Nghị ĐỊnh số 47/2010/NĐ-cp ngàY 06 tháng 05 NĂM 2010 CỦa chính phủ quy đỊnh xử phạt hành chính về HÀNH VI VI phạm pháp luật lao đỘNG


Điều 13. Vi phạm những quy định về lao động đặc thù



tải về 207.34 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích207.34 Kb.
#915
1   2   3

Điều 13. Vi phạm những quy định về lao động đặc thù

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong những hành vi sau đây:

a) Không có chỗ thay quần áo, buồng tắm và buồng vệ sinh nữ;

b) Không tham khảo ý kiến của đại diện lao động cho nữ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em trong doanh nghiệp;

c) Sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa hoặc không chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt một giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương đối với lao động nữ làm công việc nặng nhọc;

d) Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh hoặc nghỉ 60 phút mỗi ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

đ) Có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ;

e) Sử dụng lao động nữ, lao động là người cao tuổi, người tàn tật vào những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại không theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành;

g) Sử dụng người lao động nữ tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con hoặc làm việc thường xuyên dưới hầm mỏ hoặc ngâm mình dưới nước;

h) Sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động cao tuổi;

i) Sử dụng lao động là người tàn tật làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành;

k) Không lập sổ theo dõi; kiểm tra sức khỏe định kỳ; lạm dụng sức lao động của người lao động chưa thành niên; không xuất trình sổ theo dõi người lao động chưa thành niên khi thanh tra viên lao động yêu cầu;

l) Sử dụng lao động chưa thành niên hoặc người tàn tật làm việc quá bảy giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần;

m) Sử dụng lao động tàn tật đã bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc ban đêm.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây:

a) Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn; có thai; nghỉ thai sản; nuôi con dưới 12 tháng tuổi trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động;

b) Sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại hoặc chỗ làm việc; công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của người lao động chưa thành niên theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành;

c) Không nhận người lao động tàn tật vào làm việc theo đúng tỷ lệ, không nộp tiền vào quỹ do không nhận đủ tỷ lệ người lao động vào làm việc tại doanh nghiệp.



Điều 14. Vi phạm những quy định về lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động không bảo đảm một trong các điều kiện sau:

- Người lao động nước ngoài không đủ 18 tuổi trở lên;

- Người lao động nước ngoài không có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;

- Người lao động nước ngoài không là nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia;

- Người lao động nước ngoài hành nghề y, dược tư nhân, trực tiếp khám, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về hành nghề y, dược tư nhân hoặc về giáo dục, dạy nghề;

- Người lao động nước ngoài có tiền án về tội vi phạm an ninh quốc gia; thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;

- Người lao động nước ngoài không có Giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp không phải cấp giấy phép lao động.

b) Tuyển người lao động nước ngoài vượt quá tỷ lệ quy định;

c) Sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có Giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

d) Không làm thủ tục để gia hạn Giấy phép lao động theo quy định;

đ) Không làm thủ tục để cấp lại Giấy phép lao động theo quy định;

e) Không có kế hoạch đào tạo lao động Việt Nam thay thế người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đối với công việc đòi hỏi kỹ thuật cao hoặc công việc quản lý mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo quy định.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động tuyển người lao động nước ngoài vào làm việc tại doanh nghiệp mà không thông báo nhu cầu tuyển lao động; không báo cáo với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

3. Xử phạt bằng hình thức trục xuất đối với người lao động nước ngoài khi vi phạm một trong những hành vi sau:

a) Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam từ đủ 3 tháng trở lên không có Giấy phép lao động;

b) Người lao động nước ngoài sử dụng Giấy phép lao động đã hết thời hạn;

Việc trục xuất người lao động nước ngoài phải tiến hành theo đúng quy định tại Nghị định số 97/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính và Nghị định số 15/2009/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Người sử dụng lao động phải sử dụng lao động là người nước ngoài theo đúng tỷ lệ đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Xây dựng kế hoạch đào tạo người Việt Nam thay thế lao động nước ngoài đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.



Điều 15. Vi phạm những quy định về giải quyết tranh chấp lao động và đình công

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong những hành vi sau đây:

a) Tham gia đình công sau khi có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Thủ tướng Chính phủ;

b) Có hành vi làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản doanh nghiệp hoặc có hành vi xâm phạm trật tự, an toàn công cộng trong khi đình công, lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây:

a) Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công;

b) Cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc;

c) Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công;

d) Trù dập, trả thù đối với người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công;

đ) Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp để chống lại đình công.



Điều 16. Vi phạm những quy định về tổ chức hoạt động công đoàn

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết cho công đoàn;

b) Không bố trí thời gian trong giờ làm việc cho người làm công tác công đoàn không chuyên trách hoạt động công tác công đoàn hoặc không trả lương cho người làm công tác công đoàn không chuyên trách hoạt động trong thời gian đó;

c) Không cộng tác chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn hoạt động;

d) Không cho người làm công tác công đoàn chuyên trách được hưởng các quyền lợi và phúc lợi tập thể như mọi người lao động trong doanh nghiệp;

đ) Phân biệt đối xử vì lý do người lao động thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn; dùng biện pháp kinh tế hoặc các hành vi khác để can thiệp vào tổ chức và hoạt động của công đoàn;

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây:

a) Sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở mà không có sự thỏa thuận của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc với Chủ tịch Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở mà không có sự thỏa thuận của tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp;

b) Người có hành vi cản trở việc thành lập tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp hoặc cản trở hoạt động của tổ chức công đoàn.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Phải bảo đảm các điều kiện làm việc cần thiết cho tổ chức công đoàn, bố trí thời gian cho người làm công tác công đoàn đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Nhận người lao động trở lại làm việc đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Điều 17. Vi phạm những quy định khác

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây:

a) Không khai báo việc sử dụng lao động; không báo cáo tình hình thay đổi nhân công; không báo cáo việc chấm dứt sử dụng lao động trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động;

b) Không lập sổ lao động, sổ lương, sổ bảo hiểm xã hội theo quy định;

c) Không trả lại sổ lao động cho người lao động trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người có hành vi đánh đập, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hoặc ngược đãi, cưỡng bức lao động theo quy định của pháp luật lao động.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Tiến hành khai báo việc sử dụng lao động; báo cáo tình hình thay đổi nhân công; báo cáo việc chấm dứt sử dụng lao động trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động đối với vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Lập sổ lao động, sổ lương đối với vi phạm tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Trả sổ lao động cho người lao động đối với vi phạm tại điểm c khoản 1 Điều này.

d) Bồi hoàn chi phí khám bệnh, chữa bệnh phục hồi sức khỏe cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

MỤC II. VI PHẠM NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Điều 18. Vi phạm những quy định về trang thiết bị về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có một trong những hành vi không sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích các phương tiện bảo hộ lao động mà người sử dụng lao động đã trang bị.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây:

a) Không có các phương tiện che chắn các bộ phận dễ gây nguy hiểm của máy, thiết bị; không có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động ở những nơi làm việc, nơi đặt máy, thiết bị, nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại theo quy định;

b) Không trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật, y tế và trang bị bảo hộ lao động thích hợp để bảo đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn ở những nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại dễ gây tai nạn lao động;

c) Không cung cấp đầy đủ hoặc cung cấp nhưng không đạt tiêu chuẩn chất lượng, quy cách các trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc người sử dụng lao động phải trang bị các phương tiện kỹ thuật, y tế, bảo vệ cá nhân theo quy định cho người lao động khi vi phạm các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.



Điều 19. Vi phạm những quy định về bảo đảm an toàn sức khỏe cho người lao động

1. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong những hành vi: không thực hiện chế độ bồi dưỡng hiện vật cho người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại; không tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động hoặc khám sức khỏe định kỳ không đủ số lượng lao động; không điều trị hoặc khám sức khỏe định kỳ và lập hồ sơ sức khỏe riêng biệt cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp, theo một trong các mức như sau:

a) Từ 300.000 đồng đến 2.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến dưới 500 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 500 người lao động trở lên.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với người sử dụng lao động vi phạm một trong những hành vi sau đây:

a) Không tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo cho người lao động về những quy định, biện pháp làm việc an toàn, những khả năng tai nạn lao động cần đề phòng;

b) Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ, chăm lo sức khỏe cho người lao động;

c) Không thực hiện các quy định về các biện pháp khử độc, khử trùng, vệ sinh cá nhân cho người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại;

d) Không đo, kiểm tra môi trường tại nơi làm việc có yếu tố độc hại theo quy định;

đ) Không phân loại lao động theo danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện các chế độ theo quy định.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Phải tiến hành tổ chức huấn luyện, hướng dẫn về biện pháp an toàn, những khả năng tai nạn lao động và tổ chức khám sức khỏe, điều trị, lập hồ sơ sức khỏe cho người lao động khi vi phạm các quy định tại khoản 1 và điểm a, điểm b khoản 2 Điều này;

b) Phải bồi hoàn khoản bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động được quy định thành tiền theo thời giá hiện hành khi vi phạm khoản 1 Điều này.



Điều 20. Vi phạm những quy định về tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây:

a) Không định kỳ kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động;

b) Vi phạm các quy phạm, tiêu chuẩn an toàn lao động trong việc sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, tàng trữ, vận chuyển đối với các loại máy, thiết bị, vật tư các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

c) Không đăng ký đối với các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

d) Không bảo đảm các tiêu chuẩn về nơi làm việc hoặc không định kỳ kiểm tra đo lường các tiêu chuẩn này.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây:

a) Không có luận chứng về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động khi xây dựng mới, cải tạo cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và tàng trữ các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

b) Không thực hiện kiểm định đối với các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

c) Không thực hiện những biện pháp khắc phục hoặc ngừng hoạt động đối với những nơi làm việc, máy, thiết bị có nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; thực hiện các quy phạm, tiêu chuẩn an toàn khi vi phạm các quy định tại điểm b, điểm d khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này;

b) Buộc khắc phục, sửa chữa đối với các máy, thiết bị không bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn lao động theo Danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;

c) Buộc phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền các loại máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động khi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.



Điều 21. Vi phạm những quy định về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau:

a) Không thực hiện những quy định về giải quyết, bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bị bệnh nghề nghiệp hoặc bị tai nạn lao động theo kết luận của Hội đồng Giám định y khoa;

b) Không thanh toán các khoản chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

c) Không thực hiện việc trợ cấp, bồi dưỡng cho người lao động khi họ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không điều tra, khai báo, thống kê hoặc khai báo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không thống kê báo cáo định kỳ về các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc hoàn trả những thiệt hại cho người lao động khi vi phạm những quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.

Chương 3.

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

MỤC I. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT

Điều 22. Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, và d khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Điều 23. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành về lao động

1. Thanh tra viên lao động đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng về vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, và d khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

2. Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, và d khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

3. Chánh thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.



Điều 24. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác

Ngoài những chủ thể quy định tại Điều 22 và Điều 23 Nghị định này, những người có thẩm quyền sau đây khi phát hiện các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình thì có quyền xử phạt, cụ thể như sau:

1. Những người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc công an nhân dân quy định tại Điều 31 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính được xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động có liên quan tới an ninh, trật tự như: hành vi vi phạm quy định về việc làm, vi phạm quy định về hợp đồng lao động hoặc những trường hợp đối tượng vi phạm thuộc các cơ sở có sử dụng lao động do Bộ Công an quản lý.

2. Những người có thẩm quyền thanh tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 191 của Bộ luật Lao động, khi tiến hành thanh tra có quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động tương đương với thẩm quyền xử phạt của thanh tra lao động quy định tại Nghị định này.



MỤC II. THỦ TỤC XỬ PHẠT

Điều 25. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về pháp luật lao động

1. Đối với hành vi vi phạm hành chính về pháp luật lao động mà thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan quản lý nhà nước thì việc xử phạt do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện theo quy định của Nghị định này.

2. Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định tại các Điều 22, 23 và 24 là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính.

Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.

3. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:

a) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;

b) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;

c) Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các cơ quan khác nhau, thì quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.



Điều 26. Ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 22, 23 và 24 Nghị định này có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật.



Điều 27. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt

1. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm pháp luật lao động và việc thi hành quyết định xử phạt được thực hiện theo quy định tại các Điều từ 54 đến 68 Chương VI của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2002 và quy định tại các khoản 21, 22, 24, 25, 26 và 28 của Điều 1 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2008.

2. Các mẫu biên bản, quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm pháp luật lao động được ban hành kèm theo Phụ lục của Nghị định này.

Điều 28. Công khai tình hình vi phạm pháp luật lao động và kết quả xử lý.

1. Cá nhân, chủ thể có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt có trách nhiệm công bố công khai ít nhất một lần trên phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình trung ương hoặc địa phương, đài phát thanh trung ương hoặc đài phát thanh của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, báo lao động xã hội, báo nhân dân.v.v… nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính về tình hình vi phạm pháp luật lao động của các doanh nghiệp khi vi phạm các quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 7; các khoản 3 và 4 Điều 8; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 10; các khoản 1 và 2 Điều 11; khoản 3 Điều 12; các điểm c, d, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 1 và các điểm a và b khoản 2 Điều 13; các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 15; khoản 2 Điều 16; khoản 2 Điều 17; các khoản 2 và 3 Điều 18; điểm d khoản 1 Điều 20; khoản 1 Điều 21 và việc xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

2. Các phương tiện thông tin đại chúng có trách nhiệm phải công bố thông tin vi phạm của doanh nghiệp trong vòng 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc công bố công khai vi phạm của doanh nghiệp.


Каталог: Images -> Documents
Documents -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Documents -> CỤC ĐĂng kiểm việt nam
Documents -> QuyếT ĐỊnh của thủ TƯỚng chính phủ SỐ 276/2006/QĐ-ttg ngàY 4 tháng 12 NĂM 2006 VỀ giá BÁN ĐIỆn thủ TƯỚng chính phủ
Documents -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁo cáo hoạT ĐỘng y tế CƠ SỞ
Documents -> Số hồ sơ: /vslđ HỒ SƠ VỆ sinh lao đỘNG
Documents -> Mẫu (Form) nc13 Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2015/tt-bca
Documents -> THÔng tư CỦa bộ CÔng thưƠng số 10/2008/tt-bct ngàY 25 tháng 7 NĂM 2008
Documents -> BỘ lao đỘng-thưƠng binh và XÃ HỘI
Documents -> NghÞ ®Þnh cña ChÝnh phñ Sè 67/2001/N§-cp ngµy 01 th¸ng 10 n¨m 2001 Ban hµnh c¸c danh môc chÊt ma tuý vµ tiÒn chÊt
Documents -> CỤC ĐĂng kiểm việt nam

tải về 207.34 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương