ĐẢng cộng sản việt nam thái Bình, ngày 27 tháng 01 năm 2014 quyếT ĐỊNH



tải về 181.14 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích181.14 Kb.
#9625

TỈNH UỶ THÁI BÌNH

                   *

       Số 1616-QĐ/TU


ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Thái Bình, ngày 27 tháng 01 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

về việc ban hành Quy chế thi viết

tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý

-----  

 

- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVIII (nhiệm kỳ 2010-2015);



- Căn cứ Đề án số 08-ĐA/TU, ngày 27- 12-2013 về việc tuyển chọn cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý;

- Căn cứ Quy chế tuyển chọn cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý ban hành kèm theo Quyết định số 1599-QĐ/TU, ngày 30- 12-2013 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ;

- Xét đề nghị của Ban Tổ chức Tỉnh uỷ,

BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thi viết tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý.  



Điều 2: Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thi, các Ban, Tổ Thư ký, Tổ giúp việc Hội đồng thi và người dự thi chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

Nơi nhận:

- Ban Giám sát Hội đồng thi,

- Hội đồng thi, các ban và Tổ Thư ký Hội đồng thi,

- Lưu hồ sơ Hội đồng thi, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ,

- Lưu Văn phòng Tỉnh uỷ.

 


T/M BAN THƯỜNG VỤ

PHÓ BÍ THƯ

 

 

 



 

 

Nguyễn Hồng Diên



 

 


QUY CHẾ THI VIẾT

tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý

 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1616-QĐ/TU, ngày 27 tháng 01 năm 2014

 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ)

-----


Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi và các ban, tổ thư ký, tổ giúp việc của Hội đồng thi; công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ thi; chấm thi và phúc khảo; chế độ báo cáo, lưu trữ và xử lý vi phạm quy chế thi.



Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng cho kỳ thi viết bồi dưỡng, tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý hàng năm, trong đó:

- Đối với cán bộ tham gia công tác tổ chức kỳ thi bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng thi và các ban, tổ thư ký, tổ giúp việc của Hội đồng thi.

- Đối với người dự thi:

 + Cán bộ, công chức, viên chức trong nguồn quy hoạch các chức danh cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, các chức danh cán bộ diện Ban cán sự Đảng UBND tỉnh quản lý nhiệm kỳ 2010-2015.

 + Cán bộ, công chức, viên chức trong nguồn quy hoạch các chức danh trưởng phòng và tương đương nhiệm kỳ 2010-2015 thuộc diện sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, ban thường vụ huyện ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Tỉnh ủy quản lý.



Điều 3. Quy định đối với thành viên tham gia Hội đồng thi và các ban, tổ thư ký của Hội đồng thi.

Thành viên tham gia Hội đồng thi vàcác ban, tổ thư ký của Hội đồng thi phải là cán bộ, công chức, viên chức có tinh thần trách nhiệm, làm việc khách quan, vô tư, công tâm và trung thực.

Không cử làm thành viên tham gia Hội đồng thi vàcác ban, tổ thư ký của Hội đồng thi đối với những người là cha, mẹ, anh, chị, em ruột, con; cha, mẹ, anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng của người dự thi. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc các đối tượng nêu trên khi được trưng dụng tham gia Hội đồng thi và các ban, tổ thư ký phải báo cáo Hội đồng thi để xin rút.

Chương II

TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG THI

VÀ CÁC BAN, TỔ THƯ KÝ, TỔ GIÚP VIỆC THUỘC HỘI ĐỒNG THI

Điều 4. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thi

- Hội đồng thi do Ban Thường vụ Tỉnh ủy thành lập có từ 9 đến 15 thành viên, bao gồm: một số đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Thường trực Hội đồng nhân dân, lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh; một số đồng chí trưởng, phó các ban Đảng của Tỉnh uỷ và một số cán bộ lãnh đạo các sở, ngành có liên quan. Thành phần cụ thể do Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định thành lập ở  mỗi kỳ tuyển chọn.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng thi

1. Chủ tịch Hội đồng thi:

a. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng thi theo quy định; chỉ đạo tổ chức thi bảo đảm đúng nội quy, quy chế của kỳ thi.

b. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Hội đồng thi.

c. Quyết định thành lập các ban, tổ giúp việc bao gồm: Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban phúc khảo, Tổ Thư ký, Tổ giúp việc; các ban giúp việc cho Hội đồng thi phải xây dựng kế hoạch, quy trình, phương pháp tiến hành cụ thể báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi phê duyệt.

d. Tổ chức, chỉ đạo việc xây dựng, bảo quản, lưu giữ đề thi đúng quy định; tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên đề thi hoặc câu hỏi trong ngân hàng đề thi để xây dựng hoặc lựa chọn một đề thi chính thức và một đề thi dự phòng; bảo đảm bí mật đề thi theo chế độ tài liệu mật.

đ. Chỉ đạo, tổ chức việc in sao, bảo quản đề thi; coi thi; quản lý bài thi; đánh số phách, rọc phách, quản lý phách; chấm thi, ghép phách, lên điểm và phúc khảo bài thi (nếu có) theo quy định.

e. Tổ chức các phương án bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn kỳ thi.

f. Báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định công nhận kết quả thi.

g. Giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có) trong quá trình tổ chức thi.

2. Phó Chủ tịch Hội đồng thi: giúp Chủ tịch Hội đồng thi điều hành hoạt động của Hội đồng thi và thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng thi theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng thi.

3. Các Ủy viên của Hội đồng thi do Chủ tịch Hội đồng thi phân công nhiệm vụ cụ thể để bảo đảm các hoạt động của Hội đồng thi thực hiện đúng quy chế của kỳ thi.

4. Hội đồng thi được sử dụng con dấu của Tỉnh ủy trong các hoạt động của Hội đồng thi.

Điều 5. Tổ Thư ký

1. Tổ Thư ký gồm: Tổ trưởng và các tổ viên.

2. Tổ Thư ký có nhiệm vụ:

a) Chuẩn bị các văn bản, tài liệu cần thiết của Hội đồng thi và ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng thi.

b) Tổ chức và chuẩn bị các tài liệu để hướng dẫn ôn tập cho người dự thi (nếu có).

c) Lập danh sách phòng thi và số báo danh cho người dự thi.

d) Nhận và kiểm tra niêm phong bài thi từ Trưởng ban coi thi; bàn giao bài thi cho Trưởng ban phách; nhận lại phách, bài thi đã được đánh phách, rọc phách và niêm phòng từ Trưởng ban phách; bàn giao bài thi đã rọc phách cho Trưởng ban chấm thi và thu bài thi đã có kết quả chấm thi, biên bản chấm thi từ Trưởng ban chấm thi theo đúng quy định.  

đ) Tổ chức ghép phách, lên điểm bài thi, tổng hợp và báo cáo kết quả thi với Chủ tịch Hội đồng thi.

e) Nhận đơn phúc khảo bài thi (nếu có), kịp thời báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi để xem xét, quyết định tổ chức phúc khảo.

f) Lưu giữ các văn bản, tài liệu thi theo quy định.

3. Tổ Thư ký, giúp việc làm nhiệm vụ khớp điểm bài thi phải đảm bảo tuyệt đối bí mật kết quả thi trước khi công khai kết quả thi.

Điều 6. Ban Đề thi

1. Ban Đề thi gồm có Trưởng ban, các ủy viên và cán bộ giúp việc làm nhiệm vụ đánh máy, in sao, kiểm đếm, đóng gói và niêm phong đề thi.

Ban Đề thi có nhiệm vụ:

- Giúp Chủ tịch Hội đồng thi xác định yêu cầu cụ thể về nội dung, quy trình xây dựng đề thi, tổ chức làm đề thi, đánh máy đề thi, đóng gói, bảo quản, chuyển giao đề thi cho Hội đồng thi.

- Soạn thảo đáp án, thang điểm, phiếu chấm điểm và hướng dẫn chấm thi đối với từng môn thi.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban Đề thi:

a) Trưởng Ban Đề thi:

- Giúp Hội đồng thi tổ chức thực hiện việc xây dựng bộ đề thi (hoặc ngân hàng câu hỏi) kèm đáp án, thang, biểu điểm, phiếu chấm điểm;

- Tổ chức việc bốc thăm câu hỏi trong ngân hàng đề thi (hoặc ngân hàng câu hỏi) để tạo đề thi chính thức và đề thi dự phòng cho kỳ thi;

- Tổ chức việc tổ hợp, tạo lập, chỉnh lý, in sao, kiểm đếm, đóng gói, niêm phong đề thi;

- Bàn giao đề thi, đáp án, thang điểm, phiếu chấm và hướng dẫn chấm thi (nếu có) cho Hội đồng thi.

- Giữ bí mật của bộ đề thi hoặc ngân hàng câu hỏi và đề thi.

b) Ủy viên Ban Đề thi:

- Tham gia xây dựng bộ đề thi hoặc ngân hàng câu hỏi theo sự phân công của Trưởng Ban đề thi; thực hiện việc tạo lập, chỉnh lý, tổ hợp và biên soạn đề thi mới sau khi Ban đề thi tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên câu hỏi trong ngân hàng đề thi.

- Thực hiện việc in, sao, kiểm đếm, đóng gói, niêm phong đề thi theo quy định;

- Giữ bí mật của bộ đề thi hoặc ngân hàng câu hỏi và đề thi.

c) Cán bộ giúp việc Ban Đề thi:

- Thực hiện việc in, sao đề thi; kiểm đếm, đóng gói và niêm phong đề thi theo quy định;

- Giữ bí mật của bộ đề thi hoặc ngân hàng câu hỏi và đề thi.

3. Tiêu chuẩn thành viên Ban Đề thi:

a) Người được cử làm thành viên Ban đề thi phải là công chức, viên chức, nhà quản lý, nhà nghiên cứu khoa học, giảng viên có trình độ chuyên môn trên đại học hoặc người có nhiều kinh nghiệm đối với môn thi;

b) Danh sách những người tham gia làm đề thi phải được giữ bí mật, người được tham gia làm đề thi không được tiết lộ việc mình tham gia làm đề thi.

c) Người được cử làm thành viên Ban đề thi không được tham gia Ban coi thi.

Điều 7. Ban coi thi

1. Ban coi thi gồm các thành viên: Trưởng ban, phó trưởng ban và giám thị.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban coi thi:

a) Trưởng ban coi thi:

-  Giúp Hội đồng thi tổ chức kỳ thi theo đúng quy chế và nội quy của kỳ thi;

- Điều hành toàn bộ công tác coi thi từ việc bố trí phòng thi, lực lượng coi thi; tổ chức coi thi, đánh số báo danh, thu và bàn giao bài thi; tổ chức các phương án bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn cho phòng thi, khu vực thi và bài thi của người dự thi; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Coi thi;

- Nhận, bảo quản và phát đề thi cho cán bộ coi thi theo đúng quy định;

- Tạm đình chỉ việc coi thi của giám thị; báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi và đề xuất hướng xử lý với những vi phạm về nội quy, quy chế của cán bộ coi thi;

- Xử lý các vi phạm về nội quy, quy chế của người dự thi, kịp thời báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi quyết định đình chỉ thi đối với người dự thi nếu thấy cần thiết;

- Tổ chức thu bài thi, niêm phong bài thi; bàn giao bài thi, các biên bản tổ chức thi, phiếu thu bài thi và các tài liệu liên quan khác (nếu có) cho Thư ký Hội đồng thi.

b) Phó Trưởng Ban Coi thi:

- Giúp Trưởng Ban Coi thi điều hành một số hoạt động của Ban Coi thi theo sự phân công của Trưởng ban coi thi.

c) Thư ký Ban Coi thi

- Ghi chép nội dung các cuộc họp của Ban Coi thi; tổng hợp, báo cáo tình hình, diễn biến của các buổi thi; phối hợp với các bộ phận khác của Hội đồng thi chuẩn bị các tài liệu, văn phòng phẩm phục vụ cho công tác coi thi; cung cấp, phân phối các tài liệu, văn phòng phẩm cần thiết cho cán bộ coi thi.

 - Sau 15 phút kể từ khi bắt đầu làm bài, Thư ký  Ban coi thi tiến hành thu đề còn thừa chưa phát hết tại các phòng thi, niêm phong, bảo quản và bàn giao lại cho Hội đồng thi.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng ban coi thi.

d) Giám thị phòng thi:

Mỗi phòng thi được phân công 02 giám thị, trong đó có một giám thị được Trưởng Ban Coi thi phân công chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thi tại phòng thi (gọi là giám thị 1). Giám thị phòng thi thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Kiểm tra phòng thi, đánh số báo danh của người dự thi vào chỗ ngồi tại phòng thi;

- Hướng dẫn người dự thi vào, ngồi đúng vị trí trong phòng thi;

- Ký vào giấy làm bài thi và giấy nháp theo quy định; phát giấy thi, giấy nháp cho người dự thi; hướng dẫn người dự thi ghi các thông tin cần thiết vào tờ giấy làm bài thi và phổ biến các quy định về làm bài thi, nội quy thi;

- Nhận đề thi, kiểm tra niêm phong đề thi có sự chứng kiến của người dự thi, mở đề thi, phát đề thi cho người dự thi;

- Thực hiện nhiệm vụ coi thi theo nội quy, quy chế của kỳ thi; không trao đổi, nói chuyện hoặc giúp người dự thi làm bài dưới bất kỳ hình thức nào. Thể hiện quan điểm, thái độ đúng mực đối với người dự thi, không gây căng thẳng, khó khăn đối với người dự thi; giữ gìn trật tự và bảo đảm an toàn bên trong cũng như bên ngoài phòng thi.

- Xử lý các trường hợp vi phạm nội quy thi; lập biên bản và báo cáo Trưởng ban coi thi xem xét, quyết định nếu vi phạm đến mức phải đình chỉ thi đối với người dự thi;

- Thu bài thi theo đúng thời gian quy định; kiểm tra bài thi do người dự thi nộp, bảo đảm đúng họ tên, số báo danh, số tờ; hướng dẫn người dự thi ký xác nhận vào phiếu thu bài; ký biên bản và bàn giao bài thi, đề thi thừa, các biên bản vi phạm (nếu có) cho Trưởng Ban Coi thi; cùng với Trưởng Ban Coi thi, Phó Ban Coi thi hoặc Thư ký Ban Coi thi kiểm đếm bài thi, niêm phong và ký xác nhận niêm phong vào túi đựng bài thi.

e) Giám thị hành lang:

- Giữ gìn trật tự và bảo đảm an toàn bên ngoài phòng thi;

- Phát hiện, nhắc nhở, phê bình, cùng giám thị phòng thi lập biên bản người dự thi vi phạm nội quy, quy chế của kỳ thi ở khu vực hành lang phòng thi. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng như gây mất trật tự, an toàn ở khu vực hành lang phòng thi báo cáo ngay cho Trưởng ban coi thi xem xét, giải quyết;

- Giám thị hành lang không được vào phòng thi.

f) Người được cử làm giám thị không được tham gia Ban Đề thi và Ban Chấm thi.



Điều 8. Ban Phách

1. Ban phách gồm: Trưởng ban và các ủy viên, Ban phách được trưng dụng cán bộ giúp việc làm nhiệm vụ đánh số phách, dọc phách, niêm phong phách và bài thi đã dọc phách theo quy định.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban phách:

a) Trưởng ban phách:

- Tổ chức việc làm phách theo đúng quy trình, quy định, bảo đảm chính xác, khách quan và bí mật; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban phách để tổ chức thực hiện việc đánh số phách và rọc phách các bài thi.

- Tổ chức niêm phong phách, bài thi đã được rọc phách, bản đối chiếu số báo danh-phách và bàn giao cho Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi hoặc Chủ tịch Hội đồng thi.

b) Ủy viên ban phách và cán bộ được trưng dụng

- Đánh số phách, rọc phách, niêm phong phách và bài thi theo phân công của Trưởng ban phách;

- Bảo đảm bí mật số báo danh-phách.

c) Người được cử làm thành viên ban phách không được tham gia Ban Chấm thi và ngược lại.



Điều 9. Ban Chấm thi

1. Ban chấm thi gồm: Trưởng ban và các ủy viên.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban chấm thi:

a) Trưởng ban chấm thi:

- Giúp Hội đồng thi tổ chức thực hiện việc chấm thi đảm bảo chính xác, khách quan và theo đúng quy trình, quy định;

- Phân công các ủy viên Ban chấm thi bảo đảm nguyên tắc mỗi bài thi phải có ít nhất 02 thành viên chấm thi;

- Tổ chức nghiên cứu, trao đổi để thống nhất báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi xem xét, phê duyệt đáp án, thang điểm chi tiết của đề thi trước khi chấm thi;

- Nhận và tổ chức bốc thăm túi đựng bài thi cho các thành viên Ban chấm thi, bàn giao bài thi đã có kết quả chấm thi, biên bản chấm thi cho Chủ tịch Hội đồng thi hoặc Thư ký Hội đồng thi. Giữ gìn bí mật kết quả chấm thi, điểm thi;

- Thay đổi hoặc đình chỉ việc chấm thi đối với cán bộ chấm thi thiếu trách nhiệm, vi phạm Quy chế hoặc chấm sai sót nhiều;

- Lập biên bản và báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi xem xét và giải quyết khi phát hiện bài thi của người dự thi vi phạm nội quy, quy chế của kỳ thi;

- Quyết định chấm lại bài thi trong trường hợp các thành viên chấm thi chấm chênh lệch nhau trên 10% so với điểm tối đa đối với cùng một bài thi.

b) Ủy viên Ban chấm thi:

- Chấm điểm các bài thi theo đúng đáp án và thang điểm;

- Báo cáo dấu hiệu vi phạm trong các bài thi với Trưởng ban chấm thi và đề nghị hình thức xử lý.

3. Tiêu chuẩn thành viên Ban chấm thi:

a) Người được cử làm thành viên Ban chấm thi phải là công chức, viên chức, nhà quản lý, nhà nghiên cứu khoa học, giảng viên có trình độ chuyên môn trên đại học hoặc người có nhiều kinh nghiệm đối với môn thi.

b)Danh sách những người tham gia chấm thi phải được giữ bí mật, người được tham gia chấm thi không được tiết lộ việc mình tham gia làm đề thi.

 c) Người được cử làm thành viên Ban chấm thi không được tham gia vào Ban coi thi và Ban phách.



Điều 10. Ban Phúc khảo

1. Ban Phúc khảo gồm: Trưởng ban và các ủy viên.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Phúc khảo:

- Tổ chức, thực hiện việc chấm phúc khảo đối với bài thi của người có đơn xin phúc khảo đảm bảo chính xác, khách quan, công bằng và theo đúng quy chế, quy định của kỳ thi;

- Điều chỉnh điểm bài thi do cộng nhầm hoặc ghi điểm vào biên bản chấm thi không chính xác; do thất lạc bài thi nay đã được tìm thấy hoặc thiếu bài thi do lỗi của Hội đồng thi nay đã được thi bổ sung và chấm xong.

- Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa cán bộ chấm thi đợt đầu và cán bộ chấm phúc khảo (có ghi biên bản) đối với tất cả bài thi mà sau khi phúc khảo người dự thi chuyển từ diện không đủ điều kiện thành đủ điều kiện tiếp tục tham gia các bước quy trình tuyển chọn (và ngược lại) hoặc kết quả chấm phúc khảo và kết quả chấm lần đầu lệch nhau từ 5 điểm trở lên;

- Trình Chủ tịch Hội đồng thi ký duyệt kết quả phúc khảo bài thi.

3. Tiêu chuẩn thành viên Ban Phúc khảo:

Người được cử làm thành viên Ban Phúc khảo phải là công chức, viên chức, nhà quản lý, nhà nghiên cứu khoa học, giảng viên có trình độ chuyên môn trên đại học hoặc người có nhiều kinh nghiệm đối với môn thi.

Người được cử làm thành viên Ban Phúc khảo không bao gồm những người đã tham gia vào Ban Phách và Ban Chấm thi.



Điều 11. Tổ giúp việc Hội đồng thi

1.Tổ giúp việc gồm có Tổ trưởng và các tổ viên.

2. Tổ giúp việc có nhiệm vụ:

Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, văn phòng phẩm và công tác hậu cần đảm bảo cho kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, an toàn và hiệu quả, bao gồm:

- Địa điểm thi, phòng thi; đảm bảo các điều kiện về điện, nước và ánh sáng cũng như sự an toàn cho phòng thi, khu vực thi; nơi làm việc của Ban Đề thi, Ban Phách, Ban Chấm thi và ban Phúc khảo.

- Lập sơ đồ, hướng dẫn phòng thi, niêm yết danh sách phòng thi.

- Chuẩn bị máy vi tính, máy in, máy photo, giấy, mực và các tài liệu, văn phòng phẩm cần thiết khác cho Ban Đề thi, Ban Coi thi, Ban Phách, Ban Chấm thi và Ban Phúc khảo.

- Bố trí nơi ăn, nghỉ cho cán bộ tham gia làm công tác tổ chức kỳ thi và các công tác hậu cần khác phục vụ kỳ thi.

 

Chương III

 TỔ CHỨC THI



Điều 12. Công tác chuẩn bị kỳ thi

1. Trước ngày thi ít nhất 02 ngày, Hội đồng thi gửi thông báo triệu tập người dự thi, thông báo cụ thể thời gian, địa điểm tổ chức thi cho người dự thi.

2. Trước ngày thi 01 ngày, Hội đồng thi niêm yết danh sách người dự thi theo số báo danh và theo phòng thi, sơ đồ vị trí các phòng thi, nội quy thi, hình thức thi, thời gian thi tại địa điểm tổ chức thi.

3. Trước ngày thi ít nhất 01 ngày, Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi phải hoàn thành các công tác chuẩn bị cho kỳ thi như sau:

- Chuẩn bị các mẫu biểu liên quan đến tổ chức thi, gồm: danh sách người dự thi để gọi vào phòng thi; danh sách để người dự thi ký nộp bài thi; mẫu biên bản giao, nhận đề thi, mẫu biên bản mở đề thi, mẫu biên bản xử lý vi phạm nội quy thi; mẫu biên bản bàn giao bài thi và mẫu biên bản tạm giữ các giấy tờ, vật dụng của người dự thi vi phạm quy chế thi;

- Chuẩn bị thẻ cho các thành viên Hội đồng thi, Ban coi thi, Ban giám sát kỳ thi, bộ phận phục vụ kỳ thi. Thẻ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng thi, Trưởng ban coi và Trưởng ban giám sát kỳ thi in đầy đủ họ tên và chức danh. Thẻ của các thành viên khác và giám sát viên chỉ in chức danh.



Điều 13. Công tác xây dựng, làm và in sao Đề thi

1. Yêu cầu chung về công tác xây dựng đề thi và nội dung đề thi.

 Chủ tịch Hội đồng thi chỉ đạo Ban đề thi tổ chức việc xây dựng đề thi hoặc lựa chọn, hợp đồng việc ra đề thi với các học viện, các trường đại học có uy tín và nhiều kinh nghiệm đối với môn thi ở trung ương, ở tỉnh đảm bảo bí mật, khoa học và chính xác.

 Nội dung đề thi bao gồm kiến thức về xây dựng Đảng và kiến thức về quản lý Nhà nước; kết cấu đề thi phải bảo đảm tính logic, chính xác, khoa học, chặt chẽ; lời văn, câu chữ phải rõ ràng không có sai sót. Mỗi đề thi phải có đáp án và thang điểm, phiếu chấm điểm chi tiết. Đề thi phải được đóng trong phong bì, niêm phong và bảo quản theo chế độ tài liệu tuyệt mật; việc giao nhận, mở đề thi đều phải lập biên bản theo quy định.

 Ban Đề thi phải xây dựng một đề thi chính thức và một đề thi dự phòng.

Việc nhân bản đề thi do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định, bảo đảm hoàn thành trước giờ thi 60 phút. Đề thi sau khi nhân bản được niêm phong và bảo quản theo chế độ tài liệu tuyệt mật. Người tham gia nhân bản đề thi phải được cách ly cho đến khi người dự thi làm bài thi được 2/3 thời gian.

2. Nguyên tắc làm việc của Ban Đề thi:

Ban Đề thi làm việc tập trung theo nguyên tắc cách ly triệt để từ khi mở niêm phong đề thi gốc đến khi tổ chức thi được ít nhất 2/3 thời gian. Quy định này là không bắt buộc đối với Chủ tịch Hội đồng thi với điều kiện Chủ tịch Hội đồng không tiếp xúc với đề thi kể từ khi bắt đầu mở niêm phong bì đựng đề thi.

Danh sách những người tham gia làm đề thi được giữ bí mật, người tham gia làm đề thi không được tiết lộ việc mình tham gia làm đề thi; nơi làm đề thi phải an toàn và được bảo vệ nghiêm ngặt trong suốt thời gian làm đề thi.

Người làm việc trong khu vực tổ chức làm, in sao đề thi chỉ hoạt động trong phạm vi cho phép, phải đeo phù hiệu riêng và không được dùng điện thoại hay bất kỳ phương tiện thông tin liên lạc cá nhân nào khác, không được mang ra khỏi khu vực làm đề thi bất cứ một tài liệu nào liên quan đến việc xây dựng đề thi cũng như đáp án, thang biểu điểm, phiếu chấm điểm. Trong trường hợp cần thiết, chỉ Trưởng ban hoặc Phó trưởng Ban Đề thi mới được liên hệ ra bên ngoài dưới sự giám sát của Công an và Ban Giám sát thi.

Máy móc và thiết bị tại khu vực in sao đề thi, dù bị hư hỏng hay không dùng đến, chỉ được đưa ra ngoài khu vực đó sau khi thi được 2/3 thời gian.

3. Quy trình tổ chức làm và in sao đề thi.

Sau khi nhận được bộ đề thi, Chủ tịch Hội đồng thi hoặc trưởng Ban Đề thi đánh số thứ tự vào từng bì đề thi; phân nhóm câu hỏi, gán cho mỗi câu hỏi trong các đề thi 01 thăm tương ứng và tiến hành bốc thăm ngẫu nhiên câu hỏi để tạo đề thi mới ( 01 đề thi chính thức và 01 đề thi dự phòng). Cấu trúc và số lượng câu hỏi trong đề thi mới do Chủ tịch Hội đồng thi thống nhất với Trưởng Ban Đề thi trước khi bốc thăm.

Căn cứ vào kết quả bốc thăm câu hỏi, Trưởng ban hoặc Phó trưởng Ban Đề thi tiến hành mở niêm phong các bì đề thi có chứa các câu hỏi đã được bốc thăm để tạo đề thi mới. Trưởng Ban Đề thi và người ra đề có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác của đề thi; chỉnh sửa thể thức văn bản, câu chữ. Đề thi phải được đánh máy và in thử rõ ràng, chính xác, sạch, đẹp, đúng quy cách. Trưởng ban Đề thi có trách nhiệm kiểm tra kỹ bản in thử và ký duyệt trước khi thi tiến hành in sao. Các đề thi in thử hoặc in hỏng và bản gốc đề thi không được cho vào sọt rác mà phải nộp cho Trưởng ban Đề thi quản lý. Không đổ rác trong thời gian làm đề.

4. Tổ chức làm đáp án, thang biểu điểm, phiếu chấm điểm và hướng dẫn chấm điểm (nếu có).

Sau khi tổ chức thi được 2/3thời gian làm bài, Trưởng Ban Đề thi tổ chức cho các thành viên Ban Đề thi tiến hành mở niêm phong các bì đáp án của các câu hỏi trong đề thi mới để xây dựng bộ đáp án, thang điểm và phiếu chấm điểm; phiếu chấm điểm phải thể hiện rõ được điểm của 2 phần nội dung kiến thức về xây dựng Đảng và quản lý Nhà nước. Đáp án, phiếu chấm sau khi hoàn tất phải được niêm phong và bảo quản theo chế độ mật.

Việc tổng hợp xây dựng đề thi và đáp án mới phải hết sức thận trọng, việc sao chép đảm bảo tuyệt đối chính xác so với nội dung câu hỏi và đáp án gốc. Nếu phát hiện thấy có điều bất thường hoặc các sai sót trong các câu hỏi và đáp án của đề thi gốc thì phải tổ chức thảo luận với người ra đề để thống nhất nội dung trước khi in sao.

5. Sử dụng đề thi chính thức và đề thi dự bị.

Đề thi chính thức chỉ được mở để sử dụng tại phòng thi đúng ngày, giờ thi do Chủ tịch Hội đồng thi quy định thống nhất cho kỳ thi và được dùng để đối chiếu, kiểm tra đề thi đã phát cho thí sinh;

Đề thi dự bị chỉ sử dụng trong trường hợp đề thi chính thức bị lộ, khi có đủ bằng chứng xác thực và có kết luận chính thức của Hội đồng thi và cơ quan Công an.

6. Bàn giao đề thi.

Đề thi phải được kiểm đếm đủ số lượng người dự thi trong mỗi phòng thi và niêm phong. Trưởng Ban Đề thi bàn giao đủ số lượng túi đựng đề thi theo số phòng thi kèm 01 túi đựng đề thi dự phòng (số lượng đề thi trong túi dự phòng bằng số lượng phòng thi) cho Thư ký Hội đồng thi hoặc Chủ tịch Hội đồng thi theo chế độ tài liệu tuyệt mật.

Thư ký Hội đồng thi hoặc Chủ tịch Hội đồng thi bàn giao đề thi cho Ban Coi thi ít nhất là 30 phút trước khi tính giờ làm bài.

Điều 14. Giấy làm bài thi, giấy nháp

1. Đối với hình thức thi viết, giấy làm bài thi được in sẵn theo mẫu quy định, có chữ ký của 02 giám thị tại phòng thi.

2. Đối với hình thức thi trắc nghiệm, người dự thi làm bài trực tiếp trên trang dành riêng để làm bài.

3. Giấy nháp: sử dụng thống nhất một loại giấy nháp do Hội đồng thi phát ra, có chữ ký của 02 giám thị tại phòng thi.



Điều 15. Khai mạc kỳ thi

1. Trước khi bắt đầu thi phải tổ chức lễ khai mạc kỳ thi.

2. Trình tự tổ chức lễ khai mạc như sau: chào cờ; tuyên bố lý do; giới thiệu đại biểu; công bố quyết định thành lập Hội đồng thi; công bố quyết định tổ chức kỳ thi; công bố quyết định thành lập Ban coi thi, Ban giám sát kỳ thi; Chủ tịch Hội đồng thi tuyên bố khai mạc kỳ thi.

3. Sau lễ khai mạc, Ban Coi thi phổ biến những nội dung cơ bản của  quy chế thi, nội quy thi đến người dự thi; người dự thi nhận phòng thi và làm các thủ tục theo quy định.



Điều 16. Tổ chức họp Ban coi thi

1. Sau lễ khai mạc, Trưởng ban coi thi tổ chức họp Ban coi thi; phổ biến kế hoạch, quy chế, nội quy, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các thành viên Ban coi thi; thống nhất các hướng dẫn cần thiết để giám thị thực hiện và hướng dẫn cho người dự thi thực hiện trong quá trình thi.

2. Trưởng Ban Coi thi tổ chức bốc thăm để phân công giám thị từng phòng thi; phổ biến những hướng dẫn và lưu ý cần thiết cho giám thị phòng thi và giám thị hành lang; các giám thị lên nhận phòng thi và làm các nhiệm vụ coi thi theo quy định.

Điều 17.  Công tác coi thi

1. Làm thủ tục thi cho người dự thi tại phòng thi.

Giám thị 2 đánh số báo danh theo sơ đồ tại phòng thi.

Giám thị 1 gọi tên người dự thi vào phòng thi, Giám thị 2 hướng dẫn người dự thi ngồi đúng chỗ quy định, kiểm tra các vật dụng đem vào phòng thi, tuyệt đối không để người dự thi mang điện thoại, laptop và các thiết bị thu phát khác vào phòng thi. Hai giám thị ký tên vào tờ giấy thi, giấy nháp thi và phát cho thí sinh.

Khi có hiệu lệnh hoặc theo thời gian do Trưởng Ban coi thi ấn định, Giám thị 1 của phòng thi về phòng họp Ban Coi thi để nhận đề thi; Giám thị 2 nhắc nhở người dự thi những điều cần thiết về kỷ luật phòng thi; hướng dẫn và kiểm tra người dự thi gấp giấy thi đúng quy cách, ghi số báo danh và điền đủ vào các mục cần thiết của giấy thi trước khi làm bài.

2. Xác nhận tình trạng đề thi và mở đề thi

Khi có hiệu lệnh, Giám thị phòng thi mời đại diện 02 người dự thi kiểm tra niêm phong bì đựng đề thi và ký biên bản xác nhận bì đựng đề thi được niêm phong theo quy định.

Trường hợp bì đựng đề thi bị mất dấu niêm phong hoặc có dấu hiệu nghi ngờ khác, giám thị phòng thi lập biên bản (có xác nhận của đại diện 02 người dự thi) tại phòng thi; đồng thời báo cáo Trưởng Ban Coi thi để báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi xem xét, giải quyết. Trường hợp sau khi đã mở đề thi, nếu phát hiện đề thi có lỗi (đề thi có sai sót, nhầm đề thi, thiếu trang, nhầm trang…) thì giám thị phòng thi (giám thị 1) phải báo cáo ngay cho Trưởng ban coi thi để lập biên bản và Trưởng ban coi thi phải báo cáo ngay lên Chủ tịch Hội đồng thi xem xét, giải quyết.

Chỉ có Chủ tịch Hội đồng thi mới có quyền cho phép sử dụng đề thi dự phòng.

3. Coi thi

Trong giờ làm bài, một giám thị bao quát từ đầu phòng đến cuối phòng, còn người kia bao quát từ cuối phòng đến đầu phòng cho đến hết giờ thi. Giám thị phòng thi không đứng gần người dự thi khi họ làm bài. Khi người dự thi hỏi điều gì, giám thi phòng thi chỉ được trả lời công khai trong phạm vi quy định.

Khi người dự thi cần bổ sung giấy thi, giấy nháp, cả hai giám thị ký và ghi rõ họ tên vào giấy thi, giấy nháp và phát cho người dự thi.

Chỉ cho người dự thi ra khỏi phòng thi sớm nhất là sau 2/3 thời gian làm bài và sau khi người dự thi đã nộp bài thi. Nếu có người dự thi bị đau ốm bất thường hoặc có nhu cầu chính đáng nhất thiết phải tạm thời ra khỏi phòng thi thì giám thị phòng thi phải báo cho cán bộ giám sát phòng thi để kịp thời báo cáo Trưởng ban Coi thi giải quyết;

Nếu có người dự thi vi phạm kỷ luật thì giám thị phòng thi phải lập biên bản xử lý theo đúng quy định. Nếu có tình huống bất thường phải báo cáo ngay Trưởng ban Coi thi giải quyết.



Điều 18. Cách tính thời gian làm bài thi

1. Đối với hình thức thi viết: thời gian bắt đầu làm bài thi được tính từ sau khi giám thị phát đủ đề thi cho người dự thi. Thời gian làm bài thi được ghi trên đề thi, giám thị phòng thi ghi thời gian bắt đầu và thời gian nộp bài lên bảng trong phòng thi.

2. Đối với hình thức thi trắc nghiệm: thời gian bắt đầu làm bài thi được tính sau 5 phút kể từ khi phát xong đề thi cho người dự thi. Thời gian làm bài được ghi trên đề thi, giám thị phòng thi ghi thời gian bắt đầu và thời gian nộp bài lên bảng trong phòng thi.

3. Trước khi hết thời gian làm bài 15 phút, Trưởng Ban Coi thi thông báo cho giám thị phòng thi nhắc người dự thi biết, kiểm tra và ghi đầy đủ thông tin vào giấy làm bài thi.



Điều 19. Thu bài thi và bàn giao bài thi

1. Thu bài thi:

Khi hết thời gian làm bài thi, giám thị phòng thi yêu cầu người dự thi dừng làm bài và nộp bài thi. Giám thị 2 duy trì trật tự và kỷ luật phòng thi; Giám thị 1 vừa gọi tên từng người dự thi lên nộp bài, vừa nhận bài thi của người dự thi. Giám thị phòng thi kiểm tra các thông tin bài thi như họ, tên, số báo danh và số tờ của bài thi của từng người dự thi, yêu cầu người dự thi tự ghi đúng số tờ và ký tên vào bản danh sách theo dõi người dự thi, các giám thị phòng thi ký vào danh sách nộp bài thi. Sau khi nộp bài thi và ký nộp xong người dự thi mới được rời khỏi phòng thi.

Giám thị phòng thi kiểm tra sắp xếp bài thi theo thứ tự số báo danh. Các biên bản xử lý kỷ luật (nếu có) phải kèm theo bài thi của người dự thi. Giám thị 1 trực tiếp mang túi bài thi và cùng Giám thị 2 đến bàn giao bài thi cho Trưởng Ban Coi thi hoặc các bộ phận thu bài được Trưởng Ban Coi thi phân công.

2. Bàn giao bài thi:

Giám thị từng phòng thi bàn giao toàn bộ bài thi của người dự thi và các văn bản khác có liên quan cho Trưởng Ban Coi thi hoặc các bộ phận thu bài được Trưởng Ban Coi thi phân công. Trước khi niêm phong túi bài thi theo từng phòng thi phải kiểm tra, đối chiếu số bài thi, số tờ giấy thi với bản theo dõi và ký nộp của người dự thi; hai giám thị phòng thi cùng với bộ phận thu bài thi cùng ký niêm phong vào túi đựng bài thi (ký và ghi rõ họ, tên).

Trưởng ban coi thi bàn giao toàn bộ bài thi cho Trưởng ban Phách.

Việc giao, nhận bài thi đều phải có biên bản xác nhận, có sự giám sát của Công an và Ban Giám sát.



Điều 20. Công tác làm phách

1. Trưởng Ban phách cùng với cán bộ công nghệ thông tin lập bản hướng dẫn dồn túi, bản đối chiếu số báo danh-phách, biên bản chấm thi.

2. Thành viên Ban Phách mở túi đựng bài thi, kiểm tra số bài thi, số tờ giấy thi, dùng bản hướng dẫn dồn túi để dồn túi bài thi. Dùng bản đối chiếu số báo danh-phách để đánh số phách vào bài thi của người dự thi, số phách phải được đánh vào tất cả các tờ giấy làm bài thi của mỗi người dự thi.

3. Dọc phách và dùng ghim để ghim đầu phách theo từng túi bài thi. Bài thi sau khi đã dọc phách phải được niêm phong bảo mật và bàn giao cho Ủy viên Thư ký Hội đồng thi hoặc Trưởng Ban chấm thi.

4. Bản hướng dẫn dồn túi, bản đối chiếu số báo danh-phách, USB chứa dữ liệu làm phách và đầu phách phải được niêm phong bảo mật và do chủ tịch Hội đồng thi cất giữ. Sau khi đã copy dữ liệu phách ra USB phải xóa toàn bộ dữ liệu phách trong máy tính để đảm bảo bí mật.

Điều 21. Công tác chấm thi

1. Trưởng ban chấm thi tổ chức, quản lý việc chấm thi tập trung tại địa điểm quy định, không được mang bài thi của người dự thi ra khỏi địa điểm chấm thi.

Trước khi tổ chức chấm thi, Trưởng Ban Chấm thi tổ chức cho cán bộ chấm thi nghiên cứu thật kỹ đề thi, đáp án, thang điểm và phiếu chấm thi. Nếu phát hiện đáp án, thang điểm có sai sót hoặc chưa phù hợp cần báo cáo chủ tịch Hội đồng thi để thảo luận thống nhất. Phiếu chấm điểm, bảng tổng hợp điểm phải thể hiện rõ được điểm của 2 phần nội dung kiến thức về xây dựng Đảng và quản lý Nhà nước.

Mỗi bài thi được 02 thành viên chấm thi độc lập; thành viên chấm thi chỉ căn cứ vào nội dung bài thi và đáp án, thang điểm đã được Chủ tịch Hội đồng thi phê duyệt để chấm thi. Chỉ chấm những bài thi hợp lệ là bài thi làm trên giấy do Hội đồng thi phát, có đủ chữ ký của 02 giám thị phòng thi. Không chấm những bài làm trên giấy khác với giấy dùng cho kỳ thi đó, bài làm trên giấy nháp, bài có nhiều chữ khác nhau, bài có màu mực viết khác với quy định hoặc có viết, vẽ trái với thuần phong mỹ tục, bài có đánh dấu, bài viết từ 02 loại mực trở lên.

Điểm của bài thi phải được cán bộ chấm thi ghi rõ bằng số và bằng chữ vào phần dành để ghi điểm trên bài thi và trên bảng tổng hợp điểm chấm thi, nếu có sửa chữa thì phải có chữ ký của 02 cán bộ chấm thi ở bên cạnh nơi ghi điểm đã sửa chữa.

2. Trưởng Ban Chấm thi tổ chức cho cán bộ chấm thi chấm thử từ 03 đến 05 bài trước khi chia bài cho cán bộ chấm thi vòng thứ nhất. Sau khi chấm thử, Trưởng ban Chấm thi cho cán bộ chấm thi bốc thăm túi chấm để thực hiện vòng chấm thứ nhất. Không xé lẻ túi bài thi để giao riêng cho từng người.

3. Quy trình chấm thi theo 2 vòng độc lập

Vòng chấm thứ nhất: Cán bộ chấm thi nhận bài thi từ Trưởng Ban Chấm thi, kiểm tra từng bài xem có đủ số tờ, số phách không. Đồng thời với quá trình chấm bài, cán bộ chấm thi dùng bút gạch chéo vào những phần giấy trắng còn thừa, còn trống do người dự thi không viết hết ở các tờ giấy làm bài thi. Tuyệt đối không được ghi bất cứ nội dung gì vào bài làm của người dự thi. Cán bộ chấm thi không được chấm trực tiếp lên bài thi của người dự thi mà ghi điểm thành phần, điểm toàn bài, nhận xét (nếu có) lên phiếu chấm của từng bài. Trên phiếu chấm ghi rõ họ, tên và chữ ký của cán bộ chấm thi. Sau khi chấm xong vòng thứ nhất, cán bộ chấm thi bàn giao toàn bộ bài thi và phiếu chấm cho Trưởng Ban chấm thi hoặc Thư ký Ban Chấm thi.

Chấm xong túi bài thi nào, cán bộ chấm thi bàn giao túi bài thi cùng với phiếu chấm túi bài thi đó cho Trưởng Ban Chấm thi hoặc Thư ký Ban Chấm thi.



Vòng chấm thứ hai: Trưởng Ban chấm thi hoặc Thư ký Ban Chấm thi rút toàn bộ phiếu chấm thi ra khỏi túi đựng bài thi, bàn giao bài thi cho cán bộ chấm thi tiếp tục chấm vòng 2, việc giao bài thi ở vòng 2 phải đảm bảo tuyệt đối không giao trở lại cho người đã chấm ở vòng thứ nhất. Cán bộ chấm thi vòng thứ 2 được chấm trực tiếp lên bài thi của người dự thi. Điểm chấm từng ý nhỏ phải ghi tại lề bài thi ngay cạnh ý được chấm, sau đó ghi điểm thành phần, điểm toàn bài vào ô quy định, ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài thi của người dự thi.

 

4. Xử lý kết quả chấm thi



a) Xử lý kết quả 2 lần chấm:

Trưởng Ban Chấm thi hoặc thư ký Ban Chấm thi lập biên bản chấm thi, đối chiếu kết quả chấm của 2 cán bộ chấm thi và xử lý như sau:



Tình huống

Cách xử lý

Điểm toàn bài hoặc điểm thành phần bằng nhau hoặc lệch nhau từ 5 đến dưới 10 điểm

Hai cán bộ chấm thảo luận thống nhất điểm, rồi ghi điểm, ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh.

Điểm toàn bài lệch nhau từ 10 đến 15 điểm

Hai cán bộ chấm đối thoại và ghi lại bằng biên bản, báo cáo Trưởng ban chấm thi để thống nhất điểm (không sửa chữa điểm trong phiếu chấm hoặc phần tổng hợp điểm trong bài thi) sau đó ghi điểm, ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh. Nếu đối thoại không thống nhất được điểm thì Trưởng ban chấm thi quyết định điểm, ghi điểm và ký vào bài thi.

Điểm toàn bài lệch nhau trên 15 điểm

Trưởng ban chấm thi tổ chức chấm lần thứ 3 trực tiếp vào bài thi của thí sinh bằng mực màu khác.

b) Xử lý kết quả 3 lần chấm:

Trưởng Ban Chấm thi hoặc thư ký Ban Chấm thi lập biên bản chấm thi, đối chiếu kết quả chấm của 3 cán bộ chấm thi và xử lý như sau:



Tình huống

Cách xử lý

Nếu kết quả 2 trong 3 lần giống nhau

Trưởng ban chấm thi lấy điểm giống nhau làm điểm chính thức, rồi ghi điểm, ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh.

Nếu kết quả 3 lần chấm lệch nhau lớn nhất là 25 điểm

Trưởng ban chấm thi lấy điểm trung bình cộng của 3 lần chấm làm điểm chính thức, rồi ghi điểm, ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh.

Nếu kết quả 3 lần chấm lệch nhau lớn nhất là trên 25 điểm

Trưởng ban chấm thi tổ chức chấm tập thể. Các cán bộ chấm thi và Trưởng ban chấm thi ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài thi của thí sinh. Điểm chấm lần này là điểm chính thức của bài thi.

Sau khi đã thống nhất, xác định được điểm chính thức của bài thi, cán bộ chấm thi ký xác nhận vào biên bản chấm thi, ghi điểm chính thức vào bài làm của người dự thi theo quy định và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài thi của người dự thi.

5. Trưởng Ban Chấm thi ký xác nhận và niêm phong biên bản chấm thi bàn giao cho Chủ tịch Hội đồng thi quản lý theo chế độ tài liệu mật.



Điều 22. Lên điểm và công bố kết quả thi

1. Sau khi tổ chức chấm thi xong mới được tổ chức khớp phách, lên điểm. Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi chịu trách nhiệm tổ chức việc khớp phách, lên điểm, niêm phong kết quả thi và bàn giao cho Chủ tịch Hội đồng thi.

2. Chủ tịch Hội đồng thi báo cáo Thường trực hoặc Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về kết quả thi để xem xét, công nhận kết quả kỳ thi.

3. Kết quả thi sau khi phê duyệt được thông báo đến người dự thi, lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị nơi có vị trí chức danh cần tuyển và Ban Tổ chức Tỉnh ủy (cơ quan được ủy quyền tổ chức thi viết).

4. Quy trình lên điểm thi

Cán bộ công nghệ thông tin giúp Chủ tịch Hội đồng thi hoặc Thư ký Hội đồng thi nhập điểm từ biên bản chấm thi vào bản đối chiếu số báo danh- phách, in bảng điểm của người dự thi theo số báo danh-phách, chưa thể hiện tên của người dự thi trong bảng này. Chủ tịch Hội đồng thi tổ chức kiểm tra, đối chiếu điểm từ biên bản chấm thi với bảng điểm theo số báo danh-phách.

Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu việc nhập điểm đã đảm bảo hoàn toàn chính xác, cán bộ công nghệ thông tin in bảng tổng hợp điểm với đầy đủ các thông tin về người dự thi và kết quả điểm thi; Thư ký Hội đồng thi chỉ đạo việc trừ điểm đối với các trường hợp vi phạm quy chế thi được quy định tại Điều 28 của Quy chế này. Cán bộ công nghệ thông tin, cán bộ kiểm tra đối chiếu và Chủ tịch Hội đồng thi ký xác nhận vào bảng tổng hợp điểm. Kết quả điểm thi phải thể hiện rõ điểm của 2 phần nội dung kiến thức về công tác xây dựng Đảng và công tác quản lý Nhà nước và điểm tổng.

Cán bộ công nghệ thông tin in phiếu báo điểm để gửi cho từng người dự thi theo chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng thi.



Điều 23. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phúc khảo

1. Trong quá trình tổ chức kỳ thi, trường hợp có đơn khiếu nại, tố cáo, Hội đồng thi phải xem xét giải quyết trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo.

2. Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày niêm yết công khai kết quả thi tuyển, người dự thi có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả thi tuyển đến Hội đồng thi. Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi tổng hợp báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi để tổ chức chấm phúc khảo trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn đề nghị phúc khảo theo quy định. Không giải quyết phúc khảo đối với các đơn đề nghị phúc khảo nhận được sau thời hạn quy định nêu trên và các đơn đề nghị phúc khảo gửi bằng thư điện tử, Fax, Telex.

3. Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập Ban phúc khảo, không bao gồm những thành viên đã tham gia vào Ban chấm thi; kết quả chấm phúc khảo được tổng hợp vào kết quả thi, Chủ tịch Hội đồng thi báo cáo Thường trực Tỉnh uỷ xem xét và thông báo kết quả chấm phúc khảo cho người có đơn đề nghị phúc khảo trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.



Điều 24. Quy trình chấm phúc khảo

1.Trước khi bàn giao bài thi cho Ban Phúc khảo, Tổ Thư ký Hội đồng thi viết thực hiện các công việc sau:

- Tra cứu bản đối chiếu số báo danh-phách để tìm ra số phách bài thi. Rút bài thi, đối chiếu với danh sách theo dõi thí sính để kiểm tra, đối chiếu số tờ giấy thi.

- Kiểm tra sơ bộ tình trạng bài thi, đối chiếu những phần người dự thi xin phúc khảo trong bài thi và trong đơn. Cộng lại các điểm thành phần, đối chiếu với điểm đã công bố để phát hiện xem có sai sót hoặc xô phách không. Nếu phát hiện có sự bất thường thì lập biên bản báo cáo để Chủ tịch Hội đồng thi quyết định.

- Tập hợp các bài thi có đơn xin phúc khảo, ghi rõ số bài thi, số tờ giấy thi của từng bài thi và bàn giao cho Ban Phúc khảo.

2. Ban Phúc khảo tổ chức chấm phúc khảo 02 lần riêng biệt; lần thứ nhất chấm trên phiếu chấm, lần thứ 2 chấm trực tiếp trên bài của thí sinh bằng màu mực khác với các màu mực trên tờ giấy thi. Việc xử lý kết quả chấm phúc khảo thực hiện như sau:

- Nếu kết quả 2 lần chấm phúc khảo giống nhau thì lấy điểm đó làm điểm chính thức sau khi phúc khảo.

- Nếu kết quả 2 lần chấm phúc khảo có sự chênh lệch thì tổ chức chấm lần thứ 3 trực tiếp trên bài thi bằng màu mực khác và do cán bộ chấm thi khác thực hiện. Nếu kết quả của 2 trong 3 lần chấm phúc khảo giống nhau thì lấy điểm giống nhau đó làm điểm chính thức. Nếu kết quả của cả 3 lần chấm phúc khảo lệch nhau thì lấy điểm trung bình cộng của 3 lần chấm làm điểm chính thức.

- Trong trường hợp phúc khảo bài thi mà người dự thi chuyển từ diện không đủ điều kiện tham gia các bước quy trình tuyển chọn tiếp theo và ngược lại hoặc kết quả chấm phúc khảo và kết quả chấm lần đầu lệch nhau từ 5 điểm trở lên thì Trưởng Ban Phúc khảo phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa cán bộ chấm thi đợt đầu và cán bộ chấm phúc khảo (có ghi biên bản) đối với tất cả bài thi có sự điều chỉnh điểm như trên.

3. Điều chỉnh điểm bài thi.

Sau khi công bố điểm thi nếu phát hiện có sự nhầm lẫn hay sai sót về điểm bài thi, Ban Phúc khảo phải xem xét và chỉ điều chỉnh lại điểm bài thi (lên hoặc xuống) trong các trường hợp sau:

- Cộng hoặc ghi điểm vào biên bản chấm thi không chính xác;

- Thất lạc bài thi nay đã tìm thấy hoặc thiếu bài thi do lỗi của Hội đồng thi nay đã được thi bổ sung và chấm xong;

- Điểm phúc khảo đã được Trưởng Ban Phúc khảo, cán bộ chấm phúc khảo ký xác nhận và trình Chủ tịch Hội đồng thi ký duyệt là điểm chính thức của bài thi.

Sau khi hoàn tất việc chấm phúc khảo bài thi của người dự thi, Trưởng Ban phúc khảo tiến hành bàn giao biên bản, kết quả chấm phúc khảo bài thi và các biên bản khác có liên quan cho Thư ký Hội đồng thi.

Điều 25. Lưu trữ tài liệu

1. Tài liệu về kỳ thi bao gồm: các văn bản về tổ chức kỳ thi của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, văn bản của Hội đồng thi, biên bản các cuộc họp Hội đồng thi, danh sách tổng hợp người dự thi, đề thi gốc, đáp án và thang điểm của đề thi, biên bản bàn giao đề thi, biên bản xác định tình trạng niêm phong đề thi, biên bản lập về các vi phạm quy chế, nội quy thi, biên bản bàn giao bài thi, biên bản chấm thi, bảng tổng hợp kết quả thi, quyết định công nhận kết quả thi, biên bản phúc khảo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các tài liệu khác (nếu có) của kỳ thi.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ thi (ngày phê duyệt kết quả kỳ thi), Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi chịu trách nhiệm:

a) Bàn giao cho Văn phòng Tỉnh uỷ lưu trữ, quản lý tài liệu về kỳ thi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Bàn giao Ban Tổ chức Tỉnh uỷtoàn bộ hồ sơ cá nhân của người dự thi.

3. Bài thi và phách do Ban Tổ chức Tỉnh ủy lưu trữ trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày công bố kết quả thi.

 

Chương IV

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 26. Xử lý cán bộ làm thi vi phạm quy chế.

Người tham gia vào Hội đồng thi, các ban, tổ thư ký, các bộ phận giúp việc của hội đồng thi nếu vi phạm Quy chế thi, tùy theo mức độ vi phạm Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ quyết định các hình thức xử lý về trách nhiệm hoặc chỉ đạo cơ quan quản lý cán bộ có biện pháp xử lý đối với người vi phạm theo quy định tại Luật cán bộ, công chức và Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ để xử lý kỷ luật; Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 và được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 40/2011/NĐ-CP ngày 08/6/2011 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục, với các hình thức sau đây:

a) Khiển trách đối với những người phạm lỗi nhẹ trong khi thi hành nhiệm vụ.

b) Cảnh cáo đối với những người vi phạm một trong các lỗi sau đây:

- Cán bộ coi thi để cho người dự thi tự do sử dụng điện thoại và các phương tiện thu phát khác tại phòng thi, bị Trưởng Ban Coi thi, cán bộ giám sát kỳ thi hoặc Chủ tịch Hội đồng thi phát hiện và lập biên bản.

- Chấm thi hoặc cộng điểm bài thi có nhiều sai sót.

c) Tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức hoặc chuyển đi làm công tác khác (nếu là cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước), trong các lỗi sau đây:

- Làm đề thi sai.

- Trực tiếp giải bài rồi hướng dẫn cho người dự thi lúc đang thi.

- Lấy bài thi của người dự thi này đưa cho người dự thi khác.

- Gian lận khi chấm thi, cho điểm không đúng quy định, vượt khung hoặc hạ điểm của người dự thi.

d) Buộc thôi việc hoặc bị xử lý theo pháp luật đối với người có một trong các hành vi sai phạm sau đây:

- Đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc đưa bài giải từ ngoài vào phòng thi trong lúc đang thi.

- Làm lộ đề thi, mua, bán đề thi.

- Làm lộ số phách bài thi.

- Sửa chữa, thêm, bớt vào bài làm của người dự thi.

- Chữa điểm trên bài thi, trên biên bản chấm thi.

- Đánh tráo bài thi, số phách hoặc điểm thi của người dự thi.

Cán bộ làm công tác thi làm mất bài thi của người dự thi khi thu bài thi, vận chuyển, bảo quản, chấm thi hoặc có những sai phạm khác trong công tác thi, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo một trong các hình thức kỷ luật quy định tại Điều này.

Những hình thức kỷ luật nói trên do Hội đồng thi xem xét, kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định.



Điều 27. Trách nhiệm, quyền hạn của người dự thi

1. Phải có mặt trước phòng thi đúng giờ quy định. Người dự thi đến chậm quá 15 phút sau khi đã bóc đề thi không được dự thi.  

2. Ngồi đúng vị trí theo số báo danh ghi trong phòng thi.

3. Chỉ sử dụng loại giấy thi được phát để làm bài thi, không được làm bài thi trên giấy khác. Phải ghi đầy đủ các mục quy định trong giấy làm bài thi. Mỗi tờ giấy thi phải có đủ chữ ký của 02 giám thị phòng thi, bài thi không có đủ chữ ký của 02 giám thị phòng thi là bài không hợp lệ.

4. Bài thi chỉ được viết bằng một loại mực có màu xanh hoặc màu đen. Không được sử dụng các loại mực màu khác, mực nhũ, mực phản quang, bút chì… để làm bài thi.

5. Trừ phần ghi bắt buộc trên trang phách, người dự thi không được ghi họ tên, chữ ký của người dự thi, chức danh, tên cơ quan, hoặc các dấu hiệu khác lên bài thi.

6. Giữ trật tự và không được hút thuốc, làm các việc riêng khác trong phòng thi.

7. Không được mang điện thoại, máy tính xách tay và các thiết bị thu phát khác vào trong phòng thi, không được trao đổi với người khác trong thời gian thi, không được trao đổi giấy thi, giấy nháp, không được quay cóp bài thi của người dự thi khác hoặc có bất kỳ một hành động gian lận nào khác để đạt được kết quả thi tốt hơn.

8. Nếu cần hỏi điều gì, phải hỏi công khai giám thị phòng thi.

9. Trường hợp cần viết lại thì gạch chéo hoặc gạch ngang phần đã viết trong bài thi (trừ trường hợp đề thi có quy định khác).

10. Chỉ được ra ngoài phòng thi sau 2/3 thời gian làm bài và phải được sự đồng ý của giám thị phòng thi.

11. Trong trường hợp người dự thi đau, ốm bất thường thì phải báo cáo giám thị phòng thi và giám thị phòng thi phải báo ngay cho Trưởng ban coi thi xem xét, giải quyết.

12. Ngừng làm bài và nộp bài cho giám thị phòng thi ngay sau khi giám thị phòng thi tuyên bố hết thời gian làm bài thi. Phải ghi rõ số tờ, số trang của bài thi đã nộp và ký vào danh sách nộp bài thi. Trường hợp không làm được bài, người dự thi cũng phải nộp lại giấy làm bài thi.

13. Người dự thi có quyền tố giác những người vi phạm nội quy, quy chế thi cho giám thị, Trưởng Ban Coi thi hoặc Chủ tịch Hội đồng thi.



Điều 28. Xử lý vi phạm đối với người dự thi

1. Người dự thi vi phạm nội quy thi đều phải lập biên bản và tùy theo mức độ vi phạm, người dự thi sẽ bị xử lý kỷ luật theo các hình thức sau:



a) Khiển trách: áp dụng đối với người dự thi vi phạm một trong các lỗi:

- Cố ý ngồi không đúng vị trí ghi số báo danh của mình;

- Trao đổi với người khác đã bị nhắc nhở nhưng vẫn không chấp hành;

Hình thức kỷ luật khiển trách do giám thị phòng thi lập biên bản và công bố công khai tại phòng thi. Người dự thi bị khiển trách ở bài thi nào sẽ bị trừ 25% kết quả điểm thi của bài thi đó.



b) Cảnh cáo: áp dụng đối với người dự thi vi phạm một trong các lỗi:

- Đã bị khiển trách nhưng vẫn tiếp tục vi phạm nội quy phòng thi;

- Mang điện thoại, máy tính xách tay và các thiết bị thu phát khác vào trong phòng thi; mang vào phòng thi vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, các vật dụng gây nguy hại khác;

- Trao đổi giấy nháp, bài thi cho nhau;

- Chép bài của người khác;

Hình thức kỷ luật cảnh cáo do giám thị phòng thi lập biên bản, thu tang vật và công bố công khai tại phòng thi. Người dự thi bị cảnh cáo ở bài thi nào thì sẽ bị trừ 50% kết quả điểm thi của bài thi đó.



c) Đình chỉ thi: áp dụng đối với người dự thi vi phạm đã bị lập biên bản cảnh cáo nhưng vẫn cố tình vi phạm nội quy thi; trong thời gian làm bài thi,đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi; viết vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi, trái với thuần phong mĩ tục.

Hình thức kỷ luật đình chỉ thi do Trưởng Ban Coi thi quyết định và công bố công khai tại phòng thi. Người dự thi bị đình chỉ thi môn nào thì bài thi môn đó được chấm 0 điểm.



d) Hủy bỏ kết quả thi: áp dụng đối với người dự thi bị phát hiện đánh tráo bài thi, thi hộ hoặc đã bị xử lý kỷ luật ở bài thi trước, nhưng bài thi sau vẫn cố tình vi phạm nội quy đến mức cảnh cáo.

đ) Nếu người dự thi vi phạm ở mức độ nghiêm trọng, cố ý gây mất an toàn trong phòng thi thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Các trường hợp người dự thi vi phạm nội quy thi phải lập biên bản thì 02 giám thị phòng thi và người dự thi phải ký vào biên bản. Sau khi lập biên bản và công bố công khai tại phòng thi, giám thị 1 phải báo cáo ngay với Trưởng ban coi thi.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 29.Tổ chức thực hiện

1. Hội đồng thi chỉ đạo các ban, tổ thư ký Hội đồng thi và các bộ phận liên quan tổ chức thực hiện theo Quy chế này.



2. Ban Giám sát kỳ thi tổ chức giám sát toàn bộ hoạt động của kỳ thi, giám sát việc xây dựng và thực hiện Quy chế thi của Hội đồng thi.

3. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Hội đồng thi viết để tổng hợp, sửa đổi, bổ sung kịp thời./.

tải về 181.14 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương