Nghiên cứu chỉ SỐ fib-4 Ở BỆnh nhân suy tim mạN



tải về 50.02 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích50.02 Kb.
#29403
NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ FIB-4 Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN

Lê Hữu Lợi1, Đinh Thị Vân Anh2

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum

Trung tâm Y tế Thành phố Kon Tum



TÓM TẮT

Tổng quan: Xơ gan tim thường gặp ở bệnh nhân suy tim mạn. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu chỉ số FIB-4 để đánh giá xơ hóa gan ở bệnh nhân suy tim mạn. Mục tiêu: 1. Nghiên cứu chỉ số FIB-4 , xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, điểm cắt và đường cong ROC đối với xơ gan tim và chỉ số tim-ngực ở bệnh nhân suy tim mạn 2. Đánh giá sự tương quan giữa chỉ số FIB-4 với các chỉ số huyết áp trung bình, Na+, K+, chỉ số tim-ngực, QRS, EF, so sánh sự khác biệt về chỉ số FIB-4 ở bệnh nhân có xơ gan tim và không xơ gan tim. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 384 bệnh nhân suy tim mạn điều trị tại khoa Nội Tim mạch Lão khoa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum. Tính chỉ số FIB-4 dựa vào các thông số tuổi, ALT, AST, tiểu cầu. Kết quả: FIB-4 ở bệnh nhân suy tim 2,61 ± 2,70. FIB-4 và xơ gan tim: độ nhạy 46,7, độ đặc hiệu 75,2, AUC = 0,567, điểm cắt 1,73. FIB-4 và chỉ số tim-ngực: độ nhạy 78,1, độ đặc hiệu 71,9, AUC = 0,68, điểm cắt 1,69. FIB-4 tương quan thuận với huyết áp trung bình (r = 0,14, p < 0,05), nồng độ K+ (r = 0,36, p < 0,0001), QRS (r = 0,28, p < 0,0001), tương quan nghịch với nồng độ Na+ (r = - 0,28, p < 0,0001). Kết luận: FIB-4 là chỉ số đơn giản sử dụng để chẩn đoán xơ hóa gan ở bệnh nhân suy tim mạn

Từ khóa: Chỉ số FIB-4, xơ gan, suy tim mạn.
ABSTRACT

A STUDY OF FIB-4 INDEX IN CHRONIC HEART FAILURE

Le Huu Loi1, Dinh Thi Van Anh1


Background: Cardiac cirrhosis is found in chronic heart failure (CHF). FIB-4 is a simple index can use to diagnose liver cirrhisis in patients who has chronic liver inflamation. We use FIB-4 index to evaluate liver cirrhosis in chronic heart failure. Aims: 1. Study FIB-4 of CHF patients, determine sensitivity, specitivity, cut-off and ROC-cuvre in cardiac cirrhosis and chest-cardiac index of CHF patients. 2. Look for the correlation between FIB-4 index and mean arterial pressure (MAP), Na+, K+, chest-cardiac index, QRS, EF. Comparison FIB-4 index in two groups patients of cardiac cirrhosis without cardiac cirrhosis. Patients and methods: 384 CHF patients at Geriatric Cardiology Department, Kon Tum hospital. Measure FIB-4 index by formular that depends on: ages, ALT, AST, platnet cells. Result: Mean FIB-4 of CHF patients is 2.61 ± 2.7, correlation between FIB-4 and cardiac cirrhosis in CHF patients are: Se 46.7, Sp 75.2, AUC = 0.567, cut-off 1.73; FIB-4 and chest cardiac index in CHF patients are: Se 78.1, Sp 71.9, AUC = 0.68, cut-off 1.69. There are relative correlation between FIB-4 and MAP (r = 0.14, p < 0.05), Na+ (r = - 0.28, p < 0.0001), K+ (r = 0.36, p < 0.0001), QRS (r = 0.28, p < 0.0001). Conclusion: FIB-4 is a simple index can use to diagnose liver cirrhisis in patients who has CHF.

Keywords: FIB-4, liver cirrhisis, chronic heart failure
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Gan lớn thường gặp ở bệnh nhân suy tim mạn với những biểu hiện gan to, mặt nhẵn, sờ vào đau, nhỏ đi khi nghỉ ngơi, khi dùng thuốc lợi tiểu mạnh và thuốc trợ tim; ở những đợt cấp của suy tim mạn, gan to lại trong đợt suy tim sau, vì thế gọi là gan đàn xếp, lâu ngày vì ứ máu lâu, gan không thu nhỏ được nữa và cứng được gọi là xơ gan tim [2], [4].

Chỉ số FIB-4 là chỉ số đơn giản được phát hiện như một chỉ số dự báo xơ gan ở bệnh nhân viêm gan [1]. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân suy tim mạn, chưa thấy có nghiên cứu nào đề cập đến việc xơ gan tim.

Mục tiêu:



1. Nghiên cứu chỉ số FIB-4, xác định độ nhay, độ đặc hiệu, điểm cắt và đường cong ROC đối với xơ gan tim và chỉ số tim-ngực ở bệnh nhân suy tim mạn đang điều trị tại khoa nội Tim mạch Lão khoa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum.

2. Đánh giá sự tương quan giữa chỉ số FIB-4 với các chỉ số huyết áp trung bình, Na+, K+, chỉ số tim-ngực, thời gian khử cực thất, phân suất tống máu, so sánh sự khác biệt về chỉ số FIB-4 ở bệnh nhân có xơ gan tim và không xơ gan tim.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng

Bệnh nhân được chẩn đoán xác định suy tim mạn: 2 tiêu chuẩn chính hoặc 1 tiêu chuẩn chính kèm 2 tiêu chuẩn phụ [2]:

Tiêu chuẩn chính: Khó thở kịch phát về đêm, giãn TM cổ, ran, tim lớn, phù phổi cấp, T3 - ngựa phi, tăng áp lực TM (> 16 cm H2O), có phản hồi gan TM cổ.

Tiêu chuẩn phụ: Phù chi, ho về đêm, khó thở gắng sức, gan lớn, tràn dịch màng phổi, dung tích sống giảm khoảng 1/3 bình thường, tim nhanh > 120/ph.

Tiêu chuẩn chính hoặc phụ: Giảm cân > 4,5 kg trong 5 ngày điều trị suy tim.

Chẩn đoán xác định xơ gam tim: bệnh nhân suy tim có gan lớn, điều trị không nhỏ lại, dãn tĩnh mạch thực quản, lách lớn [2].

Đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân mắc các bệnh lý viêm gan B hoặc C. Bệnh nhân xơ gan do nguyên nhân viêm gan B và C, viêm gan do rượu, xơ gan do các nguyên nhân không phải suy tim mạn.

Cỡ mẫu: theo công thức

N =

Với  = 0,05; Z 2 = 3,84.

Chấp nhân sai số khoảng 10% vậy h = 1,6 x 0,1 = 0.16; h2 = 0,0256. S2 = 2,56

Vậy cỡ mẫu ước tính = 384 trường hợp.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Mô tả cắt ngang.

Tính chỉ số FIB-4 theo công thức sau:

FIB-4 = Tuổi [năm] x AST [U/L]/(Tiểu cầu [x109/L] x (ALT [U/L])1/2) [1], [3]

Huyết áp trung bình = (huyết áp tối đa + huyết áp tối thiểu*2)/3

Chỉ số tim ngực được tính như sau: tổng khoảng cách từ đường giữa đến 2 vị trí xa nhất của 2 cung thất trái và nhĩ phải cộng với nhau chia cho đường kính lớn nhất của lồng ngực.



Hình 2.1. Chỉ số tim ngực

Thời gian khử cực thất được tính bằng thời gian phức bộ QRS trên điện tim.

Từ năm 1/2011 đến tháng 5/2012 chúng tôi đưa vào mẫu nghiên cứu 384 bệnh nhân thõa mãn điều kiện chọn mẫu tại khoa Nội Tim mạch-Lão khoa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum.

Xử lý số liệu: Tất cả số liệu thu thập được nhập vào máy tính, sử dụng phần mền Excel 2003 để tính chỉ số FIB-4. Sử dụng phần mềm Medcalc 11.3.1.0 xử lý số liệu.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung

Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi và giới

Bảng 3.1. Chỉ số FIB-4 ở bệnh nhân suy tim ở các giai đoạn




NYHA I

n = 22


NYHA II

n = 129


NYHA III

n = 158


NYHA IV

n = 75


Chỉ số FIB-4

5,63 ± 2,04

3,13 ± 2,31

2,26 ± 3,08

1,87 ± 2,39

2,61 ± 2,70

p

p = 0,001*, p < 0,05 **

* so sánh các nhóm bằng phép thử Anova

**so sánh từng cặp với phép thử Student-Newman-Keuls



3.2. Đường cong ROC ở bệnh nhân suy tim NYHA IV





Biểu đồ 3.1. Chỉ số FIB-4 và xơ gan tim

Biểu đồ 3.2. Chỉ số FIB-4 và chỉ số Tim-Ngực

Bảng 3.2. Tương quan FIB-4 và huyết áp trung bình, điện giải đồ, thời gian khử cực thất, phân suất tống máu




HATB

Na+

K+

QRS

EF

FIB-4

p

<0,05

<0,0001

<0,0001

<0,0001

0,4

r

0,14

-0,28

0,36

0,28

-0,04

Bảng 3.3. Chỉ số FIB-4 và Xơ gan tim:




Xơ gan tim

Phép thử t

(t-test)


Không

n=234


n=150


FIB-4

2,71 ± 2,87

2,18 ± 2,41

p > 0,05

IV. BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu gồm 384 bệnh nhân, trong đó nam gồm 159 bệnh nhân (tỷ lệ 41,41%), nữ gồm 225 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 58,59%).

Độ tuổi trung bình nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 70 tuổi, tuổi trung bình bệnh nhân nam là 62 tuổi, nữ là 74 tuổi.

4.2. Chỉ số FIB-4 ở bệnh nhân suy tim

Chỉ số FIB-4 ở bệnh nhân suy tim là 2,61 ± 2,70. Chỉ số FIB-4 giảm dần theo sự gia tăng độ suy tim theo phân độ NYHA. Sự khác biệt về chỉ số FIB-4 ở các nhóm bệnh nhân suy tim là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Theo nghiên cứu của Lê Đình Vĩnh Phúc FIB-4 tương quan thuận với mức độ xơ gan do viêm gan B, C mạn [1].

Nghiên cứu của chúng tôi thấy có sự giảm dần giá trị chỉ số FIB-4 đối với sự gia tăng mức độ suy tim theo phân độ NYHA. Chưa thấy có nghiên cứu nào đề cập đến mức độ xơ gan ở bệnh nhân suy tim mạn tính. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Onur Sahin, Silverberg và cộng sự thấy có sự gia tăng tiểu cầu thường xảy ra ở những bệnh nhân suy tim mạn [5], [6], do đó trong công thức tính FIB-4 chính sự gia tăng tiểu cầu làm giảm giá trị chỉ số FIB-4, đây có thể là điểm khác biệt ở bệnh nhân suy tim mạn so với bệnh nhân viêm gan mạn làm thay đổi chỉ số FIB-4.



4.3. Đường cong ROC ở bệnh nhân suy tim

Chỉ số FIB-4 và xơ gan tim: Nếu phân loại những bệnh nhân xơ gan tim bằng chỉ số FIB-4 thì có giá trị lần lượt là: độ nhạy 46,7% - độ đặc hiệu 75,2% - AUC = 0,567 - điểm cắt 1,73. Như vậy độ chính xác của chỉ số FIB-4 trong chẩn đoán xơ gan ở bệnh nhân suy tim là không cao và hầu như ít có giá trị ứng dụng trong chẩn đoán.

Chỉ số FIB-4 và chỉ số Tim-Ngực: Nếu phân loại bệnh nhân suy tim có chỉ số tim ngực lớn hơn 0,5 bằng FIB-4 thì có giá trị là: độ nhạy 78,1% - độ đặc hiệu 71,9% - AUC = 0,68 - điểm cắt 1,69.

Độ chính xác của chỉ số FIB-4 trong dự báo khả năng bệnh nhân suy tim có chỉ số tim-ngực ≥ 0,5 có giá trị chấp nhận được, chúng ta có thể ứng dụng để đánh giá sơ bộ chỉ số tim-ngực ở những bệnh nhân này khi chưa có điểu kiện chụp X-quang phổi thẳng.



4.4. Tương quan FIB-4 và huyết áp trung bình, điện giải đồ, thời gian khử cực thất, phân suất tống máu

Chỉ số FIB-4 tương quan thuận với huyết áp trung bình (r = 0,14), K+ (r = 0,36), thời gian khử cực thất (r = 0,28); tương quan nghịch với Na+ (r = -0,28) và không tương quan với phân suất tống máu.



4.5. Chỉ số FIB-4 và xơ gan tim

Không có sự khác biệt giữa nhóm bệnh nhân suy tim mạn có xơ gan tim và không xơ gan tim. Như vậy, chỉ số FIB-4 trong chẩn đoán xơ gan tim hầu như ít chính xác và không ứng dụng được trong thực hành lâm sàng để dự báo xơ gan tim.



V. KẾT LUẬN

5.1. Chỉ số FIB-4 ở bệnh nhân suy tim và đường cong ROC

Chỉ số FIB-4 ở bệnh nhân suy tim là 2,61 ± 2,7. Trong đó: FIB-4 ở bệnh nhân NYHA I là: 5,63 ± 2,04; FIB-4 ở bệnh nhân NYHA II là: 3,13 ± 2,31; FIB-4 ở bệnh nhân NYHA III là: 2,26 ± 3,08; FIB-4 ở bệnh nhân NYHA IV là: 1,87 ± 2,39.

FIB-4 và xơ gan tim: độ nhạy 46,7, độ đặc hiệu 75,2, AUC = 0,567, điểm cắt 1,73.

FIB-4 và chỉ số tim-ngực: độ nhạy 78,1, độ đặc hiệu 71,9, AUC = 0,68, điểm cắt 1,69.



5.2. Sự tương quan và liên quan giữa chỉ số FIB-4 với huyết áp trung bình, Na+, K+, QRS, EF, xơ gan tim

FIB-4 có mối tương quan thuận với huyết áp trung bình (r = 0,14, p < 0,05), nồng độ K+ (r = 0,36, p < 0,0001), thời gian khử cực thất (r = 0,28, p < 0,0001), tương quan nghịch với nồng độ Na+ (r = - 0,28, p < 0,0001), không tương quang với phân suất tống máu (EF).



Không có sự khác biệt về chỉ số FIB-4 ở bệnh nhân suy tim có xơ gan tim và không xơ gan tim.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Lê Đình Vĩnh Phúc (2011), "Nghiên cứu chỉ số FIB-4 trong chẩn đoán xơ hóa gan: so sánh với Fibroscan", Hội nghị khoa học Trung tâm Y khoa Medic Thành phố Hồ Chí Minh.

  2. Phạm Nguyễn Vinh, Huỳnh Văn Minh, Nguyễn Lân Việt, Thạch Nguyễn, Hồ Huỳnh Quang Trí, Trần Đỗ Trinh, Phạm Gia Khải, Nguyễn Mạnh Phan, Nguyễn Huy Dung, Nguyễn Phú Kháng, Nguyễn Thị Tuyết Minh, Nguyễn Thị Dung (2008), "Chẩn đoán và điều trị suy tim", Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam, Chuyên đề tim mạch học.

  3. Emily C., William D. C. (2010), "Noninvasive tests for liver disease, fibrosis, and cirrhosis: Is liver biopsy obsolete?", Clevelandclinic Journal of Medicine, 77(8), pp.519-527.

  4. Leonard F., Alvin M. J., Garker G. (2012), "Liver Function Tests in Chronic Congestive Heart Failure", Circulation, 2, 1950, pp.286-297.

  5. Onur S., Menekse S., Hasan T. (2005), "Essential thrombocytosis manifested as myocardial infarction and congestive heart failure: two case report", Acta Cardiol, 60(6), pp.651-652.

  6. Silverberg D.S., Wexler D., Palazzuoli A., Iaina A., Schwartz D. (2009), "The anemia of heart failure", Epub, 10.



1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum

2 Trung tâm Y tế Thành phố Kon Tum


tải về 50.02 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương