Ngữ pháp tiếng anh sơ cấp Product by: vũ viết chỉnh. Tell: 01656034602



tải về 331.71 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu26.12.2017
Kích331.71 Kb.
#35077
  1   2   3

Ngữ pháp tiếng anh sơ cấp

Product by: vũ viết chỉnh. Tell: 01656034602

1.BỊ ĐỘNG CÁCH (PASSIVE VOICE)

Từ trước giờ ta chỉ mới học cách nói chủ động. Điều này cũng dễ hiểu bởi cách nói chủ động là cách nói được dùng nhiều hơn. Tuy nhiên đôi lúc ta không thể không dùng câu bị động. Trong bài này ta sẽ học cách nói bị động.



* MỘT VÀI LƯU Ý:

- Thông thường chúng ta dùng chủ động cách khi sử dụng ngôn ngữ. Đôi khi chúng ta lại có nhu cầu dùng bị động cách.

* Thí dụ:

+ Con chó đó cắn tôi (CHỦ ĐỘNG).

+ Tôi bị con chó đó cắn. (BỊ ĐỘNG).

+ Cha nó tặng nó một chiếc xe hơi nhân ngày sinh nhật thứ 21 của nó. (CHỦ ĐỘNG)

+ Nó được cha nó tặng một chiếc xe hơi nhân ngày sinh nhật thứ 21 của nó. (BỊ ĐỘNG)

- Như vậy, trong tiếng Việt, câu bị động thường có dấu hiệu nhận biết là có chữ BỊ hoặc ĐƯỢC trong đó. Vậy, có phải hễ thấy BỊ, ĐƯỢC trong câu tiếng Việt là ta phải dùng câu bị động khi chuyển sang tiếng Anh? Câu trả lời là KHÔNG HẲN.

* Thí dụ:

+ Tôi bị nhức đầu. ==> I HAVE A HEADACHE. (VẪN LÀ CÂU CHỦ ĐỘNG)

+ Tôi đã được gặp Bill Clinton ở Việt Nam. ===> I GOT TO MEET BILL CLINTON IN VIETNAM. (VẪN LÀ CÂU CHỦ ĐỘNG)

- Thế thì NHƯ THẾ NÀO MỚI LÀ CÂU BỊ ĐỘNG? Trong tiếng Anh hay tiếng Việt cũng vậy, CÂU BỊ ĐỘNG PHẢI LÀ CÂU CÓ THỂ CHUYỂN SANG CÂU NÓI CHỦ ĐỘNG MÀ Ý NGHĨA VẪN KHÔNG THAY ĐỔI NGHIÊM TRỌNG.

* Thí dụ:

- Con chó bị chiếc xe hơi cán ==> Chiếc xe hơi cán con chó. (nghĩa cũng gần giống nhau)

- THE DOG WAS RUN OVER BY THE CAR. ===> THE CAR RAN OVER THE DOG. (nghĩa cũng gần giống nhau)

- Công an bắt nó. ==> Nó bị công an bắt (nghĩa cũng giống nhau)

- THE POLICE ARRESTED HIM. ==> . (nghĩa cũng giống nhau)

- Như vậy, ta đặt một câu bị động như thế nào?  Bạn hãy xem công thức sau:



* CÔNG THỨC CHUNG CHO CÂU BỊ ĐỘNG Ở TẤT CẢ CÁC THÌ:

S + TO BE được chia theo thì cần thiết + P.P của động từ bị động (có thể thêm BY...)

 - Giải thích:

+ S: Chủ ngữ

+ ĐỘNG TỪ TO BE chia theo thì cần thiết là: AM hoặc IS hoặc ARE nếu là thì hiện tại đơn, AM/IS/ARE BEING nếu là thì hiện tại tiếp diễn, WILL BE nếu là thì tương lai đơn, AM/IS/ARE GOING TO BE nếu là cấu trúc tương lai gần, chắc chắn hoặc dự định; WAS hoặc WERE nếu là thì quá khứ đơn, WAS/WERE BEING nếu là thì quá khứ tiếp diễn; HAVE BEEN hoặc là HAS BEEN nếu là thì hiện tại hòan thành; HAD BEEN nếu là thì quá khứ hòan thành.Đó, chỉ bấy nhiều thì trên là thông dụng nhất, nếu bạn chưa vững các thì trên ở dạng chủ động thì cũng nên ôn lại. Khi nào dùngthì nào là chủ yếu dựa vào thời gian hành động xảy ra, bạn nên xem lại cách dùng các thì thông dụng vừa nói trên.

+ P.P (viết tắt của PAST PARTICIPLE) : QUÁ KHỨ PHÂN TỪ là cột 3 trong bảng động từ bất quy tắc hoặc động từ nguyên mẫu thêm đuôi  ED đối với các động từ có quy tắc.

+ ĐỘNG TỪ BỊ ĐỘNG là động từ có thể được dùng để đổi sang câu chủ động (thí dụ: tôi bị chó cắn thì ĐỘNG TỪ BỊ ĐỘNG là cắn, có thể dùng để đổi sang chủ động là "con chó cắn tôi")

+ BY ...: BY có nghĩa là BỞI, ta có thể thêm BY... để cho biết thêm hành động thực hiện bởi ai đó. Thường thì ít khi cần BY nhưng lâu lâu vẫn có nhu cầu dùng.

- Thí dụ:

+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ HIỆN TẠI ĐƠN: WINE IS MADE FROM GRAPES. (rượu vang được làm từ nho)

+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN: CAN THO BRIDGE IS BEING BUILT (cầu Cần Thơ đang được xây).

+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ TƯƠNG LAI ĐƠN: CAN THO BRIDGE WILL BE FINISHED IN 2010. (cầu Cần Thơ sẽ được làm xong trong năm 2010).

+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ TƯƠNG LAI GẦN, CHẮC CHẮN HƠN: CAN THO BRIDGE IS HE WAS ARRESTED BY THE POLICE GOING TO BE FINISHED IN 2010 (Cầu Cần Thơ sẽ được làm xong trong năm 2010).

+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN: HE WAS KILLED IN THE WAR (anh ấy đã bị giết chết trong chiến tranh).

+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN: HE WAS BEING QUESTIONED BY THE POLICE AT THAT TIME (vào lúc đó anh ta đang bị cảnh sát tra hỏi).

+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH: THIS WEBSITE HAS BEEN UPDATED MANY TIMES IN THE PAST 2 YEARS. (Website này được cập nhật nhiều lần trong 2 năm qua)

+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH: THE HOUSE HAD BEEN BURNT TO THE GROUND WHEN THE FIRE-FIGHTERS ARRIVED. (căn nhà đó đã bị thiêu rụi khi lính cứu hỏa đến).

 * CÁCH CHUYỂN CÂU CHỦ ĐỘNG SANG CÂU BỊ ĐỘNG:

- Chúng ta hãy lấy 1 câu chủ động làm thí dụ:

+  THAT DOG BIT ME. (con chó đó đã cắn tôi)

==> Như vậy chuyển sang bị động là TÔI BỊ CẮN BỞI CON CHÓ ĐÓ: I WAS BITTEN BY THAT DOG.

- Như vậy, khi chuyển sang câu bị động:

+ Tân ngữ trong câu chủ động sẽ thành CHỦ NGỮ trong câu bị động (ME là tân ngữ, khi chuyển ME thành chủ ngữ ta phải dùng dạng đại từ chủ ngữ tương ứng là I)

====> I

+ Động từ chính trong câu chủ động sẽ bị biến thành dạng QUÁ KHỨ PHÂN TỪ để đặt sau TO BE được chia thích hợp theo thì của câu chủ động.(ở thí dụ trên, BIT là quá khứ đơn, vậy nên TO BE chia ở quá khứ đơn là WAS hoặc WERE mà chủ ngữ ở câu bị động là I, nên ta dùng WAS)

=====>> I WAS BITTEN

+ Chủ Ngữ trong câu CHỦ ĐỘNG SẼ là tác nhân nằm đằng sau chữ BY

==============>>> I WAS BITTEN BY THAT DOG.

- Trong một số trường hợp, chủ ngữ ở câu chủ động có thể không được nhắc tới trong câu bị động, tức là TA KHÔNG CẦN DÙNG BY... (thí dụ như khi chủ ngữ là PEOPLE, THEY, THE POLICE, ...)

* Thí dụ:

+ CHỦ ĐỘNG: PEOPLE SAY THAT LOVE IS BLIND (người ta nói rằng tình yêu là mù quáng)

=====>>> BỊ ĐỘNG: IT IS SAID THAT LOVE IS BLIND.

+ CHỦ ĐỘNG:  THE POLICE ARRESTED HIM.

====>> BỊ ĐỘNG: HE WAS ARRESTED (anh ta bị bắt thì ai cũng hiểu là bị bắt bởi cảnh sát nên ta không cần phải nói).

2.THÌ TƯƠNG LAI ĐƠN

Thì tương lai đơn có lẽ là thì đơn giản và dễ hiểu nhất trong tiếng Anh.



* Công thức thể khẳng định:

  Chủ ngữ + WILL + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ.

- Viết tắt "Chủ ngữ + WILL":

+ I WILL = I'LL

+ WE WILL = WE'LL

+ YOU WILL = YOU'LL

+ THEY WILL = THEY'LL

+ HE WILL = HE'LL

+ SHE WILL = SHE'LL

+ IT WILL = IT'LL 

- Thí dụ:

+  I WILL HELP YOU. = Tôi sẽ giúp bạn.

+ SHE WILL CALL YOU WHEN SHE ARRIVES. (Cô ấy sẽ gọi điện cho bạn khi cô ấy đến nơi). 

* Công thức thể phủ định:

  Chủ ngữ + WILL + NOT + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ.

- Viết tắt

+ WILL NOT = WON'T 

- Nhấn mạnh phủ định:

+ Ta có thể thay NOT bằng NEVER để nhấn mạnh ý phủ định. 

- Thí dụ:

+ I WILL NOT HELP HIM AGAIN.= Tôi sẽ không giúp nó nữa.

+ I WILL NEVER HELP HIM AGAIN. = Tôi sẽ không bao giờ giúp nó nữa. 

* Công thức thể nghi vấn:

  WILL + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ ? 

- Thí dụ: 

+  WILL YOU BE AT THE PARTY TONIGHT? = Tối nay bạn sẽ có mặt ở buổi tiệc hay không?

- Câu hỏi WH:

+ Ta chỉ cần thêm ừ WH trước công thức trên để đặt câu hỏi WH.

WHEN WILL YOU GO BACK TO YOUR COUNTRY? = Khi nào bạn sẽ trở về nước? 

* Khi nào dùng thì tương lai đơn ?

- Khi muốn diễn tả một hành động mà người nói quyết định thực hiện ngay khi nói.

+ I AM SO HUNGRY. I WILL MAKE MYSELF A SANDWICH. = Tôi đói bụng quá. Tôi sẽ tự đi làm cho mình cái bánh mì sandwich.

- Khi muốn diễn tả một lời hứa

+ (I PROMISE) I WILL NOT TELL ANYONE ELSE ABOUT YOUR SECRET. = (Tôi hứa) tôi sẽ không nói cho ai biết về bí mật của bạn. 

- Khi muốn diễn tả một dự đoán về tương lai.

 + IT WILL RAIN TOMORROW. = Ngày mai trời sẽ mưa.

* Lưu ý:

- Trong một câu, nếu có mệnh đề phụ chỉ thời gian tương lai, mệnh đề phụ đó KHÔNG dùng thì tương lai đơn, chỉ dùng thì hiện tại đơn; trong mệnh đề chính t thì tương lai đơn.

+ WHEN YOU COME HERE TOMORROW, WE WILL DISCUSS IT FURTHER. = Ngày mai khi bạn đến đây, chúng ta sẽ bàn thêm. ("Ngày mai khi bạn đến đây" là mệnh đề phụ chỉ thời gian, ta dùng thì hiện tại đơn, "chúng ta sẽ bàn thêm" là mệnh đề chính, ta dùng thì tương lai đơn) 

- Ngày xưa, khi học thì tương lai đơn, giáo viên sẽ dạy bạn về từ SHALL, rằng SHALL được dùng thay cho WILL khi chủ ngữ là I hoặc WE. Tuy nhiên, ngày nay, tất cả chủ ngữ đều dùng WILL. SHALL chỉ còn được dùng trong văn bản trang trọng như văn bản luật và các hợp đồng. Thậm chí, người ta còn đang muốn thay thế SHALL bằng WILL trong những văn bản trang trọng đó. Bạn chỉ cần nhớ một trường hợp duy nhất mà SHALL còn được dùng trong thực tế là:

+ SHALL WE GO NOW? = Bây giờ chúng ta đi chứ? ta mới có thể dùng

3.CÂU HỎI ĐUÔI (TAG -QUESTIONS)

Câu hỏi đuôi là một dạng câu hỏi rất thông dụng trong tiếng Anh. Mặc dù câu trả lời cho câu hỏi đuôi cũng giống như câu trả lời cho câu hỏi YES-NO, nhưng câu hỏi đuôi có sắc thái ý nghĩa riêng biệt.

Câu hỏi đuôi được thành lập sau một câu nói khẳng định hoặc phủ định, được ngăn cách bằng dấu phẩy (,) vì vậy người đặt câu hỏi đã có thông tin về câu trả lời. Tuy nhiên, thường thì người hỏi không chắc chắn lắm về thông tin này. Nếu người hỏi chắc chắn, tự tin rằng mình đã có thông tin về câu trả lời nhưng vẫn hỏi thì khi chấm dứt câu hỏi đuôi, người hỏi sẽ lên giọng.

Sau đây là cách thành lập câu hỏi đuôi cho các tất cả các thì ta đã học: 



* Nguyên tắc chung khi lập câu hỏi đuôi:

- Nếu câu nói trước dấu phẩy là câu khẳng định, câu hỏi đuôi phải ở thể phủ định.

- Nếu câu nói trước dấu phẩy là câu phủ định, câu hỏi đuôi phải ở thể khẳng định 

* Cấu tạo của câu hỏi đuôi:

- Câu hỏi đuôi gồm một trợ động từ tương ứng với thì được dùng trong câu nói trước dấu phầy, có NOT hoặc không có NOT và một đại từ nhân xưng tương ứng với chủ ngữ của câu nói trước dấu phẩy.

* Thí dụ:

- YOU ARE AFRAID, AREN'T YOU? (Anh đang sợ, đúng không?)

- YOU DIDN'T DO YOUR HOMEWORK, DID YOU? (Bạn đã không làm bài tập nhà, đúng không?) 

* Cách thành lập câu hỏi đuôi cho các tất cả các thì ta đã học:

1. Hiện tại đơn với TO BE:

- HE IS HANDSOME, ISN'T HE? = Anh ấy đẹp trai, đúng không?

- YOU ARE WORRIED, AREN'T YOU? = Bạn đang lo lắng, phải không? 

- Đặc biệt với I AM..., câu hỏi đuôi phải là AREN'T I:

+ I AM RIGHT, AREN'T I?

- Với I AM NOT, câu hỏi đuôi sẽ là AM I như quy tắc.

+ I AM NOT GUILTY, AM I? 

2. Hiện tại đơn động từ thường: mượn trợ động từ DO hoặc DOES tùy theo chủ ngữ (xem lại bài Thì hiện tại đơn với động từ thường nếu cần)

- THEY LIKE ME, DON'T THEY?

- SHE LOVES YOU, DOESN'T SHE?  

3. Thì quá khứ đơn với động từ thường: mượn trợ động từ DID, quá khứđơn với TO BE: WAS hoặc WERE:

-  YOU LIED TO ME, DIDN'T YOU?

 - HE DIDN'T COME HERE, DID HE?

- HE WAS FRIENDLY, WASN'T HE? 

4.  Thì hiện tại hoàn thành hoặc hiện tại hoàn thành tiếp diễn: mượn trợ động từ HAVE hoặc HAS

 - THEY HAVE LEFT, HAVEN'T THEY?

- THE RAIN HAS STOPPED, HASN'T IT?

5. Thì quá khứ hoàn thành hoặc quá khứ hoàn thành tiếp diễn: mượn trợ động từ HAD:

- HE HADN'T MET YOU BEFORE, HAD HE?

6. Thì tương lai đơn:

- IT WILL RAIN, WON'T IT?

- YOUR GIRLFRIEND WILL COME TO THE PARTY, WON'T SHE?

* Những trường hợp đặc biệt cần lưu ý:

** USED TO: từng (diễn tả thói quen, hành động thường lập đi lập lại trong quá khứ)

- Trường hợp này, ta cứ việc xem USED TO là một động từ chia ở thì quá khứ. Do đó, câu hỏi đuôi tương ứng chỉ cần mượn trợ động từ DID

- Thí dụ:

+ SHE USED TO LIVE HERE, DIDN'T SHE? 



 ** HAD BETTER:

- HAD BETTER thường được viết ngắn gọn thành 'D BETTER, nên dễ khiến ta lúng túng khi phải lập câu hỏi đuôi tương ứng. Khi thấy 'D BETTER, chỉ cần mượn trợ động từ HAD để lập câu hỏi đuôi.

- Thí dụ:

+ HE'D BETTER STAY, HADN'T HE?



** WOULD RATHER:

- WOULD RATHER thường được viết gọn là 'D RATHER nên cũng dễ gây lúng túng cho bạn. Chỉ cần mượn trợ động từ WOULD cho trường hợp này để lập câu hỏi đuôi.

- Thí dụ:

+ YOU'D RATHER GO, WOULDN'T YOU? 



4.Câu hỏi WH với TO BE

Câu hỏi WH là câu hỏi bắt đầu bằng từ có W và H.  Những từ này gồm có: WHAT, WHO, WHERE, WHEN, WHY và HOW. Trong bài này ta tạm gọi chúng là từ WH.

Học xong động từ TO BE rồi, giờ ta có thể áp dụng TO BE với những từ WH để đặt ra vô số câu hỏi.

* Nghĩa của các từ WH:

WHAT = cái gì

WHO = ai

WHERE = ởđâu

WHEN = khi nào

WHY = tại sao

HOW = như thế nào, bằng cách nào

* Công thức câu hỏi WH với động từ TO BE:

     Từ WH + TO BE + Chủ ngữ + Bổ ngữ ?

-Lưu ý:

+ TO BE phải được chia đúng biến thể (AM hay IS hay ARE) tùy theo chủ ngữ. 

+ Bổ ngữ có thể là danh từ, tính từ, trạng từ, trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ thời gian. Có thể không có bổ ngữ.

 - Ví dụ:

+ WHAT IS LOVE? = tình yêu là gì?

+ WHO AM I? = Tôi là ai?

+ WHO ARE YOU? = Bạn là ai?

+ WHERE IS MY KEY? = Chìa khóa của tôi ở đâu?

+ WHY AM I HERE? = Tại sao tôi lại ở đây?

+ HOW ARE YOU? = Bạn như thế nào? (Tức là "Bạn khỏe không?")

+  HOW IS IT MADE? = Nó được làm ra bằng cách nào?

* Trường hợp đặc biệt HOW:

- Với từ HOW, ta còn có công thức sau:

  HOW + Tính từ + TO BE + Chủ ngữ + Bổ ngữ (nếu có) ?

- VD:


+ HOW TALL ARE YOU? = Bạn cao bao nhiêu?

+ HOW MUCH IS IT? Nó bao nhiêu vậy? (Hỏi giá tiền)

+ HOW FAR IS IT FROM YOUR HOUSE TO SCHOOL? Từ nhà bạn đến trường bao xa? 

5.Mạo từ xác định THE

Là từ loại duy nhất trong tiếng Anh chỉ  có 1 từ.  Ngay cả nhiều người học tiếng Anh lâu năm cũng không phải lúc nào cũng dùng đúng mạo từ THE. Mạo từ xác định THE thường được dùng sai,  hoặc không dùng khi cần dùng. Trong khi đó, đây là một từ không thể không biết vì tính quan trọng và cần thiết của nó. Một người bản xứ  không thể mở miệng ra nói quá 10 câu tiếng Anh mà không dùng đến mạo từ THE nào.




tải về 331.71 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương