Nghiên cứu hình thái và chức năng thất trái bằng siêU Âm doppler tim ở BỆnh nhân nữ HỘI chứng chuyển hóA



tải về 203.54 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích203.54 Kb.
#30904

NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI VÀ CHỨC NĂNG THẤT TRÁI BẰNG SIÊU ÂM DOPPLER TIM Ở BỆNH NHÂN NỮ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA

Ths. Huỳnh Công Minh, BS CKII. Lê Nhân, BS CKI. Lê Thị Phương,



ThS. Hồ Thúy Mai, KTV. Phạm Thị Thanh Hương, YS. Huỳnh Thế Thiện Giác

Phòng Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh TT-Huế

TÓM TẮT


Mục đích: 1. Khảo sát hình thái và chức năng thất trái bằng siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân nữ Hội chứng chuyển hóa. 2. Đánh giá mối tương quan và liên quan giữa các chỉ số siêu âm Doppler tim trong khảo sát chức năng tâm trương thất trái với các thành tố của Hội chứng chuyển hóa trên đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu: Gồm 74 nữ HCCH ở nhóm bệnh và 30 nữ ở nhóm chứng có độ tuổi tương đồng, được khảo sát siêu âm 2D, TM và Doppler tim, từ tháng 5/2010 đến 7/2011.

Kết quả: Tuổi trung bình nhóm nữ HCCH (63,5±10,9) và nhóm chứng (58,9±10,4) không khác biệt. Tỉ lệ nhóm có 3, 4, 5 thành tố trong HCCH lần lượt là 55,41%, 31,08% và 13,51%.

LVDs, LVDd, RWT không khác biệt giữa 2 nhóm; trong khi IVSd, LVPWd, LVM và LVMI tăng có ý nghĩa thống kê ở nhóm nữ HCCH so với nhóm chứng (p<0,01). Ở nhóm nữ HCCH có tỉ lệ phì đại thất trái 35,13%, tỉ lệ dày IVSd 59,46% và LVPWd 29,73%.

EF và FS chưa có sự khác biệt; nhưng tỉ E/A, DTE, IVRT và chỉ số Tei là khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (p<0,05). Tỉ lệ rối loạn CNTTr thất trái ở nhóm nữ HCCH là 50% tăng có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng và càng tăng theo số thành tố trong HCCH.

Tương quan nghịch giữa tỉ E/A với HATT, HATTr và Vòng bụng; tương quan thuận giữa chỉ số Tei với Vòng bụng, HATT và Glucose máu; có mối liên quan giữa CNTTr thất trái với Huyết áp và Glucose máu ở bệnh nhân nữ HCCH có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Kết luận: Ở bệnh nhân nữ HCCH có biến đổi tăng bề dày IVSd, LVPWd, LVM và LVMI; tỉ lệ dày IVSd, LVPWd và phì đại thất trái tương đối cao. Tăng tỉ lệ rối loạn CNTTr thất trái (50%) và chỉ số Tei, càng tăng theo số thành tố trong HCCH.

Có tương quan giữa E/A, chỉ số Tei với Huyết áp và Vòng bụng; có mối liên quan giữa CNTTr thất trái với Huyết áp và Glucose máu ở bệnh nhân nữ HCCH có ý nghĩa thống kê.
SUMMARY

Objectives: 1. Survey left ventricular morphology and function by Doppler echocardiography in women patients with metabolic syndrome. 2. Assessing the relationship and the association between the cardiac index in Doppler echocardiography study of left ventricular diastolic function with components of metabolic syndrome on subjects.

Methods: Involved 74 women in the MetS group and 30 women in the control with similar age, were surveyed by 2D, TM and Doppler echocardiography from May 2010 to July 2011.

Results: The mean age of the MetS women group (63.5±10.9) and the control (58.9±10.4) did not differ. The ratio of group with 3, 4, 5 components in MetS was 55.41%, 31.08% and 13.51% relatively.

LVDS, LVDd, RWT did not differ between 2 groups; while IVSd, LVPWd, LVM and LVMI were increased significantly among the MetS women group compared with the control (p<0.01). In the MetS women group, the ratio of LV hypertrophy was 35.13%, of IVSd thickning was 59.46% and LVPWd thickning was 29.73%.

EF and FS did not differ between 2 groups; but E/A, DTE, IVRT and the Tei index were difference significantly between 2 groups (p<0.05). The ratio of LV dysfunction in the MetS women group was 50% significantly increasing compared with the control and increasing with number of components in MetS.

There were negative correlation between E/A with systolic, diastolic blood pressure and waist circumference; possitive correlation between the Tei index with waist circumference, systolic blood pressure and fasting blood glucose; and association between LV diastolic function with blood pressure and fasting blood glucose in female patients with MetS was statistic significantly (p<0.05).

Conclusions: In female patients with MetS increased IVSd, LVPWd, and LVM, LVMI; the ratio of IVSd, LVPWd thickning, and LV hypertrophy were relatively high. The increasing of the ratio of LV diastolic dysfunction (50%) and Tei index, increasing with number of components in MetS.

There were correlation between E/A, Tei index with blood pressure and waist circumference; and association between LV diastolic function with blood pressure and fasting blood glucose in female patients with MetS was statistically significant.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ


Từ thế kỷ XX, Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây bệnh và tử vong hàng đầu ở các nước phát triển và đã có nhiều nỗ lực tìm hiểu sinh bệnh học cũng như nhận diện những yếu tố nguy cơ. Hội chứng chuyển hóa (HCCH) được nhận định như một nhóm nguy cơ đối với bệnh tim mạch và đái tháo đường týp 2, và được mô tả như một dịch toàn cầu. Tần suất và tỉ lệ HCCH ngày càng tăng và có xu hướng tăng dần theo tuổi, đặc biệt ở nữ giới. Các nghiên cứu gần đây cho thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa HCCH với sự gia tăng các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ. Suy tim đang đe dọa lên sức khỏe cộng đồng, bởi gia tăng tần suất bệnh và những ảnh hưởng nặng nề của suy tim lên sinh hoạt người bệnh cũng như chi phí xã hội. Việc phát hiện và dự phòng sớm những bệnh nhân có nhiều nguy cơ với bệnh tim mạch giúp cải thiện các ảnh hưởng đối với tim mạch cho bệnh nhân. Ở nữ giới nhất là độ tuổi mãn kinh nhiều ghi nhận thấy có sự gia tăng tỉ lệ HCCH và các biến cố tim mạch nhiều hơn.

Ngày nay, siêu âm Doppler tim là phương pháp không xâm nhập, an toàn, dễ sử dụng, có độ chính xác và độ đặc hiệu tương đối cao, giúp thăm dò hình thái và chức năng tim. Trên thế giới cũng như trong nước chưa có nhiều nghiên cứu về hình thái và chức năng thất trái trên đối tượng HCCH, đặc biệt ở nữ giới. Từ đó chúng tôi thực hiện đề tài nhằm hai mục tiêu:



  1. Khảo sát hình thái và chức năng thất trái bằng siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân nữ Hội chứng chuyển hóa.

  2. Đánh giá mối tương quan và liên quan giữa các chỉ số siêu âm Doppler tim trong khảo sát chức năng tâm trương thất trái với các thành tố của Hội chứng chuyển hóa trên đối tượng nghiên cứu.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi gồm 104 nữ, gồm: 74 nữ HCCH ở nhóm bệnh và 30 nữ ở nhóm chứng có độ tuổi tương đồng được khám tại Phòng Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh Thừa Thiên – Huế, thời gian từ tháng 5/2010 đến tháng 7/2011.

Chúng tôi loại trừ các trường hợp: Rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, sốt, suy thận, phụ nữ có thai, các bệnh phổi...

2.2. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp mô tả cắt ngang có so sánh bệnh-chứng.

2.2.1. Tiến trình nghiên cứu

- Hỏi bệnh sử, đo vòng bụng, đo huyết áp, làm các xét nghiệm sinh hóa máu: Glucose, Triglyceride, HDL-Cholesterol để chọn đối tượng nghiên cứu. Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH theo Liên đoàn ĐTĐ quốc tế (IDF) cập nhật năm 2009 ở nữ khi có ít nhất 3 trong 5 tiêu chí:

+ Béo phì trung tâm: Vòng bụng nữ > 80cm

+ Triglyceride huyết tương >1,7mmol/L, hoặc điều trị đặc hiệu với rối loạn Lipid này

+ HDL-Cholesterol huyết tương ở nữ <1,29mmol/L hoặc điều trị đặc hiệu với rối loạn Lipid này

+ HATT > 30mmHg và/hoặc HATTr >85mmHg và/hoặc đang điều trị bệnh THA

+ Glucose máu lúc đói >5,6mmol/L và/hoặc ĐTĐ týp 2 được chẩn đoán trước đó.

- Lập phiếu nghiên cứu. Đo cân nặng, chiều cao, tính BMI, BSA. Khám tổng quát các cơ quan. Đo ECG cơ bản.

- Siêu âm Doppler tim và ghi lại hình ảnh, các thông số nghiên cứu.

2.2.2. Siêu âm tim

Các đối tượng nghiên cứu được siêu âm tim trên máy siêu âm TOSHIBA có đủ các mode 2D, TM và Doppler với đầu dò sector 4,2 MHz, có ghi kèm ECG. Các thông số nghiên cứu được đo và phân loại theo khuyến cáo của Hội siêu âm tim Hoa Kỳ (ASE).



- Trên TM-mode: Ở mặt cắt ngang qua thất trái đo được:

+ Chiều dày vách liên thất và thành sau thất trái cuối tâm trương (IVSd, LVPWd). Bình thường <10mm (ở nữ).

+ Đường kính thất trái cuối tâm trương và cuối tâm thu (LVDd, LVDs)

+ Chiều dày vách liên thất và thành sau thất trái cuối tâm thu (IVSs và LVPWs)



- Trên siêu âm Doppler tim:

+ Dòng chảy qua van 2 lá: ở mặt cắt 4 buồng ở mỏm đo các thông số :

* Vận tốc tối đa dòng đổ đầy thất nhanh VE (cm/s)

* Vận tốc tối đa dòng chảy nhĩ thu VA (cm/s). Tính tỷ lệ E/A.

* Thời gian giảm tốc sóng E (DTE) (ms) và thời gian giãn đồng thể tích (IVRT) (ms)

+ Thao tác Valsalva: Thực hiện khi đo dòng chảy qua van 2 lá, cho bệnh nhân hít sâu vào và nhịn thở, đo VE, VA và tính tỷ lệ E/A.

+ Dòng chảy từ tĩnh mạch phổi: Thăm dò tĩnh mạch phổi trên phải sát vách liên nhĩ và thẳng góc với chùm tia siêu âm. Đo vận tốc tâm thu S (cm/s); vận tốc tâm trương D (cm/s); thời gian dòng trào ngược về tĩnh mạch phổi khi nhĩ co ARt (ms).

-Khối cơ thất trái: LVM(g) = 0,81,04[(LVDd+IVSd+LVPWd)3–LVDd3]+0,6

-Chỉ số khối cơ tim thất trái: LVMI (g/m2) = LVM/BSA. Bình thường <95g/m2 (ở nữ).

-Bề dày thành thất tương đối: RWT = 2 x LVPWd / Dd. Bình thường <0,42.

-Phân suất tống máu (EF%) : bình thường 55 - 80%.

-Phân suất co cơ (FS%) : bình thường 28 - 42%.



Bảng 2.1. Đánh giá CNTTr thất trái theo Hội Siêu âm tim Hoa Kỳ (ASE) năm 2004

Phân loại

Thông số


Bình thường

Giảm thư giãn

Giả bình thường

Đổ đầy hạn chế

Giai đoạn I

Giai đoạn II

Giai đoạn III

(có hồi phục)



Giai đoạn IV

(không hồi phục)



Doppler dòng chảy qua van 2 lá

E/A
NP Valsalva

E/A giảm



0,75 – 1,5
< 50%

< 0,75
< 50%

0,75 – 1,5
> 50%

> 1,5
> 50%

> 1,5
< 50%

DTE (ms)

>140

>140

>140

< 140

< 140

IVRT (ms)

> 100

> 100

60-100

< 60

< 60

Doppler dòng chảy Tĩnh mạch Phổi

S/D

> 1

> 1

< 1

< 1

< 1

ARt – At (ms)

< 0

< 0

> 30

> 30

> 30

+ Đo chỉ số Tei: Trên mặt cắt 5 buồng: cửa sổ Doppler đặt ở đỉnh lá van 2 lá lệch một chút sang đường ra thất trái để ghi đồng thời phổ Doppler của dòng chảy qua van 2 lá và qua van ĐMC. Đo được: thời gian co đồng thể tích thất trái ICT (ms), thời gian giãn đồng thể tích IVRT (ms), thời gian tống máu thất trái ET (ms).

Chỉ số Tei = (ICT + IVRT)/ET. Bình thường < 0,5.



2.3. Xử lý số liệu: theo phương pháp thống kê y học, xử lý bằng EXCEL, SPSS, MedCalc.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 74 bệnh nhân nữ HCCH và 30 phụ nữ nhóm chứng có độ tuổi tương đồng, và ghi nhận được những kết quả sau:



3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm tuổi, nhân trắc và các thành tố trong HCCH trên đối tượng nghiên cứu



Bảng 3.1. Đặc điểm nhân trắc, tuổi và các thành tố trong HCCH

Chỉ số

Nhóm HCCH (n=74)

Nhóm chứng (n=30)

p

Tuổi

63,5

±

10,9

58,9

±

10,4

>0,05

Chiều cao (cm)

152,5

±

6,3

153,2

±

4,5

>0,05

Cân nặng (kg)

55,0

±

8,2

49,7

±

4,5

<0,001

BSA (m2)

1,54

±

0,13

1,49

±

0,08

<0,05

BMI

23,58

±

2,74

21,15

±

1,56

<0,001

Vòng bụng (cm)

87,2

±

6,0

 76,7

±

3,3

<0,001

HATT (mmHg)

138,9

+

16,5

112,8

±

9,4

<0,001

HATTr (mmHg)

82,0

±

8,1

71,3

±

7,9

<0,001

Glucose (mmol/L)

6,27

±

1,92

 5,07

±

0,39

0,001

Triglyceride (mmol/L)

1,91

±

1,29

1,15

±

0,39

<0,01

HDL-Chol (mmol/L)

1,23

±

0,38

1,52

±

0,25

<0,001

Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nữ HCCH là 63,5±10,9, tuổi nhỏ nhất là 43 và tuổi lớn nhất là 83. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê đối với tuổi và chiều cao trung bình giữa nhóm HCCH và nhóm chứng (p>0,05). Trong khi đó, các chỉ số về cân nặng, diện tích da, chỉ số BMI trung bình là tăng có ý nghĩa thống kê ở nhóm HCCH so với nhóm chứng với p <0,05 đến <0,001. Khi so sánh giá trị trung bình các chỉ số của mỗi thành tố trong HCCH ở nhóm bệnh và nhóm chứng đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01, đặc biệt các chỉ số vòng bụng, HATT, HATTr và HDL-cholesterol (p<0,001).

3.1.2. Số các thành tố trong HCCH



Bảng 3.2. Phân bố theo số thành tố trong HCCH

Số các thành tố trong HCCH

Nhóm HCCH

Số bệnh nhân

Tỉ lệ %

Nhóm có 3 thành tố

41

55,41

Nhóm có 4 thành tố

23

31,08

Nhóm có 5 thành tố

10

13,51

Tổng cộng

74

100

Nhận xét: Trong các đối tượng được chẩn đoán HCCH thì nhóm có 3 thành tố chiếm ưu thế với 55,41%, nhóm có 5 thành tố chiếm ít nhất với 13,51%.

3.2. Đặc điểm hình thái và chức năng thất trái trên siêu âm tim ở đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.3. Đặc điểm về hình thái thất trái và nhĩ trái ở nhóm HCCH và nhóm chứng

Chỉ số

Nhóm HCCH (n=74)

Nhóm chứng (n=30)

p

LVDd (mm)

41,84

±

4,18

40,87

±

2,95

>0,05

LVDs (mm)

24,31

±

3,33

24,20

±

2,80

>0,05

IVSd (mm)

10,53

±

2,09

8,84

±

1,76

<0,001

LVPWd (mm)

8,92

±

1,35

8,11

±

1,22

<0,01

RWT

0,43

±

0,08

0,40

±

0,08

>0,05

LVM (g)

134,81

±

34,49

107,34

±

23,51

<0,001

LVMI (g/m²)

87,48

±

21,84

72,27

±

15,33

<0,01

LAD (mm)

34,24

±

4,54

31,06

±

3,33

<0,01

AOD (mm)

24,00

±

2,26

23,38

±

2,39

>0,05

Nhận xét: Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê đối với đường kính thất trái tâm trương và tâm thu (LVDd, LVDs), cũng như độ dày thành thất tương đối (RWT) và đường kính gốc ĐMC (AOD) giữa nhóm HCCH và nhóm chứng với p>0,05; trong khi các chỉ số khác như bề dày vách liên thất tâm trương (IVSd), bề dày thành sau thất trái tâm trương (LVPWd), khối lượng cơ thất trái (LVM) và chỉ số khối cơ thất trái (LVMI) giữa nhóm HCCH và nhóm chứng đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01 và <0,001. So với nghiên cứu của Aijaz Bilal và cs.; của De las Fuentes L. và cs. cũng có kết quả tương tự với sự khác biệt về LVDd, LVDs giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), nhưng sự gia tăng có ý nghĩa thống kê về LAD, LVMI giữa nhóm HCCH so với nhóm chứng (p<0,01).

Bảng 3.4. Đặc điểm hình thái thất trái ở nhóm có 3, 4, 5 thành tố trong HCCH và nhóm chứng

Chỉ số

Nhóm chứng (n=30) (1)

Nhóm 3 thành tố (n=41) (2)

Nhóm 4 thành tố (n=23) (3)

Nhóm 5 thành tố (n=10) (4)

p 1&2

p 1&3

p 1&4

LVDd (mm)

40,87±2,95

41,47±4,08

42,64±3,56

41,23±5,80

>0,05

>0,05

>0,05

LVDs (mm)

24,20±2,80

24,62±3,49

23,82±3,20

24,17±3,11

>0,05

>0,05

>0,05

IVSd (mm)

8,84±1,76

9,82±2,00

11,31±1,99

11,63±1,66

<0,05

<0,001

<0,001

LVPWd(mm)

8,11±1,22

8,97±1,29

8,98±1,14

8,54±1,99

<0,01

<0,05

>0,05

RWT

0,40±0,08

0,44±0,08

0,42±0,07

0,42±0,12

>0,05

>0,05

>0,05

LVM (g)

107,34±23,51

127,01±34,53

147,26±30,05

138,11±36,21

<0,01

<0,001

<0,05

LVMI (g/m²)

72,23±15,33

83,53±21,80

94,82±21,20

86,78±21,19

<0,05

<0,001

<0,05

Nhận xét: Đối với các giá trị trung bình của IVSd, LVM và LVMI cho thấy càng tăng theo số thành tố trong HCCH và có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p<0,05 đến<0,001).



Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ các dạng cấu trúc thất trái ở nhóm HCCH trên siêu âm tim

Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân nữ HCCH có phì đại thất trái khoảng 35%, trong khi tỉ lệ tái cấu trúc nhưng chưa có phì đại thất trái cũng khoảng 25,67%. Kết quả nghiên cứu của De las Fuentes L. và cs. cũng tương tự với 31% có phì đại thất trái ở đối tượng HCCH và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p<0,001).

Bảng 3.5. Tỉ lệ biến đổi bề dày IVSd và LVPWd trên siêu âm tim ở nhóm HCCH

Chỉ số

Giá trị

IVSd

LVPWd

n

Tỉ lệ %

n

Tỉ lệ %

Bình thường

30

40,54

52

70,27

Biến đổi (dày)

44

59,46

22

29,73

Tổng số

74

100

74

100

Nhận xét: Ở nhóm bệnh nhân nữ HCCH có tỉ lệ biến đổi dày vách liên thất chiếm khá cao là 59,46% và tỉ lệ biến đổi dày thành sau thất trái cũng khoảng 29,73%.

Qua các ghi nhận và đánh giá kết quả nghiên cứu trên bệnh nhân nữ HCCH và nhóm chứng chúng tôi nhận thấy rằng mặc dù chưa có sự biến đổi về các đường kính thất trái kỳ tâm trương cũng như tâm thu nhưng sự kết hợp các thành tố trong HCCH đã phần nào tác động trực tiếp lên cấu trúc cơ tim hoặc gián tiếp bởi tăng áp lực lên thành tim và dẫn đến tăng bề dày vách liên thất và thành sau thất trái kỳ tâm trương ở nhóm HCCH nói chung so với nhóm chứng và xu hướng phì đại thất trái với tăng chỉ số khối cơ thất trái nhiều hơn trên bệnh nhân nữ HCCH.



Bảng 3.6. So sánh các chỉ số siêu âm Doppler tim đánh giá chức năng thất trái ở nhóm HCCH và nhóm chứng

Chỉ số

Nhóm HCCH (n=74)

Nhóm chứng (n=30)

p

VE (cm/s)

67,06

±

12,79

69,94

±

11,64

>0,05

VA (cm/s)

80,85

±

17,58

69,91

±

15,47

<0,01

E/A

0,87

±

0,25

1,05

±

0,26

<0,01

DTE (ms)

235,36

±

29,13

222,47

±

21,27

<0,05

IVRT (ms)

101,51

±

10,47

88,07

±

8,51

<0,001

ICT (ms)

62,78

±

8,39

58,60

±

6,31

<0,05

ET (ms)

290,70

±

28,33

304,60

±

22,57

<0,05

Chỉ số Tei

0,57

±

0,07

0,48

±

0,04

<0,001

EF (%)

67,34

±

5,79

66,03

±

5,62

>0,05

FS (%)

41,92

±

5,08

40,80

±

4,75

>0,05

Nhận xét: Các chỉ số VE và EF, FS giữa nhóm HCCH và nhóm chứng không khác biệt có ý nghĩa thống kê với p >0,05; chúng tôi chưa ghi nhận đối tượng nào có giảm CNTT thất trái. Tuy nhiên, các chỉ số VA, E/A, DTE, IVRT, ICT đều khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm với p<0,05 đến <0,001. Nghiên cứu của Aijaz Bilal và cs.; của De las Fuentes L. và cs. cũng có kết quả tương tự với EF không có khác biệt nhưng DTE và IVRT có khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Về chỉ số Tei ở nhóm HCCH nói chung (0,57+0,07) cao hơn nhóm chứng (0,48+0,04) có ý nghĩa thống kê với p<0,001, và đặc biệt hơn khi xét chỉ số Tei ở các phân nhóm có 3, 4, 5 thành tố trong HCCH cho thấy số thành tố càng nhiều thì chỉ số Tei càng lớn (0,55+0,06; 0,58+0,05 và 0,65+0,06 tương ứng).

Bảng 3.7. Tỉ lệ % các thể rối loạn CNTTr thất trái trên siêu âm Doppler tim ở nhóm có 3, 4, 5 thành tố và nhóm HCCH chung so với nhóm chứng

CNTTr thất trái

Nhóm chứng (n=30)

(1)

Nhóm 3 thành tố (n=41)

(2)

Nhóm 4 thành tố (n=23)

(3)

Nhóm 5 thành tố (n=10)

(4)

Nhóm chung (n=74)

(5)

p 1&2

p 1&3

p 1&4


p

1&5

Bình thường

86,67%

60,98%

43,48%

20,00%

50,00%

<0,05

<0,01

<0,01

<0,05

Giảm thư giãn

13,33%

39,02%

52,17%

60,00%

45,95%

<0,05

<0,01

<0,01

<0,05

Giả bình thường

0

0

4,35%

20,00%

4,05%

-

-

-

-

Đổ đầy hạn chế

0

0

0

0

0

-

-

-

-

Nhận xét: Tỉ lệ rối loạn chức năng tâm trương thất trái ở nhóm HCCH (45,95% rối loạn CNTTr thể giảm thư giãn và 4,05% thể giả bình thường) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (chỉ 13,33% rối loạn CNTTr thể giảm thư giãn) với p<0,05 và tỉ lệ này càng tăng theo số thành tố trong HCCH. Tỉ lệ rối loạn CNTTr thất trái ở nhóm HCCH trong nghiên cứu của De las Fuentes L. và cs. là 35% và của Aijaz Bilal và cs. trên nữ HCCH là 39,9% tăng hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng 9% và 14,9% tương ứng (với p<0,001).

3.4. Mối tương quan và liên quan giữa các chỉ số siêu âm Doppler tim trong khảo sát chức năng tâm trương thất trái với các thành tố trong HCCH

3.4.1. Mối tương quan giữa E/A, DTE, IVRT, chỉ số Tei với các thành tố trong HCCH

Qua phân tích tương quan hồi quy tuyến tính chúng tôi ghi nhận được:

Bảng 3.8. Tương quan giữa tỉ E/A, DTE, IVRT, chỉ số Tei với các thành tố trong HCCH

Tương quan r

Vòng bụng

HATT

HATTr

Glucose

Triglyceride

HDL-Cholesterol

E/A

-0,213*

-0,530**

-0,353**

-0,033

0,058

-0,078

DTE

0,180

0,298**

0,179

0,028

-0,164

-0,115

IVRT

0,284*

0,239*

0,055

0,127

0,109

-0,010

chỉ số Tei

0,342**

0,197*

-0,064

0,286*

0,138

0,018

**:p<0,01; *:p<0,05.

Nhận xét: Tương quan nghịch giữa tỉ E/A với Vòng bụng, HATT và HATTr có ý nghĩa thống kê. Không có tương quan giữa tỉ E/A với các thành tố Glucose, Triglyceride và HDL-cholesterol máu.

Tương quan thuận giữa DTE với HATT, giữa IVRT với Vòng bụng và HATT, giữa chỉ số Tei với Vòng bụng, HATT và Glucose máu có ý nghĩa thống kê. Không có tương quan giữa chỉ số Tei với HATTr, Triglyceride và HDL-cholesterol máu.



Biểu đồ tương quan nghịch giữa tỉ E/A với thành tố HATT, HATTr trong nhóm nữ HCCH.



Biểu đồ tương quan giữa chỉ số Tei với thành tố Vòng bụng trong nhóm nữ HCCH

3.4.2. Mối liên quan giữa CNTTr thất trái với các thành tố trong HCCH



Bảng 3.9. Tỉ lệ rối loạn CNTTr thất trái và mối liên quan với các thành tố trong HCCH

Rối loạn CNTTr
Thành tố

Không

n (%)


n (%)


X2 , p

Vòng bụng

Tăng

32 (47,8)

35 (52,2)

X2=0,631

p>0,05


Bình thường

5 (71,4)

2 (28,6)

Huyết áp

Tăng

22 (37,9)

36 (62,1)

X2=13,476

p<0,001

Bình thường

15 (93,7)

1 (6,2)

Glucose

Tăng

23 (41,8)

32 (58,2)

X2=4,532

p<0,05

Bình thường

14 (73,7)

5 (26,3)

Trigyceride

Tăng

22 (57,9)

16 (42,1)

X2=1,352

p>0,05


Bình thường

15 (41,7)

21 (57,9)

HDL-cholesterol

Giảm

26 (55,3)

21 (44,7)

X2=0,933

p>0,05


Bình thường

11 (40,7)

16 (59,3)

Nhận xét: Trong nhóm bệnh nhân nữ HCCH có tỉ lệ rối loạn CNTTr thất trái ở bệnh nhân có THA là 62,1% so với chỉ 6,2% ở bệnh nhân không THA, ở bệnh nhân có tăng Glucose máu là 58,2% so với chỉ 26,3% ở bệnh nhân có Glucose máu bình thường và các mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với p<0,001 và <0,05.

Đối với các thành tố khác trong HCCH không ghi nhận có sự khác biệt về tỉ lệ rối loạn CNTTr thất trái với p>0,05.



IV. KẾT LUẬN

1. Về hình thái và chức năng thất trái

Ở bệnh nhân nữ HCCH có tăng bề dày kỳ tâm trương đối với vách liên thất (IVSd) và thành sau thất trái (LVPWd), khối lượng cơ thất trái (LVM) và chỉ số khối cơ thất trái (LVMI) so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p<0,01; tỉ lệ dày IVSd 59,46% và LVPWd 29,73% tương đối cao; tỉ lệ có phì đại thất trái cũng khoảng 35,13%.

Phân suất tống máu (EF) và phân suất co cơ (FS) chưa có khác biệt giữa 2 nhóm.

Tăng VA, giảm tỉ E/A, kéo dài IVRT và DTE ở nhóm bệnh nhân nữ HCCH so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p <0,05 đến <0,001.

Tăng tỉ lệ rối loạn CNTTr thất trái (50%) và chỉ số Tei, tăng theo số thành tố trong HCCH.

2. Về mối tương quan và liên quan với các thành tố trong HCCH

Tương quan nghịch giữa tỉ E/A với HATT, HATTr và Vòng bụng có ý nghĩa thống kê (p<0,05), nhưng không có tương quan với Glucose, Triglyceride và HDL-cholesterol máu ở bệnh nhân nữ HCCH (p>0,05).

Tương quan thuận giữa DTE với HATT; giữa IVRT với Vòng bụng và HATT; giữa chỉ số Tei với Vòng bụng, HATT và Glucose máu ở bệnh nhân nữ HCCH là có ý nghĩa thống kê. Không có tương quan giữa DTE, IVRT với Glucose, Triglyceride và HDL-cholesterol máu cũng như giữa chỉ số Tei với Triglyceride và HDL-cholesterol máu (p>0,05).

Có mối liên quan giữa CNTTr thất trái với Huyết áp và Glucose máu ở bệnh nhân nữ HCCH có ý nghĩa thống kê. Không có mối liên quan giữa CNTTr thất trái với Vòng bụng, Triglyceride và HDL-cholesterol máu ở bệnh nhân nữ HCCH (p>0,05).


TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. Lê Văn Chi (2008), “Sinh lý bệnh Hội chứng chuyển hóa”, Tạp chí Y Học Thực Hành, (616 + 617), tr. 134-147.

  2. Bá Thành Chương (2007), Nghiên cứu hình thái và chức năng tim bằng siêu âm tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tăng trọng và béo phì, Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học Huế.

  3. Huỳnh Văn Minh, Đoàn Phước Thuộc và cộng sự (2008), “Nghiên cứu đặc điểm dịch tể Hội chứng chuyển hóa trên nhân dân Thừa Thiên Huế và trên những đối tượng có nguy cơ cao”, Tạp chí Y học thực hành, (616+617), tr. 594-610.

  4. Nguyễn Anh Vũ (2008), Siêu âm tim từ căn bản tới nâng cao, NXB Đại Học Huế, tr.9-200.

  5. Aijaz B., Ammar K. A., Lopez-Jimenez F. et al. (2008), Abnormal Cardiac Structure and Function in the Metabolic Syndrome: A Population-Based Study, Mayo Clinic Proceedings, pp. 1350-1357.

  6. Alberti K. G., Eckel R. H., Grundy S. M. et al. (2009), Harmonizing the Metabolic Syndrome, Circulation, 120; pp.1640-1645.

  7. De las Fuentes L., Brown A. L., Mathews S. J. et al. (2007), Metabolic syndrome is associated with abnormal left ventricular diastolic function independent of left ventricular mass, European Heart Journal, 28(5), pp.553-559.

  8. Ervin R. B. (2009), Prevalence of Metabolic Syndrome Among Adults 20 Years of Age and Over, by Sex, Age, Race and Ethnicity, and Body Mass Index: United States, 2003–2006, National Health Statistics Reports, 13, pp. 1-8.

  9. Grundy S. M., Cleeman J. I., Daniels S. R. et al. (2005), Diagnosis and Management of the Metabolic Syndrome: An American Heart Association/National Heart, Lung, and Blood Institute Scientific Statement, Circulation, 112, pp. 2735-2752.

  10. Khan A. R., Khan M. Q. (2008), Association and Pattern Of Diastolic Dysfunction in patients of Metabolic Syndrome,J Ayub Med Coll Abbottabad,20(2), pp.70-75






Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2014
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
2014 -> ĐƠn vị CẤp trên cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
2014 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2014 -> VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2020 I. ĐÁnh giá KẾt quả thực hiện qui hoạch giáo dục và ĐÀo tạo giai đOẠN 2008 2013
2014 -> Các cơ quan: Văn phòng HĐnd và ubnd, Tư pháp, Tài chính- kế hoạch, Công thương, Nông nghiệp và ptnt, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
2014 -> ĐÁnh giá TÌnh trạng chăm sóc sức khoẻ CÁc bà MẸ trưỚc và sau sinh tại các xã miền núi huyện phong đIỀn ths. Bs. Nguyễn Mậu Duyên. Ths. Bs. Nguyễn Nhật Nam
2014 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2014 -> TỈnh thừa thiên huế

tải về 203.54 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương