ĐẢng ủy phưỜng đẠi mỗ Số 178- qđ/ĐU ĐẢng cộng sản việt nam



tải về 83.97 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích83.97 Kb.
#14437


ĐẢNG BỘ QUẬN NAM TỪ LIÊM

ĐẢNG ỦY PHƯỜNG ĐẠI MỖ

*

Số 178- QĐ/ĐU



ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đại Mỗ, ngày 05 tháng 8 năm 2014


QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy chế công tác dân vận

của hệ thống chính trị phường Đại Mỗ
- Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Căn cứ Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong thời kỳ mới”;

- Căn cứ Quyết định sô 2034-QĐ/TU ngày 11/6/2010 của Thành ủy Hà Nội về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị thành phố Hà Nội;

- Căn cứ Quyết định số 70-QĐ/QU ngày 28/4/2014 của Quận ủy Nam Từ Liêm về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị quận Nam Từ Liêm;

- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ phường Đại Mỗ;

- Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ công tác dân vận trong thời kỳ mới;

- Xét đề nghị của đồng chí trưởng khối Dân vận,
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ

QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị phường Đại Mỗ.

Điều 2: Khối Dân vận phường, Văn phòng Đảng ủy, HĐND, UBND phường, các ban, ngành, MTTQ các đoàn thể chính trị - xã hội và các cấp ủy chi bộ trực thuộc chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Khối Dân vận phường chủ trì, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế, định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy.



Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.


Nơi nhận:

- TT Quận ủy;

- Ban Dân vận Quận ủy; (để

- Đ/c Trần Thanh Hải - UVTV-Trưởng (báo cáo

Ban Dân vận quận ủy;

- TT Đảng ủy - HĐND - UBND;

- Các đ/c ĐUV;

- MTTQ và các đoàn thể;

- Các chi bộ, các tổ dân vận;

- Lưu VPĐU.


T/M BAN CHẤP HÀNH

BÍ THƯ



Đỗ Tiến Sơn


QUY CHẾ

Công tác dân vận của hệ thống chính trị phường Đại Mỗ

(Ban hành theo quyết định số 178-QĐ/ĐU, ngày 05/8/2014

của Đảng ủy phường Đại Mỗ)

-----------

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta; là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng và củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Công tác dân vận là trách nhiệm của tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị, của mọi cán bộ đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang.

Điều 2: Quy chế này xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân và cơ chế phương thức thực hiện công tác dân vận của các tổ chức trong hệ thống chính trị phường nhằm nâng cao hiệu quả công tác dân vận, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết của toàn dân tộc trên địa bàn xã.

Điều 3: Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị của phường thực hiện đồng bộ, thống nhất, hiệu quả công tác dân vận; thường xuyên quán triệt và thực hiện phong cách dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh; “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”.

Chương II

TRÁCH NHIỆM LÃNH ĐẠO VÀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN VẬN

Mục I

TRÁCH NHIỆM LÃNH ĐẠO CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐẢNG

Điều 4: Trách nhiệm của Đảng uỷ, Ban Thường vụ Đảng uỷ

Đảng uỷ, Ban Thường vụ Đảng uỷ lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác dân vận trong hệ thống chính trị thuộc phường để thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận Nam Từ Liêm, các chủ trương của Trung ương, Thành ủy và Quận ủy và Đảng ủy về công tác dân vận theo Quy chế làm việc của Ban chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Đảng uỷ phường.

1- Quán triệt và thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Trung ương về công tác dân vận. Trong nhiệm kỳ, căn cứ yêu cầu cụ thể, Đảng uỷ có nghị quyết chuyên đề, hàng năm có chương trình công tác dân vận; lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể, các cấp uỷ chi bộ và các tổ chức trong hệ thống chính trị phường thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác dân vận.

2- Lãnh đạo, định hướng nội dung hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội. Phát huy vai trò tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia thực hiện quy chế giám sát, phản biện xã hội và Quy định tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

3- Lãnh đạo về tổ chức, nhân sự; bố trí, giới thiệu cán bộ, đảng viên có năng lực phụ trách công tác dân vận, làm lãnh đạo chủ chốt của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội.

4- Định kỳ, một tháng, ba tháng, sáu tháng, một năm và trong trường hợp cần thiết, đồng chí Phó bí thư Thường trực Đảng uỷ nghe khối Dân vận Đảng uỷ, MTTQ các đoàn thể chính trị và các cơ quan, tổ chức liên quan báo cáo tình hình nhân dân; Hàng quý (có thể bất thường) tập thể thường trực làm việc với khối dân vận, MTTQ các đoàn thể phường theo quy chế làm việc của cấp uỷ. Chỉ đạo việc thực hiện công tác dân vận, của hệ thống chính trị phường.

5- Chỉ đạo kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị của TW, Thành uỷ, Quận ủy, Đảng uỷ về công tác dân vận trong từng thời kỳ.

Điều 5: Trách nhiệm của các ban Đảng

1- Khối dân vận Đảng uỷ chủ trì, phối hợp, tham mưu, đề xuất với Đảng uỷ, Ban Thường vụ Đảng uỷ về chủ trương, chính sách công tác dân vận, chuẩn bị dự thảo nghị quyết đại hội, các nghị quyết, chỉ thị, quyết định thuộc lĩnh vực công tác dân vận của Đảng bộ phường.

2- Phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu giúp Đảng uỷ, Ban Thường vụ Đảng uỷ chỉ đạo kiểm tra, giám sát sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế của Đảng về công tác dân vận.

2.1- Khối dân vận Đảng uỷ chủ trì theo dõi, tổng hợp tình hình nhân dân, công tác dân vận của các đơn vị, các cấp uỷ trực thuộc Đảng uỷ, phối hợp chuẩn bị dự thảo các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện về công tác dân vận.

2.2- Căn cứ hướng dẫn của Trung ương, thành uỷ, Quận ủy, đồng chí cấp ủy phụ trách tổ chức Đảng uỷ chủ trì, phối hợp với khối dân vận Đảng uỷ, tham mưu giúp Đảng uỷ bố trí cán bộ trong khối dân vận thực hiện chính sách đối với các cán bộ làm công tác dân vận theo quy định của Đảng, Nhà nước.

2.3- Ban tuyên giáo Đảng uỷ phối hợp với khối dân vận Đảng uỷ hướng dẫn kiểm tra việc tổ chức học tập, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng về công tác dân vận; nắm tình hình nhân dân, dư luận xã hội; chỉ đạo hướng dẫn các cơ quan thông tin tuyên truyền và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên thường xuyên tuyên truyền về công tác dân vận; hướng dẫn chỉ đạo, theo dõi thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, tuyên truyền, cổ vũ các điển hình tiên tiến về công tác dân vận ở phường.

2.4- Khối dân vận Đảng uỷ chủ trì, phối hợp với Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ kiểm tra, giám sát các cấp uỷ trực thuộc Đảng uỷ, các ban, ngành, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận và quy chế này.

Điều 6: Trách nhiệm của khối dân vận Đảng uỷ

1- Tham mưu đề xuất với Đảng uỷ, Ban Thường vụ Đảng uỷ chủ trương và giải pháp lớn về công tác dân vận.

2- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, đề xuất việc cụ thể hoá đường lối chủ trương về công tác dân vận của Đảng, chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị nghị quyết đại hội, các nghị quyết, chỉ thị, quyết định thuộc lĩnh vực công tác dân vận của Ban chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Đảng uỷ và tổ chức sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết về công tác dân vận.

3- Sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận.

4- Tham gia ý kiến với các cơ quan Nhà nước trong việc thể chế hoá các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng về công tác dân vận, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Thẩm định các đề án về công tác dân vận của các ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể xã trước khi trình Đảng uỷ. Tham gia thẩm định những đề án thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh của quận và phường có liên quan đến công tác dân vận.

5- Tham gia công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ trong khối dân vận phường và của các cấp uỷ Đảng trực thuộc Đảng uỷ.

6. Định kỳ 3 tháng tổ chức giao ban công tác dân vận (Họp bất thường khi cần thiết do khối triệu tập).

Điều 7: Trách nhiệm của các chi bộ trực thuộc Đảng uỷ

1- Quán triệt và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của Thành uỷ, Quận ủy, Đảng ủy về công tác dân vận. Trong nhiệm kỳ có nghị quyết chuyên đề, hàng năm có chương trình công tác dân vận; lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa phương, đơn vị phối hợp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác dân vận.

2- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phường; trong quá trình chỉ đạo hoạt động đối với MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương, đơn vị. Tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội phát huy vai trò đại diện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, thực hiện tốt vai trò phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo quy định, quy chế.

3- Thực hiện phân công cấp uỷ viên và đảng viên trực tiếp làm công tác dân vận của chi bộ.

4- Kiểm tra, sơ kết, tổng kết kịp thời các nghị quyết, chỉ thị về công tác dân vận của Đảng.

MỤC II

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

Điều 8: Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân phường

1- Quán triệt các chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận đối với đại biểu HĐND phường.

2- Lãnh đạo, thể chế hoá đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng của Thành uỷ, Quận ủy về công tác dân vận bằng các nghị quyết của HĐND xã, xem xét cho ý kiến, quyết định những vấn đề quan trọng của phường đảm bảo đúng đường lối dân vận của Đảng trong các hoạt động của HĐND phường.

3- Cụ thể hoá các nội dung công tác dân vận của Đảng đối với đại biểu HĐND phường trong quá trình tiếp xúc cử tri tại các đơn vị bầu cử.

4- Tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của MTTQ và các tổ chức thành viên, các tầng lớp nhân dân đối với các dự án luật, dự án pháp lệnh theo quy định của pháp luật, nhất là những vấn đề có liên quan đến lợi ích, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. ý kiến đóng góp của MTTQ, các tổ chức thành viên và của công dân phải được tập hợp. Nghiên cứu, tiếp thu, bảo đảm khi đề ra các chủ trương và quyết sách hợp lòng dân.

5- Quy định đại biểu đội đồng nhân dân phường có kế hoạch cụ thể, thiết thực tìm hiểu các hoạt động của đời sống xã hội ở địa phương, nắm bắt tình hình thực tiễn và tâm tư, nguyện vọng của cử tri.

6- Tăng cường giám sát hoạt động của các cơ quan, đơn vị, bộ phận, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân theo quy định của pháp luật.

7- Phát huy vai trò tư vấn, giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các văn bản pháp luật, quyết định các chương trình kinh tế, xã hội và các vấn đề lớn của phường.



Điều 9: Trách nhiệm của UBND phường

1- Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận. Triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

2- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính; công khai, minh bạch các chủ trương, chính sách, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, các khoản thu, chi từ ngân sách và các nguồn khác, thủ tục hành chính và quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.

3- Thực hiện chế độ tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân và chế độ tiếp dân định kỳ; nghiêm túc tiếp thu ý kiến phê bình, góp ý xây dựng của nhân dân về công tác quản lý, điều hành, về thái độ và phong cách làm việc của cán bộ, công chức, giải quyết kịp thời đơn, thư khiếu nại, tố cáo và những bức xúc của nhân dân.

4- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận. Phối hợp với Khối dân vận của cấp uỷ chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở về công tác dân vận của chính quyền.

5- Phối hợp với MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội vận động nhân dân thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Tổ chức lấy ý kiến MTTQ, các đoàn thể tham gia xây dựng địa phương. Thường xuyên lắng nghe và giải quyết kịp thời ý kiến của MTTQ và các đoàn thể phản ánh, kiến nghị với chính quyền về những vấn đề nhân dân quan tâm. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, 1 năm, chính quyền có chương trình làm việc với MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp.

6- Ban hành những quy định đối với cán bộ, công chức cảu chính quyền trong thi hành công vụ, tiếp xúc giải quyết công việc với dân có thái độ chân thành, tôn trọng dân, hướng dẫn và giúp đỡ nhân dân; gương mẫu chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Xử lý kịp thời nghiêm minh những cán bộ, công chức có hành vi tiêu cực, nhũng nhiều, gây phiền hà cho dân, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân trong thi hành công vụ.

7- Bảo đảm kinh phí hoạt động và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, quan tâm giải quyết chính sách cán bộ của khối dân vận, MTTQ và các đoàn thể.



Điều 10: Trách nhiệm của các ban, ngành thuộc phường

1- Quán triệt sâu sắc, nắm vững và gương mẫu thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, Thành ủy, Quận ủy và Đảng uỷ về công tác dân vận theo chức năng, nhiệm vụ của ban, ngành bằng chương trình, kế hoạch và giải pháp cụ thể.

2- Chỉ đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác dân vận và nhiệm vụ công tác dân vận của ban, ngành mình.

3- Có biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt công tác dân vận trong đội ngũ cán bộ, công chức theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, công chức phấn đấu, rèn luyện tốt theo quy định về công tác quần chúng của Đảng với tinh thần: trọng dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân.

4- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính; nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, sửa đổi lề lối làm việc theo hướng dân chủ hoá và công khai hoá, chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí.

5- Việc tham mưu đề xuất UBND phường áp dụng các cơ chế, chính sách, ban hành các quyết định hành chính phải nhằm mục đích phục vụ nhân dân.

6- Giáo dục cán bộ, công chức nghiêm chỉnh chấp hành đạo đức công vụ, nêu cao ý thức phục vụ nhân dân.

Điều 11: Trách nhiệm của Bộ phận Tư pháp - Hộ tịch và Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật

1- Giáo dục cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị gương mẫu chấp hành pháp luật. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật trong nhân dân.

2- Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý, khai thác, sử dụng Tủ sách pháp luật ở cơ sở.

3- Bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân theo quy định của pháp luật. Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong thi hành án dân sự trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

4- Tham mưu với UBND giải quyết đúng thời hạn, đúng pháp luật các khiếu nại, tổ cáo theo thẩm quyền. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu nghiệp vụ cho tổ viên Tổ hoà giải trên địa bàn theo sự hướng dẫn của cấp trên.

Điều 12: Trách nhiệm của lực lượng vũ trang phường

1- Tuyên truyền vận động cán bộ, chiến sĩ và nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

2- Tham gia xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, góp phần đảm bảo giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

3- Thường xuyên tiến hành công tác dân vận, giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, xoá đói, giảm nghèo, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo và các chính sách xã hội; củng cố tăng cường tinh đoàn kết quân dân, xây dựng mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân.

4- Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, xây dựng và bảo vệ nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc.

5- Phối hợp với khối dân vận cấp uỷ, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp và các cơ quan liên quan làm tốt công tác tham mưu với cấp uỷ, chính quyền về công tác dân vận.



Mục III

TRÁCH NHIỆM CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC ĐOÀN THỂ

Điều 13: Trách nhiệm của MTTQ phường

1- Tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về tư tưởng, chính trị trong nhân dân, tạo ra sự đồng thuận xã hội.

2- Tuyên truyền động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành hiến pháp và pháp luật; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước.

3- Thực hiện tốt vai trò dân chủ đại diện và phản biện xã hội, vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, tham gia giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

4- Chủ động phối hợp với chính quyền, các ban, ngành để tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; triển khai thực hiện pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và các quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

5- Thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương của quận, của phường theo quy định của pháp luật. Tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân, của các tổ chức thành viên Mặt trận để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Thành phố, Quận, phường về những vấn đề nhân dân quan tâm và có trách nhiệm thông tin cho nhân dân biết kết quả giải quyết các cơ quan chức năng.

6- Phối hợp với HĐND, UBND phường, hiệp thương giới thiệu nhân sự và vận động nhân dân tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp bảo đảm dân chủ đúng luật định.

7- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan vận động các tổ chức và người Việt Nam ở nước ngoài phát huy tinh thần yêu nước, hướng về Tổ quốc đóng góp tài năng, trí tuệ, vốn kinh nghiệm quản lý vào công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, xây dựng thủ đô, xây dựng quận, xây dựng phường góp phần làm tốt công tác đối ngoại nhân dân.



Điều 14: Trách nhiệm của các đoàn thể chính trị - xã hội phường

1- Đoàn kết, tập hợp quần chúng trong tổ chức, làm tốt vai trò người đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân, làm nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

2- Tham gia với Đảng, Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ của đoàn viên, hội viên và nhân dân, tham gia cùng với MTTQ kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở và phản biện xã hội theo quy định.

3- Phát động và duy trì các phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân nhằm thực hiện thắng lợi các chương trình kinh tế, xã hội, góp phần củng cố và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương và đơn vị.

4- Chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống tổ chức của mình phối hợp chặt chẽ với các ban xây dựng Đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận.

5- Tập hợp ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, hội viên và nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Thành phố, Quận, phường và có trách nhiệm thông tin cho đoàn viên, hội viên biết kết quả giải quyêt của các cơ quan chức năng.



Chương III

PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG

CÔNG TÁC DÂN VẬN VÀ CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO

Điều 15: Việc ban hành các chủ trương, nghị quyết, quyết định về công tác, những vấn đề có liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi trực tiếp của nhân dân

1- Những chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền về công tác dân vận có liên quan đến quyền, lợi ích của các tầng lớp nhân dân phải được lấy ý kiến tham gia của khối dân vận, MTTQ và các đoàn thể cùng cấp trước khi ban hành thực hiện.

2- Trường hợp cụ thể, các chủ trương, nghị quyết, quyết định có tính chất hệ trọng, liên quan đến quyền và lợi ích của đông đảo người dân được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin tuyên truyền để lấy ý kiến tham gia của các cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

3- MTTQ, các đoàn thể, đại diện các hội quần chúng có trách nhiệm tham gia đóng góp ý kiến; đồng thời tuyên truyền vận động để các tầng lớp nhân dân hiểu rõ, tích cực tham gia đóng góp ý kiến với Đảng, Nhà nước và những vấn đề được lấy ý kiến.

4- Khối dân vận phường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổng hợp ý kiến của MTTQ, các đoàn thể nhân dân, báo cáo cấp uỷ cùng cấp.

Điều 16: Việc triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, các quyết định hành chính có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân

1- Các cơ quan, ban, ngành, đơn vị được giao trách nhiệm tổ chức thực hiện cần chủ động phối hợp với khối dân vận của cấp uỷ để phổ biến, triển khai tới MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội làm nòng cốt vận động nhân dân thực hiện.

2- Các cơ quan hữu quan có trách nhiệm cung cấp thông tin về việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, quyết định hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân cho khối dân vận của cấp uỷ, MTTQ và các đoàn có cơ sở tham mưu cho cấp uỷ và phối hợp vận động quần chúng nhân dân thực hiện.

Điều 17: Việc giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của nhân dân và ý kiến, kiến nghị của cử tri

1- Việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân và ý kiến, kiến nghị của cử tri phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri.

2- Chính quyền có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến khiếu nại, tố cáo của nhân dân và ý kiến, kiến nghị của cử tri cho khối dân vận phường, uỷ ban kiểm tra Đảng ủy, Mặt trận và các đoàn thể cùng cấp để phối hợp giải quyết kịp thời ngay từ cơ sở. Kết quả giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân, ý kiến, kiến nghị của cử tri phải được trả lời cho công dân hoặc cử tri và thông tin công khai để nhân dân, cử tri biết.

3- Trường hợp vụ việc phức tạp, khi quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đã đúng các quy định của pháp luật, thì khối dân vận phường, MTTQ và các đoàn thể phối hợp với chính quyền để vận động thuyết phục quần chúng thực hiện quyết định đó; khi quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đúng với các quy định của pháp luật thì khối dân vận phường đề nghị với cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.



Điều 18: Việc phối hợp giải quyết tình huống phức tạp liên quan đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

1- Khi xảy ra tình huống phức tạp liên quan đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường, thì cơ quan chính quyền phải kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, đồng thời phối hợp với các ngành chức năng, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội giải quyết theo thẩm quyền để sớm ổn định tình hình.

2- Trong trường hợp phức tạp, nghiêm trọng hoặc vượt quá thẩm quyền, cần kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của của cấp uỷ và chính quyền cấp trên.

3- Việc cử cán bộ của các ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể tham gia giải quyết tình huống phức tạp liên quan đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội phải có sự lãnh đạo chặt chẽ, thống nhất của cấp uỷ Đảng và yêu cầu cụ thể của công việc mà phân công cán bộ hợp lý.

4- Đối với những trường hợp lợi dụng dân chủ, kích động quần chúng gây rối làm mất trật tự trị an thì cấp uỷ, chính quyền chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Điều 19: Việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo

1- Định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng và 1 năm, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, lực lượng vũ trang báo cáo kết quả công tác dân vận với Đảng ủy, gửi qua khối dân vận Đảng ủy để tổng hợp, theo dõi.

2- Định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng và 1 năm, Đảng ủy báo cáo tình hình nhân dân và công tác dân vận với Quận ủy gửi qua Ban Dân vận Quận ủy để tổng hợp theo dõi.

3- Các cơ quan trong hệ thống dân vận các cấp thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo chỉ đạo, hướng dẫn của Ban dân vận, khối dân vận của cấp uỷ cấp trên trên trực tiếp.

4. Các trường hợp đột xuất, cần thiết liên quan đến tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, các cấp, ngành hữu quan trực tiếp báo cáo với thường trực Đảng uỷ, Khối dân vận Đảng uỷ để tổng hợp, theo dõi, tham mưu cho Đảng ủy.

Chương IV

VỀ PHÂN CÔNG CÁN BỘ

TRỰC TIẾP PHỤ TRÁCH CÔNG TÁC DÂN VẬN

Điều 20: Đảng uỷ phân công đồng chí Phó bí thư Thường trực Đảng uỷ phụ trách công tác dân vận của Đảng uỷ và trực tiếp làm trưởng khối dân vận Đảng uỷ.

Điều 21: Các ban Đảng uỷ, các ngành chứng năng, MTTQ và các đoàn thể phường phân công một đồng chí lãnh đạo phụ trách công tác dân vận.

Điều 22: Các cấp uỷ trực thuộc Đảng uỷ phân công đồng chí Bí thư chi bộ phụ trách công tác dân vận.

Điều 23: Chủ tịch UBND phụ trách công tác dân vận của chính quyền và chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về quy chế dân chủ cơ sở.

Điều 24: Trách nhiệm và quyền hạn của cấp uỷ viên, thành viên các cơ quan, tổ chức được phân công phụ trách công tác dân vận

1- Chịu trách nhiệm trước cấp uỷ Đảng, chính quyền, tổ chức, cơ quan, đơn vị về công tác dân vận.

2- Xây dựng chương trình công tác, có chế độ định kỳ sinh hoạt, tiếp xúc đối thoại với cán bộ, đảng viên và nhân dân của ngành, cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị được phân công phụ trách ít nhất mỗi quý một lần; thường xuyên lắng nghe ý kiến của cấp dưới, Mặt trận và các đoàn thể, của đảng viên và nhân dân, thường xuyên nghiên cứu, cập nhật kiến thức về công tác dân vận.

3- Được mời tham dự các lớp tập huấn về công tác dân vận do Ban dân vận Quận ủy tổ chức, được khối dân vận Đảng uỷ, Mặt trận và các đoàn thể cung cấp các tài liệu, thông tin, báo cáo về công tác dân vận.



Điều 25: Mỗi cán bộ, đảng viên phải thực hiện tốt công tác quần chúng theo điểm 3, Điều 2, Điều lệ Đảng; báo cáo kịp thời với chi uỷ, chi bộ về tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của nhân dân nơi cư trú và nơi làm việc.

Điều 26: Kiện toàn cơ cấu tổ chức, cán bộ của hệ thống dân vận các cấp, bảo đảm bảo thực hiện có hiệu quả, chức năng, nhiệm vụ theo quy định.

1- Đồng chí cấp uỷ phụ trách Tổ chức chủ trì, phối hợp thống nhất với khối dân vận của Đảng uỷ trong việc tham mưu với Đảng uỷ về công tác tổ chức, cán bộ của hệ thống dân vận phụ hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của từng giai đoạn.



2- Cán bộ chuyên trách, cán bộ chủ chốt, ngoài tiêu chuẩn chung phải được bồi dưỡng, am hiểu và có kỹ năng làm công tác vận động quần chúng, phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín và tác phong quần chúng.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 27: Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị phường căn cứ chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm triển khai thực hiện quy chế này.

Điều 28: Khối dân vận Đảng uỷ chủ trì phối hợp với các ban Đảng và văn phòng Đảng uỷ theo dõi đôn đốc, kiểm tra và định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Đảng uỷ việc thực hiện quy chế này.

Điều 29: Hằng năm, các tổ chức trong hệ thống chính trị kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện công tác dân vận; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, nghiêm khắc phê bình, kỷ luật những tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm, có vi phạm trong công tác dân vận.

Điều 30: Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy chế, có những vấn đề phát sinh hoặc không phù hợp, Ban Chấp hành Đảng bộ sẽ xem xét, sửa đôi, bổ sung cho phù hợp với thực tế và tình hình địa phương.



Каталог: upload -> Colombo
Colombo -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
Colombo -> 1 Bạn từ đâu tới? James Xin chào. Hello
Colombo -> CÂu hỏi hái hoa dân chủ 8/3/2013 CẤp huyện câu 1
Colombo -> Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sinh viên: Lê Sỹ Hải
Colombo -> Áp dụng khi cộng tác với công ty Long Minh I. Lưu ý Dịch giả cần dịch trọn vẹn tác phẩm
Colombo -> Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-cp ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ y tế
Colombo -> Bộ ảnh về Việt Nam 120 năm trước
Colombo -> 00x các trưỜng kiểm soát thông tin chung đỊnh nghĩa và phạm VI trưỜNG
Colombo -> Phụ lục Bảng lương cán bộ, công chức, viên chức Ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-cp

tải về 83.97 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương