Nghiên cứu hình thái và chức năng thất tráI Ở ngưỜi cao tuổi có TĂng huyếT Áp nguyên phát bằng siêU Âm doppler tim và ĐIỆn tim



tải về 241.11 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích241.11 Kb.
#23771




NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI VÀ CHỨC NĂNG THẤT TRÁI

Ở NGƯỜI CAO TUỔI CÓ TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT BẰNG SIÊU ÂM DOPPLER TIM VÀ ĐIỆN TIM

(Research on the left ventricular geometry and left ventricular function in elderly hypertensive patients by ECG and ECHO)


Hồ Thúy Mai*, Lê Nhân*, Hoàng Khánh Hằng**

*Phòng BVSK cán bộ tỉnh Thừa Thiên Huế

** Trường Đại học Y Dược Huế
TÓM TẮT
MỤC ĐÍCH: Nghiên cứu đặc điểm hình thái thất trái bằng siêu âm và điện tim, đồng thời tìm mối liên quan và tương quan giữa rối loạn chức năng tâm trương thất trái với phì đại thất trái biểu hiện trên siêu âm-Doppler tim ở người từ 60 tuổi trở lên có tăng huyết áp nguyên phát.

PHƯƠNG PHÁP: Nghiên cứu bệnh chứng, cắt ngang. Đối tượng từ 60 tuổi trở lên đến kiểm tra sức khoẻ tại Phòng BVSK cán bộ TT Huế, gồm 30 bệnh nhân THACPĐTT (16 nam/14 nữ, tuổi trung bình 68,9 ± 6,2), 30 bệnh nhân THAKPĐTT (15 nam/15 nữ, tuổi trung bình 67,6 ± 6,2) và 30 người chứng không bị THA và các bệnh gây ảnh hưởng hình thái và chức năng tim (15 nam/15 nữ, tuổi trung bình 67,8  5,6). Tất cả được đo huyết áp, khám lâm sàng, xét nghiệm loại trừ các bệnh gây tăng huyết áp thứ phát, đo điện tim và siêu âm-Doppler tim.

KẾT QUẢ: Tỉ lệ phát hiện PĐTT trên siêu âm và điện tim tăng dần theo mức độ THA.Trên điện tim tỉ lệ phát hiện PĐTT ở nam giới cao hơn so với nữ giới. Ở nữ giới tỉ lệ phát hiện PĐTT trên siêu âm tim cao hơn trên điện tim. Phương pháp xác định PĐTT bằng điện tim phù hợp mức độ vừa với siêu âm tim, với chỉ số Kappa: 0,6. Trong bệnh THA chỉ số khối cơ thất trái (LVMI) tăng chủ yếu do dày thành thất hơn do giãn thất. Rối loạn chức năng tâm trương xảy ra sớm hơn rối loạn chức năng tâm thu và có liên quan đến tăng khối lượng cơ thất trái.

KẾT LUẬN: Nên đưa siêu âm tim vào xét nghiệm thường qui đối với bệnh nhân tăng huyết áp nhất là đối với bệnh nhân nữ dù trên điện tim chưa có dấu hiệu phì đại thất trái.

ABSTRACT

OBJECTS: The purpose of present study was to investigate the changes of the left ventricular geometry in elderly hypertensive patients by electrocardiographic (ECG) and echocardiographic (ECHO). Simultaneous definition of the relationship between left ventricular diastolic dysfunction (LVDD) and left ventricular hypertrophy (LVH).

METHODS: This case-control and cross-sectional studies was based on a population random sample from Thua Thien Hue Health Service for officials. It included 90 subjects aged over 60 years, 30 older hypertensive patients with LVH (16 males (M)/14 females (F), mean age (MA) 68,9 ± 6,2), 30 older hypertensive patients without LVH (15 M/15 F, MA 67,6 ± 6,2) and 30 normotensive controls (15 M/15 F, MA 67,8  5,6), who underwent a complete clinical examination, ECG and ECHO (M-mode, 2D, Doppler with transmitral flow and color M-mode), during 1/4/2008 – 30/6/2009.

RESULTS: The prevalence of LVH was increased to accoding to the hypertensive grade on ECG and ECHO. The men patients had higher rate of LVH than women patients on the ECG. In the female, the rate of LVH on ECHO was higher than that on ECG. The rate of LVH was determined on ECG to corresponding medium level compared with on ECHO, Kappa: 0,6. In the hypertension patients, left ventricular mass (LVMI) was major increased by wall thickness than stretch of left ventricular. LVDD was happened earlier than left ventricular systolic dysfunction and related to raise left ventricular mass.

CONCLUSIONS: It should be added echocardiographic to normal rule test for hypertensive patients, especially in women patients in spite of indetectable LVH on ECG.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Do chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao, dẫn tới tuổi thọ trung bình tăng lên rõ rệt ở Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên, tuổi càng cao tỉ lệ bệnh tim mạch càng tăng, nhất là bệnh THA. Mặt khác, phì đại thất trái đã được chứng minh là yếu tố làm gia tăng tần suất suy tim ở bệnh nhân THA. Các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới còn cho thấy suy tim đang đe dọa lên sức khỏe cộng đồng, không những do gia tăng tần suất bệnh, mà còn ảnh hưởng nặng nề lên sinh hoạt người bệnh cũng như chi phí xã hội. Vì vậy, phát hiện sớm những biến đổi hình thái và suy tim ở bệnh nhân cao tuổi THA có ý nghĩa quan trọng trong tiên lượng và điều trị.

Trong thực hành lâm sàng, siêu âm tim được xem là phương pháp có giá trị nhất để chẩn đoán PĐTT, nhưng điện tim lại có ưu thế cơ động, dễ thao tác. Vậy khả năng phù hợp chẩn đoán PĐTT giữa điện tim và siêu âm tim có cao không và có mối liên quan thế nào. Xuất phát từ câu hỏi trên và do đối tượng phục vụ của chúng tôi đa số là cán bộ, viên chức về hưu đang sinh sống tại tỉnh nhà, nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với hai mục tiêu:

1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái thất trái ở người cao tuổi có tăng huyết áp nguyên phát tại Phòng Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh Thừa Thiên Huế bằng siêu âm tim và điện tim.

2. Khảo sát mối tương quan giữa rối loạn chức năng tâm trương thất trái với phì đại thất trái biểu hiện trên siêu âm tim ở người cao tuổi có tăng huyết áp nguyên phát.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng

Gồm 90 bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên đến kiểm tra sức khỏe định kỳ tại Phòng BVSK cán bộ tỉnh Thừa Thiên Huế từ ngày 1/4/2008 – 30/6/2009. Trong đó có 60 bệnh nhân đã được chẩn đoán tăng huyết áp nguyên phát, chia làm hai nhóm có và không có phì đại thất trái và 30 bệnh nhân không tăng huyết áp làm nhóm chứng, được chọn cùng thời điểm.



Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân tăng huyết áp thứ phát hoặc có bệnh lý van tim thực thể, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ và màng ngoài tim dựa vào tiền sử, khám lâm sàng, đo điện tim và siêu âm tim.

- Các rối loạn nhịp tim: phát hiện bằng lâm sàng và điện tim.

- Các bệnh phổi cấp và mạn tính, cường giáp… có khả năng ảnh hưởng chức năng tim.



2.2.Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.Thiết kế nghiên cứu: theo phương pháp mô tả cắt ngang, có so sánh bệnh-chứng.

2.2.2.Nội dung nghiên cứu

- Khám tổng quát, đo chiều cao, cân nặng, tính BMI, diện tích da (BSA), các thăm dò cận lâm sàng bổ sung: X quang tim phổi, bilan lipid, glucose, ure, creatinin máu.

- Huyết áp: phân độ theo WHO/ISH 2003



Huyết áp

Độ I

Độ II

Độ III

HA tâm thu (mmHg)

140-159

160-179

≥ 180

HA tâm trương (mmHg)

90-99

100-109

≥ 110

Khi huyết áp tâm thu và tâm trương rơi vào hai hạng khác nhau thì chọn hạng cao hơn. THA tâm thu đơn thuần khi HATT 140 mmHg và HATTr <90 mmHg được xếp độ tương tự.

- Điện tim: sử dụng bảng điểm Romhilt-Estes để đánh giá PĐTT trên điện tim.



1

a) Ở chuyển đạo ngoại biên: sóng R hoặc S  20mm

3 điểm

b) SV1 hoặc SV2  30mm

3 điểm

c) RV5 hoặc RV6  30mm

3 điểm

2

Đoạn ST-T trái chiều phức bộ QRS: + Không dùng digitalis hoặc

3 điểm

+ Có dùng digitalis

1 điểm

3

Dấu hiệu dày nhĩ trái ở V1: pha thứ 2 của sóng P sâu  1mm; rộng  40ms

3 điểm

4

Tim trục trái: trục điện tim lệch trái  300

2 điểm

5

Thời gian QRS  0,09s ở V5 hoặcV6

2 điểm

6

Thời gian nhánh nội điện ở V5 hoặc V6  0,05s

1 điểm

Kết luận có phì đại thất trái khi điểm Romhilt – Estes  4

- Siêu âm-Doppler tim

+ Hình thái thất trái

Công thức tính khối lượng cơ thất trái (LVM) theo Hội Siêu âm tim Hoa Kỳ (ASE)

LVM(g) = 0,8  1,04  [(LVDd+IVSd+LVPWd)3- LVDd3] + 0,6

Chỉ số khối cơ thất trái (LVMI): LVMI (g/m2) = LVM / BSA

Bề dày thành thất tương đối (RWT): RWT = 2LVPWd / LVDd

Tiêu chuẩn phân loại:



  • Phân loại phì đại thất trái theo Hội Siêu âm Hoa Kỳ (ASE)

LVMI  115 g/m2 đối với nam và LVMI  95 g/m2 đối với nữ

    • Phân loại hình thái thất trái theo nghiên cứu Framingham:

Không phì đại thất trái: RWT 0,42: hình thái thất trái bình thường

RWT >0,42: tái cấu trúc thất trái đồng tâm.

Có phì đại thất trái: RWT 0,42: phì đại thất trái không đồng tâm (lệch tâm)

RWT >0,42: phì đại thất trái đồng tâm



+ Chức năng thất trái

* Chức năng tâm thu thất trái: tính theo công thức Teichholz

Phân suất tống máu EF% bình thường: 55 - 80%

Phân suất co cơ Fs% bình thường: 28 - 42%.



* Chức năng tâm trương thất trái

Bảng các thông số siêu âm đánh giá rối loạn CNTT theo Hội Siêu âm tim Hoa Kỳ (ASE)

Phân loại

Thông số


Bình thường


Giảm giãn

(Gđ I)


Giả

bình thường

(Gđ II)


Hạn chế

có hồi phục

(Gđ III)


Hạn chế

không hồi phục

(Gđ IV)


Dòng chảy qua van 2 lá

E/A
Valsalva (E/A)

0,75 – 1,5

Không


hồi phục

 0,75

Không


hồi phục

0,75 – 1,5

Hồi phục


>1,5

Hồi phục


>1,5

Không


hồi phục

Doppler màu M-mode

Vp (m/s)

>0,45




<0,45

<0,45

<0,45

E/Vp

<1,5




>1,5







2.2.3. Xử lý số liệu: Thu thập và xử lý số liệu trên máy vi tính bằng phần mềm Excel 2003.
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1.Tình hình đối tượng nghiên cứu

+ 30 bệnh nhân tăng huyết áp có phì đại thất trái (THACPĐTT)

+ 30 bệnh nhân tăng huyết áp không phì đại thất trái (THAKPĐTT)

+ 30 người chứng không THA và các bệnh ảnh hưởng đến hình thái và chức năng tim.



3.1.1.Đặc điểm của nhóm nghiên cứu

Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng và các chỉ số nhân trắc giữa nhóm bệnh và nhóm chứng



Chỉ số

Chứng

THA

THAKPĐTT

THACPĐTT

p

p

p

p

(n=30) (1)

(n=60) (2)

(n=30) (3)

(n=30) (4)

(1&2)

(1&3)

(1&4)

(3&4)

Tuổi

67,8

±

5,58

68,3

±

6,19

67,6

±

6,23

68,9

±

6,19

>0,05

>0,05

>0,05

>0,05

TST (ck/phút)

74,8

±

9,8

77,5

±

10,6

79,4

±

12,8

75,7

±

7,6

>0,05

>0,05

>0,05

>0,05

BMI (kg/m²)

21,1

±

2,7

22,2

±

2,6

21,5

±

2,5

22,4

±

2,6

>0,05

>0,05

>0,05

>0,05

BSA(m²)

1,52

±

0,08

1,55

±

0,14

1,55

±

0,13

1,55

±

0,14

>0,05

>0,05

>0,05

>0,05

Không có sự khác biệt về tuổi, tần số tim, BMI, BSA giữa các nhóm nghiên cứu.
3.1.2.Phân bố giới:

Nhóm THA: 31 nam và 29 nữ, tỉ lệ nam/nữ: 1,07. Trong đó, nhóm THACPĐTT: 16 nam và 14 nữ, tỉ lệ nam/nữ:1,14, nhóm THAKPĐTT: 15 nam và 15 nữ, tỉ lệ nam/nữ: 1. Nhóm chứng: 15 nam và 15 nữ, tỉ lệ nam/nữ: 1. Về giới nhóm bệnh và nhóm chứng khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Đây là thuận lợi trong nghiên cứu của chúng tôi khi so sánh giữa hai nhóm vì loại bỏ được tác động của yếu tố tuổi, giới lên các chỉ số nghiên cứu: VE, VA, tỉ E/A, DTE, IVRT…

3.1.3.Phân độ tăng huyết áp theo WHO/ISH 2003:

Độ I: 22/60 bệnh nhân (36,7%), độ II: 35/60 bệnh nhân (58,3%) và độ III: 3/60 bệnh nhân (5%).



3.2.ĐẶC ĐIỂM VỀ HÌNH THÁI THẤT TRÁI TRÊN SIÊU ÂM TIM VÀ ĐIỆN TIM Ở NHÓM BỆNH VÀ NHÓM CHỨNG

3.2.1.Mối liên quan giữa rối loạn cấu trúc thất trái trên siêu âm và mức độ tăng huyết áp

Bảng 2.Đặc điểm về hình thái thất trái ở nhóm bệnh và nhóm chứng trên siêu âm tim



Chỉ số

Chứng

THA

THAKPĐTT

THACPĐTT

p

p

p

p

(n=30) (1)

(n=60) (2)

(n=30) (3)

(n=30) (4)

(1&2)

(1&3)

(1&4)

(3&4)

LVDd (mm)

45,6

±

3,2

46,7

±

5,8

44,5

±

5,2

49

±

5,6

>0,05

>0,05

<0,001

<0,001

IVSd (mm)

9,2

±

1,2

10,4

±

2,3

9,5

±

1,5

11,2

±

2,6

<0,001

>0,05

<0,001

<0,001

LVPWd (mm)

8,6

±

1,3

10,2

±

2,6

8,9

±

1,8

11,6

±

2,7

<0,001

>0,05

<0,001

<0,001

RWT

0,38

±

0,07

0,44

±

0,13

0,4

±

0,1

0,48

±

0,14

<0,01

>0,05

<0,001

<0,01

LVMI (g/m²)

90,9

±

8,6

113,8

±

41,4

87,3

±

16,9

140,2

±

41,9

<0,001

>0,05

<0,001

<0,001

So với nhóm chứng các thông số về hình thái thất trái không khác biệt ở nhóm THAKPĐTT. Trái lại, kết quả bảng 2 cho thấy biến đổi có ý nghĩa thống kê của các thông số LVDd, IVSd, LVPWd, RWT và LVMI ở nhóm THA, nhóm THACPĐTT so với nhóm chứng và giữa hai nhóm THA có và không có PĐTT (p <0,01-0,001). Đây cũng là nét tương đồng trong nghiên cứu của chúng tôi so với các tác giả trong và ngoài nước [2], [3], [6].

THA làm tâm thất bị tăng tải về áp lực, buồng thất sẽ giãn ra giúp tim giảm sự quá tải về áp suất, nếu tình trạng căng thành thất vẫn còn tiếp diễn thì buồng thất có nguy cơ giãn hơn nữa. Tuy nhiên, để phản ứng lại tế bào cơ tim sẽ tăng tổng hợp sarcomere làm tăng kích thước tế bào cơ tim dẫn đến tăng bề dày thành thất và khối lượng cơ tim để giảm sức căng thành, giúp cơ tim không bị giãn thêm mà vẫn duy trì cung lượng tim. Như vậy, trong bệnh THA chỉ số khối cơ thất trái tăng chủ yếu do dày thành thất chứ không phải do giãn buồng thất.

Khác với trường hợp đau thắt ngực, tác giả Trương Thị Mai Hương [4] khi nghiên cứu hình thái thất trái ở bệnh nhân đau thắt ngực nhận thấy chỉ số khối cơ thất trái của nhóm đau thắt ngực tăng hơn nhóm chứng chủ yếu do giãn thất chứ không phải do dày thành thất.

Tương tự các nghiên cứu về hình thái thất trái ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường các tác giả trong và ngoài nước cũng nhận thấy chỉ số khối cơ thất trái của nhóm bệnh này tăng hơn nhóm chứng chủ yếu do giãn thất chứ không phải do dày thành thất [7].

Bảng 3.Mối liên quan giữa rối loạn cấu trúc thất trái trên siêu âm tim và mức độ tăng huyết áp


Tăng huyết áp

Độ I

Độ II

Độ III

Rối loạn cấu trúc

Số BN

Tỉ lệ %

Số BN

Tỉ lệ %

Số BN

Tỉ lệ %

Bình thường

12

55

10

29

0

0

Tái cấu trúc

3

14

4

11

1

33

Phì đại thất

7

32

21

60

2

67

Tổng số

22

100

35

100

3

100

Phì đại thất trái chiếm tỉ lệ cao nhất ở bệnh nhân THA độ III (67%). Thất trái bình thường chủ yếu rơi vào các bệnh nhân THA độ I (55%). Nhận xét của chúng tôi cũng tương tự tác giả Lê Thành Ấn [1], phì đại thất trái chiếm tỉ lệ khá cao ở bệnh nhân THA độ III (60%).

3.2.2.Mối liên quan giữa phì đại thất trái trên điện tim và mức độ tăng huyết áp

Bảng 4. Điểm Romhilt-Estes ở nhóm bệnh và nhóm chứng trên điện tim



Nhóm

< 5

5

Số BN

Tỉ lệ %

Số BN

Tỉ lệ %

THAKPĐTT

28

41

2

9

THACPĐTT

10

15

20

91

Chứng

30

44

0

0

Tổng

68

100

22

100

Nhận xét: Điểm Romhilt-Estes từ 5 trở lên chiếm đa số ở nhóm THACPĐTT (91%)

Bảng 5. Mối liên quan giữa phì đại thất trái trên điện tim và mức độ tăng huyết áp



Tăng huyết áp

Độ I

Độ II

Độ III

Phì đại thất trái

Số BN

Tỉ lệ %

Số BN

Tỉ lệ %

Số BN

Tỉ lệ %

Bình thường

17

77

20

57

1

33

Phì đại thất

5

23

15

43

2

67

Tổng số

22

100

35

100

3

100

Nhận xét: Tỉ lệ phát hiện phì đại thất trên điện tim cũng tăng dần theo mức độ THA.

3.2.3.Tỉ lệ phát hiện phì đại thất trái trên điện tim và siêu âm tim

Bảng 6. So sánh tỉ lệ phì đại thất trái trên điện tim và siêu âm tim



Phương pháp

Điện tim (n=60)

Siêu âm tim (n=60)

p

Giới

Số BN

Tỉ lệ%

Số BN

Tỉ lệ%

Nam

THACPĐTT

16

26,7

16

26,7

>0,05

(n=31)

THAKPĐTT

15

25

15

25

Nữ

THACPĐTT

6

10

14

23,3

<0,001

(n=29)

THAKPĐTT

23

38,3

15

25

 p

 

<0,001

 

>0,05

 

Bảng 6 cho thấy trên điện tim tỉ lệ phát hiện PĐTT ở nam giới cao hơn so với nữ giới và ở nữ giới tỉ lệ phát hiện PĐTT trên siêu âm cao có ý nghĩa so với điện tim (p <0,001). Đinh Huỳnh Linh [5] cũng nhận xét tương tự. Lý do hỗ trợ cho giả thiết này là các mô tuyến vú đã làm giảm điện thế ghi được trên điện tim (gây ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ số đánh giá phì đại thất trên điện tim như điểm Romhilt-Estes…). Nhiều tác giả cũng đã chứng minh biên độ phức bộ QRS ở các chuyển đạo trước tim tăng lên ở phụ nữ được phẩu thuật cắt bỏ tuyến vú. Tuy nhiên, giả thiết này cần được kiểm định chính xác bằng nghiên cứu có cỡ mẫu lớn hơn.

3.2.4.Độ phù hợp của hai phương pháp chẩn đoán phì đại thất trái

Bảng 7. Độ phù hợp chẩn đoán phì đại thất trái giữa phương pháp đo điện tim và siêu âm tim



 Siêu âm tim

PĐTT (+)

PĐTT (-)

Cộng

Điện tim

PĐTT (+)

20

2

27

PĐTT (-)

10

28

33

Cộng

30

30

60

Phù hợp quan sát:

Phù hợp ngẫu nhiên:

Phù hợp thực tại: 80% - 50 % = 30 %

Phù hợp tiềm ẩn: 100% - 50 % = 50 %

Chỉ số Kappa:

Vậy: điện tim xác định PĐTT phù hợp mức độ vừa với siêu âm tim, Kappa: 0,6.



3.3.MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÂM TRƯƠNG THẤT TRÁI VỚI PHÌ ĐẠI THẤT TRÁI BIỂU HIỆN TRÊN SIÊU ÂM TIM

3.3.1. Các chỉ số siêu âm Doppler tim đánh giá CNTT ở nhóm THA có và không PĐTT

Bảng 8. So sánh các thông số siêu âm Doppler tim đánh giá CNTTrTT ở nhóm bệnh và chứng



Chỉ

số

Chứng

THA

THAKPĐTT

THACPĐTT

p

p

p

p

(n=30) (1)

(n=60) (2)

(n=30) (3)

(n=30) (4)

(1&2)

(1&3)

(1&4)

(3&4)

VE (cm/s)

59,5

±

17,1

58,1

±

11,7

58,7

±

12

57,6

±

11,6

>0,05

>0,05

>0,05

>0,05

VA (cm/s)

60,6

±

12,3

69,3

±

13,1

67,5

±

13

71,2

±

13,3

<0,001

<0,05

<0,001

>0,05

E/A

0,98

±

0,28

0,86

±

0,22

0,89

±

0,2

0,83

±

0,23

<0,05

<0,05

<0,05

>0,05

DTE (ms)

190,4

±

33,6

193,6

±

26,8

190,8

±

26,3

198,4

±

26,9

>0,05

>0,05

>0,05

>0,05

IVRT(ms)

88,5

±

13,8

93,6

±

15,9

90,1

±

15,7

97,1

±

15,5

<0,05

>0,05

<0,05

<0,05

Vp (cm/s)

60,8

±

7,1

57,5

±

10,3

60,3

±

10,4

53,8

±

9,3

>0,05

>0,05

<0,001

<0,05

E/Vp

1,11

±

0,13

1,1

±

0,19

1,03

±

0,14

1,18

±

0,23

>0,05

<0,05

<0,05

<0,001

EF (%)

72,1

±

8,9

72,6

±

7,8

72,3

±

8,1

72,9

±

7,7

>0,05

>0,05

>0,05

>0,05

Fs (%)

44

±

10,9

42,1

±

6,8

41,7

±

7

42,5

±

6,7

>0,05

>0,05

>0,05

>0,05

Bảng 8 cho thấy tăng vận tốc sóng A, kéo dài thời gian giãn đồng thể tích (IVRT), giảm tỉ lệ E/A, giảm vận tốc lan truyền màu M-mode (Vp) ở nhóm THACPĐTT và nhóm THA có ý nghĩa so với nhóm chứng (p<0,05-0,001). Do trong bệnh THA cơ tim bị phì đại, độ thư giãn thất kém nên giai đoạn giãn đồng thể tích thất trái bị kéo dài làm giảm vận tốc tối đa của dòng máu từ nhĩ (VE) xuống thất trái ở giai đoạn đầu của pha đổ đầy thất nhanh, kéo theo làm giảm vận tốc lan truyền màu M-mode (Vp). Mặt khác, ở giai đoạn nhĩ thu: nhĩ trái tăng co bóp để đẩy lượng máu xuống tâm thất, nên ta thấy vận tốc tối đa của sóng A tăng hơn.

3.3.2.Phân tích chức năng thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp

Bảng 9. Phân tích chức năng thất trái bằng phương pháp siêu âm tim



 

Chức năng tâm thu

Chức năng tâm trương

 

Bình thường

Giảm

Bình thường

Rối loạn

THAKPĐTT (n=30)

30/30 (100%)

0/30 (0%)

22/30 (73,3%)

8/30 (26,7%)

THACPĐTT (n=30)

30/30 (100%)

0/30 (0%)

14/30 (46,7%)

16/30 (53,3%)

p




>0,05




<0,01

Bảng 9 cho thấy trong khi 100% bệnh nhân THA có chức năng tâm thu bình thường thì có đến 24/60 bệnh nhân THA (40%) có rối loạn chức năng tâm trương, trong đó 8/30 bệnh nhân THA chưa PĐTT (26,7%) đã có rối loạn chức năng tâm trương. Chứng tỏ trong bệnh lý THA rối loạn chức năng tâm trương xảy ra sớm hơn rối loạn chức năng tâm thu và sự biến đổi chức năng tâm trương ở nhóm THACPĐTT nặng hơn nhóm THAKPĐTT (p <0,01). Điều này cũng phù hợp với ghi nhận của nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước [2], [8].

3.3.3.Tương quan giữa các chỉ số siêu âm Doppler tim đánh giá chức năng tâm trương thất trái và hình thái thất trái

Bảng 10. Tương quan giữa chức năng tâm trương và hình thái thất trái ở nhóm tăng huyết áp



Thông số

r

p

Phương trình

Tỉ
E/Vp


IVSd

0,52

0,001

y = 6,1683x + 3,227

LVPWd

0,45

0,01

y = 6,2306x + 3,214

RWT

0,39

0,05

y = 0,2978x + 0,113

LVMI

0,48

0,001

y = 94,244x + 4,0477

VA

IVSd

0,37

0,001

y = 0,065x + 5,8566

DTE

IVSd

0,5

0,001

y = 0,0435x + 1,9464

Bảng 11. Tương quan giữa chức năng tâm trương và hình thái thất trái ở nhóm THACPĐTT

Thông số

r

p

Phương trình

Tỉ
E/Vp


IVSd

0,69

0,001

y = 8,9397x + 0,1551

LVPWd

0,54

0,05

y = 6,1876x + 4,3941

RWT

0,52

0,05

y = 0,3806x + 0,0444

LVMI

0,43

0,05

y = 69,453x + 55,472

VA

IVSd

0,53

0,001

y = 0,1064x + 3,6678

DTE

IVSd

0,54

0,001

y = 0,0533x + 0,6698

Biểu đồ 1. Tương quan thuận giữa tỉ E/Vp và LVMI ở nhóm THA (r = 0,43; n = 60; p <0,05).

Biểu hiện của giảm chức năng thất trái do chậm giãn buồng thất, giảm thể tích cuối tâm trương, dày, giãn thành tim… làm biến đổi các hợp phần của chức năng tâm trương qua van 2 lá sớm ở bệnh nhân THA, trong khi chức năng tâm thu còn bình thường. Điều này cũng được thấy rõ trong nghiên cứu của chúng tôi với sự tương quan thuận khá chặt chẽ giữa tỉ E/Vp với LVMI, RWT… ở nhóm THA và nhóm THACPĐTT (Bảng 10, 11, Biểu đồ 1).
4. KẾT LUẬN

- Về hình thái thất trái

Trong bệnh THA chỉ số khối cơ thất trái tăng chủ yếu do dày thành thất hơn do giãn thất. Đây là điểm khác biệt với phì đại thất trái ở người đau thắt ngực, đái tháo đường.

Tỉ lệ phát hiện phì đại thất trên siêu âm và điện tim tăng dần theo mức độ tăng huyết áp.

Trên điện tim tỉ lệ phát hiện phì đại thất trái ở nam giới cao hơn so với nữ giới.

Ở nữ giới tỉ lệ phát hiện phì đại thất trái trên siêu âm tim cao hơn trên điện tim.

Điện tim xác định phì đại thất trái phù hợp mức độ vừa với siêu âm tim, với Kappa: 0,6.



- Về chức năng tâm trương thất trái

Ở bệnh nhân tăng huyết áp rối loạn CNTTr thất trái xảy ra sớm hơn rối loạn CNTT.



- Mối liên quan và tương quan giữa chức năng tâm trương thất trái và phì đại thất trái

Rối loạn chức năng tâm trương ở người THACPĐTT nặng hơn ở người THAKPĐTT. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tương quan thuận giữa tỉ E/Vp với IVSd, LVPWd, RWT, LVMI từ mức độ vừa đến khá chặt chẽ ở nhóm THA và nhóm THACPĐTT.


5. KIẾN NGHỊ

Vì siêu âm tim có khả năng phát hiện rối loạn chức năng tâm trương thất trái trước khi phát hiện được những biến đổi về hình thái thất trái trên điện tim và siêu âm tim, do đó bên cạnh đo điện tim nên chỉ định siêu âm tim cho các bệnh nhân cao tuổi có tăng huyết áp cho dù đo điện tim có kết quả bình thường, nhất là đối với nữ giới.


TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

  1. Lê Thành Ấn, Trần Nam Việt Hưng, Nguyễn Đức Công (2005), “Bước đầu tìm hiểu rối loạn hình thái và chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa nội bệnh viện đa khoa Bình Định”, Tạp chí Y học thực hành, 505 (3), tr.49 - 51.

  2. Nguyễn Thị Dung (2005), “Đánh giá chức năng thất trái qua 64 bệnh nhân tăng huyết áp bằng siêu âm tim Doppler”, Tạp chí Y học Việt Nam, số 4, tr.40 - 46.

  3. Hoàng Thị Thanh Hòa (2005), Nghiên cứu chỉ số Tei trong đánh giá chức năng thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát bằng siêu âm Doppler tim, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Huế.

  4. Trương Thị Mai Hương, Nguyễn Đức Công, Vũ Đình Hùng (2008), "Nghiên cứu biến đổi hình thái thất trái trên siêu âm ở bệnh nhân đau thắt ngực", Tạp chí y học thực hành, 597+598 (2), tr. 51-53.

  5. Đinh Huỳnh Linh, Trương Thanh Hương (2008), "Vai trò của điện tâm đồ trong chẩn đoán phì đại thất trái khi đối chiếu với siêu âm tim", Tạp chí nghiên cứu y học, 55 (3), tr.10 - 15.

  6. Andrén B., Lind L., Hedenstierna G., Lithell H. (1996), Left ventricular hypertrophy and geometry in a population sample of elderly males, Eur Heart J., 17(12), pp.1800 - 1807.

  7. Longhini C.S., Scorzoni D., Bazzanini F., Manservigi D., Fratti D., Gilli G., Musacci G.F. (1997), The structural arteriolar changes in diabetes mellitus and essential hypertension. The relative contribution of ageing and high blood pressure, Eur Heart J., 18(7), pp.1135 - 1140.

  8. Müller-Brunotte R., Kahan T., Malmqvist K., Edner M. (2003) Blood pressure and left ventricular geometric pattern determine diastolic function in hypertensive myocardial hypertrophy, J Hum Hypertens., 17(12), pp.841 - 849.

Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2014
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
2014 -> ĐƠn vị CẤp trên cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
2014 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2014 -> VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2020 I. ĐÁnh giá KẾt quả thực hiện qui hoạch giáo dục và ĐÀo tạo giai đOẠN 2008 2013
2014 -> Các cơ quan: Văn phòng HĐnd và ubnd, Tư pháp, Tài chính- kế hoạch, Công thương, Nông nghiệp và ptnt, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
2014 -> ĐÁnh giá TÌnh trạng chăm sóc sức khoẻ CÁc bà MẸ trưỚc và sau sinh tại các xã miền núi huyện phong đIỀn ths. Bs. Nguyễn Mậu Duyên. Ths. Bs. Nguyễn Nhật Nam
2014 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2014 -> TỈnh thừa thiên huế

tải về 241.11 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương