Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 92/2006/NĐ-cp ngàY 07 tháng 9 NĂM 2006 VỀ LẬP, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế XÃ HỘI



tải về 159.91 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích159.91 Kb.
#1033
  1   2   3


NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 92/2006/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 9 NĂM 2006
VỀ LẬP, PHÊ DUYỆT VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH TỔNG THỂ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

CHÍNH PHỦ



Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ văn bản số 484/UBTVQH11 ngày 31 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về trách nhiệm và trình tự lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng kinh tế trọng điểm; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện); quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực (trừ quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất).



Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm:

1. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.



Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bản đồ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là bản đồ thể hiện phương án tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội của một lãnh thổ nhất định cho thời kỳ quy hoạch. Hệ thống bản đồ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội bao gồm: bản đồ hành chính; bản đồ quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng chủ yếu; bản đồ hiện trạng và quy hoạch phân bố các điểm dân cư và đô thị; bản đồ quy hoạch các khu công nghiệp và các công trình chủ yếu; bản đồ quy hoạch tổ chức không gian lãnh thổ; bản đồ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước là luận chứng phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội hợp lý trên lãnh thổ quốc gia trong một thời gian xác định.

3. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ là luận chứng phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội hợp lý trên lãnh thổ nhất định trong một thời gian xác định.

4. Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực là luận chứng, lựa chọn phương án phát triển và phân bố ngành, lĩnh vực hợp lý trong thời kỳ dài hạn trên phạm vi cả nước và trên các vùng, lãnh thổ.

5. Sản phẩm chủ yếu là những sản phẩm có ý nghĩa quyết định lớn đến tăng trưởng và phát triển kinh tế.

6. Vùng kinh tế - xã hội là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các hoạt động kinh tế - xã hội tương đối độc lập, thực hiện sự phân công lao động xã hội của cả nước. Đây là loại vùng phục vụ việc hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi vùng của đất nước.

7. Vùng kinh tế trọng điểm là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, hội tụ các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn, giữ vai trò động lực, đầu tàu thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước.

Điều 4. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội bao gồm:

1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước.

2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, Vùng kinh tế trọng điểm; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện.

3. Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực cấp quốc gia; quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực cấp tỉnh; quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu cấp quốc gia; quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu cấp tỉnh.

Điều 5. Thời kỳ lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lập cho thời kỳ 10 năm, có tầm nhìn từ 15 - 20 năm và thể hiện cho từng thời kỳ 5 năm. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội được rà soát, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội.



Điều 6. Nguyên tắc chung trong việc lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

1. Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất đai; cụ thể hóa mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong không gian lãnh thổ cả nước, vùng, làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực phải đi trước một bước làm căn cứ cho lập quy hoạch xây dựng, đô thị và quy hoạch đất đai; đồng thời, quy hoạch xây dựng, đô thị và quy hoạch đất đai giai đoạn trước làm căn cứ cho lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn sau.

2. Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, phù hợp giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực. Quy hoạch cả nước phải đi trước một bước làm căn cứ cho lập quy hoạch vùng và các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, đồng thời các quy hoạch vùng và ngành, lĩnh vực giai đoạn trước làm căn cứ để lập quy hoạch cả nước cho giai đoạn sau. Quy hoạch phát triển ngành phải đi trước một bước làm căn cứ cho lập quy hoạch vùng và quy hoạch cấp tỉnh, đồng thời quy hoạch cấp tỉnh giai đoạn trước làm căn cứ cho lập quy hoạch phát triển ngành giai đoạn sau. Quy hoạch phát triển các lãnh thổ lớn phải đi trước một bước làm căn cứ cho lập quy hoạch của lãnh thổ nhỏ hơn; đồng thời, quy hoạch của lãnh thổ nhỏ hơn giai đoạn trước làm căn cứ cho lập quy hoạch lãnh thổ lớn hơn của giai đoạn sau.

3. Kết hợp chặt chẽ giữa hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữa yêu cầu trước mắt với lâu dài; gắn hiệu quả bộ phận với hiệu quả tổng thể, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

4. Bảo đảm tính khoa học, tính tiên tiến, liên tục và kế thừa; dựa trên các kết quả điều tra cơ bản, các định mức kinh tế - kỹ thuật, các tiêu chí, chỉ tiêu có liên quan để xây dựng quy hoạch.

5. Phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.



Điều 7. Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

1. Thời hạn xem xét điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo định kỳ 5 năm một lần. Việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo tính kế thừa, chỉ điều chỉnh những nội dung không còn phù hợp với tình hình thực tế và bổ sung quy hoạch cho 5 năm tiếp theo.

2. Hàng năm, trên cơ sở đánh giá thực hiện quy hoạch, nếu cần thay đổi, điều chỉnh, bổ sung cục bộ hoặc trong trường hợp xuất hiện những yếu tố mới làm thay đổi từng phần nội dung quy hoạch đã được phê duyệt, quy hoạch đó phải được nghiên cứu điều chỉnh cục bộ kịp thời cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế.

3. Nội dung điều chỉnh là một bộ phận cấu thành của nội dung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

4. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm lập, trình duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nào thì có trách nhiệm lập và trình duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đó.

5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nào thì có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đó.



Điều 8. Kinh phí lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

1. Nhà nước bảo đảm kinh phí từ ngân sách nhà nước và có chính sách huy động các nguồn vốn khác cho công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Kinh phí cho công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội được cân đối trong kế hoạch hàng năm.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí hàng năm cho công tác lập quy hoạch; đồng thời, hướng dẫn các Bộ, ngành và các địa phương tổ chức thực hiện.

3. Kinh phí cho công tác quy hoạch phải được sử dụng đúng mục đích và tiết kiệm.



Điều 9. Định mức đơn giá chi phí cho lập, thẩm định dự án quy hoạch

Định mức đơn giá chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính ban hành.



Điều 10. Trách nhiệm lập và trình phê duyệt quy hoạch

1. Phân cấp lập và trình phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

a) Chính phủ trình Quốc hội thông qua quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước; Chủ tịch Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét thông qua quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cấp mình và trình Thủ trưởng cấp trên phê duyệt.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm lập và trình phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm.

c) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm lập và trình phê duyệt quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu thuộc lĩnh vực mình phụ trách.

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm lập và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh.

đ) Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm lập và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện.

e) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền cho các Sở quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm lập và trình phê duyệt quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu cấp tỉnh thuộc ngành, lĩnh vực mình phụ trách.

2. Trong trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước không đủ điều kiện năng lực thực hiện nhiệm vụ lập quy hoạch thì mời chuyên gia, thuê tư vấn để thực hiện một số công việc nhất định trong công tác lập quy hoạch, nhưng cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm lập quy hoạch phải chịu trách nhiệm về việc lập và trình duyệt quy hoạch.

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được thuê các cơ quan, tổ chức tư vấn trong nước (kể cả hội nghề nghiệp, hội ngành nghề) và các tổ chức tư vấn quốc tế có chức năng và năng lực đáp ứng yêu cầu lập các dự án quy hoạch.

Các tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ dự án về nội dung, chất lượng và tiến độ thực hiện dự án.

Điều 11. Quản lý quy hoạch

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ và thực hiện sự phân công của Chính phủ về công tác này. Chính phủ phân công, phân cấp quản lý và trách nhiệm về thực hiện công tác quy hoạch cho các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn nội dung và phương pháp lập quy hoạch vùng, quy hoạch ngành phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ đối với lĩnh vực mình phụ trách. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng nội dung và phương pháp lập quy hoạch phát triển ngành theo chức năng.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác quy hoạch trên địa bàn tỉnh, thành phố do mình quản lý.

5. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác quy hoạch trên địa bàn cấp huyện.

6. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả lập, thẩm định, phê duyệt sau khi quy hoạch được thông qua và quyết định phê chuẩn có hiệu lực thi hành; định kỳ hàng năm báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả lập, thẩm định, phê duyệt sau khi quy hoạch được thông qua và quyết định phê chuẩn có hiệu lực thi hành; định kỳ hàng năm báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

7. Sau khi quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trình quy hoạch có trách nhiệm tổ chức công bố công khai, thông báo quy hoạch (trừ quy hoạch có nội dung bí mật quốc gia) cụ thể như sau:

a) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm công bố, thông báo bằng văn bản quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước, các vùng; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý ngành chịu trách nhiệm công bố, thông báo bằng văn bản quy hoạch ngành thuộc lĩnh vực mình quản lý cho các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành liên quan; đồng thời, công khai bằng các hình thức để mọi công dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận nghiên cứu và khai thác.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công bố, thông báo bằng văn bản các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh, các quy hoạch cụ thể trên địa bàn tỉnh tới các huyện và các ngành; đồng thời, có cơ chế để mọi công dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận nghiên cứu và khai thác.

8. Tất cả các khâu của công tác quy hoạch từ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, công bố quy hoạch, thực hiện quy hoạch đều phải được kiểm tra, giám sát theo các quy định của pháp luật hiện hành.

9. Các cơ quan nhà nước trong phạm vi, nhiệm vụ của mình có chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra về công tác quy hoạch.

10. Cơ quan trình quy hoạch chịu trách nhiệm về chất lượng và nội dung của quy hoạch trình duyệt.

11. Cơ quan thẩm định phải chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về kết quả thẩm định.



Chương II
NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI


Mục 1
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CẢ NƯỚC


Điều 12. Nội dung của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước

Nội dung chủ yếu của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước bao gồm:

1. Xác định các nội dung nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển, khả năng khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và thực trạng khai thác lãnh thổ quốc gia; phân tích, đánh giá những lợi thế so sánh quốc gia về các yếu tố và điều kiện phát triển có tính tới mối quan hệ khu vực và quốc tế.

a) Phân tích, đánh giá và dự báo khả năng huy động các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội vào mục tiêu phát triển của cả nước.

Vị trí, điều kiện khách quan và chủ quan của cả nước trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và dự báo khả năng khai thác, bảo vệ chúng.

Phân tích, đánh giá phát triển và dự báo dân số, phân bố dân cư gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và các giá trị văn hoá phục vụ phát triển.

Phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng về mức độ đáp ứng yêu cầu phát triển cao hơn.

Phân tích, đánh giá quá trình phát triển và hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các vùng lãnh thổ.

b) Phân tích, dự báo ảnh hưởng của các yếu tố trong nước và quốc tế.

c) Đánh giá về các lợi thế so sánh, hạn chế và cơ hội cùng các thách thức đối với phát triển đất nước trong thời kỳ quy hoạch.

2. Luận chứng mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Luận chứng mục tiêu phát triển (gồm cả mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể).

- Đối với mục tiêu kinh tế: tăng trưởng GDP, tổng GDP, giá trị xuất khẩu và tỷ trọng đóng góp của các vùng đối với cả nước, GDP/người, thu ngân sách, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh.

- Đối với mục tiêu xã hội: mức tăng việc làm, giảm thất nghiệp, giảm đói nghèo, mức độ phổ cập về giáo dục, tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo, mức giảm bệnh tật và tệ nạn xã hội.

- Đối với mục tiêu môi trường: bảo đảm các yêu cầu về môi trường trong sạch và giảm mức độ ô nhiễm môi trường.

- Đối với mục tiêu quốc phòng, an ninh: ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng.

3. Xác định nhiệm vụ cụ thể để đạt mục tiêu trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Luận chứng phát triển cơ cấu kinh tế, luận chứng các phương án phát triển; xác định hướng phát triển ngành, lĩnh vực then chốt và sản phẩm chủ yếu, trong đó xác định chức năng, nhiệm vụ và vai trò đối với cả nước của các vùng.

Lựa chọn phát triển cơ cấu kinh tế, luận chứng và lựa chọn phương án phát triển; phương hướng phát triển và phân bố các ngành, các sản phẩm chủ lực và lựa chọn cơ cấu đầu tư (kể cả đề xuất các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm trong giai đoạn 5 năm đầu và cho thời kỳ quy hoạch).

Căn cứ để phát triển nguồn nhân lực và các giải pháp phát triển, đào tạo nguồn nhân lực.

4. Luận chứng phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế - xã hội trên lãnh thổ cả nước (lựa chọn phương án tổng thể khai thác lãnh thổ).

Tổ chức lãnh thổ hệ thống đô thị và khu công nghiệp.

Định hướng tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn.

Xác định phương hướng phát triển các vùng kinh tế - xã hội và những lãnh thổ đang kém phát triển, những vùng lãnh thổ có vai trò động lực.

Xác định biện pháp giải quyết chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống dân cư giữa các khu vực, giữa thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư.

5. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo yêu cầu trước mắt và lâu dài của các hoạt động kinh tế, xã hội trên lãnh thổ cả nước và các vùng.

a) Lựa chọn phương án phát triển mạng lưới giao thông.

b) Lựa chọn phương án phát triển thông tin liên lạc, bưu chính, viễn thông.

c) Lựa chọn phương án phát triển nguồn và mạng lưới chuyển tải điện.

d) Lựa chọn phương án phát triển các công trình thủy lợi, cấp nước.

đ) Lựa chọn phương án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội và phúc lợi công cộng.

6. Định hướng quy hoạch sử dụng đất (dự báo các phương án sử dụng đất căn cứ vào định hướng phát triển ngành, lĩnh vực).

7. Luận chứng danh mục dự án ưu tiên đầu tư.

8. Luận chứng bảo vệ môi trường; xác định những lãnh thổ đang bị ô nhiễm trầm trọng, những lãnh thổ nhạy cảm về môi trường và đề xuất giải pháp thích ứng để bảo vệ hoặc sử dụng các lãnh thổ này.

9. Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch; đề xuất các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm có tính toán cân đối nguồn vốn để bảo đảm thực hiện và luận chứng các bước thực hiện quy hoạch; đề xuất phương án tổ chức thực hiện quy hoạch.

a) Giải pháp về huy động vốn đầu tư.

b) Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.

c) Giải pháp về khoa học công nghệ, môi trường.

d) Giải pháp về cơ chế, chính sách.

đ) Giải pháp về tổ chức thực hiện.

10. Thể hiện phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước trên bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/1.000.000 và 1/500.000 đối với các khu vực trọng điểm.

Điều 13. Căn cứ lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước

1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

2. Các nghị quyết, quyết định về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.

3. Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực (cấp quốc gia) giai đoạn trước.

4. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng giai đoạn trước.

5. Các quy hoạch xây dựng, đô thị và quy hoạch đất đai giai đoạn trước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

6. Hệ thống số liệu thống kê và các kết quả điều tra cơ bản, khảo sát và hệ thống số liệu, tài liệu liên quan.

Điều 14. Trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước

Trình tự lập quy hoạch tổng phát triển kinh tế - xã hội cả nước thực hiện theo các bước sau:

1. Xử lý các kết quả điều tra cơ bản đã có và tổ chức điều tra bổ sung; khảo sát thực tế; thu thập tư liệu, số liệu về vùng và cả nước. Nghiên cứu tác động của các yếu tố bên ngoài. Đánh giá và dự báo các yếu tố và nguồn lực phát triển, các yếu tố tiến bộ khoa học công nghệ của thế giới và các yếu tố phát triển kinh tế - xã hội khác tác động đến quy hoạch của cả nước trong tương lai. Xác định vị trí, vai trò chủ yếu của các ngành và của từng vùng đối với phát triển kinh tế - xã hội cả nước.

2. Nghiên cứu các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu vĩ mô được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; cung cấp các thông tin đó cho các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm cơ sở phục vụ xây dựng các quy hoạch phát triển và phân bố ngành trên các vùng và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội các vùng kinh tế - xã hội; đồng thời, thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh, bổ sung.

3. Xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch. Xác định quan điểm và mục tiêu phát triển; định hướng phát triển và phương án quy hoạch; định hướng tổ chức không gian; các giải pháp thực hiện làm cơ sở để tiến hành quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng.

4. Lập báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước trình Chính phủ xem xét, trình Quốc hội thông qua.

5. Thông báo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trong vòng 30 ngày sau khi được Quốc hội thông qua cho các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các Bộ, ngành và địa phương căn cứ vào đó hiệu chỉnh quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Mục 2
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG


Điều 15. Các vùng sau đây phải lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

1. Các vùng kinh tế - xã hội.

a) Vùng trung du và miền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái.

b) Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 12 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh.

c) Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, gồm 14 tỉnh, thành phố: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.

d) Vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

đ) Vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

e) Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm 13 tỉnh, thành phố: Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

2. Các vùng kinh tế trọng điểm:

a) Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, gồm 8 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.

b) Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

c) Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm 8 tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang.



Каталог: EditorUpload -> files -> VanBanTaiLieu
VanBanTaiLieu -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 35/2008/NĐ-cp ngàY 25 tháng 03 NĂM 2008
VanBanTaiLieu -> QuyếT ĐỊnh của ubnd tỉnh đIỆn biên số: 183 /QĐ-ub, ngày 01 tháng 03 năm 2005
VanBanTaiLieu -> Số: 182/QĐ-ub, ngày 01 tháng 03 năm 2005 V/v Phê duyệt đề cương và dự toán Dự án quy hoạch chi tiết khu tái định cư Huổi Lóng xã Huổi Só huyện Tủa Chùa
VanBanTaiLieu -> BỘ XÂy dựng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
VanBanTaiLieu -> QuyÕt ®Þnh VÒ viÖc ban hµnh : “ Quy chuÈn kü thuËt Quèc gia vÒ Quy ho¹ch xy dùng”
VanBanTaiLieu -> BỘ TÀi chính thanh tra chính phủ
VanBanTaiLieu -> QuyếT ĐỊnh của thủ TƯỚng chính phủ SỐ 96/2006/QĐ-ttg ngàY 4 tháng 5 NĂM 2006
VanBanTaiLieu -> THÔng tư CỦa bộ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi số 28/2007/tt-blđtbxh ngàY 05 tháng 12 NĂM 2007
VanBanTaiLieu -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 490/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
VanBanTaiLieu -> CHỈ thị CỦa thủ TƯỚng chính phủ SỐ 27/2008/ct-ttg ngàY 05 tháng 9 NĂM 2008

tải về 159.91 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương