Nghị định 121/2005/NĐ-Cp ngày 30 tháng 09 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dân thi hành một số điều của Luật Thi đua – Khen thưởng và Luật sửa đổi, bôr sung một số điều của Luật Thi đua – Khen thưởng chưƠng i



tải về 234.61 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích234.61 Kb.
#5097
  1   2   3   4   5
Nghị định 121/2005/NĐ-Cp ngày 30 tháng 09 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dân thi hành một số điều của Luật Thi đua – Khen thưởng và Luật sửa đổi, bôr sung một số điều của Luật Thi đua – Khen thưởng

CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Ngày 24/10/2005. Cập nhật lúc 10h 6'

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2005, bao gồm: nội dung thi đua, tổ chức phong trào thi đua, tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua; các hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền, quyết định trao tặng; thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tập thể được khen thưởng, quỹ thi đua, khen thưởng và việc xử lý các vi phạm về thi đua, khen thưởng.



Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Đối tượng thi đua: công dân Việt Nam, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài, cơ quan tổ chức nước ngoài và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam.

2. Đối tượng khen thưởng: các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, có thành tích đều được khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và của Nghị định này.

Điều 3. Nguyên tắc thi đua

Thi đua thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác, công khai; đảm bảo tinh thần đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua, mọi cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua; không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua.



Điều 4. Nguyên tắc khen thưởng

Thực hiện khen thưởng trên nguyên tắc: chính xác, công khai, công bằng, kịp thời. Khen thưởng phải đảm bảo thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó, không nhất thiết phải theo trình tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới được khen thưởng mức cao hơn; thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng càng lớn thì được xem xét, đề nghị khen thưởng với mức cao hơn; khen thưởng tập thể nhỏ và cá nhân là chính.

Các tập thể có phạm vi lớn như: các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các Tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp từ quân đoàn (đối với lực lượng vũ trang nhân dân) trở lên, chỉ áp dụng các hình thức khen thưởng theo niên hạn.

Điều 5. Trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng giám đốc Tổng công ty nhà nước được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn và thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị, chủ trì, phối hợp với tổ chức chính trị, tổ chức Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệp cùng cấp để tổ chức phong trào thi đua, nhân rộng phong trào thi đua trong phạm vi mình quản lý và chủ động phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xứng đáng để khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng.

2. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

- Tổ chức và phối hợp với các cơ quan nhà nước để phát động, triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua, phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng các điển hình tiên tiến.

- Phối hợp thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, tham gia với các cơ quan chức năng để tuyên truyền, động viên đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng.

- Giám sát việc thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng; kịp thời phản ánh, đề xuất các giải pháp để thực hiện các quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và của Nghị định này.



Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan thông tin đại chúng

Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền công tác thi đua, khen thưởng; phổ biến, nêu gương các điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt, cổ động phong trào thi đua. Phát hiện các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua; đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.



Điều 7. Quỹ thi đua, khen thưởng

1. Lập quỹ thi đua, khen thưởng để phục vụ công tác thi đua, khen thưởng.

2. Quỹ thi đua, khen thưởng được hình thành từ ngân sách nhà nước, từ quỹ khen thưởng của các doanh nghiệp, đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp khác.

3. Nghiêm cấm sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng vào mục đích khác.



CHƯƠNG II: THI ĐUA VÀ DANH HIỆU THI ĐUA

MỤC 1: HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG THI ĐUA




Điều 8. Hình thức tổ chức thi đua

Thi đua thường xuyên được tổ chức thực hiện hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm nhằm thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình công tác đề ra.

Thi đua theo đợt được tổ chức để thực hiện những nhiệm vụ công tác trọng tâm, đột xuất theo từng giai đoạn và thời gian được xác định.

Điều 9. Phát động thi đua

Việc phát động và chỉ đạo phong trào thi đua thực hiện theo quy định tại Điều 18 Luật Thi đua, Khen thưởng.

Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ về nội dung thi đua và tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi toàn quốc.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Lãnh đạo ban, ngành, cơ quan, tổ chức ở Trung ương; Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp; lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong ngành, lĩnh vực, phạm vi địa phương, phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị mình phụ trách.



Điều 10. Nội dung tổ chức phong trào thi đua

1. Xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua, trên cơ sở đó đề ra các chỉ tiêu và nội dung thi đua cụ thể. Việc xác định nội dung và chỉ tiêu thi đua phải đảm bảo khoa học, thực tiễn và có tính khả thi.

2. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất công tác, lao động, nghề nghiệp, phạm vi và đối tượng tham gia thi đua để có hình thức tổ chức phát động thi đua cho phù hợp, coi trọng việc tuyên truyền nhận thức ý nghĩa của đợt thi đua, phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của quần chúng, đa dạng hoá các hình thức phát động thi đua; chống mọi biểu hiện phô trương, hình thức trong thi đua.

3. Triển khai các biện pháp tổ chức vận động thi đua, theo dõi quá trình tổ chức thi đua, tổ chức chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm và phổ biến các kinh nghiệm tốt trong các đối tượng tham gia thi đua.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác có trách nhiệm tuyên truyền, động viên và phối hợp với cơ quan nhà nước để tổ chức các phong trào thi đua theo quy định tại Điều 12 Luật Thi đua, Khen thưởng.

4. Sơ kết, tổng kết phong trào, đánh giá kết quả thi đua; đối với đợt thi đua dài ngày phải tổ chức sơ kết vào giữa đợt để rút kinh nghiệm; kết thúc đợt thi đua tiến hành tổng kết đánh giá kết quả; lựa chọn công khai để khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua.

MỤC 2: DANH HIỆU THI ĐUA VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA

Điều 11. Các danh hiệu thi đua

1. Các danh hiệu thi đua đối với cá nhân: Chiến sỹ thi đua toàn quốc, Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chiến sỹ thi đua cơ sở, lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến.

2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương hướng dẫn thực hiện danh hiệu và tiêu chuẩn thi đua đối với tập thể, cá nhân trong lực lượng dân quân tự vệ, bảo vệ dân phố, công an xã, thị trấn.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan quy định danh hiệu thi đua và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua đối với cá nhân là “học sinh”, “sinh viên”, “học viên”, tập thể “lớp học” của hệ thống giáo dục quốc dân.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh hiệu thi đua, tiêu chuẩn thi đua đối với tập thể và học sinh trong các trường dạy nghề.

Điều 12. Tiêu chuẩn Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến

1. Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức làm việc trong các cơ quan, đơn vị; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sỹ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân đạt 4 tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Thi đua, Khen thưởng mới được xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến hoặc Chiến sỹ tiên tiến.

2. Lao động làm việc ở các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh, xã viên Hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ… gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động sản xuất, hoạt động xã hội và lao động có năng suất cao thì đơn vị cấp trực tiếp quản lý xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến.

Điều 13. Tiêu chuẩn Chiến sỹ thi đua cơ sở

Danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở xét tặng cho các cá nhân đạt 2 tiêu chuẩn sau đây:

1. Là Lao động tiên tiến hoặc Chiến sỹ tiên tiến.

2. Có sáng kiến cải tiến kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác, hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hoặc việc áp dụng công nghệ mới phải được Hội đồng khoa học (Hội đồng sáng kiến) cấp cơ sở công nhận.

Điều 14. Tiêu chuẩn Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có 3 lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định công nhận Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 15. Tiêu chuẩn Chiến sỹ thi đua toàn quốc

1. Danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có 2 lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việc xét tặng Chiến sỹ thi đua toàn quốc được tiến hành thường xuyên hàng năm.

2. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc sau khi có ý kiến đề nghị bằng văn bản của Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

Điều 16. Cờ thi đua

1. Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, được xét tặng hàng năm cho những tập thể đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 25, 26 của Luật Thi đua, Khen thưởng.

2. Việc công nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc để được tặng cờ thi đua của Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải được thông qua bình xét, đánh giá, so sánh theo các khối hoặc khu vực, cụm thi đua do Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức.

3. Cờ thi đua của Chính phủ để tặng cho các tập thể tiêu biểu xuất sắc trong toàn quốc bao gồm: những tập thể dẫn đầu trong từng lĩnh vực, ngành nghề toàn quốc và những tập thể tiêu biểu nhất trong phong trào thi đua toàn quốc của tỉnh, thành phố.

4. Trước ngày 31 tháng 3 hàng năm, các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đăng ký Cờ thi đua của Chính phủ với Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

Điều 17. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị quyết thắng”, “Đơn vị tiên tiến”

“Tập thể lao động xuất sắc”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị quyết thắng”, “Đơn vị tiên tiến” (đối với lực lượng vũ trang nhân dân) thực hiện theo Điều 27, 28 của Luật Thi đua, Khen thưởng và được xét tặng hàng năm.



Điều 18. Danh hiệu Gia đình văn hóa, Thôn, bản, làng, ấp, tổ dân phố văn hóa và tương đương

1. Danh hiệu “Gia đình văn hóa” ở xã, phường, thị trấn; danh hiệu “Thôn, bản, làng, ấp, tổ dân phố văn hóa” thực hiện theo quy định tại Điều 29, 30 Luật Thi đua, Khen thưởng.

2. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, phường quyết định tặng danh hiệu Gia đình văn hoá; Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp quận, huyện quyết định tặng danh hiệu Thôn, bản, làng, ấp, tổ dân phố văn hóa và tương đương.

Điều 19. Danh hiệu, tiêu chuẩn thi đua của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệp

Danh hiệu thi đua, tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệp do cơ quan Trung ương của các tổ chức này hướng dẫn thực hiện sau khi thống nhất với Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.



CHƯƠNG III: HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG

Ngày 24/10/2005. Cập nhật lúc 10h 16'

MỤC 1: HUÂN CHƯƠNG



Điều 20. Huân chương Sao vàng

Huân chương Sao vàng là huân chương cao quý nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc và tặng cho tập thể lập được thành tích xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.

1. Huân chương Sao vàng để tặng cho cá nhân đạt được một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Người tham gia cách mạng từ năm 1935 về trước, hoạt động liên tục, có công lao to lớn đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các trọng trách: Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam; Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ; ủy viên Bộ Chính trị; Bí thư Trung ương Đảng; Phó Chủ tịch nước; Phó Chủ tịch Quốc hội; Phó Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Bí thư Trung ương Cục; Thường vụ xứ ủy; Bí thư khu ủy; Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng và các chức vụ tương đương, Thượng tướng Lực lượng vũ trang nhân dân;

b) Người tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945, hoạt động liên tục, có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các trọng trách: Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam; Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ; ủy viên Bộ Chính trị; Bí thư Trung ương Đảng; Phó Chủ tịch nước; Phó Chủ tịch Quốc hội; Phó Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân;

c) Người có quá trình tham gia liên tục trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (từ 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975), có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các trọng trách: Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Đại tướng Lực lượng vũ trang nhân dân trước ngày 30 tháng 4 năm 1975;

d) Người có quá trình công tác liên tục từ kháng chiến chống Mỹ (từ 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) và thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc (từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay), có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các trọng trách: Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, 2 nhiệm kỳ;

đ) Người có công lao to lớn, có công trình, tác phẩm đặc biệt xuất sắc, có tác động sâu rộng, tạo ra sự chuyển biến tích cực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, được nhà nước thừa nhận, tôn vinh;

e) Nguyên thủ nước ngoài có công lao to lớn đối với dân tộc Việt Nam được nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận, tôn vinh.

2. Huân chương Sao vàng để tặng cho tập thể đạt được các tiêu chuẩn sau:

a) Đã được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh;

b) Có quá trình xây dựng và phát triển từ 45 năm trở lên (trường hợp chưa được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh thì phải có quá trình xây dựng và phát triển từ 50 năm trở lên);

c) Lập được thành tích xuất sắc liên tục từ 10 năm trở lên trước thời điểm đề nghị, trong thời gian đó 5 lần được tặng Cờ thi đua của Chính phủ hoặc Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. Tặng thưởng Huân chương Sao vàng lần thứ 2: tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc 10 năm trước thời điểm đề nghị, trong thời gian đó 5 lần được tặng Cờ thi đua của Chính phủ hoặc Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh và đã có thời gian 20 năm kể từ khi được tặng thưởng Huân chương Sao vàng lần thứ nhất.

4. Tập thể người nước ngoài có công lao đặc biệt to lớn đối với dân tộc Việt Nam, được nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận, tôn vinh.

Điều 21. Huân chương Hồ Chí Minh

1. Huân chương Hồ Chí Minh để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Người tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1935 về trước, hoạt động liên tục, có công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các trọng trách: Bí thư, Phó Bí thư tỉnh uỷ, Phó ban Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Trung tướng Lực lượng vũ trang nhân dân;

b) Người tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945, hoạt động liên tục, có công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các trọng trách: Trưởng ban Đảng ở Trung ương, Xứ ủy viên, Khu ủy viên, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Thượng tướng Lực lượng vũ trang nhân dân;

c) Người có quá trình tham gia liên tục trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (từ 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975), có công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các trọng trách: ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc chức vụ tương đương 1 nhiệm kỳ, Đại tướng Lực lượng vũ trang nhân dân;

d) Người có quá trình công tác liên tục từ kháng chiến chống Mỹ (từ 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) và thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay), có công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các trọng trách:

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ 1 nhiệm kỳ.

ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc các chức vụ tương đương liên tục 2 nhiệm kỳ, Đại tướng Lực lượng vũ trang nhân dân 10 năm trở lên.

đ) Người có công lao to lớn, có công trình, tác phẩm đặc biệt xuất sắc có tác động sâu rộng thúc đẩy sự phát triển một trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học công nghệ, quốc phòng, an ninh, ngoại giao… được nhà nước thừa nhận, tôn vinh;

e) Người nước ngoài có công lao to lớn đối với dân tộc Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam thừa nhận, tôn vinh.

2. Huân chương Hồ Chí Minh để tặng cho tập thể lập được thành tích xuất sắc, đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Đã được tặng Huân chương Độc lập hạng nhất hoặc Huân chương Quân công hạng nhất;

b) Có quá trình xây dựng và phát triển từ 35 năm trở lên (trường hợp chưa được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất hoặc Huân chương Quân công hạng nhất phải có quá trình xây dựng và phát triển từ 40 năm trở lên);

c) Lập được thành tích xuất sắc liên tục từ 5 năm trở lên trước thời điểm đề nghị, trong thời gian đó 3 lần được tặng Cờ thi đua của Chính phủ hoặc Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. Tập thể nước ngoài có nhiều thành tích xuất sắc đối với dân tộc Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam thừa nhận, tôn vinh.

Điều 22. Huân chương Độc lập hạng nhất

1. Huân chương Độc lập hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Người tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945, hoạt động liên tục, có thành tích đặc biệt xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các trọng trách: Phó trưởng ban Đảng ở Trung ương, Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Trung tướng Lực lượng vũ trang nhân dân;

b) Người tham gia hoạt động liên tục trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (từ 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975), có thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các trọng trách: Trưởng các Ban Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng và chức vụ tương đương; Khu uỷ viên, Bí thư tỉnh ủy, thành uỷ trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương, liên tục 2 nhiệm kỳ, Thượng tướng Lực lượng vũ trang nhân dân;

c) Người tham gia hoạt động liên tục từ kháng chiến chống Mỹ (từ 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) và thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay), đã có nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các trọng trách:

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, liên tục 1 nhiệm kỳ, Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân.

Trưởng các Ban Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng và chức vụ tương đương, Bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương, 3 nhiệm kỳ, Thượng tướng Lực lượng vũ trang nhân dân từ 10 năm trở lên.

d) Người có thành tích, có công trình, tác phẩm xuất sắc có tác dụng thúc đẩy sự phát triển ở một trong các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học công nghệ, quốc phòng, an ninh, ngoại giao… được nhà nước thừa nhận, tôn vinh;

đ) Người nước ngoài, có thành tích đặc biệt xuất sắc đối với nhà nước Việt Nam được cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận, đề nghị.

2. Huân chương Độc lập hạng nhất để tặng cho tập thể đạt được các tiêu chuẩn sau:

a) Đã được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhì;

b) Có quá trình xây dựng và phát triển từ 25 năm trở lên (trường hợp chưa được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhì thì phải có quá trình xây dựng và phát triển từ 30 năm trở lên);

c) Lập được thành tích xuất sắc liên tục từ 5 năm trở lên trước thời điểm được đề nghị, trong thời gian đó đã được 2 lần tặng Cờ thi đua của Chính phủ hoặc Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. Tập thể nước ngoài có thành tích xuất sắc đối với Nhà nước Việt Nam, được các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận, đề nghị.




tải về 234.61 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương