Ngày Quyền người tiêu dùng thế giới năm 2015 (wcrd 2015): Dinh dưỡng lành mạnh



tải về 70.21 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích70.21 Kb.
#6444
Ngày Quyền người tiêu dùng thế giới năm 2015 (WCRD 2015): Dinh dưỡng lành mạnh


Tóm tắt 4



Ghi nhãn dinh dưỡng cho thực phẩm đóng gói



Nằm trong gói các biện pháp cần thiết để bảo vệ và khuyến khích chế độ ăn uống lành mạnh, CI đang kêu gọi ghi nhãn dinh dưỡng bắt buộc, chuẩn hóa theo quốc gia trên tất cả các loại thực phẩm đóng gói và đồ uống ở tất cả các nước. Ghi nhãn dinh dưỡng bao gồm việc cung cấp thông tin về thành phần dinh dưỡng ghi ở mặt trước và sau của bao bì giúp người tiêu dùng dễ dàng, nhanh chóng lựa chọn loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.


Tại sao ghi nhãn dinh dưỡng là cần thiết với người tiêu dùng?
Người tiêu dùng khi mua thực phẩm đóng gói và đồ uống họ dựa vào nhãn ghi thành phần dinh dưỡng để chọn loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh mãn tính và những căn bệnh không lây nhiễm khác như tim mạch, ung thư, tiểu đường, và những vấn đề sức khỏe khác liên quan đến bệnh béo phì nhưng có thể phòng ngừa được. Năm 2010, trên toàn thế giới có hơn 11 triệu người chết do ăn uống không lành mạnh; tương đương với 210 triệu năm cuộc sống bị mất đi do chết trẻ.

Chế độ ăn uống trên toàn cầu đang thay đổi khi mà người tiêu dùng chế biến ít thức ăn hơn từ các nguyên liệu thô và mua nhiều thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn hơn. Trong thập niên vừa qua, doanh số bán hàng toàn cầu của các loại thực phẩm đóng gói sẵn đã tăng 92 %, đạt 2.2 nghìn tỷ USD vào năm 2012.


Chính sự gia tăng sản xuất, quảng bá, và tiêu thụ những loại thực phẩm chế biến không tốt cho sức khỏe, chứa nhiều năng lượng, nghèo chất dinh dưỡng, có hàm lượng chất béo, muối hoặc đường cao đã dẫn đến tình trạng ăn uống không lành mạnh ở các quốc gia có thu nhập cao, trung bình, và thấp.

Đối với những người tiêu dùng chỉ mua thực phẩm đóng gói sẵn khi có đầy đủ các thông tin như cách nhận biết loại thực phẩm nào là HFSS, hoặc chọn loại nào trong một loạt các loại thực phẩm đóng gói để có lợi cho sức khỏe nhất thì những thông tin dinh dưỡng ghi trên bao bì sản phẩm là yếu tố quyết định then chốt. Do đó, CI đang kêu gọi ghi nhãn dinh dưỡng để giúp người tiêu dùng dễ dàng, nhanh chóng nắm các thông tin giá trị dinh dưỡng của thực phẩm đóng gói và ngăn ngừa những bệnh liên quan đến chế độ ăn uống khi chọn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.


CI nhận thấy chỉ ghi nhãn dinh dưỡng trên sản phẩm không thôi vẫn chưa thể giải quyết hoàn toàn vấn đề về quy mô của căn bệnh liên quan đến chế độ ăn uống. Đây là lý do tại sao CI đang kêu gọi thực hiện một Công ước toàn cầu nhằm bảo vệ và khuyến khích chế độ ăn uống lành mạnh, sử dụng một cơ chế tương tự như Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá bao gồm các biện pháp khác giúp người tiêu dùng đưa ra những lựa chọn có lợi hơn cho sức khỏe bên cạnh việc ghi nhãn cụ thể hơn:


  • Hạn chế tiếp thị thực phẩm dành cho trẻ em

  • Thay đổi thực phẩm chế biến để giảm bớt chất béo, đường, và muối và loại bỏ các chất béo chuyển hóa

  • Cung cấp các thực phẩm tốt hơn trong trường học và các tổ chức công cộng

  • Xem xét các công cụ tài chính để khuyến khích việc ăn uống lành mạnh


Hiện tại đang có những hình thức ghi nhãn dinh dưỡng nào?
Ghi nhãn dinh dưỡng giúp chỉ ra loại thực phẩm được bán trong khi đó vẫn đảm bảo quyền tự do lựa chọn của người tiêu dùng. Một số người tiêu dùng không có thời gian hoặc kỹ năng để đọc hiểu những thông tin dinh dưỡng chi tiết in ở mặt sau của bao bì, họ thích đọc những thông tin đơn giản hơn nằm ở mặt trước của bao bì.
N
Bảng liệt kê thành phần dinh dưỡng
hãn dinh dưỡng thường được hiển thị trên bao bì thực phẩm và
dùng để hướng dẫn người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm. Ghi nhãn cũng được công nhận là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự thay đổi và đổi mới sản phẩm khi các nhà sản xuất nỗ phát triển các sản phẩm được chocó một đặc điểm tốt hơn cho sức khỏe.

Có hai loại nhãn dinh dưỡng. Loại thứ nhất, cũng là loại nhãn truyền thống, nêu thông tin về thành phần dinh dưỡng, liệt kê hàm lượng năng lượng và mức độ các chất dinh dưỡng quan trọng - bao gồm chất béo, muối và đường - và loại nhãn truyền thống thường nhìn thấy ở mặt sau của bao bì.


Còn loại thứ hai, là loại nhãn mới xuất hiện gần đây hơn, cung cấp thông tin về thành phần dinh dưỡng bổ sung. Loại nhãn này thường được dán ở mặt trước bao bì giúp người tiêu dùng chỉ cần nhìn lướt qua là có thể xác định được loại


Ví dụ về nhãn dán ở mặt trước của bao bì

thực phẩm tốt cho sức khỏe mà không cần phải đọc hết bản liệt kê các thành phần dinh dưỡng in ở mặt sau của bao bì, không cần phải tính toán hay hiểu hết tỷ lệ phần trăm các chất dinh dưỡng. Một ví dụ về định dạng nhãn ghi thông tin giải thích ở Vương Quốc Anh là hệ thống ghi nhãn giống như “đèn giao thông”. Hệ thống này sử dụng màu sắc để chỉ mức độ mà một sản phẩm cấu thành một phần của chế độ ăn uống lành mạnh.



Điều gì là tốt nhất cho người tiêu dùng?
Các nghiên cứu cho thấy nhiều người tiêu dùng không có thời gian để đọc những thông tin chi tiết về thành phần dinh dưỡng, hoặc họ thấy khó khăn khi phải đọc những thông tin này. Người tiêu dùng thích đọc những thông tin ngắn gọn hơn ở mặt trước của bao bì sản phẩm còn bản liệt kê chi tiết hơn về thành phần dinh dưỡng được bổ sung ở mặt sau. Nhãn dán theo kiểu biểu đồ nằm ở mặt trước của bao bì, chẳng hạn như những nhãn hiển thị màu sắc giống như đèn giao thông hoặc có các yếu tố biểu đồ thì dễ đọc hơn so với các nhãn chủ yếu hiển thị thông tin chi tiết là những con số. Một cuộc nghiên cứu kéo dài ba năm do Liên minh châu Âu tài trợ đã kết luận rằng sự chọn lựa triển vọng nhất để tăng cường việc sử dụng nhãn dinh dưỡng của người tiêu dùng là cung cấp thông tin về các chất dinh dưỡng quan trọng và năng lượng ghi ở mặt trước của bao bì sản phẩm. Một số sơ đồ chỉ rõ sản phẩm nào là lựa chọn tốt cho sức khỏe. Điều này giúp cho người tiêu dùng nào không muốn chọn loại thực phẩm có thành phần dinh dưỡng liên quan đến những bệnh không lây nhiễm (NCDs), cụ thể là đường, muối, chất béo bão hòa, chất béo và hàm lượng năng lượng.

Tính nhất quán là điều cần thiết. Một số báo cáo ghi nhãn dinh dưỡng nổi tiếng đã kết luận rằng những hướng dẫn chuẩn về việc áp dụng ghi nhãn dinh dưỡng sẽ mang lại tính nhất quán, sự quen thuộc và cải thiện việc sử dụng nhãn dinh dưỡng của người tiêu dùng.


Các kế hoạch cần đi kèm với việc giáo dục người tiêu dùng. Một báo cáo tổng quát về ghi nhãn thực phẩm của Viện Y Khoa Hoa Kỳ đã kết luận rằng “một hệ thống nhãn dán ở mặt trước của bao bì sản phẩm chỉ có thể phát huy tối đa tiềm năng của nó [...] nếu nó đi kèm với một chiến dịch giáo dục và truyền thông để lúc nào nó cũng luôn hiện diện trong tâm trí của người tiêu dùng. Đặc biệt, các chiến dịch vận động phải nhắm đến những người tiêu dùng có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến chế độ ăn uống và bất kỳ nhóm người tiêu dùng nào được xác định là ít có khả năng đọc thông tin ghi trên các nhãn dinh dưỡng.


CI đang kêu gọi điều gì?

CI đang vận động thực hiện một Công ước toàn cầu để bảo vệ và khuyến khích chế độ ăn uống lành mạnh, sử dụng một cơ chế tương tự như Công ước khung về kiểm soát thuốc lá. Một Công ước toàn cầu sẽ giúp chính phủ các nước cam kết thực hiện gói các biện pháp chính sách giúp người tiêu dùng ăn uống lành mạnh hơn. Công ước này sẽ bao gồm: hạn chế tiếp thị thực phẩm cho trẻ em; ghi nhãn thông tin dinh dưỡng; cung cấp thực phẩm tốt hơn trong các trường học và các tổ chức công cộng và xem xét các công cụ tài chính để khuyến khích việc ăn uống lành mạnh. Một Công ước toàn cầu cũng sẽ bao gồm các biện pháp để cải thiện việc ghi nhãn dinh dưỡng:




Tất cả các nước sẽ thực hiện các biện pháp để đảm bảo rằng người tiêu dùng nắm được thông tin cụ thể về chất lượng dinh dưỡng của một sản phẩm thực phẩm hoặc đồ uống tại thời điểm họ chọn sản phẩm

Tất cả các sản phẩm đóng gói sẵn phải kèm theo bản liệt kê thành phần dinh dưỡng cũng như các thông tin dinh dưỡng bổ sung.


Thông tin dinh dưỡng phải được liệt kê theo đơn vị trên mỗi 100g cũng như trên mỗi khẩu phần ăn, ngoài ra còn nêu những thông tin về giá trị năng lượng; chất đạm, carbohydrate, chất béo, chất béo bão hòa, natri và đường, cũng như bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác được coi là có liên quan đến việc duy trì một chế độ dinh dưỡng tốt.

Các thông tin dinh dưỡng bổ sung phải xuất hiện ở mặt trước của bao bì sản phẩm, phải kèm theo thông tin về các chất dinh dưỡng ưu tiên cho sức khỏe của người dân như (năng lượng, chất béo, chất béo bão hòa, đường và muối) dưới các hình thức sau đây:




  • Bản liệt kê khối lượng chất dinh dưỡng có trong sản phẩm và chỉ rõ số lượng chất dinh dưỡng là cao, trung bình hay thấp so với hướng dẫn chế độ ăn uống quốc gia được ban hành, ví dụ như sử dụng phương pháp mã hóa màu sắc hoặc một biểu đồ tương đương.




  • Cách thể hiện của số lượng chất dinh dưỡng trên mỗi phần ăn được khuyên dùng theo kiểu tỷ lệ phần trăm của lượng chất dinh dưỡng nạp vào được khuyến cáo.


Ví dụ về những quốc gia có chính sách ghi nhãn dinh dưỡng ở mặt trước của bao bì sản phẩm
Vương Quốc Anh

Năm 2013, Chính phủ Anh xuất bản bản hướng dẫn quốc gia về Kế hoạch tự nguyện thực hiện ghi nhãn dinh dưỡng ở mặt trước của bao bì sản phẩm đóng gói sẵn được chỉnh sữa. Các hướng dẫn ghi trên những nhãn mác được mã hóa bằng màu sắc, sử dụng màu xanh lá cây, màu hổ phách và màu đỏ để xác định sản phẩm chứa hàm lượng năng lượng, chất béo, chất béo bão hòa, muối và đường thấp, trung bình hay cao.


Tất cả các nhà bán lẻ lớn ở Vương Quốc Anh và một số công ty đa quốc gia như Mars, Coca-Cola, Pepsico, Nestlé, McCain và Kraft Foods đã tự nguyện bắt đầu sử dụng hệ thống ghi nhãn giống như đèn giao thông.


Úc

Năm 2013, Chính phủ Úc đã phê chuẩn hệ thống “Đánh giá ngôi sao sức khỏe” (HSR), vốn là một chương trình tự nguyện áp dụng trong ngành công nghiệp. Hệ thống xem xét bốn khía cạnh của một loại thực phẩm có liên quan với việc tăng nguy cơ các bệnh mãn tính; năng lượng, chất béo bão hòa, natri và hàm lượng đường tổng hợp cùng với một số mặt “tích cực” của một loại thực phẩm như hàm lượng trái cây và rau xanh, và trong một số trường hợp, hàm lượng chất xơ và đạm trong chế độ ăn.


Chile
Một đạo luật sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay tại Chile trong đó quy định việc bắt buộc áp dụng nhãn ghi thông tin khuyến cáo in trên các sản phẩm thực phẩm được cho là chứa hàm lượng muối, đường hoặc chất béo bão hòa quá cao. Việc sử dụng các loại nhãn cảnh báo này là chưa từng có tiền lệ. Hình thức khuyến mãi và quảng bá các sản phẩm mang các ký hiệu khuyến cáo cho trẻ em dưới 14 tuổi cũng sẽ bị hạn chế.


Ecuador

Ecuador sử dụng một hệ thống bắt buộc giống như “đèn giao thông” in ở mặt trước của bao bì thực phẩm để cho biết hàm lượng chất béo, đường, và muối cao (màu đỏ), trung bình (màu cam), hoặc thấp (màu xanh lá cây). Đạo luật này được đưa vào thực thi bởi Bộ Y tế, và được thực hiện trong năm 2014.


Phần Lan

Đạo luật quốc gia liên quan đến việc bắt buộc sử dụng nhãn khuyến cáo in trên các loại thực phẩm có hàm lượng muối cao được đưa vào áp dụng tại Phần Lan từ năm 1993. Luật này áp dụng đối với tất cả các danh mục thực phẩm góp phần làm gia tăng đáng kể lượng tiêu thụ muối của người dân Phần Lan.




Ý tưởng hành động


Hãy thực hiện cuộc khảo sát ghi nhãn dinh dưỡng ở mặt trước của bao bì sản phẩm

Vào tháng 3 năm 2013, Tổ chức Người Tiêu dùng Quốc tế CI khởi xướng cuộc thi ghi nhãn sản phẩm thực phẩm được tổ chức để minh họa cho những khó khăn mà người tiêu dùng đang phải đối mặt trong việc lựa chọn một chế độ ăn uống lành mạnh. Người tiêu dùng được cho xem hình những sản phẩm thực phẩm chế biến không có nhãn dán ở mặt trước của bao bì và yêu cầu đoán xem sản phẩm nào có hàm lượng đường, muối, chất béo và năng lượng cao, trung bình hoặc ít. Sau đó họ được xem lại các sản phẩm đó một lần nữa với nhãn dán ở mặt trước của bao bì và được yêu cầu đoán lại.


Mười tổ chức thành viên CI đã tham gia cuộc thi và hơn 3.300 người tiêu dùng ở 11 quốc gia đã hoàn thành bài kiểm tra. CI và các tổ chức thành viên sử dụng kết quả thu được từ các bài kiểm tra để vận động ghi nhãn dinh dưỡng ở mặt trước của bao bì ở cấp độ quốc gia và quốc tế và các hoạt động khác để tạo điều kiện cho người tiêu dùng chọn được chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe. Hầu hết các thành viên đều làm bài kiểm tra trên mạng, nhưng có một người đã thực hiện một cuộc khảo sát trên đường phố. Bạn có thể tổ chức một cuộc khảo sát trực tiếp dùng chính những sản phẩm này.


Hoặc bạn có thể khảo sát người tiêu dùng bằng cách đặt câu hỏi xem họ thích kiểu ghi nhãn nào hơn. Cuộc khảo sát này được thực hiện bởi Quỹ Người tiêu dùng Thái Lan tại Thái Lan vào năm 2014.



Đọc thêm

Tất cả ví dụ về những chính sách được sử dụng trong bản tóm tắt này được lấy từ nguồn “World Cancer Research Fund International Online Nourishing Framework”. Hãy xem những ví dụ này và nhiều ví dụ khác nữa tại địa chỉ: http://www.wcrf.org/int/policy/nourishing-framework/nutrition-labels


Thông tin cập nhật toàn cầu về Bản tóm tắt ghi nhãn thông tin dinh dưỡng của Hội đồng Thông tin Thực phẩm Châu Âu có sẵn miễn phí tại địa chỉ: http://www.eufic.org/upl/1/default/doc/File pdf GlobalUpdateExecSumJan2015.pdf


Lựa chọn, Úc và chiến dịch ghi nhãn dinh dưỡng ở mặt trước của bao bì sản phẩm: http://www.choice.com.au/consumer-action/food-labelling/nutrition-labelling.aspx
Sách hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng ở mặt trước của bao bì sản phẩm đóng gói sẳn của Chính phủ Anh được bán tại các cửa hàng bán lẻ:

https://www.gov.uk/government/uploads/system/uploads/attachment_data/file/300886/2902158_FoP_Nutrition_2014.pdf

Một buổi họp báo ngắn của Liên minh các Tổ chức của Vương quốc Anh bao gồm các thành viên của CI? Cái nào? Tại sao người tiêu dùng cần ghi nhãn dinh dưỡng theo kiểu đèn giao thông:



http://www.actiononsalt.org.uk/news/Salt%20in%20the%20news/2012/76872.pdf
Tham khảo:

Tổ chức Y tế Thế giới (n.d) Chế độ ăn [online], WHO.: http://www.who.int/topics/diet/en/ [Accessed 06.02.15]

Tờ Kinh Tế năm 2012, Thực Phẩm Để Suy Ngẫm [online]: http://www.economist.com/news/special-report/21568064-food-companies-play-ambivalent-part-fight-against-flab-food-thought

R Moodie năm 2013: “Lợi nhuận và dịch bệnh: phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu bia, và thực phẩm siêu chế biến và ngành công nghiệp đồ uống” The Lancet, 381 (9867), trang 670 – 679

D Stuckler năm 2012: “Dịch bệnh trong sản xuất: Vai trò của các nhà sản xuất toàn cầu khi lượng tiêu thụ các sản phẩm không tốt cho sức khỏe như thực phẩm chế biến, rượu bia, và thuốc lá”, PLoS Medicine 9 (6): e1001235.

Tổ Chức Người Tiêu Dùng Quốc Tế và Liên Đoàn Bệnh Béo Phì Thế giới năm 2014, Khuyến nghị hướng tới một Công ước toàn cầu nhằm bảo vệ và khuyến khích chế độ ăn uống làm mạnh [online] có sẵn tại địa chỉ: http://tinyurl.com/nkqfurp

Grunert, K. & Wills, J. (2007) Một nghiên cứu châu Âu về phản ứng của người tiêu dùng với những thông tin dinh dưỡng ghi trên nhãn thực phẩm, Tạp Chí Y Tế, số 15 trang 385-99

Ghi nhãn thực phẩm để tiến tới giáo dục tốt hơn cho cuộc sống (Flabel), (2012) Results flyer [online]: http://flabel.org/en/upload/EUFIC_FLABEL_ResultsFlyer.pdf

Viện Y Khoa năm 2012, Những hệ thống và kí hiệu đánh giá thành phần dinh dưỡng ở mặt trước của bao bì sản phẩm – khuyến khích việc lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe : http://www.nap.edu/openbook.php?record_id=13221

Bộ Y tế và Khoa Học Nhân Sinh Hoa Kỳ năm 2011, Nghiên cứu chính sách ghi nhãn dinh dưỡng ở mặt trước bao bì sản phẩm: Xem xét về môi trường và phê bình văn học: http://aspe.hhs.gov/sp/reports/2011/fopnutritionlabelinglitrev/index .shtml

J Hersey năm 2013, Những ảnh hưởng của hệ thống ghi nhãn dinh dưỡng ở mặt trước bao bì sản phẩm và trên kệ hàng đối với người tiêu dùng, Tạp chí dinh dưỡng, số 71: trang 1-14.

Tổ chức Người tiêu dùng Quốc tế và Liên đoàn Bệnh béo phì Thế giới năm 2014, Đề nghị hướng đến Công ước Toàn cầu nhằm bảo vệ và khuyến khích chế độ ăn uống lành mạnh : http://tinyurl.com/nkqfurp



Đánh giá xếp hạng ngôi sao dao động trong phạm vì từ ½ ngôi sao (tốt cho sức khỏe ít nhất) đến 5 sao (tốt cho sức khỏe nhiều nhất). Việc thực hiện hệ thống đánh giá ngôi sao sức khỏe HSR sẽ được Ủy ban Cố vấn Sức khỏe Ngôi sao giám sát trong năm 2014.

(DM)



tải về 70.21 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương