ĐẢng cộng sản việt nam lịch sử §¶ng bé Vµ nh¢n d¢n x· T¢n hång 1930 2010



tải về 2.06 Mb.
trang7/16
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích2.06 Mb.
#17403
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16

Năm 1965 diện tích canh tác cả xã 2513 mẫu tăng so với năm 1961 là 81 m; chiêm 55 mẫu; mùa 26 mẫu; năng suất bình quân toàn xã: 750 kg/mẫu. Tổng sản lượng lương thực đạt 1864 tấn làm nghĩa vụ đóng thuế 650 tấn, còn lại 1214 tấn để tái sản xuất và chia cho xã viên. Mức ăn bình quân 300 kg/người.

Ngành chăn nuôi có bước phát triển mới ở cả 2 khu vực: chăn nuôi tập thể và gia đình. Đàn trâu của HTX thường xuyên có từ 100-115 con. Nhằm duy trì và phát triển đàn trâu cầy kéo, các HTX đã để lại một số diện tích để trồng cỏ. Phát động phong trào nuôi trâu bò béo, chăm sóc, bảo vệ trâu. Đàn lợn gia đình của xã cũng phát triển, hàng năm bình quân có 357 con lợn nái, trên 700 con lợn thịt. Bình quân mỗi gia đình có từ 1,2 đến 1,7 con. Năm 1962 HTX thành lập trại chăn nuôi tập thể. Lúc đầu trại có 15 gian chuồng với 125 đầu lợn, do đồng chí Nhữ Đình Tẩy làm trại trưởng.

Ngoài ra còn có từ 15000-20000 con gia cầm chăn nuôi trong các gia đình. Từ những năm 1961-1962 các HTX đã tiến hành công hữu các hồ ao thả cá thịt. Trong những năm 1961-1965 kết hợp với phong trào làm thủy lợi, HTX đã tận dụng ao, hồ, ngòi, khoanh vùng ruộng trũng để thả cá. HTX nuôi thả được khoảng 10 ha. Bước đầu đã thu được kết quả tốt.

Thực hiện lời dạy của Hồ Chủ Tịch “Vì lợi ích 10 năm trồng cây” và hưởng ứng phong trào “Tết trồng cây” do huyện ủy, ủy ban phát động, Đảng bộ đã chỉ đạo chính quyền, HTX, các đoàn thể thành lập đội trồng cây, ươm cây. Đội trồng cây của HTX gồm các cụ tuổi cao nhưng còn sức lao động và một số xã viên thuộc diện chính sách đảm nhiệm. Đội có vườn ươm cây giống đủ các loại như bạch đàn, phi lao, xà cừ. Hàng năm về mùa xuân, nhất là dịp tết nguyên đán đã trở thành hội trồng cây của toàn dân trong xã. Cây được trồng ở các trục đường cái chính nơi công cộng, đường liên thôn, liên xã, gò đống, bờ vùng. Đến cuối năm 1965 toàn xã đã trồng được khoảng 2.000.000 cây các loại. Phong trào trồng cây đã góp phần làm cho bộ mặt nông thôn thêm tươi mát. Khi có chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ra miền Bắc, những hàng cây xanh còn là nơi ngụy trang che cho bộ đội, nhân dân chiến đấu, sản xuất, phòng tránh bom đạn.

HTX mua bán và HTX tín dụng tiếp tục được củng cố. Hoạt động của HTX mua bán, HTX tín dụng đã phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.

Ngành giáo dục dấy lên phong trào thi đua sôi nổi “Bắc Lý” trường tiên tiến, lá cờ đầu của ngành giáo dục miền Bắc với phong trào “dạy tốt và học tốt” (hai tốt). Các khối lớp của trường phổ thông tăng dần theo hàng năm. Khối 1,2,3,4 đến cuối năm 1965 so với khóa học 1954-1960 tăng lên 5 lớp. Từ chỗ các em còn phải học ở đình chùa tản mạn ở các thôn, đến nay các em đã có trường có lớp học tập trung. Phương tiện dạy học như bàn ghế, bảng, vườn địa lý, đồ dùng giảng dạy,... tạm đủ. Đội ngũ giáo viên cũng ngày một tăng theo tỷ lệ của số lớp phát triển hàng năm, tỷ lệ lên lớp hàng năm đạt từ 90-95%. Năm 1961-1962 Tân Hồng còn thành lập trường phổ thông cấp II công lập khóa học đầu tiên trường có 3 lớp với 165 học sinh. Từ đây các em học sinh trong xã sau khi tốt nghiệp hết cấp 1 không phải đi lên Sặt học. Tính đến cuối năm 1965 toàn xã có 8 lớp cấp I, 4 lớp cấp II với tổng số trên 710 học sinh. (Trong đó có một số học sinh của các xã Bình Minh, Thúc Kháng, Thái Hòa đến học).

Bên cạnh giáo dục phổ thông, các lớp bổ túc văn hóa vẫn được duy trì để không ngừng nâng cao trình độ văn hóa cho cán bộ, đảng viên, nhân dân.

Phong trào vệ sinh phòng bệnh, chăm lo sức khỏe của nhân dân được duy trì, phát triển. Với khẩu hiệu “Sạch làng tốt ruộng” và xây dựng 3 công trình vệ sinh được phát động thường xuyên. Trong 5 năm xã đã đào được 10 giếng khơi, làm được 30 hố xí hai ngăn. Nhiều gia đình đã xây dựng chuồng lợn hai bậc. Xã đã xây dựng được hai trạm xá gồm 8 gian nhà. Trạm xá đã có hai y tá, 4 hộ sinh để khám và chữa bệnh cho nhân dân.

Đảng bộ, chính quyền, HTX và các tổ chức quần chúng quan tâm đến công tác hậu phương quân đội. Những gia đình liệt sĩ thương binh được hưởng quyền lợi (bán bù, bán thiếu sức lao động về lương thực). Được Đảng, chính quyền thăm hỏi, động viên, tạo điều kiện để mọi người có việc làm ổn định. Đầu năm 1961 xã Tân Hồng kết hợp với xã Thái Học, xã Bình Minh xây dựng nghĩa trang liệt sĩ tại Phủ Cũ, đưa hài cốt những anh em liệt sĩ về nơi an táng tập trung.

Nếp sống văn hóa, văn nghệ cũng được phát triển theo các phong trào cách mạng ở địa phương, những hủ tục lạc hậu bị đẩy lùi nhường chỗ cho nếp sống mới. Việc tang, việc cưới được tổ chức theo nếp sống mới (long trọng gọn nhẹ, tiết kiệm...)

Đội văn nghệ xã được củng cố và hoạt động khá sôi nổi. Nội dung luôn bám sát cuộc sống mới và con người mới để động viên giáo dục quần chúng. Phong trào thể dục thể thao cũng được phát triển, lực lượng chính là thanh thiếu niên, nhất là ở trường phổ thông.

Đường liên thôn, liên xóm được đắp mới, sửa sang, tu bổ. Nếp sống mới, con người mới được thể hiện.

Thông qua công tác xây dựng Đảng, chính quyền, các tổ chức quần chúng cũng được củng cố vững mạnh. Ngày 03/06/1965 toàn thể cử tri trong xã đã đi bầu cử Hội đồng nhân dân khóa IV gồm 21 đại biểu. Đại biểu Hội đồng nhân dân xã đã bầu ra Ủy ban hành chính xã.

Tổ chức đoàn thanh niên lao động cũng được kiện toàn từ xã xuống thôn. Lực lượng thanh niên luôn thể hiện vai trò xung kích với khí thế: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Thời gian qua lực lượng thanh niên đã đi đầu trong các phong trào đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp như: công trình bèo dâu, ruộng cao sản, bờ vùng bờ thửa... Thế hệ trẻ xã nhà thực sự là cánh tay đắc lực, là lực lượng hậu bị của Đảng bộ.

Hội liên hiệp Phụ nữ xã với lực lượng đông đảo có hàng ngàn hội viên, chiếm 60-80% lực lượng lao động trong HTX. Lực lượng phụ nữ đã góp phần tích cực đưa năng suất lúa ở các HTX nông nghiệp ngày một lên cao.

Các mẹ, các chị đã thường xuyên vận động chồng, con, anh em mình làm tròn trách nhiệm của người Thanh niên lên đường cầm súng bảo vệ tổ quốc. Đồng thời các mẹ, các chị còn đóng góp tích cực vào công tác hậu phương quân đội.

Mặt trận Tổ quốc đã đoàn kết được toàn dân bao gồm các đoàn thể, các tầng lớp nhân dân trong xã tích cực hoạt động qua các phong trào cách mạng ở địa phương.

Đội thiếu niên tiền phong đã thể hiện tuổi nhỏ trí lớn với phong trào “nghìn việc tốt”. Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, các cháu chăm học, chăm làm. Một số cháu phấn đấu trở thành học sinh giỏi, ngoài thời gian học tập, các cháu còn tích cực tham gia công tác xã hội trong các phong trào: sạch làng tốt ruộng, chăm sóc trâu bò,...

Công tác quân sự được Đảng bộ thường xuyên quan tâm. Lực lượng dân quân của xã được biên chế tổ chức thành 4 trung đội. Hàng năm được huyện đội cử cán bộ xuống trực tiếp huấn luyện quân sự. Lực lượng dân quân luôn luôn giữ vai trò nòng cốt trong lao động sản xuất và các mặt công tác. Phối hợp với lực lượng an ninh, lực lượng dân quân thường xuyên kiểm tra, canh gác bảo vệ xóm làng, bảo vệ sản xuất, tài sản xã hội chủ nghĩa và mọi thành quả lao động của nhân dân. Nhiệm vụ tuyển quân được coi là nhiệm vụ thường xuyên. Hàng năm thanh niên từ 18 tuổi đều đăng ký nghĩa vụ quân sự và đăng ký quân sự dự bị. Mỗi kỳ khám tuyển và nhập ngũ đều vượt chỉ tiêu số, chất lượng. Từ năm 1961 đến năm 1965 toàn xã có 105 anh em đã lên đường tòng quân cầm súng cứu nước. Trên chiến trường miền Nam, một số anh em đã anh dũng chiến đấu và lập công xuất sắc.

Để hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Đảng bộ xã Tân Hồng rất coi trọng công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu của từng đảng viên. Đảng bộ coi đó là điều cơ bản để đoàn kết toàn dân thực hiện mọi nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Từ năm 1961 đến năm 1965 mỗi năm Đảng bộ tiến hành đại hội một lần. Mỗi lần đại hội là một lần Đảng bộ kiểm điểm lại một năm thực hiện nghị quyết, đề ra phương hướng nhiệm vụ biện pháp thực hiện cho năm sau. Cũng qua mỗi lần đại hội ban chấp hành Đảng bộ được kiện toàn. Trong việc lựa chọn cấp ủy ngoài phẩm chất, năng lực Đảng bộ còn chú ý đến cơ cấu tổ chức giữa Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng. Đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đoạn tuyệt đối toàn diện.

Về tổ chức, Đảng ủy phân công đảng ủy viên xuống trực tiếp tham gia các ban quản lý HTX, bí thư chi bộ hoặc phụ trách một ngành nghề, một tổ chức quần chúng nhất định. Đảng viên thì thực hiện tốt công tác ba định (công tác nhất định, gia đình nhất định, khu ruộng nhất định). Cán bộ từ phó chủ nhiệm, kế toán, đội trưởng, đội phó sản xuất, thư ký đội có 50% là đảng viên.

Đảng bộ tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị để học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng. Qua đợt chỉnh huấn mùa xuân năm 1961, nội dung xây dựng chi bộ đảng “4 tốt” được thực hiện nghiêm túc. Qua các đợt sinh hoạt chính trị, trình độ nhận thức của đảng viên được nâng lên, trách nhiệm cùng nhiệm vụ được giao hoàn thành tốt hơn.

Công tác phát triển đảng viên mới ở các chi bộ trong Đảng bộ được chú ý thường xuyên. Từ năm 1961 đến hết năm 1965, Đảng bộ đã kết nạp được 17 quần chúng vào đảng đưa tổng số đảng viên trong Đảng bộ lên 76 đồng chí. Đi đôi với công tác phát triển đảng, việc kiểm điểm xử lý kỷ luật được Đảng bộ thực hiện nghiêm túc. Với phương châm lấy kiên trì giáo dục là chính. Cho nên Đảng bộ đã giúp đỡ các đồng chí từ yếu hoặc có hiện tượng vi phạm trở thành đảng viên tốt hơn. Hàng năm, qua bình xét, phân loại đảng viên số đảng viên đạt tiêu chuẩn “4 tốt” đạt từ 70-80%, đảng bộ được công nhận là đảng bộ khá. Chi bộ Mộ Trạch đạt 4 tốt.

Dưới ánh sáng nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, cùng các nghị quyết của Đại hội đại biểu Tỉnh Đảng bộ, Huyện đảng bộ, toàn đảng, toàn dân xã Tân Hồng đã nêu cao tinh thần đoàn kết, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn và đã giành được kết quả toàn diện. Các HTX được củng cố, quy mô HTX được mở rộng thông qua các phong trào phấn đấu giành 3 mục tiêu, 5 cao điểm. Đời sống nhân dân từng bước được nâng lên. Đồng thời làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước. Mọi phong trào đều chuyển biến. Các mặt văn hóa, y tế, giáo dục,... đã trở thành phong trào quần chúng rộng rãi. Phong trào vệ sinh, nếp sống văn minh được phát triển rộng khắp. Việc ăn ở, đi lại, học tập của nhân dân không ngừng được đổi mới.

Với kết quả trên đã góp một phần nhỏ bé của mình trong nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam ruột thịt. Tạo cơ sở vật chất để chống lại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của đế quốc Mỹ ra miền Bắc.



II. VỪA SẢN XUẤT, VỪA CHIẾN ĐẤU VÀ PHỤC VỤ CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ; TIẾP TỤC CHI VIỆN SỨC NGƯỜI, SỨC CỦA CHO CHIẾN TRƯỜNG, GÓP PHẦN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT TỔ QUỐC (1965-1975)

1. Ra sức đẩy mạnh sản xuất và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1966-1972).

Bị thất bại nặng nề trong chiến tranh đặc biệt ở miền Nam, đế quốc Mỹ đã chuyển hướng chiến lược là tiến hành chiến tranh cục bộ ở miền Nam, đồng thời gây ra chiến tranh phá hoại ở miền Bắc.

Ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ đã dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ, chúng dùng máy bay và tầu chiến đánh phá một số căn cứ của ta ở miền Bắc. Đến tháng 11/1965, đế quốc Mỹ đánh vào địa bàn tỉnh ta, tháng 7/1967, đánh vào một số vị trí trên địa bàn huyện Bình Giang.

Đế quốc Mỹ gây ra cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc nhằm ngăn chặn sự chi viện to lớn của nhân dân miền Bắc đối với cách mạng miền Nam, phá hoại công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, làm giảm quyết tâm chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, buộc ta phải kết thúc chiến tranh theo điều kiện có lợi cho chúng.

Trước những hành động leo thang chiến tranh mới với những hình thức khác nhau của đế quốc Mỹ ở cả hai miền Nam, Bắc, Đảng ta chỉ rõ: nhiệm vụ cấp bách của cách mạng miền Bắc là phải kịp thời chuyển hướng về tư tưởng và tổ chức; chuyển hướng xây dựng kinh tế, tăng cường quốc phòng. Phải làm cho miền Bắc có đủ sức mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ miền Bắc, hết lòng chi viện sức người, sức của cho cuộc kháng chiến của đồng bào miền Nam ruột thịt, sẵn sàng đối phó với tình hình địch mở rộng chiến tranh ở bất cứ mức độ nào; đồng thời đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của CNXH ở miền Bắc. Lúc này Chống Mỹ cứu nước đã trở thành nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân ta.

Nhằm cụ thể hóa chủ trương: Vừa chống chiến tranh phá hoại, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho chiến trường miền Nam của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cũng như nhiệm vụ của Đảng bộ Tỉnh Hải Dương và chủ trương của Huyện ủy Bình Giang, Đảng bộ xã Tân Hồng đã kịp thời đề ra những nhiệm vụ cấp bách.



+ Đẩy mạnh sản xuất trong bất kỳ tình huống nào. Phát động phong trào thi đua phấn đấu giành 3 mục tiêu trong nông nghiệp (5 tấn thóc, 2 con lợn, 1 lao động/ha gieo trồng) nhằm ổn định đời sống nhân dân, đồng thời chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, để góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

+ Làm tốt công tác phòng không sơ tán, quân sự hóa nếp sống, tăng cường cảnh giác, phát động toàn dân làm hầm hố để phòng tránh ở mọi nơi, xây dựng các chốt trực chiến, chòi quan sát, tổ chức canh gác báo động đề phòng máy bay địch đến đánh phá, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân.

+ Tổ chức, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ mạnh để vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu.



+ Tăng cường công tác xây dựng Đảng nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; củng cố chính quyền, các đoàn thể quần chúng để có đủ sức đảm đương mọi nhiệm vụ cấp bách ở địa phương.

Tân Hồng là một xã nằm xa các đường giao thông chiến lược và các mục tiêu quan trọng. Vì vậy trong các nhiệm vụ trên, nhiệm vụ chủ yếu là duy trì và đẩy mạnh sản xuất, từng bước củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất cho phù hợp với điều kiện có chiến tranh. Trước mắt làm tốt công tác chính trị tư tưởng, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã nhận rõ âm mưu thâm độc và tội ác của giặc Mỹ. Trên cơ sở đó nâng cao lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến thắng giặc Mỹ xâm lược.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch, nhân dân Tân Hồng cũng như nhân dân miền Bắc đã dấy lên một cao trào chống Mỹ cứu nước, vừa sản xuất, vừa chiến đấu với khí thế sôi nổi mạnh mẽ để lập nhiều chiến công to lớn. Lực lượng vũ trang nhân dân đẩy mạnh phong trào thi đua quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, nêu cao khẩu hiệu nhằm thẳng quân thù mà bắn. Nông dân, xã viên nắm chắc tay súng, vững tay cày cần cù lao động và dũng cảm chiến đấu chống địch họa, thiên tai, thi đua thực hiện 3 mục tiêu trong nông nghiệp. Trong thanh niên, phong trào "ba sẵn sàng" đã trở thành một cuộc vận động sâu rộng trong tuổi trẻ, ngoài tiền tuyến cũng như ở hậu phương, trong chiến đấu cũng như trong sản xuất, ngày càng nhiều nam nữ thanh niên đạt danh hiệu “dũng sỹ diệt Mỹ”, “dũng sỹ bắn máy bay”, kiện tướng làm thủy lợi, làm phân bón. Trong phụ nữ có phong trào “ba đảm đang” đã phát huy tinh thần cách mạng và đức tính cần cù, nhẫn nại, chịu đựng gian khổ, hy sinh của phụ nữ trong sản xuất, công tác, chiến đấu. Phong trào thi đua “Hai tốt” của giáo viên học sinh, phong trào “nghìn việc tốt” của thiếu niên nhi đồng cùng nhiều phong trào khác cũng diễn ra sôi nổi.

Cùng với quân dân cả nước, Đảng bộ và nhân dân xã Tân Hồng bước vào cuộc chiến đấu mới chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ với tư thế rất bình tĩnh, dũng cảm, mưu trí và với quyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược.

Quyết tâm đó được thể hiện rõ theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch ngày 17/7/1966 “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ, không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

Để thực hiện những nhiệm vụ do Đảng bộ đề ra, từ tổ chức Đảng, chính quyền, các HTX, tổ chức quần chúng đã nhanh chóng triển khai các mặt công tác của mình.

Trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, năm 1966 là năm nhiệm vụ cách mạng chuyển sang một tình thế mới, tình thế chiến tranh ngày càng gay gắt. Tình hình sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn phức tạp. Thu hoạch vụ mùa năm 1965 chậm ảnh hưởng tới khâu làm đất, mạ già. Từ khi gieo mạ đến khi cấy nắng ấm mạ phát triển quá nhanh, khi lúa trở lại bị rét ảnh hưởng tới năng suất, sang vụ mùa lại càng khó khăn hơn, khó khăn lớn nhất là bị hạn nặng, hầu hết bị mất hoặc lại bị sâu bệnh phá hoại nghiêm trọng (bệnh vàng lụi). Việc diệt trừ càng khó khăn vì chưa có kinh nghiệm. Mặt khác từ 5/11/1965 địch bắt đầu đánh phá vào địa bàn trong tỉnh, việc tăng cường phòng không sơ tán, tổ chức chiến đấu cũng phần nào ảnh hưởng đến sản xuất.

Khi bước vào sản xuất vụ đông xuân 1965-1966, rút kinh nghiệm việc chỉ đạo vụ đông xuân trước, Đảng ủy, Ủy ban, các ngành, các giới, các HTX đều mở Hội nghị để chuyển biến tư tưởng, bàn các biện pháp thâm canh, tăng năng suất cây trồng.

Trước tình hình khó khăn diễn ra, Đảng bộ đã lãnh đạo toàn dân ngày đêm chống hạn cứu lúa. Vận động các gia đình trong các HTX tận dụng lá xoan, tro bếp, bồ hóng… để chữa vàng lụi, nhất là từ sau khi Bác Hồ kêu gọi toàn dân quyết tâm chống Mỹ cứu nước (17/7/1960) toàn Đảng, toàn dân trong xã biến lời kêu gọi của Người thành tư tưởng, tình cảm, hành động cách mạng của mình. Do vậy đã hạn chế được một phần thiên tai gây ra. Nhìn chung năm 1966 về năng suất và tổng sản lượng tuy có giảm, nhưng diện tích so với Kế hoạch vẫn đảm bảo.

Thi hành Nghị quyết của Tỉnh ủy Hải Dương, Đại hội đại biểu Đảng bộ Bình Giang lần thứ 13 được triệu tập từ ngày 23 đến ngày 26 tháng 10 năm 1966. Đại hội nhận xét, đánh giá phong trào những năm qua, bàn phương hướng, nhiệm vụ công tác trong những năm tới và bầu Ban Chấp hành đảng bộ huyện. Về sản xuất nông nghiệp, phương hướng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện chỉ rõ “sản xuất nông nghiệp và chiến đấu tốt, đó là 2 nhiệm vụ trung tâm lớn nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong huyện về sản xuất nông nghiệp phải luôn nắm vững phương châm đề ra là: lấy lương thực làm trọng tâm, sản xuất toàn diện, phát triển 3 thế mạnh: lúa, màu, lợn. Chú trọng phát triển cây và cá, phải quán triệt phương hướng thâm canh tăng năng suất cả lúa, màu và các loại cây khác, kết hợp với tăng vụ. Trước hết ra sức phấn đấu đạt mục tiêu 5 tấn thóc/ha/năm. Cùng với các chỉ tiêu kế hoạch về các mặt: lúa, màu, chăn nuôi, cây cá, thủy lợi, phân bón, giống, cải tạo nông cụ"…

Dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ huyện ủy Bình Giang, cuối năm 1966, Đại hội Đảng bộ xã Tân Hồng được tổ chức. Đại hội quán triệt thêm một bước về tinh thần Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 (3/1965), lần thứ 12 (12/1965), thảo luận Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ XIII, kiểm điểm mọi mặt công tác năm 1965-1966. Đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác thời gian tới. Đại hội bầu Ban Chấp hành đảng bộ. Đồng chí Vũ Xuân Cơ được bầu làm bí thư đảng uỷ, đồng chí Lê Xuân Cảnh làm Chủ tịch UBHC xã.

Đại hội mở ra giữa lúc quân và dân cả nước đang sôi nổi thi đua thực hiện lời kêu gọi thiêng liêng chống Mỹ cứu nước của Hồ Chủ tịch. Nơi tiền tuyến lớn miền Nam, quân và dân ta đã đánh tan kế hoạch “phản công mùa khô” của đế quốc Mỹ, tiêu diệt hàng vạn quân địch (có 5 vạn quân Mỹ) làm thất bại bước đầu chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ. Ở hậu phương lớn miền Bắc đã bắn tan xác 1.500 máy bay Mỹ. Đại hội đã nhận xét đánh giá phong trào trong mấy năm qua, những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân đã giành được. Đồng thời kiểm điểm sâu sắc những mặt tồn tại yếu kém cần khắc phục.

Về sản xuất và thực hiện kế hoạch Nhà nước hai năm 1965-1966 là một quá trình đấu tranh gay go, khó khăn, phức tạp đối với thiên tai, địch họa và đối với diễn biến tư tưởng của con người. Dưới ánh sáng các Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy và tinh thần cố gắng của Đảng bộ, sự nhiệt tình của quần chúng nên đã đem lại kết quả trên các mặt công tác.

Hai HTX đã có nhiều tiến bộ, phương hướng sản xuất đã đi vào trọng tâm: lúa, mầu, chăn nuôi, cây, cá. Diện tích được mở rộng, các biện pháp kỹ thuật thâm canh ngày càng được áp dụng rộng rãi. Mọi chính sách, chế độ, nguyên tắc thực hiện khá hơn. Việc xây dựng cơ sở vật chất được chú trọng. Diện tích, năng suất, tổng sản lượng hàng năm vẫn đảm bảo. Các mặt chăn nuôi, thả cá, trồng cây đều giữ vững.

Công tác chiến đấu, phục vụ chiến đấu đã có nhiều cố gắng, kịp thời chuyển hướng tư tưởng từ thời bình sang thời chiến. Giáo dục sâu rộng trong cán bộ đảng viên, nhân dân tinh thần yêu nước, căm thù giặc, vạch trần âm mưu đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Phát động chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân. Đẩy mạnh phong trào thi đua, thực hiện tốt chính sách tuyển quân, hậu phương, quân đội. Vận động nhân dân đào hầm hố phòng tránh bom đạn địch.

Các mặt công tác khác như: xây dựng Đảng, củng cố chính quyền, các đoàn thể quần chúng… cũng có nhiều tiến bộ đáng phấn khởi.

Đại hội cũng đã đi sâu kiểm điểm những tồn tại, thiếu sót về các mặt:

+ Về sản xuất còn ở thế bấp bênh chưa ổn định, sản xuất chưa toàn diện, thả cá, trồng cây còn yếu, chăn nuôi phát triển chậm nhất là khu vực tập thể. Các biện pháp kỹ thuật thâm canh chưa mạnh dạn, tin tưởng. Trình độ quản lý kém, tư tưởng cục bộ địa phương nẩy nở, nhất là vụ lúa mùa năm 1966 bị vàng lụi, tư tưởng xã viên không yên tâm.

Về chiến đấu: Công tác xây dựng đội ngũ dân quân tự vệ số lượng còn ít, chất lượng chưa đồng đều, tinh thần, ý chí chiến đấu giáo dục chưa sâu sắc.

Về xây dựng Đảng bộ, số lượng đảng viên còn ít, chất lượng chưa cao, tỷ lệ nữ còn thấp. Chính quyền, các đoàn thể chưa phát huy được đầy đủ vai trò, tác dụng của mình. Đội ngũ cán bộ nói chung về khả năng trình độ lý luận và khoa học kỹ thuật còn thấp, còn bộc lộ tư tưởng cục bộ, ngại khó, bảo thủ, rụt rè, thành kiến.

Chủ trương, phương hướng chung là: động viên mạnh mẽ toàn Đảng, toàn dân trong xã quyết tâm phấn đấu vượt mọi khó khăn, gian khổ, ra sức sản xuất, chiến đấu, đáp ứng tốt cho nhu cầu nhà nước, bồi dưỡng sức dân. Kiên quyết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, thực hiện khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ Bình Giang lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, bước vào vụ sản xuất đông - xuân 1966-1967 gặp nhiều khó khăn do vụ mùa năm 1966 để lại. Thời tiết vụ chiêm rét đậm kéo dài, vụ mùa nắng hạn nên làm đất khó khăn “Mùa không dầm, chiêm không ải”. Mặt khác lại bị địch uy hiếp, nhất là trong chiến dịch “sấm rền” của đế quốc Mỹ (19/6/1967) sau 39 ngày đêm, địch đánh liên tục vào địa bàn trong tỉnh.

Trước tình hình liên tiếp gặp khó khăn, từ vụ đông - xuân, Đảng bộ đã chỉ đạo các HTX có kế hoạch thu mùa làm chiêm. Phát động chiến dịch “đông xuân quyết thắng” thực hiện chỉ tiêu cấy hết diện tích, năng suất cao, đảm bảo kịp thời vụ, đạt kế hoạch về lúa, chăn nuôi cùng các mặt công tác khác. Các biện pháp liên hoàn được thực hiện. Công tác thủy lợi được coi là biện pháp hàng đầu, phân là cơ sở, giống mới là tiền đề cùng cải tiến công cụ, quản lý, chăm sóc đồng ruộng… Với những chủ trương và biện pháp trên, năm 1967 các HTX đều thu hoạch khá. Diện tích toàn xã là 1550 mẫu, năng suất bình quân 80 kg/sào, tổng sản lượng là 1.240 tấn.

Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất, giữa năm 1967, thực hiện Nghị quyết của cấp trên, huyện cử cán bộ về giúp Tân Hồng tiến hành cải tiến quản lý trong HTX nông nghiệp vòng 2. Trong đợt cải tiến quản lý HTX lần này đảng ủy chủ trương lấy quản lý HTX nông nghiệp để tuyên truyền, giáo dục đảng viên thấm nhuần chủ trương chính sách của Đảng về sản xuất nông nghiệp. Lấy việc cải tiến quản lý HTX nông nghiệp để đẩy mạnh thêm một bước thủy lợi hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật. Tăng cường hơn nữa việc quản lý sản xuất, quản lý lao động, tiền vốn, vật tư, xây dựng kế hoạch thực hiện 3 chế độ giao khoán trong HTX. Tổ chức lại các HTX cho phù hợp.

Hai HTX Mộ Trạch, Tân Phong qua mấy năm sản xuất, do trình độ tổ chức quản lý của cán bộ chưa đáp ứng, địa bàn quá rộng. Bởi vậy trong đợt cải tiến quản lý HTX này, Huyện ủy chỉ đạo cho 2 HTX tách ra thành 4 HTX với quy mô thôn. Mặc dù có sự hợp vào, tách ra. Nhưng được sự giúp đỡ của huyện và lãnh đạo sát sao của Đảng bộ nên việc thanh quyết toán cũng nhanh chóng. Các HTX sớm ổn định về tổ chức và trở lại hoạt động bình thường. Trong dịp này, Đảng bộ, chính quyền và HTX cũng kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy quản lý HTX những phần tử cơ hội, thoái hóa, biến chất.

Nhằm triển khai nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn cách mạng mới, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của huyện uỷ Bình Giang, Đảng bộ đã tiến hành Đại hội nhiệm kỳ 1968-1969. Đại hội bầu đồng chí Vũ Xuân Quyên làm bí thư đảng uỷ, đồng chí Lê Văn Cảnh làm phó bí thư- Chủ tịch UBHC xã.

Năm 1968 là năm thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc cùng với thắng lợi vang dội của cuộc tổng tiến công và nổi dậy đầu năm 1968 (tết Mậu Thân) ở miền Nam đã đánh bại chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ. Buộc Chính phủ Mỹ phải tuyên bố ném bom hạn chế miền Bắc vào ngày 31/3/1968. Đảng bộ đã lường trước những khó khăn, thuận lợi của địa phương về mặt sản xuất đông xuân. Đảng bộ, Chính quyền và các đoàn thể đã mở cuộc tuyên truyền về ý nghĩa mục đích vụ chiêm xuân với tinh thần 1000 kg chống Mỹ làm cho toàn Đảng, toàn dân phấn khởi từ đầu vụ, chỉ đạo các HTX kiểm tra các khâu mạ, nước, cấy, các biện pháp liên hoàn, nắm vững tiến độ sản xuất, tổ chức các hội nghị người cày giỏi, người cấy giỏi”… Các biện pháp khoa học kỹ thuật được áp dụng mạnh mẽ như thay giống lúa mới có năng suất cao, đưa giống lúa xuân vào cấy đại trà, làm đất kỹ, cấy giăng dây thẳng hàng, cấy ngửa tay, bảo đảm mật độ thích hợp. Các loại giống lúa đều được xử lý giống và áp dụng phương pháp thúc mầm (do đội chuyên thực hiện).

Trong sản xuất cũng diễn ra bao khó khăn phức tạp do thời tiết, thời vụ. Vụ đông - xuân cuối vụ mưa rét kéo dài, đất không khô ảnh hưởng đưa máy kéo vào làm đất. Vụ mùa 2 trận bão lớn số 4 và số 7, lúa bị ngập, lao động tập trung vào sửa chữa nhà cửa, một số diện tích bị mất trắng, giống lúa mới nhiều, năng suất thấp.

Song dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, trực tiếp là Đảng bộ, với tinh thần cần cù lao động và sáng tạo của nhân dân cộng với tinh thần quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược trên mặt trận sản xuất, nên 4 HTX đã thu được kết quả khá.

Bước sang các năm 1969-1971, điều kiện sản xuất đã bước sang tình hình mới. Đế quốc Mỹ phải thừa nhận chấm dứt không điều kiện việc ném bom và bắn phá trên toàn bộ lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đảng ta chỉ ra rằng: phải nắm lấy cơ hội, địch buộc phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom, bắn phá để tranh thủ thời gian khôi phục và phát triển kinh tế, làm cho miền Bắc lớn mạnh lên nhanh chóng, đáp ứng những nhu cầu to lớn của tiền tuyến lớn miền Nam.

+ Thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy, Đảng bộ đã động viên, giáo dục làm chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng, tổ chức, làm cho cán bộ, đảng viên, xã viên nhận rõ tình hình, nhiệm vụ mới. Để phát triển sản xuất nông nghiệp, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn, trâu bò, chính sách ổn định nghĩa vụ lương thực đối với các HTX nông nghiệp. Điều lệ HTX nông nghiệp do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề tựa có tác dụng thiết thực củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất.

Được sự quan tâm của huyện ủy, do nỗ lực to lớn của giai cấp nông dân tập thể, phong trào phấn đấu giành 3 mục tiêu được đẩy mạnh, công tác thủy lợi từ 1969 đến 1971 toàn xã đã làm được hàng triệu mét khối đất. Nhờ vậy đã dần dần hoàn chỉnh quy hoạch thủy lợi kể cả tưới và tiêu, sử dụng tốt nước tưới của trạm bơm cầu Sộp. Việc sử dụng máy kéo được tăng cường hơn trước. Đồng thời vẫn coi trọng việc đảm bảo phát triển đàn trâu bò cầy kéo, cơ sở vật chất được phát triển, nhà kho, sân phơi trong các HTX tương đối đầy đủ. Việc làm phân bón được coi trọng, đã tận dụng và chế biến tốt các nguồn phân hiện có, số phân chuồng mỗi năm có hàng ngàn tấn. Đồng thời vẫn tiến hành thả bèo hoa dâu, làm phân bùn, phân xanh. Về giống cũng đã có những quan tâm đáng kể về cải tạo và thay đổi giống lúa. Hầu hết các HTX thành lập Đội giống 4 chuyên. Đồng thời mạnh dạn đưa giống lúa mới có năng suất cao vào đồng ruộng. Kết quả đưa lúa xuân vào mùa đông xuân đã tạo ra cho sản xuất nông nghiệp một nhân tố mới. Ngoài ra, các biện pháp như: thời vụ chăm sóc cũng được chú trọng.

Thực hiện chủ trương của huyện ủy Bình Giang, Đảng bộ và nhân dân Tân Hồng đã có nhiều cố gắng và đạt kết quả bước đầu trong sản xuất nông nghiệp. Năm 1969, 1970 và đông xuân 1971 mặc dù thời tiết không thuận lợi (chiêm xuân 1969 giá rét ít, lúa sinh trưởng thiếu ánh sáng, khi lúa trổ mưa to, gió lớn hầu hết bị đổ non, năm 1970 giá rét kéo dài, vụ mùa 1971 bị lụt lớn… Nhưng đã giành được thắng lợi lớn về năng suất, tuy chưa cao nhưng tổng diện tích, tổng sản lượng lúa đều tăng. Riêng vụ đông xuân 1969 - 1970 là vụ có sản lượng cao nhất trong các vụ đông xuân từ trước đến nay.

Thống kê diện tích, năng suất, tổng sản lượng



Năm

Diện tích cả năm (mẫu)

Năng suấtkg/sào

Tổng sản lượng (tấn)

1966

1550 mẫu

80 kg/sào

1240 tấn

1967

2565 mẫu

70 kg/sào

1795 tấn

1968

2632 mẫu

74 kg/sào

1930 tấn

1969

2532 mẫu

76 kg/sào

1890 tấn

1970

2511 mẫu

77 kg/sào

1939 tấn

1971

1320 mẫu

80 kg/sào

1056 tấn


tải về 2.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương