Nghiên cứu các yếu tố Ảnh hưỞng đẾn sự LỰa chọN ĐIỂM ĐẾn của khách du lịch đÔng nam bộ: trưỜng hợP ĐIỂM ĐẾN ĐÀ LẠT



tải về 466.25 Kb.
Chế độ xem pdf
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2023
Kích466.25 Kb.
#54716
1   2   3   4   5   6   7   8   9
57751-Article Text-162523-1-10-20210524
TCKH 51 14 p1
2.1. Điểm đến du lịch
Điểm đến du lịch là một khái niệm được rất nhiều nghiên cứu đề cập đến. Tổ chức Du 
lịch Thế giới đã đưa ra quan niệm về điểm đến du lịch: “Điểm đến du lịch là vùng không 
gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các 
dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản 
lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị 
trường”(UNWTO, 2007). Nghiên cứu của Davidson và Maitland cho rằng: “Điểm đến du 
lịch là một nơi được xác định đơn thuần bởi yếu tố địa lý hay phạm vi không gian lãnh 
thổ” (Davidson & Maitland, 2000). Tác giả Nguyễn Văn Mạnh cho rằng: “Điểm đến du 
lịch là một địa điểm mà du khách có thể cảm nhận được bằng đường biên giới về địa lý, 
đường biên giới về chính trị hay đường biên giới về kinh tế, có tài nguyên du lịch hấp 
dẫn, có khả năng thu hút và đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch” (Nguyễn Văn Mạnh, 
2007). Bên cạnh đó, Baloglu và Brinberg cho rằng khách du lịch nhìn nhận điểm đến du 
lịch không phải chỉ đơn thuần là một vị trí địa lý mà như là một khái niệm tổng thể bao 
gồm cả các nhà cung cấp và kinh doanh dịch vụ tại điểm đến (Baloglu & Brinberg, 1997) . 
Từ những nghiên cứu trên cho thấy, điểm đến du lịch chứa đựng rất nhiều yếu tố tác động 
đến nhu cầu du lịch của con người và là một động lực thu hút khách đến du lịch. Những 
yếu tố này rất phong phú và đa dạng, nhưng điều quan trọng là nó phải tạo ra sự chú ý và 
sức thu hút khách du lịch ở những vùng đất khác đối với điểm đến.
2.2. Động cơ du lịch
Mlozi và cộng sự. cho rằng, động cơ là yếu tố quan trọng nhất của hành vi tiêu dùng du 
lịch. Nó được xem như là lý do, nguyên nhân, động lực và mục đích nhằm chỉ đạo hành 
động của du khách đi theo một hướng nhất định (Mlozi, Pesamaa, & Haahti, 2013). Theo 
Fodness, hiểu biết sâu sắc về động cơ du lịch của du khách có thể mang lại nhiều lợi ích 
cho chiến lược Marketing du lịch, đặc biệt là liên quan đến việc phát triển sản phẩm, đánh 
giá chất lượng dịch vụ, phát triển hình ảnh cũng như các hoạt động khuyến mãi (Fodness, 
1994). Theo Trần Thị Mai, động cơ du lịch là lý do của hành động đi du lịch nhằm thỏa 


110
NGUYỄN HOÀNG ĐÔNG và cs. 
mãn nhu cầu và mong muốn của khách du lịch. Động cơ du lịch chỉ nguyên nhân tâm lý 
khuyến khích người ta thực hiện du lịch, đi du lịch tới nơi nào, thực hiện loại du lịch này 
(Trần Thị Mai, 2005). Theo Crompton, động cơ du lịch nói chung thường phức tạp và đa 
diện. Crompton đã đề ra mô hình đẩy và kéo để mô tả động cơ của khách du lịch. Động 
cơ đẩy (động cơ bên trong) đề cập đến những yếu tố bên trong thúc đẩy hoặc tạo ra mong 
muốn được thỏa mãn nhu cầu đi du lịch. Ví dụ, những yếu tố thuộc về vật chất như muốn 
được nghỉ ngơi thư giãn, yếu tố thuộc về văn hóa như muốn khám phá những vùng đất 
hay địa danh mới, yếu tố thuộc về mối quan hệ giữa các cá nhân như muốn giao lưu kết 
bạn hay gắn bó tình cảm gia đình và yếu tố muốn thể hiện hay khẳng định bản thân thuộc 
về động cơ đẩy. Động cơ kéo (cảm nhận về điểm đến) chính là các thuộc tính của điểm 
du lịch mà có thể đáp lại và củng cố hoặc kích thích thêm những động cơ đẩy vốn có. 
Động cơ kéo bao gồm các nguồn lực hữu hình (ví dụ: bãi biển, các hoạt động giải trí và 
sức hút từ văn hóa bản địa…); sự cảm nhận cũng như mong đợi của khách du lịch (kỳ 
vọng trải nghiệm được nét mới lạ độc đáo của điểm đến, kỳ vọng có được nhiều lợi ích 
từ điểm đến) (Crompton, 1979). Những nghiên cứu gần đây của Milman đề cập đến các 
yếu tố như hình ảnh điểm đến, ẩm thực và mức độ an toàn (Milman & Pizam, 1995). Kim 
cho rằng động cơ đẩy và động cơ kéo có liên quan đến nhau. Trong khi động cơ đẩy hối 
thúc con người muốn rời khỏi nhà và quyết định du lịch thì động cơ kéo đồng thời giúp 
định hướng điểm đến cụ thể (Kim, 2008). Do đó, theo Gnoth, các đơn vị tiếp thị và quảng 
bá điểm đến cần lưu ý về tầm quan trọng của động cơ du lịch, từ đó đưa ra các chiến lược 
marketing phù hợp với thuộc tính của điểm đến, nhu cầu và mong đợi của khách du lịch 
(Gnoth, 1997) .
3. PHƯƠNG PHÁP 
Để tìm hiểu động cơ đi du lịch Đà Lạt của du khách Đông Nam Bộ, chúng tôi sử dụng 
các phương pháp sau: (1) Nghiên cứu lý thuyết: phân tích và tổng hợp các tài liệu về động 
cơ đẩy và động cơ kéo tác động lên sự lựa chọn điểm đến của du khách. (2) Nghiên cứu 
thực trạng: Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi phát cho du khách Đông Nam 
Bộ đang đi du lịch tại Đà Lạt. Mục đích điều tra là đánh giá mức độ biểu hiện các động 
cơ đẩy và động cơ kéo thúc đẩy họ lựa chọn điểm đến Đà Lạt. 
Thông tin thu thập được từ điều tra bằng bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. 
Các phương pháp xử lý số liệu được sử dụng gồm phân tích độ tin cậy của thang đo, phân 
tích thống kê mô tả gồm: thống kê mô tả một biến, thống kê trung bình, thống kê so sánh. 
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi sử dụng thang đo của Mutinda và Mayaka xây 
dựng năm 2012 (Mutinda & Mayaka, 2012). Thang đo này có 34 biến quan sát, chia thành 
hai nhóm: nhóm động cơ đẩy (động cơ bên trong) và nhóm động cơ kéo (động cơ bên 
ngoài). Nhóm động cơ đẩy có 17 biến quan sát, được chia thành 5 nhóm yếu tố thành phần 
gồm: kiến thức và khám phá, giải trí và thư giãn, văn hóa và tôn giáo, tận hưởng không khí 
gia đình và bạn bè và tự hào về chuyến đi. Nhóm động cơ kéo có 17 biến quan sát, được 
chia thành 5 nhóm yếu tố thành phần gồm: an toàn cá nhân, thông tin về điểm đến, đặc 
trưng của điểm đến, chi phí cho chuyến đi, lịch trình chuyến đi hợp lý và thuận tiện. 


NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN...
111 
Kết quả kiểm định độ tin cậy cho thấy, hệ số Cronbach’s alpha của thang đo động cơ đẩy 
với 17 biến quan sát là 0,92 và thang đo động cơ kéo với 17 biến quan sát là 0,3. Hệ số 
tương quan của biến tổng hiệu chỉnh đều cao hơn mức cho phép. Các hệ số này đều lớn 
hơn 0,3. Kết quả này cho thấy các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này có độ tin 
cậy cao. 
Về số lượng mẫu khảo sát, Với tiêu chí lựa chọn dữ liệu được thiết kế để tăng tính đại 
diện và hiệu quả, nghiên cứu này chọn cách tính cỡ mẫu dựa vào tham số ước lượng theo 
cách của Bollen (1998). Theo cách này, cách tính sẽ là n*5 quan sát (trong đó n là tham 
số ước lượng hay chính là thang đo cho các yếu tố hoặc các khái niệm nghiên cứu). Cụ 
thể nghiên cứu này có 10 thang đo cho yếu tố động cơ đi du lịch, 10 thang đo cho yếu tố
đặc trưng của điểm đến, 06 thang đo cho yếu tố đặc thù của chuyến đi, 06 thang đo cho 
yếu tố thông tin về điểm đến, 05 thang đo cho yếu tố lựa chọn điểm đến, 02 thang đo cho 
yếu tố ý nguyện sẽ quay trở lại của du khách đối với điểm đến. Như vậy, tổng các thang 
đo và khái niệm là 39*5 = 195 quan sát, tổng quy mô mẫu khi điều tra sự lựa chọn 1 điểm 
đến tối thiểu là 195*1 = 195 quan sát. 
Mẫu nghiên cứu được lựa chọn dựa trên phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên từ những du 
khách Đông Nam Bộ đang có chuyến đi tại Đà Lạt. Tổng số phiếu phát tra là 250 và thu 
về 250. Tiến hành loại bỏ các phiếu không đạt yêu cầu và số phiếu còn lại đưa vào phân 
tích là 205. Mẫu điều tra có các đặc điểm chính như sau: 84 du khách là nam giới (40,09%) 
và 121 du khách là nữ (59,01%). Phần lớn du khách có độ tuổi từ 25-44 tuổi (58,54%), 
từ 18–24 (25,08%), tuổi từ 46–65 và trên 65 tương đối ít (9,07; 5,85%). Về cơ cấu nghề 
nghiệp phân bố khá đồng đều, chủ yếu là công nhân (19,51%), lao động tự do (16,59%), 
nhân viên văn phòng (15,61%), nội trợ (13,66%). Số mẫu còn lại là những người làm 
công tác quản lý, doanh nhân, học sinh, sinh viên. 
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

tải về 466.25 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương