Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 61/2002/NĐ-cp ngàY 11 tháng 06 NĂM 2002 VỀ chế ĐỘ nhuận bút chính phủ



tải về 249.22 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích249.22 Kb.
#4901
  1   2   3


Nghị định 61/2002/NĐ-CP (11/6/2002)


NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 61/2002/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 06 NĂM 2002
VỀ CHẾ ĐỘ NHUẬN BÚT


CHÍNH PHỦ

- Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
- Căn cứ các quy định tại Chương I Phần thứ sáu của Bộ luật Dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995 về quyền tác giả và Nghị định số 76/CP ngày 29 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự;
- Nhằm khuyến khích hoạt động sáng tạo của tác giả và bảo đảm quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đối với tác phẩm của mình;
- Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin,


NGHỊ ĐỊNH :

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định và hướng dẫn thi hành chế độ nhuận bút cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm theo Điều 745, 746 có các loại hình tác phẩm được bảo hộ quy định tại Điều 747 Bộ luật Dân sự.



Điều 2. Đối tượng áp dụng

Chế độ nhuận bút đối với tác phẩm quy định khoản tiền nhuận bút trả cho tác giả hoặc các tác giả (dưới đây gọi là tác giả) hoặc chủ sở hữu tác phẩm khi tác phẩm được sử dụng nhằm bảo đảm quyền lợi và khuyến khích tác giả sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cao; khoản tiền thù lao cho người thực hiện các công việc có liên quan đến tác phẩm.



Điều 3. Các loại hình tác phẩm hưởng chế độ nhuận bút, theo Điều 747 của Bộ luật Dân sự, bao gồm:

  1. Tác phẩm viết;

  2. Bài giảng, bài phát biểu;

  3. Tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác;

  4. Tác phẩm điện ảnh, vi-đi-ô;

  5. Tác phẩm phát thanh, truyền hình;

  6. Tác phẩm báo chí;

  7. Tác phẩm âm nhạc;

  8. Tác phẩm kiến trúc;

  9. Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

  10. Tác phẩm nhiếp ảnh;

  11. Công trình khoa học, sách giáo khoa, giáotrình;

  12. Các bức hoạ đồ, bản vẽ, sơ đồ, bản đồ có liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

  13. Tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển tập, hợp tuyển;

  14. Phần mềm máy tính;

  15. Tác phẩm khác do pháp luật quy định.

Điều 4 . Nhóm nhuận bút của các loại hình tác phẩm

Các loại hình tác phẩm chia thành sáu nhóm nhuận bút, bao gồm:



  1. Nhuận bút cho tác phẩm sử dụng dưới hình thức xuất bản phẩm;

  2. Nhuận bút cho tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác;

  3. Nhuận bút cho tác phẩm điện ảnh, vi-đi-ô;

  4. Nhuận bút cho tác phẩm báo chí (báo in, báo điện tử);

  5. Nhuận bút cho tác phẩm phát thanh, truyền hình (báo nói, báo hình);

  6. Nhuận bút cho tác phẩm tạo hình (mỹ thuật), mỹ thuật ứng dụng và nhiếp ảnh.

Điều 5. Giải thích một số từ ngữ trong Nghị định này

  1. Nhuận bút là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm khi tác phẩm được sử dụng.

  2. Nhuận bút khuyến khích là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả thêm cho tác giả nhằm khuyến khích tác giả sáng tạo tác phẩm thuộc loại đề tài và những trường hợp đặc biệt quy định tại Nghị định này.

  3. Quỹ nhuận bút là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm lập ra để trả nhuận bút, thù lao và các lợi ích vật chất khác.

  4. Thù lao là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho những người thực hiện các công việc có liên quan đến tác phẩm quy định tại Nghị định này.

  5. Lợi ích vật chất là các lợi ích mà tác giả được hưởng ngoài nhuận bút bao gồm : nhận sách biếu; vé mời xem tác phẩm công bố, phổ biến; giải thưởng trong nước hoặc quốc tế...

Điều 6. Đối tượng hưởng nhuận bút

  1. Đối tượng hưởng nhuận bút là tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm của tác phẩm thuộc một trong các nhóm nhuận bút quy định tại Điều 4 Nghị định này.

  2. Đối với tác phẩm không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận quyền thừa kế hoặc không được hưởng quyền thừa kế, tác phẩm không rõ tác giả hoặc các phẩm khuyết danh quy định tại các Điều 764,765, 766 của Bộ luật Dân sự thì nhuận bút thuộc về Nhà nước. Chính phủ giao Bộ Văn hoá - Thông tin quản lý và hướng dẫn việc thực hiện nhuận bút đối với các tác phẩm quy định tại khoản này.

  3. Tác giả là người thuộc đơn vị sử dụng tác phẩm (trong biên chế hoặc hợp đồng dài hạn) sáng tạo tác phẩm quy định tại Điều 3 của Nghị định này ngoài nhiệm vụ được giao thì được hưởng 100% nhuậnbút.

  4. Ngoài các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này, những người tham gia thực hiện các công việc có liên quan đến tác phẩm tuỳ theo mức độ đóng góp được đơn vị sử dụng tác phẩm trả thù lao thông qua hợp đồng thoả thuận.

  5. Những người thuộc đơn vị sử dụng tác phẩm (trong biên chế hoặc hợp đồng dài hạn) thực hiện các công việc trên ngoài nhiệm vụ được giao thì được hưởng 100% thù lao.

  6. Tiền thù lao được tính trong quỹ nhuận bút.

  7. Tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm của tác phẩm kiến trúc, của phần mềm máy tính hưởng nhuận bút theo hợp đồng thoả thuận sử dụng tác phẩm giữa tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm và bên sử dụng tác phẩm.

  8. Các tác phẩm, văn bản, bản dịch, tài liệu quy định tại Điều 748 Bộ luật Dân sự dưới đây khi được sử dụng thì bên sử dụng trả thù lao cho người sưu tầm, người cung cấp:

    1. Tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian;

    2. Văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và bản dịch của những văn bản đó;

    3. Tin tức thời sự thuần túy đưa tin.

Điều 7. Nguyên tắc trả nhuận bút

  1. Việc trả nhuận bút phải bảo đảm hợp lý giữa lợi ích của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm, lợi ích của bên sử dụng tác phẩm và lợi ích của người hưởng thụ tác phẩm, phù hợp với tình hình kinh tế -xã hội của đất nước.

  2. Mức nhuận bút trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm căn cứ vào thể loại, chất lượng tác phẩm, hiệu quả kinh tế - xã hội của tác phẩm thông qua hợp đồng sử dụng tác phẩm.

  3. Tác phẩm thuộc thể loại sáng tác, nghiên cứu được trả nhuận bút cao hơn những tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển tập, hợp tuyển. Tác giả của tác phẩm gốc được hưởng một phần trên tổng số nhuận bút khi tác phẩm đó được sử dụng làm tuyển tập, hợp tuyển, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn thành tác phẩm mới hoặc dịch sang ngôn ngữ khác.

  4. Tác giả phần lời của bản nhạc, truyện tranh hưởng một phần trong tổng số nhuận bút. Tỷ lệ phân chia nhuận bút do các tác giả thoả thuận có sự tham gia của bên sử dụng tác phẩm.

  5. Tác giả của tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số; tác giả là người Việt Nam viết trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người Kinh viết trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số này viết trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số khác; tác giả của tác phẩm được thực hiện trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm và những trường hợp đặc biệt khác được hưởng thêm nhuận bút khuyến khích.

  6. Tác phẩm lưu hành nội bộ, không kinh doanh hưởng chế độ nhuận bút thấp hơn tác phẩm thuộc loại hình t­ương ứng có kinh doanh. Mức nhuận bút do tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm và bên sử dụng tác phẩm thoả thuận.

  7. Tác phẩm thuộc nhóm nhuận bút nào được trả nhuận bút theo nhóm đó.

  8. Tác phẩm đã công bố, phổ biến khi được sử dụng lại tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm vẫn hưởng nhuận bút theo quy định.

  9. Đối với tác phẩm đồng tác giả, tỷ lệ phân chia nhuận bút do các tác giả thoả thuận có sự tham gia của bên sử dụng tác phẩm.

  10. Cơ quan sử dụng tác phẩm phải trích lập quỹ nhuận bút trong phạm vi nguồn đã được quy định.
    Quỹ nhuận bút được dùng để trả nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có tác phẩm được sử dụng; trả thù lao, lợi ích vật chất; tổ chức các hoạt động khuyến khích sáng tạo.

  11. Đối với tác phẩm có tính đặc thù chưa được quy định cụ thể tại Nghị định này thì việc trả nhuận bút do thoả thuận giữa bên sử dụng tác phẩm với tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm thông qua hợp đồng thoả thuận khoán gọn.

  12. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày tác phẩm được công bố, phổ biến, bên sử dụng tác phẩm phải trả hết tiền nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm theo đúng hợp đồng đã ký kết. Trường hợp trả chậm hơn phải được sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm.

  13. Việc sử dụng tác phẩm và trả nhuận bút phải thông qua hợp đồng bằng văn bản theo quy định của pháp luật.

 

Chương II
NHUẬN BÚT CHO TÁC PHẨM SỬ DỤNG DƯỚI HÌNH THỨC XUẤT BẢN PHẨM


Điều 8. Đối tượng hưởng nhuận bút

  1. Tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có tác phẩm được sử dụng dưới hình thức xuất bản phẩm.

  2. Ngoài đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, người sưu tầm, người cung cấp tác phẩm, văn bản quy định tại các điểm a, b khoản 6 Điều 6 Nghị định này, biên tập viên tuỳ theo mức độ đóng góp được cơ quan sử dụng tác phẩm trả thù lao.
    Biên tập viên là người thuộc cơ quan sử dụng tác phẩm (trong biên chế hoặc hợp đồng dài hạn) hưởng thù lao theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định này.
    Tiền thù lao được tính trong giá thành xuất bản phẩm.

Điều 9. Nhuận bút cho tác phẩm sử dụng dưới hình thức xuất bản phẩm

Nhuận bút cho tác phẩm sử dụng dưới hình thức xuất bản phẩm căn cứ vào thể loại, chất lượng, số lượng xuất bản phẩm theo tỷ lệ phần trăm (%) trong khung nhuận bút dưới đây:



Nhóm

Thể loại

Tỷ lệ phần trăm (%)

I

Sách sáng tác

 

1

Văn xuôi

6 - 15%

2

Sách nhạc

8 - 15%

3

Thơ

10 - 15%

4

Kịch bản sân khấu, điện ảnh

10 - 15%

5

Sách tranh, sách ảnh

6 - 10%

6

Truyện tranh

2 - 8%

7

Từ điển, sách tra cứu

10 - 15%

8

Sách nghiên cứu lý luận về chính trị, văn hoá, xã hội, giáo dục

10 - 12%

9

Sách khoa học - công nghệ, kỹ thuật, công trình khoa học

8 - 15%

10

Sách phổ biến kiến thức về chính trị, văn hoá, xã hội- giáo dục, khoa học - công nghệ, kỹ thuật

6 - 10%

11

Giáo trình đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, sách phương pháp cho giáo viên và phụ huynh

6 - 12%

12

Sách bài học, sách bài tập, sách vở bài tập, sách cho giáo viên, sách chương trình mục tiêu, sách giáo trình cao đẳng sư phạm (theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

30 - 140% mức tiền lương tối thiểu/tiết

13

Sách tham khảo phổ thông theo chương trình sách giáo khoa

2 - 10%

II

Sách phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển tập, hợp tuyển

2 - 8%

III

Sách dịch

 

1

Dịch từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài

8 - 12%

 2

Dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (trừ truyện tranh theo nhóm I)

6 - 10%

3

Dịch từ tiếng Việt sang tiếng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

12 - 15%

4

Dịch từ tiếng dân tộc thiểu số này sang tiếng dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam

15 - 18%

IV

Sách điện tử, CD ROM

8 - 10%

V

Bản đồ

5 - 20%

VI

Băng, đĩa

 

 

Băng âm thanh, đĩa âm thanh

4 - 5%

 

Băng hình, đĩa hình

6 - 8%




 

Điều 10. Những quy định khác

  1. Người hiệu đính tác phẩm dịch hưởng từ 5 - 30% nhuận bút tác phẩm dịch tuỳ theo mức độ và chất lượng hiệu đính.
    Trường hợp hiệu đính trên 30% tác phẩm dịch thì người hiệu đính là đồng tác giả.

  2. Đối với tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển tập, hợp tuyển bên sử dụng tác phẩm phải xin phép và trả nhuận bút cho tác giả của tác phẩm gốc. Mức nhuận bút do thoả thuận giữa bên sử dụng tác phẩm với tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm gốc. Riêng việc dịch, phổ biến tác phẩm từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam và ngược lại, không phải xin phép và không phải trả nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm gốc.

  3. Tác giả phần lời của bản nhạc, truyện tranh hưởng từ 20 -50% nhuận bút của tác phẩm đó.

  4. Tác giả của tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số hưởng thêm khoản nhuận bút khuyến khích bằng 10 - 30% nhuận bút của tác phẩm đó.

  5. Tác giả là người Việt Nam viết trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người Kinh viết trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số này viết trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số khác, hưởng thêm nhuận bút khuyến khích bằng 40 60% nhuận bút của tác phẩm đó.

  6. Nhuận bút cho xuất bản phẩm song ngữ bằng 1/2 mức nhuận bút của sách dịch cùng thể loại quy định trong khung nhuận bút.

  7. Nhuận bút cho xuất bản phẩm không kinh doanh (l­ưu hành nội bộ hoặc phát không cho công chúng) bằng từ 80 - 90% nhuận bút của tác phẩm kinh doanh cùng thể loại.

  8. Ngoài tiền nhuận bút, tác giả được nhận 3 bản xuất bản phẩm. Trường hợp xuất bản phẩm có nhiều tác giả thì việc nhận xuất bản phẩm do các tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm và bên sử dụng tác phẩm thoả thuận.

Điều 11. Phương thức tính trả nhuận bút

  1. Nhuận bút được tính trả theo tỷ lệ phần trăm (%) quyđịnh trong khung nhuận bút nhân với giá bán lẻ xuất bản phẩm và nhân với số lượng in xuất bản phẩm.

Nhuận bút = Tỷ lệ % x Giá bán lẻ xuất bản phẩm x Số lượng in

Trong đó:



    1. Tỷ lệ phần trăm (%) là tỷ lệ trong khung nhuận bút được thoả thuận giữa tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm và bên sử dụng tác phẩm thể hiện trên hợp đồng sử dụng tác phẩm.

    2. Giá bán lẻ xuất bản phẩm là giá tiền in ở cuối trang bìa 4 hoặc giá bán lẻ ghi trên hoá đơn bán xuất bản phẩm vào thời điểm thanh toán trả tiền nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm.
      Trường hợp sau đó giá bán lẻ thay đổi, nếu không có thoả thuận khác được ghi trong hợp đồng sử dụng tác phẩm thì giá bán lẻ để tính nhuận bút vẫn giữ nguyên như trước.
      Đối với tác phẩm xuất bản theo đơn đặt hàng, tài trợ mà giá bán lẻ thấp hơn giá thông thường thì mức giá bán lẻ để tính nhuận bút là giá trung bình của xuất bản phẩm tương đương cùng thể loại đang kinh doanh.

    3. Số lượng in là số lượng ghi trong hợp đồng sử dụng tác phẩm.

Xuất bản phẩm tái bản hưởng thêm từ 0,5 - 2% ngoài tỷ lệ phần trăm (%) quy định trong khung nhuận bút và tính trên giá bán lẻ mới.

  1. Riêng đối với xuất bản phẩm quy định tại số 12 nhóm I trong khung nhuận bút thì nhuận bút được tính trả theo tỷ lệ phần trăm (%)trong khung nhuận bút nhân với mức tiền lương tối thiểu Nhà nước quy định đối với công chức, viên chức khu vực hành chính sự nghiệp (sau đây gọi là mức tiền lương tối thiểu) và nhân với số lượng bài hay tiết học.

Nhuận bút = Tỷ lệ phần trăm (%) x Mức tiền lương tối thiểu x Số lượng bài hay tiết học

Đối với xuất bản phẩm loại này thì xuất bản phẩm tái bản hưởng bằng 10 - 25% nhuận bút xuất bản lần đầu.



Điều 12. Quỹ nhuận bút

Cơ quan sử dụng tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm trích lập quỹ nhuận bút từ tổng doanh thu xuất bản phẩm dựa theo các tỷ lệ phần trăm trong khung nhuận bút xuất bản phẩm.

 

Chương III
NHUẬN BÚT CHO TÁC PHẨM SÂN KHẤU VÀ CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN KHÁC


Điều 13. Đối tượng hưởng nhuận bút


  1. Tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có tác phẩm được sử dụng dưới hình thức sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.

  2. Đạo diễn, biên kịch, biên đạo múa, nhạc sĩ, hoạ sĩ.

  3. Tác giả là người thuộc đơn vị sử dụng tác phẩm (trong biên chế hoặc hợp đồng dài hạn) hưởng nhuận bút theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này.

  4. Ngoài các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này, diễn viên sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, người chỉ huy dàn dựng âm nhạc, người thiết kế ánh sáng, trợ lý nghệ thuật, mỹ công, đạo diễn chương trình (đối với chương trình nghệ thuật biểu diễn tổng hợp) tuỳ theo mức độ đóng góp được bên sử dụng tác phẩm trả thù lao.

Những người thực hiện các công việc trên là người thuộc đơn vị sử dụng tác phẩm (trong biên chế hoặc hợp đồng dài hạn) hưởng thù lao theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định này.

Tiền thù lao được tính trong giá thành hoặc tổng chi phí xây dựng chương trình.



Điều 14. Nhuận bút cho tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác

Nhuận bút cho tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác do thoả thuận giữa bên sử dụng tác phẩm với tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm trả theo một trong 2 phương thức: theo khung nhuận bút hoặc theo tỷ lệ phần trăm doanh thu buổi diễn.



Điều 15. Nhuận bút trả theo khung nhuận bút

Nhuận bút cho tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác căn cứ vào thể loại, chất lượng tác phẩm được tính theo các bậc trong khung quy định dưới đây:



  1. Nhuận bút cho tác phẩm thuộc thể loại: tuồng, chèo, cảilương, kịch nói, kịch thơ, kịch dân ca, kịch hát mới, múa rối.

    1. Đạo diễn, biên kịch.

      Số TT

      Thể loại và quy mô tác phẩm

      Đạo diễn

      Biên kịch

      Bậc 1

      Bậc 2

      Bậc 3

      Bậc 4

      Bậc 1

      Bậc 2

      Bậc 3

      Bậc 4

      1

      Vở ngắn 20' - 45'

      13,80

      27,61

      41,90

      55,23

      19,00

      41,90

      62,85

      83,80

      2

      Vở vừa 46' - 105'

      27,61

      41,90

      55,23

      68,57

      41,90

      62,85

      83,80

      104,76

      3

      Vở dài 105' - 150'

      41,90

      55,23

      68,57

      81,00

      62,85

      83,80

      104,76

      123,80




Каталог: noip -> resource.nsf -> vwSelectImageResourceUrl
vwSelectImageResourceUrl -> BỘ khoa học và CÔng nghệ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
vwSelectImageResourceUrl -> Nghị ĐỊnh số 42/2003/NĐ-cp của chính phủ ngàY 02-05-2003 Về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn chính phủ
vwSelectImageResourceUrl -> Nghị định 54/2000/NĐ-cp (03/10/2000) nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 54/2000/NĐ-cp ngàY 03 tháng 10 NĂM 2000 VỀ BẢo hộ quyền sở HỮu công nghiệP ĐỐi với bí MẬt kinh doanh, chỉ DẪN ĐỊa lý
vwSelectImageResourceUrl -> Nghị định 12/1999/NĐ-cp (06/03/1999) nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 12/1999 NĐ-cp ngàY 06 tháng 3 NĂM 1999 VỀ XỬ phạT VI phạm hành chính trong lĩnh vực sở HỮu công nghiệp chính phủ
vwSelectImageResourceUrl -> BỘ khoa học và CÔng nghệ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
vwSelectImageResourceUrl -> Số: 1331 /tb-shtt
vwSelectImageResourceUrl -> BỘ khoa học và CÔng nghệ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
vwSelectImageResourceUrl -> Nghị định 13/2001/NĐ-cp (20/04/2002) nghị ĐỊnh số 13/2001/NĐ-cp của chính phủ ngàY 20-04-2001 Về bảo hộ giống cây trồng mới chính phủ
vwSelectImageResourceUrl -> QUỐc hội luật số: 36/2009/QH12 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 249.22 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương