Nghiên cứu bilanlipid máu trên bệnh nhân gan nhiễm mỡ phát hiện qua siêU Âm vàO ĐIỀu trị TẠi trung tâm y tế thi xã HƯƠng thuỷ



tải về 231.96 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích231.96 Kb.
#39245


NGHIÊN CỨU BILANLIPID MÁU TRÊN BỆNH NHÂN

GAN NHIỄM MỠ PHÁT HIỆN QUA SIÊU ÂM VÀO ĐIỀU TRỊ TẠI

TRUNG TÂM Y TẾ THI XÃ HƯƠNG THUỶ

Lê Ngọc Vũ, Trần Xuân Dật, Nguyễn Văn Vỹ

Lê Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Thị Kim Thu, Bùi Thị Linh

TÓM TẮT

MỤC TIÊU:

1/ Đánh giá mức độ gan nhiễm mỡ qua siêu âm và bilanlipid máu trên bệnh nhân gan nhiễm mỡ.

2/ Khảo sát mối liên quan giữa mức độ gan nhiễm mỡ với một số yếu tố nguy cơ ( tuổi, BMI, vòng bụng, huyết áp, bilanlipid máu)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Đối tượng:

Chọn 100 bệnh nhân trở lên đến khám và điều trị tại khoa Phòng khám, HSCC, khoa Nội, khoa Lây bệnh viện thị xã Hương Thuỷ từ 01/01/2011 đến 11/2011.

Bệnh nhân vào viện vì lý do một bệnh lý khác và phát hiện gan nhiễm mỡ khi thăm khám siêu âm bụng.

- Tiêu chuẩn loại trừ:

Loại trừ khi nghiên cứu những bệnh nhân có một trong số các tiêu chuẩn sau:

+HbSAg (+)

+Men gan tăng cao gấp 3 lần bình thường

+Có các biểu hiện bệnh thận : hội chứng thận hư, suy thận mãn, viêm cầu thận mãn .

+Đã và đang dùng các thuốc điều trị rối loạn lipid máu

+Bệnh nhân đang mắc các bênh nhiễm trùng, viêm nhiễm làm giảm cholesterol toàn phần và LDL- C nhưng làm tăng TG.

- Phương pháp nghiên cứu:

Là phương pháp cắt ngang, mô tả, tiến cứu.

Đầu tiên chúng ta chọn bệnh nhân siêu âm bụng có gan nhiễm mỡ, sau đó tiến hành làm các xét nghiệm liên quan.

- Siêu âm gan:

Phương tiện siêu âm : máy siêu âm để chọn bênh nhân vào nghiên cứu là khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Hương Thuỷ.



*Đo chiều cao:

- Dụng cụ đo chiều cao đứng của cơ thể là thước đo chiều cao bằng gỗ lấy theo mẫu thước đo chiều cao của Trung quốc.

*Đo trọng lượng cơ thể: [1] [4]

- Dụng cụ cân là cân bàn Trung quốc được hiệu chỉnh với một cân chuẩn trước khi sử dụng.

- Lúc cân cởi bỏ áo khoác ngoài, giày dép và các vật dụng nặng mang theo bên người, đứng nhẹ nhàng giưã bàn cân, khi kim báo trọng lượng hoàn toàn đứng yên mới đọc kết quả. Kết quả được biểu thị bằng đơn vị kg và sai số không quá 100g [4]

+Đo vòng bụng vòng mông:

+Đo huyết áp động mạch:

Máy đo huyết áp : Dùng máy đo hiệu ADULT – CUFF TOKYO của Nhật Bản tại khoa Nội .



- Phương pháp nghiên cứu cận lâm sàng:

Bilanlipid: Lấy máu vào buổi sáng, lúc chưa ăn sáng (sau khi ngủ dậy nghĩa là đói nhịn ăn khoảng 10- 12 giờ )



- Phương pháp xử lý số liệu:

Các số liệu được tính toán theo phương pháp thống kê y học, tính giá trị trung bình, tỉ lệ phần trăm.

Sử dụng phần mềm EPINPOVERSON 6.0 để xử lý các số liệu thu được dùng EXCEL 2000 để lập bảng.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

KẾT LUẬN:

Qua đánh giá mức độ nhiễm mỡ và khảo sát bilanlipid máu của 106 bệnh nhân gan nhiễm mỡ được phát hiện trên siêu âm, chúng tôi đưa ra được một số kết luận như sau:

1. Dựa theo phân độ gan nhiễm mỡ, tỷ lệ bệnh nhân có mức độ I chiếm 39,6%, mức độ II là 42,45% và mức độ III 16,98%.

Rối loạn lipid ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ chủ yếu là tăng TG, tăng LDL-C và giảm HDL-C trong đó tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn lipid chung là 66%, tăng cholesterol toàn phần là 60,40%, tăng LDL-C là 74,50%, tăng Tryglycerid 68,90% và giảm HDL-C là 67,90%.

Dựa theo phân loại ATP III có 60,4% bệnh nhân tăng TC, 66,9% bệnh nhân tăng TG , 74,5% bệnh nhân tăng LDL-C và 77,9% bệnh nhân giảm HDL-C.

2. Đánh giá một số yếu tố nguy cơ theo mức độ gan nhiễm mỡ chúng tôi ghi nhận:

Tỷ lệ gan nhiễm mỡ gặp ở độ tuổi lớn, trong đó nhóm tuổi < 45 là 7,55%; nhóm tuổi 45-59 là 33,96 %; nhóm tuổi trên 60 là 58,49%.

Gan nhiễm mỡ gặp nhiều ở bệnh nhân béo phì dạng nam, trong đó vòng bụng trung bình ở bệnh nhân nam là 94,92 ±6,47 cm; và nữ bệnh nhân là 91,54 ± 8,96 cm.

Tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 29,25% bệnh nhân gan nhiễm mỡ.

Tăng glucose máu chiếm tỷ lệ đáng kể trong các nhóm bệnh nhân gan nhiễm mỡ, trong số đó tỷ lệ tăng glucose máu (≥ 5,6 mmol/l) là 53,77%.

Tuy nhiên nồng độ TG đều tăng ở tất cả các nhóm bệnh nhân có mức độ gan nhiễm mỡ khác nhau, nhưng nồng độ TG giữa các nhóm chênh lệch không đáng kể.( mức độ I là 2,38 ± 2,01 mmol/l và mức độ III là 2,70 ± 2,21 mmol/l với p>0,05).

1.ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự phát triển kinh tế xã hội đã dẫn đến những thay đổi về lối sống của người dân, bao gồm thời gian ăn uống, tập quán sinh hoạt và mức tiêu thụ năng lượng. Nồng độ lipid máu phụ thuộc vào thời gian ăn uống của từng địa phương.

Gan nhiễm mỡ (GNM) là sự tích tụ bất thường chất béo trong các tế bào gan. Viêm gan mỡ có thể xảy ra sau giai đoạn nhiễm mỡ gan, là tiền thân của quá trình xơ gan. Gan nhiễm mỡ là một hiện tượng bất kỳ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nói một cách khác nó là hậu quả của nhiều nguyên nhân, đến một lúc nào đó nó trở thành bệnh thực sự. Do điều kiện đời sống nước ta ngày càng được nâng cao, tỷ lệ gan nhiễm mỡ ngày càng được nhiều hơn. Đặc biệt trong những năm gần đây, tỷ lệ phát sinh gan nhiễm mỡ có xu hướng tăng cao rõ rệt. Hiện nay có nhiều kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có khả năng chẩn đoán gan nhiễm mỡ và độ chính xác cao [4]. Gan nhiễm mỡ được xác định khi mỡ hiện diện trên 5% trong tế bào gan hoặc hơn 5g mỡ trong 100g trọng lượng gan.

Gan nhiễm mỡ thường có tăng lipid máu [4] [8] và có liên quan tới các yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý như béo phì, đái tháo đường, nghiện rượu.

Ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ thường có tỷ lệ tăng lipid máu khá cao, cholesterol là một loại lipid với một lượng nhất định không phải là chất có hại đối với cơ thể, ngược lại nó luôn cần thiết cho cấu tạo và hoạt động chức năng của nhiều loại tế bào trong cơ thể. Những người ăn mỡ nhiều, lượng lipid toàn phần, triglycerid, acid béo không ester hoá, cholesterol trong máu đều tăng.

Rối loạn lipid máu là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch . Tăng LDL-C, giảm HDL- C, Tăng TG là những yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành càng lớn. Ở các nước tiên tiến , khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu đã có từ những năm 1980. Hội tim mạch Việt Nam đã có khuyến cáo về vấn đề này từ năm 1988. Bệnh động mạch vành và các bệnh lý xơ vữa động mạch vành là nguyên nhân gây tử vong chính ở các nước phát triển. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý này càng tăng lên ở các nước đang phát triển.

Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về vấn đề tăng lipid máu liên quan đến một số bệnh lý nhưng có nhiều khía cạnh trên bệnh nhân gan nhiễm mỡ thì sự thay đổi thành phần lipid như thế nào thì chưa được đề cập cụ thể. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu bilanlipid ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ phát hiện qua siêu âm vào điều trị tại TTYT Hương Thuỷ” nhằm các mục tiêu sau:

1/ Đánh giá mức độ gan nhiễm mỡ qua siêu âm và bilanlipid máu trên bệnh nhân gan nhiễm mỡ.

2/ Khảo sát mối liên quan giữa mức độ gan nhiễm mỡ với một số yếu tố nguy cơ ( tuổi, BMI, vòng bụng, huyết áp, bilanlipid máu)

2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

2.1.1. Đối tượng:

Chọn 100 bệnh nhân trở lên đến khám và điều trị tại khoa Phòng khám, HSCC, khoa Nội, khoa Lây bệnh viện thị xã Hương Thuỷ từ 01/01/2011 đến 11/2011.

Bệnh nhân vào viện vì lý do một bệnh lý khác và phát hiện gan nhiễm mỡ khi thăm khám siêu âm bụng.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:

Loại trừ khi nghiên cứu những bệnh nhân có một trong số các tiêu chuẩn sau:

-HbSAg (+)

-Men gan tăng cao gấp 3 lần bình thường

-Có các biểu hiện bệnh thận : hội chứng thận hư, suy thận mãn, viêm cầu thận mãn .

-Đã và đang dùng các thuốc điều trị rối loạn lipid máu

-Bệnh nhân đang mắc các bênh nhiễm trùng, viêm nhiễm làm giảm cholesterol toàn phần và LDL- C nhưng làm tăng TG.

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

Là phương pháp cắt ngang, mô tả, tiến cứu.

Đầu tiên chúng ta chọn bệnh nhân siêu âm bụng có gan nhiễm mỡ, sau đó tiến hành làm các xét nghiệm liên quan.

2.2.1.Siêu âm gan:

Phương tiện siêu âm: máy siêu âm để chọn bênh nhân vào nghiên cứu là khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Hương Thuỷ.

Các chế độ của máy được điều chỉnh tuỳ theo người đọc, để có hình ảnh rõ nhất.

Đánh giá mức độ gan nhiễm mỡ dựa theo Hagen- Ansert như sau:

- Mức độ I: Gia tăng nhẹ độ hồi âm lan tỏa của chủ mô, mức độ hút âm chưa đáng kể nên vẫn còn xác định được cơ hoành và các đường bờ tĩnh mạch trong gan.

- Mức độ II: Gia tăng lan toả độ hồi âm và độ hút âm, khả năng nhìn thấy đường bờ các tĩnh mạch trong gan và cơ hoành bị giảm nhiều.

- Mức độ III: Gia tăng rõ rệt mức độ hồi âm, tăng độ hút âm đến mức không còn nhận diện được đường bờ các tĩnh mạch trong gan, cơ hoành và một phần nhu mô gan ở phần thuỳ sau gan phải –trên mặt cắt dưới sườn

2.2.2. Khám lâm sàng

*Đo chiều cao:

- Dụng cụ đo chiều cao đứng của cơ thể là thước đo chiều cao bằng gỗ lấy theo mẫu thước đo chiều cao của Trung quốc.

- Phương pháp đo: bệnh nhân đứng thẳng với tư thế thoải mái, hai chân chụn lại hình chữ V, mắt nhìn thẳng, đảm bảo 4 điêm chạm vào thươc đo là: vùng chẩm, xương bả vai, mông và gót chân. Người đo kéo eke gắn sẵn trên thước đo lên đầu, hạ dần xuống đến chạm đỉnh đầu. Kết quả tính bằng đơn vị cm và sai số không quá o,5cm.

*Đo trọng lượng cơ thể: [1] [4]

- Dụng cụ cân là cân bàn Trung quốc được hiệu chỉnh với một cân chuẩn trước khi sử dụng.

- Lúc cân cởi bỏ áo khoác ngoài, giày dép và các vật dụng nặng mang theo bên người, đứng nhẹ nhàng giưã bàn cân, khi kim báo trọng lượng hoàn toàn đứng yên mới đọc kết quả. Kết quả được biểu thị bằng đơn vị kg và sai số không quá 100g [4]

Chỉ số khối cơ thể: (BMI)

Dựa theo công thức của Tổ chức Y tế thế giới 1986:

Cân nặng bệnh nhân (kg)

BMI =


Bình phương chiều cao(m2)

Bảng 2.1. Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số BMI



Gầy

Bình thường

Béo

Béo phì

<19

Từ 19 - < 23,5

23,5 - < 29,5

≥ 29,5

2.2.2.1.Đo vòng bụng vòng mông:

Dụng cụ đo là thước dây có chia vạch 1cm, dài 150cm. Kết quả tính bằng cm

Cách đo: bệnh nhân đứng thẳng , hai tay thả tự nhiên, hai bàn chân cách nhau 10 cm, thở đều đặn, đo vào lúc thở nhẹ để tránh co cơ. Vòng bụng được đo vòng ngang qua mốc rốn và điểm cong nhất của xương sống thắt lưng. Tiếp tục đo vòng ngang bụng dưới rốn 5cm. Vòng mông được đo vòng ngang qua mông và qua chỗ nhô của các mấu chuyển lớn. Kết quả tính bằng cm [1]

Vòng bụng được xem là béo khi: số đo vòng bụng ≥ 90cm đối với nam, đối với nữ ≥ 80cm.

Tính tỷ lệ vòng bụng / vòng mông: Tiêu chuẩn đành giá béo phì dạng nam đưa vào tỷ VB/VM theo WHO(1998) :

Nam VB/VM ≥ 0.90

Nữ VB/VM ≥ 0.85

2.2.2.2.Đo huyết áp động mạch:

Máy đo huyết áp : Dùng máy đo hiệu ADULT – CUFF TOKYO của Nhật Bản tại khoa Nội .

Bệnh nhân không hút thuốc lá, không uống café trước khi đo 30 phút, thường đo vào buổi sáng tại buồng bệnh. Cho bệnh nhân nghỉ ngơi thoải mái tại giường 5-10 phút trước khi đo.

Kết quả tăng huyết áp khi HATT ≥ 140 mmHg và HATTr ≥ 90mmHg.



2.3.Phương pháp nghiên cứu cận lâm sàng:

-Bilanlipid: Lấy máu vào buổi sáng, lúc chưa ăn sáng (sau khi ngủ dậy nghĩa là đói nhịn ăn khoảng 10- 12 giờ )

-Bệnh nhân được lấy máu ở tư thế ngồi vả không buộc ga rô trên chỗ lây máu. Lấy 2ml máu tĩnh mạch để đông tự nhiên.

-Đánh giá kết quả bilanlipid dựa theo tiêu chuẩn đánh giá theo ATP III (2001)



Loại Lipid

Trị số mg%/dl

Trị sốm mmol/l

Mức độ

Cholesterol

<200

200-239


≥240

<5.17

5.17-6.19

≥ 6.2


Bình thường

Cao giới hạn

Cao


Triglycerid

<150

150-199


200-499

≥500


<1.7

1.7-2.259

2.26-5.649

≥5.65


Bình thường

Cao giới hạn

Cao

Rất cao


HDL- C

<40

40 - <60


≥60

<1.03

1.03-1.54

≥1.55


Thấp

Bình thường

Cao


LDL-C

<100

100-129


130-159

160-189


≥190

<2.58

2.58-3.35

3.36-4.12

4.13-4.89

≥4.90


Tối ưu

Gần tối ưu

Cao giới hạn

Cao


Rất cao

Xét nghiệm khác:

Men gan: SGOT(U/l) bình thường <37

SGPT(U/l) bình thường <40

Glucose máu tĩnh mạch (mmol/l) lúc đói của bệnh nhân được định lượng bằng phương pháp glucose oxydase. Rối loạn glucose máu được đánh giá như sau:

Bình thường glucose < 5,6 mmol/l

Rối loạn đường máu lúc đói khi glucose 5,6 – 6,9 mmol/l

Đái tháo đường glucose ≥ 7 mmol/l

2.4.Phương pháp xử lý số liệu:

Các số liệu được tính toán theo phương pháp thống kê y học, tính giá trị trung bình, tỉ lệ phần trăm.



Sử dụng phần mềm EPINPOVERSON 6.0 để xử lý các số liệu thu được dùng EXCEL 2000 để lập bảng.

3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu.

Bảng 3.1. Tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu

Độ tuổi

Nam

Nữ

Tổng

n

%

n

%

n

%

< 45

4

7,27

4

7,84

8

7,55

45 - 59

19

34,55

17

33,33

36

33,96

≥ 60

32

58,18

30

58,83

62

58,49

Tổng cộng

55

100

51

100,0

106

100,0

Nhóm tuổi trên 60 với tỷ lệ 58,18% ở nam và 58,83% ở nữ.

Bảng 3.2: Vòng bụng và giới của đối tượng nghien cuu

Vòng bụng

Nam > 90cm

Nữ ≥ 80cm

n

%

n

%

Ngang rốn

26/55

47,27

37/51

72,55

TB vòng bụng (rốn) cm

94,92 ± 4,67




91,54 ±

8,96





Trong số 106 bệnh nghiên cứu có 26/55 bệnh nhân nam có vòng bụng ≥ 90cm chiếm tỉ lệ 47,27% và 37/51 bệnh nhân nữ có VB≥80cm chiếm tỉ lệ 72,55%, chỉ số vòng bụng trung bình lần lượt là 94,92 4,67 và 91,54.

Bảng 3.3. Huyết áp động mạch của đối tượng nghiên cứu

Huyết áp động mạch

≥ 130/85mHg

≥ 140/90 mHg

Số bệnh nhân

60

31

Tỷ lệ %

56,60%

29,25%

P

< 0,01




Có 29,25% bệnh nhân có HA >140/90mHg (theo định nghĩa tăng HA của OMS) và 55,60% có HA ≥ 130/85 mHg (theo hội chứng chuyển hóa) có ý nghĩa thống kê p<0,01.

Bảng 3.4. Phân loại Glucoza máu của đối tượng nghiên cứu

Glucoza máu

< 5,6mmol/l

5,6 - 6,9mmol/l

≥ 7mmol/l

Bệnh nhân (106)

49

32

25

Tỷ lệ %

46,23

30,19

23,58

P




> 0,05




Số bệnh nhân có glucoza máu > 7mmol chiếm 23,58%

Số bệnh nhân có glucoza máu 5,6 -> 6,9 mmol chiếm 30,19%.

Số bệnh nhân có glucoza máu < 5,6mmol/l chiếm 46,23%.

Bảng 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân theo nồng độ SGOT, SGPT




SGOT

SGPT

Nồng độ TB (U/L)

38,45 ± 20,57

40,11 ± 21,94

Bệnh nhân có nồng độ trên 100U/l

3/106 = 1,89%

2/106 = 2,83%

Số bệnh nhân có nồng độ SGOT, SGPT cao chiếm tỷ lệ rất thấp, không có ý nghĩa thống kê.

3.2. MỨC ĐỘ GAN NHIỄM MỠ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Bảng 3.6. Tỷ lệ và độ tuổi của bệnh nhân theo mức độ gan nhiễm mỡ.

GNM độ

I

II

III

Bệnh nhân (106)

43

45

18

Tỷ lệ %

40,57

42,45

16,98

P




< 0,05




Tuổi TB (năm)

60,54 ± 12,88

65,33 ± 12,29

60,06 ± 13,12

P




< 0,05




Tỷ lệ và độ tuổi bệnh nhân theo mức độ gan nhiễm mỡ

Nhóm GNM độ II có độ tuổi trung bình năm là 65,33 ± 12,29 có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)



3.3. BI LAN LIPID MÁU VÀ PHÂN LOẠI RÔI LOẠN LIPID CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Bảng 3.7. Nồng độ cholesterolcủa bệnh nhân đánh giá theo ATPIII

Cholesterol (mmol/l)

< 5,17

5,17 - 6,18

≥ 6,2

Bệnh nhân (106)

42

38

26

Tỷ lệ %

39,6

35,8

24,6

P

< 0,01

60,4% bệnh nhân có nồng độ TC > 5,17 mmol/l (P< 0,01).

Bảng 3.8. Nồng độ TG củabệnh nhân đánh giá theo ATPIII

Triglyceride (mmol/l)

< 1,7

1,7 - 2,25

2,26 - 5,63

≥ 5,65

Bệnh nhân (53)

33

25

45

3

Tỷ lệ %

33,13

23,58

42,45

2,83

P




< 0,01







Tỷ lệ bệnh nhân theo nồng độ TG

66,99% bệnh nhân có nồng độ TG > 1,7mmol/l có ý nghĩa thống kê p< 0,01



Bảng 3.9 Nồng độ LDL-C của bệnh nhân đánh giá theo ATPIII

LDL - C (mmol/l)

< 2,58

2,58 - 3,33

3,36 - 4,11

4,13 - 4,88

≥ 4,91

Bệnh nhân (106)

27

40

26

9

4

Tỷ lệ %

25,5

37,7

24,5

8,5

3,8

P




<0,01










74,5% bệnh nhân có nồng độ LDL - C > 2,85 mmol/l (P < 0,01)

Bảng 3.10 Nồng độ HDL - C của bệnh nhân đánh giá theo ATPIII

HDL - C (mmol/l

< 1,03

1,03 - 1,54

1,55

Bệnh nhân (106)

34

56

16

Tỷ lệ %

32,1

52,8

15,1

P

< 0,01







77,9% bệnh nhân có nồng độ HDL - C > 1,03 mmol/l (P< 0,01).

3.4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC MỨC ĐỘ GAN NHIỄM MỠ ĐỐI VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ.

3.4.1. Vòng bụng và mức độ gan nhiễm mỡ

Bảng 3.11. Vòng bụng nữ và độ tuổi với mức độ gan nhiễm mỡ.

GNM độ

I

II

III

Vòng bụng RTB (cm)

85,17 ± 11,22

(n = 18)


88,00 ±10,45

(n = 23)


89,30 ± 9,64

(n = 10)


Tuổi TB (năm)

63,06 ± 11,11

63,13 ± 12,51

59,00 ± 10,73)

Nhìn bảng 3.11 ta thấy mức độ GNM càng tăng thì có vòng bụng của nữ bệnh nhân càng lớn

Bảng 3.12. Vòng bụng và độ tuổi của nam bệnh nhân đối với mức độ GNM.

GNM độ

I

II

III

Vòng bụng

RTB (cm)


87,76 ± 9,07

(n = 25)


86,95 ± 9,47

(n = 22)


89, 00 ± 6,12

(n = 8)


Tuổi TB (năm)

58,72± 13,95

67,64 ± 11,90

61,38 ± 16,32

Ở nữ: GNM độ II có vòng bụng 88,0cm, tuổi trung bình năm 63,13

Ở nam: GNM độ II có vòng bụng 86,95 cm, tuổi trung bình là 67,64.



Bảng 3.13. Vòng bụng nguy cơ của nam và nữ và mức độ GNM.

GNM độ

I

II

III

n

%

n

%

n

%

VB rốn nam (≥ 90cm)

13

54,17

10

35,71

3

27,27

VB rốn nữ (≥ 80cm)

11

45,83

18

64,29

8

72,73




24




28




11




3.4.2. BM I với mức độ gan nhiễm mỡ

Bảng 3.1.4. Liên quan đến BMI và mức độ GNM.

Độ nhiễm mỡ

BMI




N

X ± 80

I

43

27,9 ± 0,56

II

45

27,3 ± 0,62

III

18

26,7 ± 0,49

P

106

P< 0,05

Có 45 bệnh nhân GNM độ II chỉ số BMI 27,3 ± 0,62

3.4.3. Huyết áp động mạch và mức độ gan nhiễm mỡ

Bảng 3.15

GNM độ

I (n = 43)

II ( n = 45)

III ( n =18 )

HATT (trung bình)

122,56 ± 15,75

128,00 ± 17,79

135,56 ± 17,56

HITTr (trung bình

76,51 ± 8,70

77,33 ± 11,16

81,11± 6,76

Tỷ lệ ≥ 135/80mmHg

20/43 = 46,5%

28/45 = 62,2%

12/18 = 66,7%

Nhóm gan nhiễm mỡ độ III có HATT 135,56 và HATTr 81,11 tỷ lệ 66,7%

3.4.4. Glucoza máu và mức độ GNM

Bảng 3.16 Nồng độ Glucoza và mức độ GNM

Mức độ GNM

I

II

III

Glucoza TB (mmol/l)

6,22 ± 2,40

6,47± 2,20

6,01 ± 1,81

Glucoza ≥ 5,6 (mmol/l)

24

25

8

GNM độ II có Glucoza trung bình 6,47 ± 2,20 và G ≥ 5,6 mmol/l có 25 bệnh nhân = 54,7%

Bảng 3.17 Chỉ số nguy cơ Glucoza với GNM




GNM độ I

GNM ≥ độ II

Tổng cộng

Glucoza ≥ 5,6 (mmol/l)

24

33

57

Glucoza ≥ 5,6 (mmol/l)

19

30

49

Tổng cộng

43

63

106

Bệnh nhân GNM mức độ II, III có Glucoza ≥ 5,6 (mmol/l) chiếm tỷ lệ cao.

3.5. BI LAN LIPID VÀ MỨC ĐỘ GAN NHIỄM MỠ

Bảng 3.18. Nồng độ các thành phần lipid máu và mức độ GNM

Lipid máu

Độ nhiễm mỡ



N

X± SD


TC

X± SD


TG

X± SD


HDL - C

X± SD


LDL - C

X± SD


I

43

5,21 ± 1’

1,19


2,38± 2,01

1,24 ± 0,41

2,83 ± 1,09

II

45

5,14 ± 1,02

2,52 ± 1,18

1,16 ± 0,35

2,92 ± 0,84

III

18

6,73 ± 1,94

2,70 ± 1,21

1,47 ± 0,51

4,08 ± 1,78

P

106

P<0,05

P < 0,05

P<0,05

P< 0,01

TC tăng ở bệnh nhân GNM độ III: 6,73 ± 1,94 HDL - C tăng ở bệnh nhân GNM độ III: 1,47 ± 0,52

Bảng 3.19 Nồng độ TC và mức độ GNM

GNM độ

I

II

III

TC

5,21 ± 1,19

5,14 ± 1,02

6,73 ± 1,24

TC ≥ 5,2 mmol/l

21

21

16

Bảng 3.20. Chỉ số nguy cơ TC với mức độ GNM

Mức độ GNM

I

II

Tổng cộng

TC ≥ 5,2 mmol/l

21

37

58

TC ≥ 5,2 mmol/l

22

26

48

Tổng cộng

43

63

106

Nồng độ TC cao không khác nhau nhiều ở mức độ GNM.

Bảng 3.21. Nồng độ LDL - C và mức độ GNM

GNM độ

I

II

III

LDL - C trung bình

2,83 ± 1,09

2,92 ± 0,84

4,08 ± 1,78

LDL - C ≥ 3 mmmol/l

24

22

16

Nồng độ LDL - C trung bình tăng cao ở nhóm bệnh nhân có GNM độ III.

Bảng 3.22. Chỉ số nguy cơ của LDL - C và mức độ GNM

GNM độ

Độ I

≥ Độ II

Tổng cộng

LDL - ≥ 3mmol/l

24

38

62

LDL - < 3 mmol/l

19

25

44

Tổng cộng

43

63

106

Nồng độ LDL - C cao ở nhóm bệnh nhân có gan nhiễm mỡ ≥ độ II

Bảng 3.23. Nồng độ TG và mức độ GNM

Mức độ GNM

Độ I

≥ Độ II

Độ III

TG trung bình

2,38 ± 2,01

2,52 ± 1,18

2,70 ± 1,21

TG ≥ 1,7 mmol/l

25

34

14

Bảng 3.24. Chỉ số nguy cơ của TG đối với mức độ GNM

Mức độ GNM

Độ I

≥ Độ II

Tổng cộng

TG ≥ 1,7 mmol/l

25

48

73

TG ≥ 1,7 mmol/l

18

15

33

Tổng cộng

43

63

106

Có 73,26% bệnh nhân có TG máu ≥ 1,7 mmol/l

Bảng 3.25. Nồng độ HDL- C và mức độ GNM ở nam bệnh nhân.

Mức độ GNM

Độ I (n = 25)

II ( n = 22)

III

HDL - C ≥ 1,03 mmol/l

1,18 ± 0,41

1,19 ± 0,38

1,76 ± 0,67

HDL- C ≥ 1,03 mmol/l

11

8

0

Nồng độ trung bình HDL - C chênh lệch không đáng kể ở các mức độ gan nhiễm mỡ ở bệnh nhân nam.

Bảng 3.26. Nồng độ HDL - C và mức độ GNM ở nữ bệnh nhân

Mức độ GNM

Độ I (n = 18)

II ( n = 23)

III (n = 10)

HDL - trung bình

1,31 ± 0,40

1,13 ± 0,31

1,28 ± 0,25

HDL- C ≥ 1,03 mmol/l

11

19

5

Tuổi TB

58,72 ± 13,95

67,64 ± 11,90

61,38 ± 16,32

Nồng độ HDL - C trung bình chênh lêch không đáng kể ở các mức độ gan nhiễm mỡ ở bệnh nhân nữ

Bảng 3.27. Chỉ số nguy cơ của HDL - C đối với mức độ GNM.

Mức độ GNM

Độ I

≥ II

Tổng cộng

HDL- C ≤ 1,03 mmol/l

22

32

54

HDL- C ≥ 1,03 mmol/l

21

31

52

Tổng cộng

43

31

106

HDL - C thấp ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ độ II và III.

4.KẾT LUẬN

Qua đánh giá mức độ nhiễm mỡ và khảo sát bilanlipid máu của 106 bệnh nhân gan nhiễm mỡ được phát hiện trên siêu âm, chúng tôi đưa ra được một số kết luận như sau:

1. Dựa theo phân độ gan nhiễm mỡ, tỷ lệ bệnh nhân có mức độ I chiếm 39,6%, mức độ II là 42,45% và mức độ III 16,98%.

Rối loạn lipid ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ chủ yếu là tăng TG , tăng LDL-C và giảm HDL-C trong đó tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn lipid chung là 66%, tăng cholesterol toàn phần là 60,40%, tăng LDL-C là 74,50%, tăng Tryglycerid 68,90% và giảm HDL-C là 67,90%.

Dựa theo phân loại ATP III có 60,4% bệnh nhân tăng TC, 66,9% bệnh nhân tăng TG , 74,5% bệnh nhân tăng LDL-C và 77,9% bệnh nhân giảm HDL-C.

2. Đánh giá một số yếu tố nguy cơ theo mức độ gan nhiễm mỡ chúng tôi ghi nhận:

Tỷ lệ gan nhiễm mỡ gặp ở độ tuổi lớn, trong đó nhóm tuổi < 45 là 7,55%; nhóm tuổi 45-59 là 33,96 %; nhóm tuổi trên 60 là 58,49%.

Gan nhiễm mỡ gặp nhiều ở bệnh nhân béo phì dạng nam, trong đó vòng bụng trung bình ở bệnh nhân nam là 94,92 ±6,47 cm; và nữ bệnh nhân là 91,54 ± 8,96 cm.

Tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 29,25% bệnh nhân gan nhiễm mỡ.

Tăng glucose máu chiếm tỷ lệ đáng kể trong các nhóm bệnh nhân gan nhiễm mỡ, trong số đó tỷ lệ tăng glucose máu (≥ 5,6 mmol/l) là 53,77%.

Tuy nhiên nồng độ TG đều tăng ở tất cả các nhóm bệnh nhân có mức độ gan nhiễm mỡ khác nhau, nhưng nồng độ TG giữa các nhóm chênh lệch không đáng kể.( mức độ I là 2,38 ± 2,01 mmol/l và mức độ III là 2,70 ± 2,21 mmol/l với p>0,05).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Hữu Dàng (1997), “Béo phì”, Nội tiết học, Giáo trình sau Đại học - Trường Đại học Y Huế, tr 27-35.

2. Trần Hữu Dàng (2001), “Tỷ lệ vòng bụng/ vòng mông gia tăng, một nguy cơ quan trọng gây bệnh ĐTĐ”, Kỷ yếu toàn văn công trình nghiên cứu khoa học Nội tiết và chuyển hóa, Nhà XB Y Học , tr 514-518.

3. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (2005), Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

4. Lê Thành Lý (2001), Giá trị của chẩn đoán siêu âm hai chiều trong gan nhiễm mỡ, Luận án tiến sĩ y học, Trường ĐH Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Phan Xuân Sỹ (2001), Đối chiếu hình ảnh gan tăng âm trên siêu âm với lâm sàng và mô bệnh học, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà nội,.

6. Huỳnh Văn Minh (2000), Tăng lipid máu, Bài giảng sau đại học bệnh lí tim mạch, Trường ĐH Y khoa Huế, tr. 109-114.

7. Nguyễn Hải Thuỷ (2002), “Phân loại rối loạn lipoprotein máu”, Bài giảng sau Đại học chuyên ngành Nội tiết và chuyển hoá, Trường Đại học Y Huế, tr 283-288.

8. D. Bo Isomaa et al (2001), “Cardiovascular morbidity and mortality associated with the metabolic syndrome”, Diabetes Care, 24(4), pp.685.

9. Burt AD. , Sween R.N.M., Peters T.J., Simpson K.T. (1991), “ Nonalcoholic fatty liver; causes and complications”, Oxford Textbook of clinical hepatology, Oxford University Press, pp. 865- 871.

10. Carry J.D., Foster D.W. (1980), “Regulation of hepatic fatty acid oxidation and ketone body production”, Annual Review of Biochemistry, 49, pp. 395-420.

11. Gosink B.B., Lemon S.K., Scheible W.C., Leopold G.R. (1979), “Acurracy of ultrasonography in the diagnosis of hepatocellular diseases”, American Journal of Roentergenology”, 133, pp.19-23.

12. Knober H., Schattner A., Zhornicki T., Malnick S.D., Keter D., Sokolovskaya N., Lurie Y., Bass D.D. (1999), “Fatty liver-an aditional and treatable feature of insulin resistance syndrome”, OJM, 92(2), pp 73-79.

13. Ludwig J., Viggiano T.R, Mc Gill D.B, Ott B.J., (1980), “Nonalcoholic steatohepatitis: Mayo clinic experiences with a litherto unnamed disease”, Mayo Clinic Proceedings, 55, pp. 434-438.

14. Robert S Rosenson, MD (2007), “Primary disorders of LDL – cholesterol metabolism”, Licensed to Janet Blanchard UpToDate, pp. 1-13.

15. Robert S Rosenson, MD (2007), “HDL metabolism and approach to the patient with low HDL- cholesterol”, Licensed to Janet Blanchard, pp. 1-13.

16. Robert S Rosenson, MD (2007), “Overview of treament of hypercholesterolemia”, Licensed to Janet Blanchard, UpToDate, pp. 1-16.

17. Robert S Rosenson, MD, James H Stein, MD (2007), “Lp(a) metabolism and approach to the patient with high Lp(a) levels”, Licensed to Janet Blanchard, UpToDate, pp. 1-7

18. Scott L Friedman, MD (2007), “Clinical manifestations and diagnosis of alcoholic liver disease”, Licensed to Janet Blanchard, UpToDate, pp. 1-8.

19. Sunli G. Sheth, Fredric D. Gordon, Sanjiv Chopra (2007), “Nonalcoholic steatohepatitis: review”, Annals of Internal Medicine, UpToDate, pp. 137-145.



20. Zhili Wang, MD., Jie Tang, MD., Lichun An, MD., Wei Wang, MD., Yukun Luo, MD., Junlai Li, MD., Jianhong Xu, MD. (2007), “Contrast-Enhanced Ultrasonography for Assessment of Tumor Vascularity in Hepatocellular Carcinoma”, Journal Ultrasound Med 26, pp. 757-762.



Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2014
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
2014 -> ĐƠn vị CẤp trên cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
2014 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2014 -> VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2020 I. ĐÁnh giá KẾt quả thực hiện qui hoạch giáo dục và ĐÀo tạo giai đOẠN 2008 2013
2014 -> Các cơ quan: Văn phòng HĐnd và ubnd, Tư pháp, Tài chính- kế hoạch, Công thương, Nông nghiệp và ptnt, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
2014 -> ĐÁnh giá TÌnh trạng chăm sóc sức khoẻ CÁc bà MẸ trưỚc và sau sinh tại các xã miền núi huyện phong đIỀn ths. Bs. Nguyễn Mậu Duyên. Ths. Bs. Nguyễn Nhật Nam
2014 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2014 -> TỈnh thừa thiên huế

tải về 231.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương