Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 104/2009/NĐ-cp ngàY 09 tháng 11 NĂM 2009 quy đỊnh danh mục hàng nguy hiểm và VẬn chuyển hàng nguy hiểm bằng phưƠng tiện giao thông cơ giớI ĐƯỜng bộ chính phủ



tải về 3.02 Mb.
trang1/19
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích3.02 Mb.
#37485
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19
NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 104/2009/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2009

QUY ĐỊNH DANH MỤC HÀNG NGUY HIỂM VÀ VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

NGHỊ ĐỊNH:
Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định Danh mục hàng nguy hiểm, việc vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

2. Đối với hoạt động vận chuyển các chất phóng xạ, ngoài việc thực hiện Nghị định này còn phải thực hiện theo quy định của Luật Năng lượng nguyên tử.

3. Đối với hoạt động vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp ngoài việc thực hiện Nghị định này còn phải thực hiện theo quy định của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp.



Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng với tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài liên quan đến việc vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Việc vận chuyển các loại hàng nguy hiểm phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh của lực lượng vũ trang giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

3. Việc vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải thực hiện các quy định của Nghị định này, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan của Việt Nam. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng các quy định của Điều ước quốc tế đó.

4. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc áp dụng những quy chế, biện pháp đặc biệt trong các trường hợp sau đây:

a) Hàng phục vụ cho yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, địch họa;

b) Hàng quá cảnh của các nước, tổ chức quốc tế mà Việt Nam không ký kết hoặc gia nhập Điều ước quốc tế liên quan với các nước, tổ chức quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chất nguy hiểm là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

2. Hàng nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi vận chuyển có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

3. Người gửi hàng là tổ chức, cá nhân đứng tên gửi hàng nguy hiểm.

4. Người vận tải là tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để thực hiện vận chuyển hàng nguy hiểm.


Chương II

PHÂN LOẠI VÀ DANH MỤC HÀNG NGUY HIỂM
Điều 4. Phân loại hàng nguy hiểm

1. Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:

Loại 1.

Nhóm 1.1: Các chất nổ.

Nhóm 1.2: Các chất và vật liệu nổ công nghiệp.

Loại 2:


Nhóm 2.1: Khí ga dễ cháy.

Nhóm 2.2: Khí ga không dễ cháy, không độc hại.

Nhóm 2.3: Khí ga độc hại.

Loại 3. Các chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhậy.

Loại 4:

Nhóm 4.1: Các chất đặc dễ cháy, các chất tự phản ứng và các chất nổ đặc khử nhậy.



Nhóm 4.2: Các chất dễ tự bốc cháy.

Nhóm 4.3: Các chất khi gặp nước phát ra khí ga dễ cháy.

Loại 5.

Nhóm 5.1: Các chất ôxy hóa.

Nhóm 5.2: Các hợp chất ô xít hữu cơ.

Loại 6.


Nhóm 6.1: Các chất độc hại.

Nhóm 6.2: Các chất lây nhiễm.

Loại 7: Các chất phóng xạ

Loại 8: Các chất ăn mòn.

Loại 9. Các chất và hàng nguy hiểm khác.

2. Các bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng nguy hiểm cũng được coi là hàng nguy hiểm tương ứng.



Điều 5. Danh mục hàng nguy hiểm

1. Danh mục hàng nguy hiểm được phân theo loại, nhóm kèm theo mã số Liên hợp quốc và số hiệu nguy hiểm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Bộ Công thương quy định chi tiết danh mục hàng nhóm 1.2 loại 1 thuộc Điều 4 Nghị định này (các chất và vật liệu nổ công nghiệp).

3. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết danh mục hàng loại 7 thuộc Điều 4 Nghị định này (các chất phóng xạ).

4. Sự nguy hiểm của mỗi chất trong hàng hóa được biểu thị bằng số hiệu nguy hiểm với một nhóm có 2 đến 3 chữ số quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 6. Sửa đổi, bổ sung danh mục hàng nguy hiểm

Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung danh mục hàng nguy hiểm trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.


Chương III

ĐÓNG GÓI VÀ DÁN NHÃN HÀNG NGUY HIỂM
Điều 7. Đóng gói hàng nguy hiểm để vận chuyển

1. Các Bộ, ngành quy định tại Điều 5, khoản 2 Điều 10 Nghị định này có trách nhiệm công bố danh mục hàng nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển.

2. Việc đóng gói hàng nguy hiểm trong lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Những loại hàng, nhóm hàng chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của các Bộ quản lý ngành.

Điều 8. Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm

1. Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này có trách nhiệm quy định các loại vật liệu dùng để làm bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển; tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng và tiêu chuẩn kiểm định của bao bì chứa đựng, thùng chứa tương ứng với mỗi loại chất, mỗi nhóm hàng nguy hiểm.

2. Chỉ được sử dụng những bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm đạt quy chuẩn quy định của các cơ quan có thẩm quyền.

Điều 9. Nhãn hàng, biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm

1. Việc ghi nhãn hàng nguy hiểm được thực hiện theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa.

2. Phía ngoài mỗi kiện hàng, thùng chứa hàng nguy hiểm có dán biểu trưng nguy hiểm. Kích thước, ký hiệu, màu sắc biểu trưng nguy hiểm được quy định tại Mục 1 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật màu vàng cam, ở giữa có ghi số UN (mã số Liên hợp quốc). Kích thước báo hiệu nguy hiểm được quy định tại Mục 2 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng nguy hiểm.



Điều 10. Sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng nguy hiểm, quy cách đóng gói, tiêu chuẩn bao bì, thùng chứa

1. Việc kiến nghị sửa đổi, bổ sung danh mục hàng nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này do các Bộ nêu tại khoản 2 Điều này thực hiện và gửi Bộ Giao thông vận tải để tổng hợp, trình Chính phủ theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.

2. Việc quy định về quy cách đóng gói quy định tại Điều 7 Nghị định này; tiêu chuẩn bao bì, thùng chứa quy định tại khoản 1 Điều 8 và dán biểu trưng hàng nguy hiểm quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này do các Bộ sau đây chịu trách nhiệm công bố chậm nhất là 180 ngày, sau ngày Nghị định này có hiệu lực:

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, bổ sung các quy định về các loại thuốc bảo vệ thực vật;

b) Bộ Y tế xây dựng, bổ sung các quy định về các hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng;

c) Bộ Công thương xây dựng, bổ sung các quy định về các loại xăng dầu, khí đốt và các hóa chất nguy hiểm dùng trong sản xuất công nghiệp;

d) Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và bổ sung các quy định về các chất phóng xạ;

đ) Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, bổ sung các quy định về các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng nguy hiểm.


Chương IV

VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM
Điều 11. Điều kiện của người lao động khi tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm

1. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải được huấn luyện và được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện về loại hàng nguy hiểm mà mình vận chuyển theo quy định của các Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này.

2. Người thủ kho, người áp tải hàng nguy hiểm bắt buộc phải được huấn luyện về loại hàng nguy hiểm do mình áp tải hoặc lưu kho bãi.

3. Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này chịu trách nhiệm:

a) Quy định loại hàng nguy hiểm khi vận chuyển mà người điều khiển phương tiện bắt buộc phải được huấn luyện và được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện;

b) Quy định loại hàng nguy hiểm khi vận chuyển bắt buộc phải có người áp tải hàng;

c) Tổ chức huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện cho người điều khiển phương tiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

d) Tổ chức huấn luyện cho người thủ kho, người áp tải hàng nguy hiểm.



Điều 12. Xếp, dỡ hàng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho bãi

1. Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xếp, dỡ hàng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho, bãi phải tuân thủ đúng chỉ dẫn về bảo quản, xếp, dỡ, vận chuyển của từng loại hàng nguy hiểm hoặc trong thông báo của người gửi hàng.

2. Việc xếp, dỡ hàng nguy hiểm phải do người thủ kho, người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát.

3. Trong trường hợp không quy định phải có người áp tải theo Điều 11 Nghị định này thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người gửi hàng.



Điều 13. Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm

1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông.

2. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn do các Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này quy định.

3. Căn cứ quy định về tiêu chuẩn của các Bộ quản lý ngành, cơ quan kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ thực hiện kiểm định và chứng nhận phương tiện cơ giới đường bộ đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm.

4. Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải dán biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm loại hàng đang vận chuyển. Nếu trên một phương tiện có xếp nhiều loại hàng khác nhau thì phía ngoài phương tiện cũng dán đầy đủ biểu trưng của các loại hàng đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau phương tiện.

5. Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm sau khi dỡ hết hàng nếu không tiếp tục vận chuyển loại hàng đó thì phải được làm sạch và bóc, xóa hết biểu trưng nguy hiểm.

6. Nghiêm cấm việc sử dụng phương tiện không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc không đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm để vận chuyển hàng nguy hiểm.

Điều 14. Quy định về việc bảo đảm an toàn khi vận chuyển hàng nguy hiểm

Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện khi vận chuyển hàng nguy hiểm ngoài việc tuân thủ quy định của Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy định của pháp luật liên quan còn phải tuân thủ các quy định sau đây:

1. Tuân thủ các quy định về tuyến đường vận chuyển, các điểm dừng, đỗ trên đường, thời gian thực hiện vận chuyển, mức xếp tải trên phương tiện được ghi trong Giấy phép.

2. Chấp hành yêu cầu của người gửi hàng trong thông báo gửi cho người vận tải.

3. Phải theo sự hướng dẫn của đơn vị trực tiếp quản lý hoặc đơn vị thi công khi vận chuyển hàng nguy hiểm là chất dễ cháy, chất dễ tự bốc cháy, chất nổ lỏng hoặc đặc khử nhậy đi qua các công trình cầu, hầm đặc biệt quan trọng hoặc các công trình khác đang được thi công trên đường giao thông có nhiệt độ cao, lửa hàn, tia lửa điện.

Điều 15. Trách nhiệm đối với người gửi hàng

1. Đóng góp đúng kích cỡ, khối lượng hàng và chất liệu bao bì, thùng chứa theo quy phạm an toàn kỹ thuật của từng loại hàng.

2. Bao bì ngoài phải có nhãn hàng hóa, có dán biểu trưng nguy hiểm theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Nghị định này.

3. Có hồ sơ về hàng nguy hiểm bao gồm:

a) Giấy gửi hàng ghi rõ: tên hàng, mã số, loại nhóm hàng, khối lượng tổng cộng, loại bao bì, số lượng bao gói, ngày sản xuất, nơi sản xuất, tên địa chỉ người gửi hàng, người nhận hàng;

b) Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cấm lưu thông của cơ quan có thẩm quyền (nếu là hàng nguy hiểm cấm lưu thông).

4. Thông báo bằng văn bản cho người vận tải về những yêu cầu phải thực hiện trong quá trình vận chuyển, hướng dẫn xử lý trong trường hợp có tai nạn, sự cố kể cả trong trường hợp có người áp tải.

5. Cử người áp tải nếu hàng nguy hiểm có quy định bắt buộc có người áp tải.

6. Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này quản lý loại, nhóm hàng nguy hiểm nào thì hướng dẫn thực hiện Điều này áp dụng cho loại, nhóm hàng nguy hiểm đó.

Điều 16. Trách nhiệm đối với người vận tải

1. Bố trí phương tiện vận chuyển phù hợp với tiêu chuẩn quy định về loại hàng nguy hiểm cần vận chuyển.

2. Kiểm tra hàng hóa bảo đảm an toàn vận chuyển theo quy định.

3. Chấp hành đầy đủ thông báo của người gửi hàng và những quy định ghi trong Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

4. Chỉ tiến hành vận chuyển khi có đủ giấy phép, biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm.

5. Chỉ dẫn người điều khiển phương tiện về những quy định phải chấp hành khi vận chuyển hàng nguy hiểm được quy định tại Điều 14 Nghị định này.

6. Người vận tải chỉ chấp nhận vận chuyển khi hàng hóa có đầy đủ thủ tục, hồ sơ hợp lệ, đóng gói bảo đảm an toàn trong vận chuyển.

Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân địa phương khi có sự cố trong vận chuyển hàng nguy hiểm

Trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm, nếu xảy ra sự cố thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm huy động lực lượng kịp thời để:

1. Giúp người điều khiển phương tiện và người áp tải hàng (nếu có) trong việc cứu người, cứu hàng, cứu xe.

2. Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có sự cố, tổ chức cấp cứu nạn nhân.

3. Tổ chức bảo vệ hàng hóa, phương tiện để tiếp tục vận chuyển hoặc lưu kho, bãi, chuyển tải theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

4. Khoanh vùng, sơ tán dân cư ra khỏi khu vực ảnh hưởng nguy hiểm, đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên và cơ quan hữu quan khác để huy động các lực lượng cần thiết đến xử lý kịp thời.


Chương V

GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM
Điều 18. Thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

1. Bộ Công an cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 5, loại 7, loại 8 quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

3. Bộ Y tế cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đối với các hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất bảo vệ thực vật.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng nguy hiểm.

6. Các Bộ có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm nêu tại các khoản: 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này quy định cụ thể về trình tự, thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

Điều 19. Nội dung, mẫu Giấy phép và thời hạn Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

1. Nội dung chủ yếu của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm:

a) Tên phương tiện, biển kiểm soát;

b) Tên chủ phương tiện;

c) Tên người điều khiển phương tiện;

d) Loại, nhóm hàng nguy hiểm, trọng lượng hàng;

đ) Nơi đi, nơi đến;

e) Hành trình, lịch trình vận chuyển;

g) Thời hạn vận chuyển.

2. Mẫu Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm do các Bộ các thẩm quyền cấp quản lý và phát hành.

3. Thời hạn Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cấp theo từng chuyến hàng hoặc từng thời kỳ nhưng không quá 12 tháng, kể từ ngày cấp.
Chương VI

THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 20. Thanh tra, kiểm tra vận chuyển hàng nguy hiểm

Các Bộ có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm phải tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nghị định này.



Điều 21. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.


Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 22. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2009. Bãi bỏ Nghị định số 13/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ quy định Danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ.



Điều 23. Trách nhiệm hướng dẫn thực hiện

Bộ trưởng các Bộ: Công an, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Công thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, hướng dẫn thực hiện Nghị định này.



Điều 24. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.



TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Phụ lục I

DANH MỤC HÀNG NGUY HIỂM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009

của Chính phủ)


STT

Tên hàng

Số UN (mã số Liên Hợp quốc)

Loại, nhóm hàng

Số hiệu nguy hiểm

1

Acetylene, dạng phân rã

1001

3

239

2

Không khí dạng nén

1002

2

20

3

Không khí, làm lạnh

1003

2+5

225

4

Ammonia, khan

1005

6.1+8

268

5

Argon, dạng nén

1006

2

20

6

Boron trifluoride, dạng nén

1008

6.1+8

268

7

Bromotrifluoromethane (R 13B1)

1009

2

20

8

1,2 - Butadiene, hạn chế

1010

3

239

9

1,3 - Butadiene, hạn chế

1010

3

239

10

Hỗn hợp của 1,3 - butadiene và hydrocarbon, hạn chế

1010

3

239

11

Butane

1011

3

23

12

1-Butylene

1012

3

23

13

Butylenes hỗn hợp

1012

3

23

14

Trans - 2 - Butylene

1012

3

23

15

Carbon dioxide

1013

3

20

16

Oxygen và carbon dioxide, hỗn hợp, dạng nén (max. 30% CO2)

1014

2+5

25

17

Carbon dioxide và nitrous oxide, hỗn hợp

1015

2

20

18

Carbon monoxide, dạng nén

1016

6.1+3

263

19

Chlorine

1017

6.1+8

268

20

Chlorodiflouromethane (R22)

1018

2

20

21

Chloropentaflouroethane (R115)

1020

2

20

22

1- Chloro - 1,2,2,2 - tetrafluoroethane (R124)

1021

2

20

23

Chlorotrifluoromethane (R13)

1022

2

20

24

Khí than, dạng nén

1023

6.1+3

263

25

Cyanogen

1026

6.1+3

23

26

Cyclopropane

1027

3

20

27

Dichlorodifluoromethane (R12)

1028

2

20

28

Dichlorodifluoromethane (R21)

1029

2

23

29

1,1 - Difluoroethane (R 152a)

1030

3

23

30

Dimethylamine, khan

1032

3

23

31

Dimethyl ether

1033

3

23

32

Chất Etan

1035

3

23

33

Chất Etylamin

1036

3

23

34

Clorua etylic

1037

3

23

35

Ethylene, chất lỏng đông lạnh

1038

3

223

36

Etylic metyla ête

1039

3

23

37

Khí etylic oxy nitơ

1040

6.1+3

263

38

Hợp chất etylen oxyt và cabon đioxyt có etylen oxit từ 9 đến 87%

1041

3

239

39

Khí heli nén

1046

2

20

40

Hydro bromua, ở thể khan

1048

6.1+8

268

41

Hydro ở thể nén

1049

3

23

42

Hyđro clorua, thể khan

1050

6.1+8

268

43

Hyđro florua, thể khan

1052

8+6.1

886

44

Hyđro sunfua

1053

6.1+3

263

45

Butila đẳng áp

1055

3

23

46

Kryton, thể nén

1056

2

20

47

Khí hóa lỏng, không cháy, chịu được nitơ, cacbon dioxide hoặc không khí

1058

2

20

48

Hợp chất PI, P2: xem hợp chất methylacetylene và propadiene, cân bằng

1060

3

239

49

Hợp chất Methylacetylene và propadiene, cân bằng

1060

3

239

50

Methylamine, thể khan

1061

3

23

51

Methyl bromide

1062

61

26

52

Methyl chloride

1063

3

23

53

Methyl mercaptan

1064

6.1+3

263

54

Neon, nén

1065

2

20

55

Nitrogen, nén

1066

2

20

56

Dinitrogen tetroxide (nitrogen dioxide)

1067

6.1+5+8

265

57

Nitrous oxide

1070

2+5

25

58

Khí dầu, nén

1071

6.1+3

263

59

Oxy, nén

1072

2+5

25

60

Oxygen, chất lỏng được làm lạnh

1073

2+5

225

61

Khí dầu mỏ hóa lỏng

1075

3

23

62

Phosgene

1076

6.1+8

268

63

Propylene

1077

3

23

64

Hợp chất F1, F2, F3: xem chất khí làm lạnh

1078

2

20

65

Khí làm lạnh

1078

2

20

66

Sulphur dioxide

1079

6.1+8

268

67

Sulphur hexafluoride

1080

2

20

68

Trifluorochloroethylene, hạn chế (R 11 13)

1082

6.1+3

263

69

Trimethylamine, thể khan

1083

3

23

70

Vinyl bromide, hạn chế

1085

3

239

71

Vinyl chloride, hạn chế và ổn định

1086

3

239

72

Vinyl methyl ether, hạn chế

1087

3

239

73

Acetal

1088

3

33

74

Acetaldehyde

1089

3

33

75

Acetone

1090

3

33

76

Dầu Acetone

1091

3

j3

77

Acrolein, hạn chế

1092

6.1+3

663

78

Acrylonitrile, hạn chế

1093

3+6.1

336

79

Cồn Allyl

1098

6.1+3

663

80

Allyl bromide

1099

3+6.1

336

81

Allyl chloride

1100

3+6

336

82

Amyl axetates

1104

3

30

83

Pentanols

1105

3

30

84

Pentanols

1105

3

33

85

Amylamine (n-amylamine, tert-amylamine)

1106

3+8

339

86

Amylamine (sec-amyamine)

1106

3+8

38

87

Amyl chloride

1107

3

33

88

1-Pentene (n-Amylene)

1108

3

33

89

Amyl formates

1109

3

30

90

n-Amyl methyl ketone

1110

3

30

91

Amyl mercaptan

1111

3

33

92

Amyl nitrate

1112

3

30

93

Amyl nitrite

1113

3

33

94

Benzene

1114

3

33

95

Butanols

1120

3

30

96

Butanols

1120

3

33

97

Butyl axetats

1123

3

30

98

Butyl axetats

1123

3

33

99

N-Butylamine

1125

3+8

338

100

1-Bromobutane

1126

3

33

101

N-Butyl bromide

1126

3

33

102

Chloro butanes

1127

3

33

103

n-Butyl formate

1128

3

33

Каталог: Img -> Document -> KTAT
Document -> THÔng tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương
Document -> BÁo cáo an toàn hóa chất phần I. Thông tin chung
KTAT -> PHỤ LỤc VI danh mục hóa chấT ĐỘc phải xây dựng phiếu kiểm soát mua, BÁn hóa chấT ĐỘC
Document -> Bộ CÔng thưƠng số: 51/2008/QĐ-bct cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Document -> P. O. Box 445746 chưƠng trình nghiên cứu thị trưỜng xúc tiến kinh doanh
KTAT -> Phụ lục 1 danh mục tiền chất trong lĩnh vực công nghiệP
Document -> Tt tên hoá chất Công thức hoá học

tải về 3.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương