Nghị ĐỊnh quy đỊnh chi tiết và HƯỚng dẫn thi hàNH



tải về 2.94 Mb.
trang1/18
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích2.94 Mb.
#37486
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

CHÍNH PHỦ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số:..../201..../NĐ-CP

DỰ THẢO

Ngày 18.5.2017

Hà Nội, ngày ......tháng năm 20.......


NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH

MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐƯỜNG SẮT

Căn cứ Luật Tổ chức chính phủ số 76/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Đường sắt số ..................ngày.......tháng ...... năm 201....;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt về: xử lý các vị trí giao cắt không phù hợp với quy định của Luật, các lối đi dân sinh để đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt và lộ trình thực hiện; danh mục phụ kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị chuyên dùng cho đường sắt thuộc công nghiệp đường sắt; niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt; kinh doanh đường sắt; kinh doanh đường sắt; miễn, giảm giá vé cho đối tượng chính sách xã hội khi đi tàu; danh mục hàng nguy hiểm và điều kiện xếp, dỡ, vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với: các Bộ, cơ quan ngang Bộ; Ủy ban nhân dân các cấp; doanh nghiệp kinh doanh đường sắt và các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến các hoạt động đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Trường hợp các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có các quy định khác với quy định của nghị định này thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này các cụm từ được hiểu như sau:



1. Niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt là số năm phương tiện được phép sử dụng trên đường sắt tính từ khi phương tiện bắt đầu khai thác trên đường sắt.

2. Chốt gác là nơi có bố trí người thường trực 24/24 giờ trong ngày tại các lối đi dân sinh và đường ngang tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao để báo hiệu, hướng dẫn cho người và phương tiện giao thông đường bộ đảm bảo an toàn khi qua lại.

3. Cảnh giới là việc bố trí người trong một thời gian nhất định tại các lối đi dân sinh và đường ngang tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao để canh gác, cảnh báo cho người và phương tiện tham gia giao thông biết sắp có tàu qua để kịp thời xử lý.

4. Gờ giảm tốc là vật được lắp trên đường bộ khu vực đường ngang nhằm mục đích hạn chế tốc độ tham gia giao thông của các phương tiện qua đó hạn chế tối đa những nguy cơ gây ra tai nạn giao thông.



Chương II

XỬ LÝ CÁC VỊ TRÍ GIAO CẮT KHÔNG PHÙ HỢP VỚI QUY ĐỊNH CỦA LUẬT, CÁC LỐI ĐI DÂN SINH ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT, ĐƯỜNG BỘ VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

Điều 4. Yêu cầu chung

1. Phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông giao thông đường sắt và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có đường sắt đi qua.

2. Không phát sinh thêm và từng bước xóa bỏ lối đi dân sinh; cải tạo các đường ngang hiện có, xây dựng các đường gom dọc theo đường sắt, cầu vượt qua đường sắt theo thứ tự ưu tiên, phù hợp khả năng huy động vốn.

3. Các công trình xây dựng gần hành lang an toàn giao thông đường sắt phải có phương án bảo đảm an toàn giao thông cho người và phương tiện trong quá trình khai thác.

4. Đường ngang xây dựng mới phải đảm bảo đúng quy hoạch, đúng yêu cầu kỹ thuật.

Mục 1

Xử lý các vị trí giao cắt hiện nay không phù hợp với quy định của Luật

Điều 5. Đường sắt chuyên dùng giao cắt cùng mức với đường sắt quốc gia

1. Trường hợp đường sắt chuyên dùng hiện nay giao cắt cùng mức với đường sắt quốc gia thì chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng phải có trách nhiệm đầu tư, xây dựng nút giao khác mức với đường sắt quốc gia.

2. Khi chưa thực hiện được nút giao khác mức giữa đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia thì:

a) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia có trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng tổ chức xây dựng và thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn chạy tàu qua điểm giao cắt; chủ trì điều hành chạy tàu qua điểm giao cắt;

b) Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có trách nhiệm: Đầu tư xây dựng, bảo trì công trình đường sắt chuyên dùng kết nối với đường sắt quốc gia; chịu sự điều hành chạy tàu qua điểm giao cắt của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Điều 6. Đường bộ cấp III trở lên, đường bộ đô thị giao cắt cùng mức với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng

1. Trường hợp đường bộ từ cấp III trở lên, đường bộ đô thị giao cắt cùng mức với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng thì chủ đầu tư công trình xây dựng sau có trách nhiệm đầu tư, xây dựng thành nút giao khác mức và tổ chức quản lý, bảo trì nút giao này.

2. Khi chưa thực hiện được nút giao khác mức giữa đường bộ từ cấp III trở lên, đường bộ đô thị với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng thì:

a) Chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình xây dựng sau có trách nhiệm đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo thành đường ngang có người gác;

b) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có trách nhiệm tiếp nhận công trình đường ngang sau nâng cấp, cải tạo, tổ chức quản lý, bảo trì và phòng vệ đường ngang.

Điều 7. Đường ngang mà đường bộ cấp III trở xuống giao cắt cùng mức với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng

1. Không tổ chức phòng vệ bằng biển báo đối với đường ngang mà đường bộ từ cấp III trở xuống giao cắt cùng mức với đường sắt quốc gia hoặc đường sắt chuyên dùng. Chủ đầu tư công trình xây dựng sau có trách nhiệm đầu tư, xây dựng nâng cấp, cải tạo các đường ngang này.

2. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng phải tổ chức chốt gác hoặc cảnh giới tại các đường ngang tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao thuộc phạm vi quản lý.

3. UBND cấp xã chủ trì, phối hợp với kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng giải tỏa tầm nhìn tại vị trí đường ngang theo quy định.

4. Cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm duy trì hệ thống báo hiệu đường bộ theo quy định; xây dựng gờ giảm tốc cưỡng bức trên đường bộ ngoài phạm vi đường ngang thuộc phạm vi quản lý của mình.

5. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có trách nhiệm duy trì hệ thống báo hiệu đường sắt; xây dựng gờ giảm tốc cưỡng bức trên đường bộ trong phạm vi đường ngang thuộc phạm vi quản lý của mình.



Mục 2

Xử lý các lối đi dân sinh hiện có

Điều 8. Quản lý lối đi dân sinh

1. Toàn bộ lối đi dân sinh hiện có trên mạng đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng phải được lập thành hồ sơ quản lý lối đi dân sinh để phục vụ quản lý.

2. Đối với lối đi dân sinh trên đường sắt quốc gia:

a) UBND cấp huyện có đường sắt đi qua chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia tổ chức lập hồ sơ quản lý lối đi dân sinh;

b) UBND cấp xã chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia có trách nhiệm trực tiếp quản lý lối đi dân sinh.

3. Đối với lối đi dân sinh trên đường sắt chuyên dùng:

a) UBND cấp huyện có đường sắt đi qua chủ trì, phối hợp với chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng tổ chức lập hồ sơ quản lý lối đi dân sinh;

b) UBND cấp xã chủ trì, phối hợp với chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có trách nhiệm trực tiếp quản lý lối đi dân sinh.



Điều 9. Tăng cường các điều kiện an toàn tại các lối đi dân sinh

1. UBND cấp xã có đường sắt đi qua; tổ chức, cá nhân có sử dụng lối đi dân sinh có trách nhiệm:

a) Tổ chức chốt gác hoặc cảnh giới tại các lối đi dân sinh tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao;

b) Thu hẹp bề rộng các lối đi dân sinh bên ngoài đường sắt không cho phép phương tiện cơ giới đường bộ qua lại trừ mô tô hai bánh, xe gắn máy, xe máy điện;

c) Có biện pháp hạn chế tốc độ của phương tiện trước khi đi vào đường sắt;

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến đảm bảo an toàn giao thông theo phân cấp, ủy quyền.

2. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có trách nhiệm:

a) Cắm và duy trì đầy đủ biển báo “CHÚ Ý TÀU HỎA” tại các lối đi dân sinh; thu hẹp bề rộng lối đi dân sinh trong phạm vi lòng đường sắt thuộc phạm vi quản lý;

b) Cung cấp lịch trình chạy tàu cho UBND cấp xã, tổ chức, cá nhân có sử dụng lối di dân sinh để tổ chức cảnh giới hoặc chốt gác;

c) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, cung cấp trang thiết bị phục vụ công tác cảnh giới, chốt gác;

d) Phối hợp với UBND cấp xã, tổ chức, cá nhân có sử dụng lối di dân sinh có biện pháp đảm bảo người và phương tiện qua lại lối đi dân sinh dễ dàng;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến đảm bảo an toàn giao thông theo phân cấp, ủy quyền.



Điều 10. Giảm các lối đi dân sinh

1. Gom nhiều lối đi dân sinh thành một, một số lối đi dân sinh có tổ chức chốt gác, cảnh giới hoặc nối đường gom với các đường ngang để giảm lối đi dân sinh.

2. UBND cấp xã có đường sắt đi qua, tổ chức, cá nhân có sử dụng lối đi dân sinh có trách nhiệm:

a) Chủ trì tổ chức xóa bỏ các lối đi dân sinh mới phát sinh so với hồ sơ quản lý lối đi dân sinh;

b) Chủ trì thực hiện việc gom, giảm các lối đi dân sinh và tổ chức cảnh giới, chốt gác.

3. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã, tổ chức, cá nhân có sử dụng lối di dân sinh trong việc gom, giảm lối đi dân sinh.



Điều 11. Xóa bỏ lối đi dân sinh

Xây dựng rào chắn kết hợp đường gom nối vào đường ngang hoặc với nút giao khác mức để xóa bỏ các lối đi dân sinh.



Điều 12. Kinh phí thực hiện việc xử lý các lối đi dân sinh hiện có

1. Việc thực hiện xử lý các lối đi dân sinh thực hiện theo thứ tự ưu tiên và phù hợp với khả năng huy động vốn.

2. Kinh phí thực hiện việc xử lý các lối đi dân sinh hiện có thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư công.

3. Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng, tổ chức, cá nhân có sử dụng lối đi dân sinh tự xử lý các lối đi dân sinh thuộc phạm vi quản lý.



Mục 3.

Lộ trình xử lý lối đi dân sinh; trách nhiệm của các Bộ, ngành, Ủy ban
nhân dân các cấp và doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt trong việc xử lý lối đi dân sinh đảm bảo trật tự an toàn giao thông
đường sắt


Điều 13. Lộ trình xử lý lối đi dân sinh

1) Đến năm 2020, hoàn thành việc xóa bỏ các lối đi dân sinh cắt ngang qua đường sắt có chiều rộng mặt đường lớn hơn 3,0 mét.

2) Đến năm 2025, hoàn thành việc xóa bỏ các lối đi dân sinh cắt ngang qua đường sắt có chiều rộng mặt đường từ 3,0 mét trở xuống.

Điều 14. Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ

1. Bộ Giao thông vận tải

a) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đảm bảo an toàn giao thông đường sắt thuộc phạm vi trách nhiệm của mình;

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan truyền thông trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội trong hoạt động đường sắt;

c) Hoàn thiện và ban hành nội dung chương trình đào tạo người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ an toàn qua đường ngang để triển khai thực hiện;

d) Chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án xử lý các vị trí giao cắt hiện nay không phù hợp với quy định của Luật; xử lý các lối đi dân sinh hiện có và các dự án liên quan đến công tác đảm bảo an toàn giao thông đường sắt quốc gia theo lộ trình thực hiện quy định tại Nghị định này;

đ) Chỉ đạo các cơ quan quản lý chuyên ngành trực thuộc thực hiện các nội dung quy định tại các điểm b, c, d khoản này;

e) Chủ trì tổ chức thực hiện, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc xử lý các vị trí giao cắt hiện nay không phù hợp với quy định của Luật; xử lý các lối đi dân sinh hiện có và các nội dung quy định tại Nghị định này.

2. Trách nhiệm của Bộ Công an

a) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn xã hội trong hoạt động đường sắt;

b) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đường sắt trên toàn quốc;

c) Chỉ đạo lực lượng công an, cảnh sát các địa phương có đường sắt đi qua tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh, trật tự an toàn giao thông đường sắt và xử lý các hành vi vi phạm;

d) Chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông, công an các địa phương trong việc đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông đối với các đoàn tàu đặc biệt.

3. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch đầu tư

Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí vốn kế hoạch đầu tư để xử lý các vị trí giao cắt hiện nay không phù hợp với quy định của Luật; xử lý các lối đi dân sinh hiện có và các dự án liên quan đến công tác đảm bảo an toàn giao thông đường sắt quốc gia theo lộ trình thực hiện quy định tại Nghị định này.

4. Trách nhiệm Bộ Tài chính

a) Bảo đảm kinh phí cho các hoạt động: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường sắt; xử lý các vị trí giao cắt hiện nay không phù hợp với quy định của Luật; xử lý các lối đi dân sinh hiện có theo lộ trình thực hiện quy định tại Nghị định này; các dự án liên quan đến công tác đảm bảo an toàn giao thông đường sắt quốc gia theo lộ trình thực hiện quy định tại Nghị định này;

b) Đề xuất, ban hành cơ chế chính sách theo thẩm quyền huy động các nguồn lực đầu tư cho các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Trách nhiệm Bộ Thông tin truyền thông: Chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường sắt.

6. Trách nhiệm Bộ Giáo dục và đào tạo: Chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an chọn lọc những nội dung cần thiết về trật tự, an toàn giao thông đường sắt để đưa vào chương trình đào tạo giảng dạy cho học sinh, sinh viên phù hợp với ngành học, cấp học.

7. Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi trách nhiệm của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường sắt.

Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin truyền thông trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường sắt trong phạm vi quản lý;

b) Chủ trì trong việc chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng, tổ chức, cá nhân có sử dụng lối đi dân sinh trong việc: Quản lý, tăng cường các điều kiện an toàn, giảm, xóa bỏ các lối đi dân sinh hiện có trong phạm vi quản lý theo lộ trình quy định tại Nghị định này; tổ chức bảo vệ, ngăn chặn, giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường sắt bị lấn chiếm;

c) Đảm bảo kinh phí địa phương để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường sắt, xử lý các lối đi dân sinh thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

d) Chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp huyện phải đảm bảo các biện pháp an toàn giao thông đường sắt khi cấp, cho thuê đất dọc hành lang an toàn giao thông đường sắt và các nội dung quy định tại các điểm a, b khoản này;

đ) Chủ trì tổ chức thực hiện, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc xử lý các lối đi dân sinh hiện có và các nội dung quy định tại Nghị định này thuộc trách nhiệm của mình.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp Huyện

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành đường bộ, đường sắt trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường sắt trong phạm vi quản lý;

b) Chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng, tổ chức, cá nhân có sử dụng lối đi dân sinh trong việc: Quản lý, tăng cường các điều kiện an toàn, giảm, xóa bỏ các lối đi dân sinh hiện có trong phạm vi quản lý theo lộ trình quy định tại Nghị định này; tổ chức bảo vệ, ngăn chặn, giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường sắt bị lấn chiếm;

c) Đảm bảo kinh phí địa phương để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường sắt, xử lý các lối đi dân sinh thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

d) Phải đảm bảo các biện pháp an toàn giao thông đường sắt khi cấp, cho thuê đất dọc hành lang an toàn giao thông đường sắt;

đ) Thực hiện các nội dung quy định điểm a khoản 2, 3 Điều 8 Nghị định này;

e) Chủ trì tổ chức thực hiện, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc xử lý các lối đi dân sinh hiện có và các nội dung quy định tại Nghị định này thuộc trách nhiệm của mình.

3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

a) Chủ trì, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt tại địa phương;

b) Phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng, tổ chức, cá nhân có sử dụng lối đi dân sinh trong việc: Quản lý, tăng cường các điều kiện an toàn, giảm, xóa bỏ các lối đi dân sinh hiện có trong phạm vi quản lý theo lộ trình quy định tại Nghị định này; tổ chức bảo vệ, phát hiện kịp thời và ngăn chặn việc mở lối đi dân sinh trái phép, hành lang an toàn giao thông đường sắt bị lấn chiếm;

c) Đảm bảo kinh phí địa phương để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường sắt, xử lý các lối đi dân sinh thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã;

d) Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điểm b khoản 2, 3 Điều 8, khoản 1 Điều 9, khoản 2 Điều 10 Nghị định này.

4. Ủy ban nhân dân các cấp của địa phương có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020.



Điều 16. Trách nhiệm của Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng, tổ chức, cá nhân có sử dụng lối đi dân sinh

1. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 9, khoản 3 Điều 10 Nghị định này.

2. Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng, tổ chức, cá nhân có sử dụng lối đi dân sinh thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều 8, khoản 2 Điều 9, khoản 3 Điều 10 Nghị định này.

3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.



Chương III

DANH MỤC PHỤ KIỆN, PHỤ TÙNG, VẬT TƯ, THIẾT BỊ DÙNG
CHO ĐƯỜNG SẮT; NIÊN HẠN SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN


Điều 17. Danh mục phụ kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị chuyên dùng cho đường sắt

Danh mục phụ kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị chuyên dùng cho đường sắt theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.



Điều 18. Niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt

1. Đối với đầu máy, và toa xe chở khách chạy trên chính tuyến của đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị: Không quá 35 năm.

2. Đối với toa xe chở hàng chạy trên chính tuyến của đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị: Không quá 40 năm.

3. Đối với các đầu máy dồn dịch trong ga, trong đề-pô, trong nội bộ nhà máy và các phương tiện chuyên dùng: Không quy định niên hạn sử dụng.



Điều 19. Lộ trình thực hiện niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt

1. Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 01/01/2017: Được phép hoạt động đến hết ngày 31/12/2020.

2. Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 01/01/2017 đến trước ngày 01/01/2018: Được phép hoạt động đến hết ngày 31/12/2021.

3. Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 01/01/2018 đến trước ngày 01/01/2019: Được phép hoạt động đến hết ngày 31/12/2022.

4. Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 01/01/2019 đến trước ngày 01/01/2020: Được phép hoạt động đến hết ngày 31/12/2023.

5. Các phương tiện đã hết niên hạn sử dụng từ ngày 01/01/2020 đến trước ngày 01/01/2021: Được phép hoạt động đến hết ngày 31/12/2024.



Chương IV

MIỄN, GIẢM GIÁ VÉ

CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI KHI ĐI TÀU

Điều 20. Đối tượng được miễn, giảm giá vé

1. Người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945.

2. Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

3. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; nạn nhân chất độc màu da cam.

4. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

5. Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng.

6. Trẻ em dưới 6 tuổi.

7. Người cao tuổi.



Điều 21. Miễn, giảm giá vé cho từng đối tượng chính sách xã hội

1. Miễn vé áp dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi đi cùng người lớn. Trẻ em được miễn vé phải sử dụng chung chỗ của người lớn đi cùng. Mỗi người lớn được kèm không quá 02 (hai) trẻ em miễn vé đi cùng.

2. Giảm giá vé áp dụng cho các đối tượng sau đây:

a) Mức giảm 90% giá vé áp dụng cho người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945; bà mẹ Việt Nam anh hùng;

b) Mức giảm 30% giá vé áp dụng cho các đối tượng là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; nạn nhân chất độc màu da cam;

c) Giảm giá vé cho đối tượng là người khuyết tật đặc biệt nặng; người khuyết tật nặng; người cao tuổi thực hiện theo quy định của Pháp luật về người khuyết tật và người cao tuổi.

3. Việc giảm giá vé quy định tại Khoản 2 Điều này được áp dụng theo giá vé bán thực tế của loại chỗ, loại tàu mà đối tượng sử dụng.

4. Không áp dụng miễn, giảm giá vé đối với tàu khách liên vận quốc tế.



Điều 22. Các quy định khác về miễn, giảm giá vé

1. Căn cứ điều kiện và thời gian cụ thể, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng đường sắt có thể mở rộng đối tượng được miễn, giảm giá vé và điều chỉnh mức giảm giá vé cho các đối tượng chính sách xã hội cho phù hợp nhưng bảo đảm không thấp hơn mức quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Nghị định này.

2. Trường hợp đối tượng chính sách xã hội đi tàu được hưởng từ 02 (hai) chế độ giảm giá vé trở lên thì chỉ được hưởng một chế độ giảm giá vé cao nhất.

3. Người được miễn, giảm giá vé tàu phải xuất trình giấy chứng nhận thuộc đối tượng quy định cùng giấy tờ tùy thân khi mua vé và khi đi tàu.



Chương V

ĐIỀU KIỆN KINH DOANH ĐƯỜNG SẮT

Điều 23. Loại hình doanh nghiệp kinh doanh đường sắt có điều kiện

Các loại hình doanh nghiệp kinh doanh đường sắt có điều kiện bao gồm:

1. Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt.

2. Kinh doanh vận tải đường sắt.

3. Kinh doanh đường sắt đô thị.



Điều 24. Điều kiện kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt

Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Có bộ phận (ban, phòng, tổ) phụ trách công tác an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt.

3. Điều kiện về nhân lực:

a) Có ít nhất 01 cán bộ quản lý, điều hành doanh nghiệp có trình độ đại học về chuyên ngành xây dựng công trình đường sắt và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trực tiếp về quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt;

b) Cán bộ phụ trách bộ phận an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt có trình độ đại học về chuyên ngành xây dựng công trình đường sắt và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trực tiếp về quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt;

c) Các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu do doanh nghiệp quản lý hoặc đi thuê của doanh nghiệp khác phải có bằng, chứng chỉ đạo tạo chuyên môn phù hợp với chức danh đảm nhận.

4. Điều kiện đối với phương tiện giao thông đường sắt: các phương tiện giao thông đường sắt thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp đi thuê phải có đủ giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực.

5. Điều kiện đối với kết cấu hạ tầng đường sắt

Kết cấu hạ tầng đường sắt thuộc quản lý của doanh nghiệp phải phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng đã công bố.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12

tải về 2.94 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương