Đông Nam Á: Vùng duyên hải và sản lượng bị đe dọa



tải về 22.78 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.09.2016
Kích22.78 Kb.
#32243
Đông Nam Á: Vùng duyên hải và sản lượng bị đe dọa
Khu vực Đông Nam Á đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế và xu hướng đô thị hóa mạnh mẽ, nhưng đói nghèo và bất bình đẳng vẫn là những thách thức lớn tại khu vực. Dân số khu vực đến năm 2050 được dự đoán sẽ tăng lên 759 triệu với 65% dân số sống ở đô thị. Năm 2010, dân số đã là 593 triệu người với 44% sống ở khu vực đô thị.

Đông Nam Á đang đối mặt với những ảnh hưởng ngày càng lớn liên quan đến hiện tượng nước biển dâng, đại dương ấm lên, và acid hóa ngày càng mạnh kết hợp với những ảnh hưởng của bão nhiệt đới và những đợt nóng cực điểm đang ngày càng gia tăng. Khi những ảnh hưởng này kết hợp với nhau, chúng có thể tạo ra những tác động bất lợi đồng thời đến hàng hoạt các ngành nghề, đặc biệt làm giảm công ăn việc làm tại khu vực duyên hải. Các vùng lưu vực sông ở Đông Nam Á với mật độ dân số tương đối cao đặc biệt dễ bị tổn thương trước các hiện tượng nước biển dâng và sự gia tăng cường độ của bão nhiệt đới.


Khả năng ảnh hưởng vật lý và lý sinh như một phần của dự đoán biến đổi khí hậu

  • Nóng cực điểm: Khu vực Đông Nam Á được dự đoán sẽ đối mặt với nhiệt độ tăng mạnh trong tương lai gần với những đợt nóng cực điểm xảy ra hàng tháng. Nhiệt độ trái đất ấm lên dưới 2oC, những đợt nóng cực điểm mà hiện nay hầu như chưa xảy ra sẽ bao trùm khoảng 60-70% tổng diện tích đất đai vào mùa hè, và những đợt nóng chưa từng có với nhiệt độ từ 30-40oC sẽ bao trùm những vùng đất ở cực bắc trái đất vào mùa hè. Khi nhiệt độ tăng thêm 4oC, những tháng hè, mà như hiện nay thì đã được gọi là chưa từng có, sẽ xuất hiện phổ biến, ảnh hưởng đến 90% diện tích đất đai trong thời gian những tháng mùa hè tại khu vực bắc bán cầu.

  • Nước biển dâng: Đối với các vùng duyên hải ở Đông Nam Á, dự đoán nước biển dâng vào cuối thế kỷ 21, so sánh với giai đoạn 1986-2005, sẽ cao hơn 10-15% so với mức trung bình của thế giới. Những phân tích về Ma-ni-la, Gia-các-ta, thành phố Hồ Chí Minh, và Băng Cốc cho thấy nước biển dâng tại các khu vực này sẽ vượt quá 50cm so với mức hiện nay vào năm 2060, và 100cm vào năm 2090.

  • Bão nhiệt đới: Tốc độ và cường độ gió tối đa của các cơn bão nhiệt đới khi quét qua đất liền được dự đoán sẽ tăng lên mạnh tại Đông Nam Á; tuy nhiên, tổng số cơn bão đổ bộ vào đất liền có thể sẽ giảm mạnh. Tổn thất có thể sẽ vẫn tăng lên vì những ảnh hưởng lớn nhất gây ra bởi những cơn bão có cường độ mạnh. Mưa nhiều cực đoan liên quan đến bão nhiệt đới được dự đoán sẽ tăng lên khoảng 30% đạt mức 50-80mm/h. Điều này cho thấy mức độ rủi ro lũ lụt cao hơn tại những khu vực dễ bị tổn thương.

  • Xâm mặn: Tình trạng xâm mặn nghiêm trọng được dự đoán tại các vùng duyên hải. Ví dụ, trường hợp khu vực sông Mahaka, In-đô-nê-xia khi nước biển dâng thêm 100cm vào năm 2100, diện tích đất bị xâm mặn có thể sẽ tăng 7-12% khi nhiệt độ tăng thêm 4oC.


Tác động đến các ngành nghề và lĩnh vực

  • Các lưu vực sông được dự đoán sẽ bị ảnh hưởng do nước biển dâng và cường độ bão nhiệt đới tăng lên, cùng với đó là diện tích đất sụt giảm do hoạt động của con người. Những yếu tố này sẽ làm tăng tình trạng dễ bị tổn thương của người dân sống ở cả nông thôn và thành thị phải đối mặt với rủi ro từ lũ lụt, xâm mặn, và xói mòn ven biển. Vùng đồng bằng của 3 con sông Mê-kông, Irrawaddy và Chao Phraya, tất cả đều có những khu vực quan trọng nằm thấp hơn mực nước biển 2m, đặc biệt bị đe dọa. Nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất nông nghiệp, đánh bắt thủy hải sản và du lịch là những ngành bị đặt đe dọa bởi các tác động của biến đổi khí hậu ở những vùng đồng bằng này.

  • Ngành thủy sản có thể bị ảnh hưởng khi sản lượng quan trọng nhất của các đại dương trên toàn thế giới được dự đoán sẽ sụt giảm đến trên 20% vào năm 2100, so với điều kiện của thời tiền công nghiệp. Các loài cá ở biển Java và Vịnh Thái Lan được dự đoán sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do nhiệt độ nước biển tăng lên và mức ôxy giảm, với khối lượng cơ thể trung bình nhỏ đi rất nhiều vào năm 2050. Dự báo khả năng đánh bắt tối đa tại khu vực miền nam Phi-líp-pin cũng giảm khoảng 50%.

  • Các trang trại nuôi trồng thủy sản có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do những căng thẳng của biến đổi khí hậu. Cường độ bão nhiệt đới tăng lên, xâm mặn, và nhiệt độ tăng có thể sẽ vượt quá ngưỡng chịu đựng của một số giống nông nghiệp quan trọng của địa phương. Nuôi trồng thủy sản là một ngành nghề đang có tốc độ tăng trưởng mạnh ở Đông Nam Á, chiếm khoảng 5%GDP của Việt Nam. Có khoảng 40% protein động vật trong chế độ ăn ở Đông Nam Á là từ cá, ngành này cũng đóng góp quan trọng vào an ninh lương thực trong khu vực.

  • Sự biến mất và suy thoái các rặng san hô có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề đánh bắt trên biển và du lịch. Nhiệt độ bề mặt nước biển tăng lên cũng đã dẫn đến những tổn thất to lớn như vấn đề rặng san hô mất màu tự nhiên trong một vài thập kỷ qua.1 Khi nhiệt độ tăng thêm dưới 1,5oC và tình trạng acid hóa đại dương tăng lên, dẫn đến nguy cơ cao (50% khả năng) việc rặng san hô mất màu tự nhiên sẽ xảy ra hàng năm ngay từ năm 2030. (Hình 3). Các dự báo chỉ ra rằng tất cả các rặng san hô ở khu vực Đông Nam Á chắc chắn sẽ trải qua căng thẳng do nóng gay gắt vào năm 2050, cũng như căng thẳng hóa chất do acid hóa đại dương.


Số liệu 3: Những ảnh hưởng được dự báo do biến đổi khí hậu lên các rặng san hô ở Đông Nam Á

Khả năng diễn ra mất màu tự nhiên nghiêm trọng của rặng san hô (DHW>8) xảy đến hàng năm được đề cập trong kịch bản RCP 2.6 (khoảng 2oC, trái) và RCP8.5 khoảng 4oC, phải). Nguồn: Meissner và các tác giả khác (2012).




  • Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo ở đồng bằng sông Mê-kông, đối mặt với rủi ro do nước biển dâng. Đồng bằng sông Mê-kông sản xuất khoảng 50% tổng sản lượng nông nghiệp của Việt Nam và đóng góp quan trọng vào xuất khẩu gạo của quốc gia. Dự đoán khi nước biển dâng thêm 30cm, có thể xảy đến sớm vào năm 2040, có thể gây tổn thất khoảng 12% sản lượng mùa vụ do ngập úng và xâm mặn so với mức hiện tại.

  • Các thành phố ven biển tập trung dân số và tải sản ngày càng gia tăng bị đặt trước rủi ro biến đổi khí hậu bao gồm cường độ bão nhiệt đới tăng lên, nước biển dâng trong thời gian dài, và lũ lụt ven biển xuất hiện. Nếu không có biện pháp thích ứng, khu vực thành phố Băng-cốc được dự đoán sẽ bị ngập úng khoảng 40% do lũ lụt kết hợp với lượng mưa cực đoan và nước biển dâng khi nước biển dâng 15cm trên mức hiện tại (có thể xảy đến vào những năm 2030), và 70% với kịch bản nước biển dâng 88cm (có thể xảy đến vào những năm 2080 khi nhiệt độ tăng thêm 4oC). Hơn thế nữa, tác động của hiện tượng nóng cùng cực đặc biệt được nói đến ở khu vực đô thị, nguyên nhân là do hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, và có thể dẫn đến tỷ lệ tử vong cao và bệnh tật hoành hành tại các thành phố. Tốc độ tăng trưởng cao của dân cư đô thị và GDP làm gia tăng những rủi ro tài chính trước các ảnh hưởng biến đổi khí hậu tại những khu vực này. Những người nghèo ở đô thị đặc biệt dễ bị tổn thương khi nhiệt độ và độ ẩm tăng quá cao. Năm 2005, 41% người dân thành thị Việt Nam và 44% của Phi-líp-pin sống ở những vùng định cư không chính thức. Lũ lụt kết hợp với nước biển dâng và các cơn bão ngày càng nhiều mang theo nhiều rủi ro to lớn cho các khu vực định cư không chính thức, nơi thiếu các hệ thống thoát nước, và phá hủy các điều kiện nước sạch và vệ sinh, kèm với những mối đe dọa về sức khỏe.

1 Hiện tượng mất màu tự nhiên của rặng san hô có thể xảy ra khi nhiệt độ tối đa của khu vực vào mùa nóng tăng thêm 1oC trong vòng 4 tuần và hiện tượng mất màu diễn biến tồi tệ hơn khi nhiệt độ tăng cao hơn và/hoặc trong thời gian dài hơn khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng nhiệt khu vực. Khi các rặng san hô có thể sống sót sau sự kiện mất màu thì khả năng chết cũng sẽ cao và phải mất nhiều năm mới phục hồi được. Khi hiện tượng mất màu trở nên thường xuyên hoặc quá nặng nề, các rặng san hô sẽ không thể phục hồi được.

Каталог: content -> dam -> Worldbank -> document -> EAP -> Vietnam
Vietnam -> BÀi học kinh nghiệM & giới thiệu mô HÌnh giám sát Cộng đồng TỪ CÁc dự Án vid 2009 & vaci 2011
dam -> BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư viê việt nam chưƠng trình phát triển liên hợp quốC
dam -> Công ty tnhh bảo Hiểm aig việt Nam
dam -> ĐIỀu khoản tham chiếU (tor) Tuyển tư vấn cá nhân trong nước xây dựng báo cáo nhận định tình hình tham nhũng, đánh giá công tác pctn năm 2015
dam -> VƯỜn quốc gia bidoup núi bà thông báo mời nhà thầu tư VẤn cá nhâN
Vietnam -> Môi trường Kinh Doanh 2014 Thông tin tóm lược Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương
dam -> Công ty tnhh bảo hiểm aig việt Nam
dam -> Quay trở lại trang nạn đói Return to Famine
Vietnam -> SỔ tay hưỚng dẫn thiết kế & thực hiện dự ÁN

tải về 22.78 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương