,53

45,69

41,78

109,36

10

64,28

53,15

3,34

2,76

5,02

4,15

48,30

39,94

120,94

12

64,87

55,12

3,40

2,89

5,26

4,47

44,15

37,52

117,68

TB

56,59

50,44

3,47

3,17

5,84

5,40

45,21

40,99

111,12

II

4

29,66

36,60

2,95

3,64

6,92

8,54

41,50

51,22

81,03

6

39,27

44,35

3,59

4,05

3,86

4,36

41,83

47,24

88,55

8

41,87

43,51

3,80

3,95

5,32

5,53

45,25

47,02

96,24

10

52,38

49,91

3,62

3,45

3,52

3,35

45,44

43,29

104,96

12

54,80

52,61

3,23

3,10

4,11

3,95

42,02

40,34

104,16

TB

43,59

45,39

3,44

3,64

4,75

5,15

43,21

45,82

94,99

III

4

22,74

31,07

3,00

4,10

7,20

9,84

40,25

55,00

73,19

6

32,61

37,82

3,40

3,94

5,01

5,81

45,20

52,42

86,22

8

28,01

33,28

3,38

4,02

5,79

6,88

46,99

55,83

84,17

10

39,67

42,31

3,18

3,39

3,06

3,26

47,85

51,03

93,76

12

46,66

47,23

3,31

3,35

5,27

5,33

43,55

44,08

98,79

TB

33,94

38,34

3,25

3,76

5,27

6,22

44,77

51,67

87,23

IV

4

18,42

27,01

3,23

4,74

4,89

7,17

41,65

61,08

68,19

6

23,47

30,18

3,87

4,98

7,56

9,72

42,86

55,12

77,76

8

21,09

27,18

3,44

4,43

5,95

7,67

47,11

60,71

77,59

10

28,24

35,40

3,14

3,94

3,64

4,56

44,75

56,10

79,77

12

34,07

37,48

3,60

3,96

6,10

6,71

47,14

51,85

90,91

TB

25,06

31,45

3,46

4,41

5,63

7,17

44,70

56,97

78,84

Chung

39,80

41,41

3,40

3,74

5,37

5,98

44,47

48,86

93,04

Từ kết quả ở bảng 2 ta có thể đưa ra một số nhận xét sau:

Lượng carbon hấp thụ trong lâm phần Keo tai tượng biến động khá mạnh (68,19 tấn/ha - 120,94 tấn/ha) và phụ thuộc nhiều vào cấp đất. Cấu trúc lượng carbon tập trung nhiều nhất ở trong đất rừng trung bình chiếm 44,47%, tiếp đến là lượng carbon trong tầng cây gỗ chiếm 41,41%, lượng carbon trong vật rơi rụng chiếm 5,98%; thấp nhất là lượng carbon trong cây bụi thảm tươi chiếm 3,74%.

Trong cùng 1 cấp đất lượng carbon hấp thụ có xu hướng tăng theo tuổi, ví dụ ở cấp đất I tổng lượng carbon hấp thụ của lâm phần ở tuổi 4 là khoảng 89,67 tấn/ha tuy nhiên con số này tăng lên khoảng 117,68 tấn/ha khi lâm phần ở tuổi 12.

Trong cùng 1 tuổi cấp đất càng cao thì lượng carbon hấp thụ trong cây càng thấp. Hay nói cách khác, ở cấp đất tốt thì khả năng sinh trưởng của rừng tốt nên khả năng hấp thụ carbon cũng tốt hơn và ngược lại. Ví dụ cùng ở tuổi 12 tổng lượng carbon hấp thụ của lâm phần ở các cấp đất I, II, III, IV lần lượt là 64,87 tấn/ha; 54,80 tấn/ha; 46,66 tấn/ha; 34,07 tấn ha.



Khả năng hấp thụ carbon toàn lâm phần rừng trồng Keo lá tràm

Kết quả tính toán lượng carbon hấp thụ toàn lâm phần Keo lá tràm trồng thuần loài được trình bày ở bảng 3.



Bảng 3. Lượng carbon hấp thụ toàn lâm phần Keo lá tràm trồng thuần loài

Cấp đất

Tuổi

Cấu trúc carbon hấp thụ trong lâm phần

Tầng cây gỗ

Cây bụi thảm tươi

Vật rơi rụng

Đất rừng

Tổng

tấn/ha

%

tấn/ha

%

tấn/ha

%

tấn/ha

%

tấn/ha

I

2

3,38

10,11

1,84

5,51

1,57

4,70

26,63

79,68

33,42

4

13,54

30,12

4,39

9,77

1,43

3,18

25,59

56,93

44,95

6

25,80

44,60

1,90

3,28

1,17

2,02

28,98

50,10

57,85

8

48,59

60,12

5,96

7,37

1,53

1,89

24,74

30,61

80,82

10

59,36

67,70

4,18

4,77

0,97

1,11

23,17

26,43

87,68

12

51,33

59,01

4,68

5,38

1,65

1,90

29,32

33,71

86,98

TB

33,67

45,28

3,83

6,01

1,39

2,47

26,41

46,24

65,28

II

2

2,63

8,42

1,68

5,38

1,09

3,49

25,83

82,71

31,23

4

8,81

22,86

3,06

7,94

1,21

3,14

25,46

66,06

38,54

6

21,01

41,29

1,87

3,67

0,56

1,10

27,45

53,94

50,89

8

36,03

53,40

3,06

4,54

1,00

1,48

27,38

40,58

67,47

10

41,37

53,53

2,60

3,36

2,55

3,30

30,77

39,81

77,29

12

35,30

51,46

3,95

5,76

1,31

1,91

28,04

40,87

68,60

TB

24,19

38,49

2,70

5,11

1,29

2,40

27,49

54,00

55,67

III

2

1,83

6,28

1,90

6,52

0,62

2,13

24,80

85,08

29,15

4

7,36

20,21

3,88

10,65

1,65

4,53

23,53

64,61

36,42

6

11,76

30,18

2,34

6,01

0,52

1,33

24,34

62,47

38,96

8

25,32

46,73

3,79

7,00

1,17

2,16

23,90

44,11

54,18

10

30,21

49,41

3,36

5,50

0,80

1,31

26,77

43,78

61,14

12

29,88

49,64

3,95

6,56

0,51

0,85

25,85

42,95

60,19

TB

17,73

33,74

3,20

7,04

0,88

2,05

24,87

57,17

46,67

IV

2

1,03

3,81

1,58

5,84

0,97

3,59

23,47

86,77

27,05

4

2,83

8,11

3,55

10,17

0,98

2,81

27,54

78,91

34,90

6

9,06

23,96

1,95

5,16

0,66

1,75

26,14

69,14

37,81

8

16,94

36,56

3,63

7,84

1,20

2,59

24,56

53,01

46,33

10

16,09

33,96

3,64

7,68

0,46

0,97

27,19

57,39

47,38

12

15,06

32,30

3,84

8,24

2,52

5,40

25,21

54,06

46,63

TB

10,17

23,12

3,03

7,49

1,13

2,85

25,69

66,55

40,02

TB chung

21.44

35,16

3,19

6,41

1,17

2,44

26,11

55,99

51,91

Qua bảng 3 cho ta một số nhận xét sau:

Cấu trúc lượng carbon hấp thụ trong rừng trồng Keo lá tràm chủ yếu tập trung trong đất rừng (26,43 - 86,77%); thấp nhất là carbon trong vật rơi rụng (0,85 - 5,40%).

Lượng carbon hấp thụ trong tầng cây gỗ dao động khá mạnh theo các cấp đất, tuổi và mật độ khác nhau, từ 1,03 - 59,36 tấn/ha. Lượng carbon hấp thụ trong cây bụi thảm tươi từ 1,58 - 5,96 tấn/ha. Lượng carbon trong vật rơi rụng dao động từ 0,46 - 2,55 tấn/ha. Nhìn chung, lượng carbon hấp thụ trong cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng phụ thuộc nhiều vào đất đai, độ tàn che, biện pháp tác động và tốc độ phân giải của vật rơi rụng dưới tán rừng.

Tổng lượng carbon hấp thụ trong lâm phần phụ thuộc rất lớn vào lượng carbon trong đất và carbon của tầng cây gỗ. Trong khi đó tỷ lệ carbon trong hai bộ phận này lại dao động không theo những quy luật nhất định. Trong cùng một cấp đất, lượng carbon hấp thụ trong lâm phần không theo những quy luật rõ ràng.

Trong cùng một tuổi, tổng lượng carbon hấp thụ trong toàn lâm phần ở các cấp đất cũng khác nhau, nhìn chung là mức độ chênh lệch giữa các cấp đất không nhiều.

Xác định mối quan hệ giữa lượng carbon hấp thụ của lâm phần Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm với các nhân tố điều tra lâm phần

Mối quan hệ giữa lượng carbon hấp thụ của lâm phần Keo lai với các nhân tố điều tra lâm phần

Kết quả phân tích mối quan hệ giữa lượng carbon hấp thụ trong lâm phần Keo lai với các nhân tố điều tra được tổng hợp ở bảng 4.



Bảng 4. Phương trình tương quan giữa lượng carbon toàn lâm phần Keo lai với các nhân tố điều tra

Cấp đất

Phương trình tương quan

R

S

I

lnCtlp = 9,240 + 0,370 x lnD1.3 + 0,155 x lnN

0,83

0,113

lnCtlp = 9,559 + 0,358 x lnA+0,164 x lnN

0,87

0,091

II

lnCtlp = 10,224 + 0,244 x lnD1,3 + 0,052 x lnN

0,83

0,097

lnCtlp = 10,774 + 0,226 x lnA+0,008 x lnN

0,87

0,086

III

lnCtlp = 9,960 + 0,147 x lnD1.3 + 0,115 x lnN

0,70

0,092

lnCtlp = 10,238 + 0,149 x lnA + 0,091 x lnN

0,78

0,081

IV

lnCtlp = 9,497 + 0,065 x lnD1.3 + 0,188 x lnN

0,71

0,051

lnCtlp = 9,819 + 0,146 x lnN + 0,073 x lnA

0,82

0,041

Chung cho các cấp đất

lnCtlp = 9,284 + 0,209 x lnD1.3 + 0,192 x lnN

0,72

0,112

lnCtlp = 9,397 + 0,230 x lnHvn + 0,163 x lnN

0,77

0,103

Kết quả ở bảng 4 cho thấy giữa lượng carbon hấp thụ toàn lâm phần Keo lai với các nhân tố điều tra lâm phần dễ xác định như D1.3; Hvn; N và A có mối quan hệ với nhau ở mức tương đối chặt đến chặt (R từ 0,80 - 0,99) với các sai tiêu chuẩn thấp. Kiểm tra sự tồn tại hệ số xác định và các tham số phương trình cho kết quả Sig.F và SigTb < 0,05. Sử dụng số liệu các ÔTC không tham gia tính toán để kiểm tra sai số các phương trình cho kết quả sai số <10%. Có thể sử dụng các phương trình trên để dự đoán, xác định nhanh lượng carbon hấp thụ rừng trồng Keo lai thông qua các nhân tố điều tra D1.3, Hvn, A và N.

Mối quan hệ giữa lượng carbon hấp thụ của lâm phần Keo tai tượng với các nhân tố điều tra lâm phần

Bảng 5. Phương trình tương quan giữa lượng carbon hấp thụ toàn lâm phần Keo tai tượng với các nhân tố điều tra lâm phần


Cấp đất

Phương trình tương quan

R

S

I

lnC = -2,062 + 0,638lnA + 0,796lnN

0,85

0,068

lnC = -0,245 + 0,427lnN + 0,715lnD1,3

0,77

0,083

lnC = 4,657 – 0,144lnN + 0,347lnHvn

0,70

0,093

II

lnC = 0,620 + 0,489lnA + 0,425lnN

0,92

0,053

lnC = 5,846 – 0,267lnN + 0,191lnD1,3

0,81

0,077

lnC = 3,382 + 0,408lnD1,3 + 0,009lnHvn

0,79

0,081

III

lnC = 5,059 – 0,129lnN + 0,123lnA

0,80

0,060

lnC = 5,956 – 0,253lnN + 0,097lnD1,3

0,79

0,062

lnC = 5,523 – 0,224lnN + 0,182lnHvn

0,86

0,052

lnC = 3,998 + 0,152lnA + 0,067lnD1,3

0,80

0,061

IV

lnC = 1,717 + 0,403lnA + 0,263lnN

0,75

0,104

lnC = 3,650 – 0,078lnN + 0,462lnD1,3

0,74

0,107

lnC = 5,173 – 0,267lnN + 0,369lnHvn

0,90

0,069

Chung

lnC = 7,101 + 0,037lnA – 0,387lnN

0,70

0,141

lnC = 1,746 + 0,150lnN + 0,629lnD1,3

0,71

0,128

lnC = 5,485 – 0,274lnN + 0,323lnHvn

0,70

0,124
Từ bảng 5 cho thấy giữa lượng carbon hấp thụ toàn lâm phần Keo lai với các nhân tố điều tra (D1.3; Hvn; N và A) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Kiểm tra sự tồn tại hệ số xác định và các tham số phương trình cho kết quả Sig.F và SigTb < 0,05. Kiểm tra sai số của các phương trình lập được bằng số liệu các ÔTC không tham gia tính toán cho kết quả sai số <10%. Như vậy, có thể sử dụng các phương trình trên để dự đoán hoặc xác định nhanh lượng carbon hấp thụ rừng trồng Keo lai thông qua các nhân tố điều tra D1.3, Hvn, A và N.

Mối quan hệ giữa lượng carbon hấp thụ của lâm phần Keo lá tràm với các nhân tố điều tra lâm phần

Bảng 06. Phương trình tương quan giữa lượng carbon toàn lâm phần với các nhân tố điều tra lâm phần Keo lá tràm

Cấp đất

Phương trình tương quan

R

S

I

LnCtlp = 9,035 + 0,031 x A + 0,705lnHvn

0,99

0,049

LnCtlp = 13,340 + 0,065 x Hvn - 0,464lnN

0,99

0,065

LnCtlp = 10,239 + 1,387lnA - 0,716lnD1.3

0,99

0,037

II

LnCtlp = -1,982 + 1,448lnN + 1,262lnD1.3

0,97

0,126

LnCtlp = 3,989 + 0,961lnA + 0,746lnN

0,94

0,187

LnCtlp = 9,319 + 0,019 x A + 0,625lnD1.3

0,95

0,166

III

LnCtlp = 8,827 - 1,136lnA + 1,898lnD1.3

0,99

0,052

LnCtlp = 10,303 - 0,142lnN + 0,675lnD1.3

0,98

0,011

IV

LnCtlp = 9,522 - 0,186 x D1,3 + 1,337lnA

0,98

0,068

LnCtlp = 9,751 - 0,005 x A + 0,461lnHvn

0,95

0,108

Chung

LnCtlp = 9,861 + 0,060 x D1,3 + 0,202lnA

0,94

0,151

LnCtlp = 12,691 + 0,072 x Hvn - 0,383lnN

0,95

0,138

Kiểm tra sai số của các phương trình lập được bằng các số liệu không tham gia tính toán cho thấy sai số <10%. Vì vậy, có thể sử dụng các phương trình trên để dự đoán hoặc xác định nhanh lượng carbon hấp thụ trong lâm phần rừng trồng Keo lá tràm thông qua một số nhân tố điều tra D1.3, Hvn, A và N lâm phần hiện tại.

Đề xuất một số ứng dụng trong việc xác định nhanh khả năng hấp thụ carbon của 3 dạng rừng trồng Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm thuần loài

Каталог: wp-content -> uploads -> sites
sites -> KÕt qu¶ ®Ò tµi "nghiªn cøu trång rõng Tr¸m tr¾ng
sites -> LỊch công tác tuầN 05-tháng 9 (Từ ngày 28/9 đến ngày 2/10/2015)
sites -> KẾt quả nghiên cứu tính chất cơ, VẬt lý VÀ giải phẫu của một số loài gỗ thông dụng ở việt nam làm cơ SỞ cho chế biếN, BẢo quản và SỬ DỤNG
sites -> Dear Parents
sites -> “Thực hiện Hiến pháp và pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”
sites -> Ngày 16 tháng 11 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 73/2010/QĐ-ttg ban hành Quy chế đầu tư xây dựng công trình lâm sinh
sites -> Bài Trò chơi cùng nhau qua cầu
sites -> TS. Hoàng Sỹ Kim Ban biên tập ts. Nguyễn Ngọc Hiếu ts. Nguyễn Việt Hùng Ths. Nguyễn Thúy Anh Ths. Trần Thị Thoa
sites -> BỘ TÀi chính số: 54/2014/tt-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 430.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương