Ôn tập triết học phưƠng tây khoa đẠi cưƠng khóa XI giai đOẠn triết học hy lạp cổ ĐẠI



tải về 121.86 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích121.86 Kb.
#17102


ÔN TẬP

TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY

KHOA ĐẠI CƯƠNG - KHÓA XI

  1. GIAI ĐOẠN TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI

  1. Triết học Phương Tây ra đời ở đâu? Vào giai đoạn nào?

Trả lời: Triết học Phương Tây ra đời ở Hy Lạp, vào thế kỷ thứ VI trước Công nguyên.

  1. Thành phố nào của Hy Lạp là chiếc nôi của triết học Châu Âu?

Trả lời: thành phố Athene

  1. Triết học Hy Lạp hình thành trên cơ sở nào?

Trả lời: Khi con người bắt đầu tư duy, tìm hiểu, giải thích về Thiên Nhiên & nguồn gốc của vũ trụ bằng lý luận và quan sát, thay vì bằng Thơ ca và Huyền Thoại (Thần thoại).

  1. Giải thích ngữ nguyên của từ Triết Học?

Trả lời:

- từ Philosophy bắt nguồn từ gốc chữ Hy Lạp. Triết học tiếng Hy Lạp “Philosophia”. Đó là sự hợp nhất của “yêu mến”, “yêu thích”, “khát vọng” và “sự thông thái”.

Philosophy = love + wisdom.

Tiếng Anh Philosophy, tiếng Pháp: Philosophie.



5. Pythagore đã nói gì về thuật ngữ triết gia - “philosophos”.

Pythagore đã nói: “Đa số người đời đều là nô lệ, người thì làm nô lệ cho danh vọng, kẻ làm nô lệ cho tiền tài. Nhưng cũng có một số ít người khinh thường những thứ đó, và chỉ chuyên tâm tìm hiểu thiên nhiên. Chính những người này là tự xem mình là bạn của trí tuệ; và đó là ý nghĩa của danh từ philosopos – triết gia”



  1. Ngữ nguyên từ tâm lý học

Chữ La tinh là “Psychologia” có gốc Hi Lap là Psyche + logos

  • Psche nghĩa là “nguyên lý của sự sống và tư duy”

- Logos Luận bàn về.

Psychologia có nghĩa là luận bàn về nguyên lý của sự sống và tư duy.



7. Ý nghĩa ban đầu của triết học?

Trả lời: Triết học ban đầu từ thời sơ khai được hiểu là tòan bộ những tri thức, lý thuyết và thực hành mà loài người đã đạt được. Nó là thứ tri thức bao quát, tổng hợp tất cả các tri thức. Vào thời đó triết gia cũng là nhà thông thái như Pythagoras, Plato, Aristotle, Democrites….Nhưng về sau các khoa học dần dần tách khỏi triết học, không còn như theo quan niệm lúc ban đầu.

  1. Định nghĩa Triết học là gì?

Trả lời: Triết học là thuật ngữ từ thời thượng cổ đến nay nên có rất nhiều định nghĩa, tùy theo quan niệm đối tượng nghiên cứu của triết học là gì.

  • Theo tư tưởng Hy lạp cổ đại: Triết học là khoa học lý thuyết về những nguyên lý đầu tiên.

  • Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng: Triết học Mác – Lênin là khoa học về những quy luật chung nhất của sự phát triển tự nhiên, xã hội và tư duy.

  • Theo từ điển triết học: Triết học là khoa học về các quy luật chung nhất chi phối tồn tại (giới tự nhiên và xã hội) và tư duy của con người.

  1. Các triết gia người Hy Lạp Cổ Đại ảnh hưởng thành tựu văn hóa của những nơi nào?

Trả lời: La Mã, Ai Cập, Babilon.

  1. Hãy nêu 5 thành tố cấu thành triết học phương Tây.

Trả lời:

+ 5 yếu tố cấu thành nên triết học phương tây thời cổ đại

là: siêu hình học, logic học (luận lý học), luân lý học (đạo đức học), thiên văn và mỹ học.


  1. Sự phát triển của triết học Hy Lạp Cổ Đại được chia làm mấy thời kỳ? kể tên các thời kỳ ấy

Trả lời: Triết học cổ đại Hylap chi làm 3 thời kỳ: Đó là thời kỳ tiền Socrate (thời sơ khai), thời kỳ Socrate (thời cực thịnh) và thời kỳ hậu Socrate (thời suy tàn).

  1. Triết gia nào đã tạo ra bước ngoặt trong sự phát triển của triết học phương tây thời cổ đại? Tại sao?

Trả lời: Triết gia Socrate. Ông là người đầu tiên đề cập tới con người và vấn đề về giáo dục con người, trong khi các triết gia trước đó chỉ bàn về tự nhiên.

  1. Chế độ chính trị nào hình thành và phát triển trong thời kỳ triết học Hy Lạp cổ đại?

Trả lời:

Chế độ chiếm hữu nô lệ.



  1. Nêu những đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại.

Trả lời: gồm 5 đặc điểm:

1. Chất phác, sơ khai vẫn còn liên hệ với thần thoại và tôn giáo nguyên thủy.

2. Bao trùm về mặt lý luận đối với tất cả lĩnh vực nhận thức.

3. Tính đa dạng, phóng khoáng chứa đựng tất cả những hình thái và phương pháp tư duy căn bản nhất của triết học.

4. Biện chứng tự phát sơ khai.

5. Tính nhân bản



  1. Trong thời kỳ triết học cổ đại của phương Tây, nước nào bị thôn tính về lãnh thổ nhưng lại đồng hóa kẻ xâm lược bằng giá trị văn hóa của chính mình.

Trả lời: Hy Lạp bị La Mã thôn tính về lãnh thổ nhưng Hy Lạp đã đồng hóa La Mã bằng giá trị văn hóa của chính mình. Đó là thời kỳ suy tàn của triết học cổ đại Phương Tây. ( 336- 30 TCN)

  1. Nêu tên một số trường phái của Triết học Hy Lạp cổ đại thời sơ khai.

Trả lời:

- Các triết gia thành Mile (Thales, Anaximandre,

Anaximene, Heraclite).

- Trường phái Pythagore.

- Các triết gia thành Êlê (Xenophane, Parmenides, Zênon).

-Các nhà vật lý học: Empedocles, Anaxagore, Leucippe, Democrite).

- Phái quỷ biện ( Protagoras, Gorgias….)


  1. Nêu Tên các triết gia lừng danh làm rạng rỡ nền văn hóa Hy Lạp thời cực thịnh.

Trả lời: Socrate, Platon, Aristote.

18. “Con người là thước đo của vạn vật”là câu nói của triết gia nào?

Trả lời: Protagoras

19.Câu nói thời danh của Socrate là gì?

Trả lời:

- “Hãy tự biết lấy mình”.

- “ Tôi biết một điều chính xác là tôi không biết gì cả”.

- “Cuộc sống không truy vấn là cuộc sống không xứng đáng với con người”.



20. Người học trò xuất sắc và nổi tiếng của Socrate là ai?

Trả lời: Platon.

21. Triết gia nào là nhà triết học đầu tiên của Hy Lạp và cho rằng nước là cái khởi đầu của vạn vật?

Trả lời: Thales (624 – 547 TCN)

22. Triết gia nào cho rằng bản nguyên sâu xa nhất của vũ trụ là cái không xác định (Apeiron), đó là cái vô cùng vô tận không chịu sự chi phối của thời gian, không gian và tồn tại vĩnh viễn.

Trả lời: Anaximandre (610 – 546 TCN)

23. Triết gia nào cho rằng Khí là bản nguyên của mọi sự vật hiện tưngyếu tố vật lý (không khí), yếu tố tâm linh (sinh khí).

Trả lời: Anaximène (588 – 525 TCN)

24. Tại sao các triết gia trường phái Milê (Thales, Anaximandre và Anaximen) đều là những nhà vật lý.

Trả lời: Vì họ xác định nhiệm vụ chủ yếu là tìm hiểu những vấn đề của vũ trụ, tự nhiên.

25. Quan niệm “mọi thứ đều tuôn chảy” là của Triết gia nào gây ra sự tranh cãi trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại?

Trả lời: Heraclite (540 – 475 TCN)

26. Triết gia nào quan niệm khởi nguyên của thế giới này là con số và con người cần sám hối qua sự thanh tẩy tâm hồn.

Trả lời: Pythagore (580 -500 TCN)

27. Điểm nổi bật trong tư tưởng của Xenophane (triết gia thành Êlê)

Trả lời: Tư tưởng vô thần (cho rằng con người tạo ra thần thánh)

28. Nêu hai nghịch lý điển hình của Zenon? Nhằm mục đích là gì?

Trả lời:

Nghịch lý Achille và con rùa, nghịch lý mũi tên bay.

Những nghịch lý này nhằm mục

- Khẳng định sự vận động trong triết học của Heraclite là vô nghĩa.

- Thúc đẩy sự tranh luận: Một lý lẽ hợp logic hoàn tòan vẫn đưa đến một kết luận sai lầm. Đây là sự nan giải của triết học.

29. Nêu 3 nội dung chính của nền Triết học Cổ Đại Hy Lạp?

Trả lời: Tự nhiên - nhận thức - con người.

30. Các triết gia THALES, ANAXIMANDRE, ANAXIMENE thuộc trường phái triết học nào?

Trả lời: trường phái Milet (Milê) vì các triết gia này đều sinh ra ở thành phố Milet.

31. Câu nói thời danh của Heraclite là gì?

Trả lời:Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”.

32. Trường phái ELEE chủ trương triết thuyết gì?

Trả lời: Vạn vật đồng nhất thể và bất biến

33. Nêu tên vài triết gia của trường phái ELEE?

Trả lời: Xénophane- Parmenide- Zénon- Mélissos.

34. Nêu tên vài triết gia của phái Qủy Biện hay trường phái Ngụy biện? Tại sao gọi là ngụy biện?

Trả lời:

+ PROTAGORAS

+ GORGIAS

+ PROLICOS.

Gọi là ngụy biện vì họ dùng khả năng lý luận và hùng biện của mình để đánh đổ đối phương, không xét đến vấn đề đó là đúng hay sai.

35. Nêu tên triết gia nổi tiếng của trường phái Elee?

Trả lời: Parmenides và Zenon

36. Nêu tên các nhà vật lý học thời Cổ Đại (giữa thế kỷ thứ V BC)?

Trả lời: Empedocles, Leucippe (500 – 440 TCN) và Démocrite (460 – 370 TCN)

37. Câu nói thời danh của Aristotes.

Trả lời: Thầy và bạn đều quý, nhưng Chân lý thì quý hơn”.



38.Quan điểm triết học chính của Aristore là gì?

Trả lời:

+ Hướng ngoại thiên nhiên;

+ Hệ thống hóa thực thể vũ trụ

+ Logic học với hình thức tam đoạn luận.



39. Quan niệm về đạo đức của Aristote

Trả lời: Đạo đức là kết quả của sự tập luyện và kinh nghiệm trong những người hoàn toàn trưởng thành. Nó tùy thuộc vào sự suy luận chính xác, sự kiểm soát tinh thần và sự quân bình của lòng ham muốn, đưa ra ý niệm trung dung. (Sự dung hòa phù hợp giữa các mặt thái quá).

40. Quan điểm triết học chính của Platon là gì?

Trả lời: học thuyết “ý niệm”

41. Giải thích vắn tắt hình ảnh “cái hang” trong triết học ý niệm của Platon.

Trả lời: cái hang là thế giới ý niệm của Platon. Những hình ảnh phản chiếu trên cái hang chỉ là hình ảnh mô phỏng của thế giới bên ngoài, không thật. Nhận thức ở bên trong cái hang chỉ là cảm tính, vô thường. Còn những gì thật có là thế giới bên ngoài cái hang. Tất cả chúng ta không thể hiểu được bản chất của thế giới và của con người. Kinh nghiệm trực tiếp của chúng ta không phải là kinh nghiệm về thực tại mà chỉ là hồi ức trong tâm trí, gọi là thế giới ý niệm. Người nhận thức bên ngoài là các vị thần thánh, triết gia hay siêu nhân. (Platon là người đại diện cho chủ nghĩa duy tâm).

42.Quan điểm của Platon về vấn đề nhận thức.

Trả lời: Nhận thức là sự hồi tưởng( trực giác thần bí) của linh hồn bất tử về những gì nó đã chiêm ngưỡng trong thế giới ý niệm nhưng bị lãng quên.

43. Tác phẩm chính nổi tiếng của Platon

Trả lời: The Repuplic - Cộng Hòa luận.

44. Đối với Platon hình thức nhà nước nào là lý tưởng nhất và thành phần nào là người xứng đáng nhất lãnh đạo đất nước?

Trả lời: Đối với Platon hình thức nhà nước theo chế độ cộng hòa quý tộc là lý tưởng nhất và do một vị vua là triết gia tài ba nhất xứng đáng lãnh đạo đất nước.

45. Sự đối lập giữa Platon và Democrite là gì?

Trả lời:

+Democrite cho rằng nhận thức là tri thức về sự tồn tại

+ Platon cho rằng nhận thức là sự hồi tưởng hay thế giới ý niệm.

46. Triết gia nào được Mác đánh giá là “nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ đại”, còn Engel đánh giá là “khối óc tòan diện nhất”?

Trả lời: Aristotes

47. Sự đối lập của Platon và Aristotes là gì?

Trả lời: +Theo Aristote khởi đầu của vũ trụ là vật chất thụ động, còn hình thức thì tồn tại độc lập với vật chất.

+ Theo Platon ý niệm là một dạng tồn tại độc lập, có trước vật chất, tách khỏi sự vật cảm tính.



48. “Thiên nhiên cho chúng ta hai cái tai và một cái miệng để chúng ta nghe nhiều hơn gấp 2 lần nói” đó là ý tưởng của ai?

Trả lời: Zenon (490 – 430 TCN)

49. Tác phẩm nổi tiếng của Aristotes

Trả lời: The Politics (Chính trị luận)

50. Socrate sinh năm nào và mất năm nào?

Trả lời: Sinh năm 469 (TCN) và mất 399 (TCN)

51. Ai cho rằng Thần Minh là nguyên lý tuyệt đối chứ không phải là thực thể hữu ngã, không sáng tạo vũ trụ, mà là hiện thể của tồn tại, gồm hai tầng, tầng dưới là vật chất, tầng trên là thể hiện mà đỉnh cao là thần túy, trí tuệ siêu việt để tất cả quy hướng về đó.

Trả lời: Aristote (384 – 322TCN)

52. Tác phẩm Bàn về linh hồn (Psyche) (hồn) là của ai?

Trả lời: Aristote

53. Theo quan điểm của Aristote Người là gì?

Trả lời: “Động vật sống theo tập thể có tổ chức”.

54. Ai là nhà tư tưởng vĩ đại được mệnh danh là Bộ Bách khoa Từ điển Tòan thư của Hy Lạp Cổ đại?

Trả lời: Aristotes

55. Những triết thuyết sau hệ tư tử Socrate là gì?

Trả lời:

  • Chủ nghĩa khoái lạc : Épicure (341 – 270 TCN)

  • Chủ nghĩa khắc kỷ : Zenon de Citium (346 – 264) TCN

  • Chủ nghĩa hòai nghi: Pyrrhon (345 – 275 TCN)

56. Khắc kỷ có nghĩa là gì?

Trả lời: Là tự kiềm chế dục vọng.

57. Phương châm Khắc kỷ nổi tiếng đã nói gì?

Trả lời: “Hãy nhẫn nhục và cấm dục”.

58. Nêu những triết thuyết của chủ nghĩa hòai nghi

Trả lời: Trường phái hòai nghi: Là trường phái có các quan điểm vừa “theo thời” và vừa “bảo thủ”. Với 5 khuynh hướng

  • Sự bất hòa: Giữa các phán đoán, buộc phải đình chỉ phán đoán.

  • Sự giật lùi: Để khẳng định một chứng minh, phải viện dẫn một chứng minh, như vậy phải chứng minh đến vô tận.

  • Giả thiết: Để khỏi lý luận giật lùi phải vịn vào giả thiết, mà giả thiết thì chưa chứng minh.

  • Vòng lẩn quẩn: Biện minh cho giả thiết bằng cách lấy cái này làm luận cứ cho cái kia (và ngược lại), hoặc lấy hệ quả làm nguyên nhân.

  • Tính tương đối: Mọi phán đoán đều tùy thuộc vào cá tính của người phán đoán.

59. Quan điểm của chủ nghĩa khóai lạc là gì?

Xem khóai lạc là mục đích của cuộc đời (thật ra xem hạnh phúc tinh thần là mục đích cuộc đời)




  1. GIAI ĐOẠN TRIẾT HỌC THỜI TRUNG CỔ


60. Đạo Cơ đốc giáo ra đời đã gây ra ảnh hưởng gì cho xã hội Hy Lạp ?

Trả lời: Làm thay đổi tình hình tôn giáo, đạo đức, xã hội, chính trị, nghệ thuật và triết học của cả một thời kỳ triết học Hy Lạp Cổ đại.

61. Dòng triết học Giáo phụ và triết học thời Trung cổ kéo dài bao lâu?

Trả lời: Trong 10 thế kỷ (IV – XIV)

62. Nền tảng vững chắc của triết học thời Trung Cổ là gì?

Trả lời: niềm tin đối với học thuyết Kinh Thánh.

63. Tại sao Ky Tô giáo trở thành chỗ dựa tinh thần của dân nô lệ thời Trung Cổ?

Trả lời:

+ Ở buổi đầu lịch sử Ky tô giáo là tôn giáo của người nghèo, của quần chúng bị áp bức và với tính cách đó nó tuyên truyền lối sinh hoạt dân chủ, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, sang hèn nên được đại chúng tin theo.

+Kytô giáo trở thành thứ liệu pháp tâm lý, tinh thần an ủi con người, giúp họ sẵn sàng đương đầu với những bi kịch cuộc đời, chờ ngày phán xử và được cứu rỗi bởi “ Đấng cứu thế” là Đức Chúa Kytô.

+ Kytô giáo thể hiện sự phản kháng của con người đối với ách thống trị tàn bạo của đế quốc La Mã. Ky Tô giáo góp phần đẩy nhanh sự suy vong của chế độ chiếm hữu nô lệ - lực cản đối với tiến trình lịch sử thời bấy giờ.



64. Nêu tên vị thánh nổi bật có công lớn đối với triết học Kinh Thánh thời Trung Cổ?

Trả lời: Augustin (354- 430).

65. Kinh thánh bao gồm những bộ kinh nào?

Trả lời: Cựu ước và Tân Ước xuất hiện vào nửa đầu TK I sau công nguyên.

66. Hãy kể ra kinh thánh Kytô giáo chi phối triết học ở bình diện nào?

Trả lời: Bản thể luận, nhận thức luận và đạo đức.

67. Ý nghĩa triết học của Kinh thánh?

1- Chúa là một Nhân cách.

2- Tư tưởng sáng thế “ sáng tạo từ hư vô”

3- Tư tưởng xem con người là trung tâm với niềm tin Thiên Chúa.

4- Niềm tin là năng lực đặc biệt của linh hồn.

68. Nêu tên các triết gia tiêu biểu giai đoạn triết học Cơ Đốc giáo (Từ thế kỷ thứ II tới thế kỷ thứ IV)?

Trả lời

-Tertullien (160 – 230)

- Augustin (354 – 430)

69. Vấn đề chính trong triết học của Tertullien (160 – 230) là gì?

Trả lời:

-Mối quan hệ giữa triết học và tôn giáo, giữa đức tin và trí tuệ, trong đó trí tuệ chỉ là tri thức sơ cứng, chỉ có tôn giáo mới là suối nguồn của vạn hữu vũ trụ. Triết học không thể giải thích cho tôn giáo được.



70. Augustin đựơc các học giả thời kỳ trung đại và cận đại Tây Âu gọi là gì?

Trả lời:

- “đại bàng của các nhà thông thái”

- “Người cha tinh thần của thời Trung Cổ phương Tây”

- Tiến sĩ ân sủng.



71. Quan niệm triết học của Augustin?

Trả lời:

- Giải quyết phạm trù thời gian trên lập trường duy tâm nhưng thống nhất với quan niệm về tồn tại.

- Con người có tính 2 mặt vì con người thuộc về 2 thế giới, thế giới tinh thần siêu việt và thế giới vật chất. (do vậy, con người tồn tại trong trạng thái phân đôi giữa bất tử - khả tử; tốt – xấu; thiện – ác;tích cực – tiêu cực). Con người là con cháu của A Dam và Eva, sau tiếng khóc chào đời đã mang nặng tội tổ tông.

72. Nêu tên các triết gia tiêu biểu trong giai đọan triết học Kinh viện thời sơ khai

Trả lời:

- Jean Scot Errigene (Giangxcốt Êrigiennơ) (810-877).

- Anselme De Cantorbery (1033 – 1109)

73. Nêu tên các triết gia tiêu biểu trong giai đoạn triết học Kinh viện thời cực thịnh.

Trả lời: - Albert Le Grand

- Thomas D’Aquin.



74. Nêu tên các triết gia tiêu biểu giai đoạn triết học Kinh viện thời suy tàn (XIII- XIV).

Trả lời: - Roger Bacon (1214 – 1294)

- Dunsscot (1270 – 1308)

William of Occam (1285 – 1349)

75. Vì sao Albert Le Grand (1200 – 1280 ) là một trong các nhà biện giảng nổi tiếng nhất của triết học Kinh viện thời Trung cổ?

Trả lời:

- Là “nhà thần học đầu tiên khẳng định tính độc lập của tri thức thế tục dựa trên các cảm giác và quan sát thực nghiệm” của triết học thời Trung cổ.



76. Ai tu theo dòng Đôminich và là thầy của Thomas Aquinas.

Trả lời: Albert Le Grand (1200 – 1280 )

77. Vị triết gia nào của thời Trung cổ được phong thánh năm 1323 và truy phong học vị tiến sĩ Giáo hội năm 1267?

Trả lời: Thomas Aquinas ( 1225 – 1374)

78. Chủ nghĩa duy danh là gì?

Trả lời: là chủ nghĩa cho rằng chỉ có cái đơn nhất, cụ thể mới có thực tồn, còn khái niệm, tên gọi đó chỉ là những danh từ không nội dung trống rỗng.

79. Chủ nghĩa duy thực là gì?

Trả lời: là khẳng định chỉ có cái chung mới có đời sống thực, tồn tại không lệ thuộc vào tư tưởng và ngôn ngữ của con người.

80. Nêu vắn tắt quan điểm triết học của Tertullien (160- 230)?

Trả lời: ông là người khởi xướng việc tách triết học khỏi tôn giáo, lý trí chỉ nhận thức được giới tự nhiên còn niềm tin tôn giáo thì vượt ra ngoài giới hạn đó với mục đích nhận thức Thượng đế.

81. Hãy nêu quan điểm triết học của Thánh Augustine (St. Augustin, (354-430)

Trả lời:

Luận điểm “tin để hiểu”, “đức tin đi trước nhận thức” do Thánh Augustine (Oguýtxtanh) khởi xướng trở thành nền tảng tư tưởng của nhà thờ. Quan điểm nhận thức “hướng nội” là tiền đề của học thuyết thần khải - một trong những đặc trưng của tư tưởng Augustine. Đó là sự kết hợp chủ nghĩa Platon mới với thế giới quan Kytô giáo, khoa học với thần học.



82. Triết học kinh viện trải qua mấy thời kỳ? Hãy kể tên và nêu các đặc điểm. (........)

Trả lời: Triết học Kinh viện trải qua ba thời kỳ:

  • Thời kỳ đầu: Mở các đại học, nghiên cứu phê bình thư tịch cổ đại rồi đem ra giảng dạy, truyền bá. Khởi đầu cuộc tranh luận về các khái niệm phổ quát; vận dụng tư tưởng Platon. Triết gia quan trọng nhất thời kỳ này là Anselme.

  • Thời kỳ hoàng kim: Cao trào tranh luận về những khái niệm phổ quát. Hệ tư tưởng Aristote rất được trọng thị. Triết gia lỗi lạc nhất là Thomas d’ Aquin.

- Thời kỳ cuối: Phê phán các hệ thống siêu hình học liên quan đến Thượng đế, thiên về nghiên cứu các khoa học tự nhiên.

83. Triết gia thời Trung cổ được phong thánh vào năm 1932 của thế kỷ 20 là ai?

Trả lời: Albert Le Grand (1200 – 1280)

84. Trình bày vắn tắt quan điểm triết học của Jean Scot Errigene (Giangxcốt Êrigiennơ) (810-877).

Trả lời: ông cho rằng thế giới, kể cả con người, không tồn tại độc lập mà luôn phụ thuộc vào Thượng đế. Ông còn đưa ra quan niệm lý trí và lòng tin hoàn toàn dung hợp nhau, ông quan niệm cái chung có trước cái riêng và cái chung chính là bản chất của sự vật.

85.Hãy nêu lên quan điểm của triết gia Roger Bacon (giai đoạn triết học Trung cổ suy tàn)

Trả lời: Theo Roger Bacon, Siêu hình học là khoa học lý luận chung giải thích mối quan hệ giữa các khoa học bộ phận và đem lại cho các chúng những quan điểm cơ bản. Bản thân siêu hình học cũng được xây dựng trên thành quả của các khoa học đó. hãy loại bỏ sự sùng bái mù quáng, những tấm gương của những uy quyền thấp kém.

86. Ai được mệnh danh là:“ Giáo sư duy nhất không thể bác bẻ"?

Trả lời: William of Occam (1285 – 1349)

87. Hãy nêu tên nguyên lý trọng yếu của triết gia William of Occam

- Bao gồm 2 nguyên lý trọng yếu: Nguyên lý toàn năng và nguyên lý tiết kiệm (tinh yếu).

- Nguyên lý tòan năng : Thượng đế với tính tòan năng, có thể sáng tạo ra vũ trụ vạn hữu

-Nguyên lý tiết kiệm: Thượng đế đã tạo ra một thế giới hòan hảo rồi, những nguyên tắc khác là dư thừa thì phải lọai trừ.



88. Triết lý căn bản của Plotin

- là thuyết ba bản thể Đồng nhất, vĩnh hằng và tương đồng.

89. Ai làm dấy lên cuộc tranh luận về các Khái niệm phổ quát?

Trả lời: Porphyre

90. Trong các triết gia bảo vệ kinh Thánh ai là người quan trọng và nổi tiếng nhất?

Trả lời: Augustin.

91. Ai là người đã phân tích tinh tế thời gian tâm lý:

+ Hiện tại của quá khứ là ký ức;

+ Hiện tại của hiện tại là nhãn thức;

+ Hiện tại của tương lai sự chờ đợi.

Trả lời: Augustin

92. Ai được đánh giá là nhà thần học nổi tiếng nhất thời Trung cổ, đồng thời được phong thánh và truy phong học vị Tiến sĩ giáo hội.

Trả lời: Thomas d’Aquin (Tôma Đacanh)

93. Nêu tên các triết gia phi – Cơ đốc giáo?

Trả lời:

  • Al Farabi (875 – 950)

-Avicenne (980 – 1037)

- Averoès (1126 -1198)

- Mainonide (1135 – 1204)

94. Triết học của ai đem lại cho đạo Cơ đốc nhiều điều quý báu và cần thiết để tồn tại và phát triển?

Trả lời: Aristote

95. Nêu tên các nhà kinh viện đầu tiên?

Trả lời:


  • Anselme (1033 – 1109)

- Boethius.

96. Thời Trung cổ các khái niệm nào được xem là một trong những vấn đề trung tâm của triết học Kinh viện từ thế kỷ (XI – XIV)

Trả lời: Các khái niệm phổ quát

97. Ai là người đầu tiên đã nêu câu hỏi: “Các giống, loài có thực thể hay chỉ là ý niệm? Có hình hài hay không hình hài? Chúng tồn tại trong vật thể được cảm nhận, hay ngoài vật thể được cảm nhận”?

Trả lời: Boethius

98. Ai làm dấy lên cuộc tranh luận về các Khái niệm phổ quát trong thời đêm trường trung cổ?

Trả lời:

- Abélard (1079 – 1142)



99. “Thế giới vận động bởi hai nguyên lý Ánh sáng và Bóng tối hay Thiện và Ác; con người bị điều khiển bởi chúng nên không có tự do” đó là học là học thuyết của ai?

- Thomas d’ Aquin (Tôma Đacanh)



100. Nêu vắn tắt hoàn cảnh lịch sử của triết học thời Trung Cổ?

Có 6 đặc điểm:

+ Đế quốc La Mã suy yếu và sụp đổ kéo dài một ngàn năm ( V _XV)

+ Văn minh Tây Âu chủ yếu nằm trong tay Cơ Đốc giáo. (chúa Giêsu ra đời thế kỷ I, Ky tô giáo trở thành quốc giáo tại La Mã thế kỷ thứ IV).

+ Nền văn hóa Cổ Hy- La bị phá hủy nghiêm trọng. Châu Âu trong tình trạng man rợ 1 ngàn năm, không có tác phẩm nào kiệt xuất.

+ Thời Trung Cổ người phương Tây sống dưới 2 thế lực: Vương quyền và Thần quyền.

+ Con người bị dày xéo bởi những cuộc nội chiến và ngoại xâm, đặc biệt là 8 cuộc thánh chiến trong 200 năm (1095 – 1270).

+ Thời kỳ đen tối này chấm dứt bằng các trào lưu tư tưởng đa diện gọi là thời kỳ phục hưng TK 15 – 16.



101. Những đặc điểm cơ bản của triết học Tây Âu thời kỳ Trung cổ:

Trả lời: có 4 đặc điểm:

  1. Triết học trung cổ là tiếng đồng vọng của tôn giáo, là sự biện minh của thần học.

  2. Trục trung tâm của tư tưởng triết học Trung cổ là mối quan hệ giữa niềm tin và tri thức.

  3. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy thực không diễn ra quyết liệt như thời cổ đại mà ẩn mình trong xung đột giữa chủ nghĩa duy thực và chủ nghĩa duy danh.

  4. Con người là sinh linh bé nhỏ, tội nghiệp, mang nặng tội tổ tông, phải luôn ăn năn sám hối trong kiếp làm người.

10 CÂU HỎI TRẢ LỜI VIẾT:

  1. Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện triết học Hy Lạp cổ đại

Chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp bắt đầu từ cuối thế kỷ thứ VII TCN, kết thúc vào thế kỷ thứ IV SCN. Giai đoạn này nô lệ chiếm tỷ lệ lớn trong dân số Hy Lạp. (nô lệ ở Athène chiếm ¾ dân số vào thế kỷ thứ IV TCN). Hy Lạp có những kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ theo kiểu thành bang (polis) với thể chế Dân chủ có thể nói là hoàn hảo nhất.

Về văn hóa, Hy Lạp đã có những phát kiến về toán học, y học và biết sử dụng 24 chữ cái. Thiên văn ra đời vì nhu cầu hàng hải rất phát triển. Nền kinh tế sung túc nên con người có nhiều thời giờ nhàn rỗi với cuộc sống nhiều tiện nghi. Đó là những điều kiện tiên quyết để nghiên cứu và suy tư. Các triết gia đầu tiên đi tìm những lời giải đáp về vũ trụ và con người. Thần linh hay các tế lễ tà thuyết bắt đầu nhường bước cho khoa học và triết lý.



  1. Nêu vắn tắt hoàn cảnh lịch sử của triết học thời Trung Cổ?

Có 6 đặc điểm:

  • Đế quốc La Mã suy yếu và sụp đổ kéo dài một ngàn năm (V_XV)

  • Văn minh Tây Âu chủ yếu nằm trong tay Cơ Đốc giáo. (chúa Geiueeeessu ra đời thế kỷ I, Ky tô giáo trở thành quốc giáo tại La Mã thế kỷ thứ IV).

  • Nền văn hóa Cổ Hy-La bị phá hủy nghiêm trọng. Châu Âu trong tình trạng man rợ 1 ngàn năm, không có tác phẩm nào kiệt xuất.

  • Thời Trung Cổ người phương Tây sống dưới 2 thế lực: Vương quyền và Thần quyền.

  • Con người bị dày xéo bởi những cuộc nội chiến và ngoại xâm, đặc biệt là 8 cuộc thánh chiến trong 20 năm (1095-1270).

  • Thời kỳ đen tối này chấm dứt bằng các trào lưu tư tưởng đa diện gọi là thời kỳ phục hưng TK 15-16.

  1. Những triết học cơ bản của triết học thời Hy Lạp Cổ Đại

Trả lời: gồm 5 đặc điểm:

  • Chất phác, sơ khai vẫn còn liên hệ với thần thoại và tôn giáo nguyên thủy.

  • Bao trùm về mặt lý luận đối với tất cả lĩnh vực nhận thức.

  • Tính đa dạng, phóng khoáng chứa đựng tất cả những hình thái và phương pháp tư duy căn bản nhất của triết học.

  • Biện chứng tự phát sơ khai

  • Tính nhân bản

  1. Những đặc điểm cơ bản của triết học Tây Âu thời kỳ Trung cổ:

Có 4 đặc điểm:

  • Triết học Trung cổ là tiếng đồng vọng của tôn giáo, là sự biện minh của thần học.

  • Trục trung tâm của tư tưởng triết học Trung cổ là mối quan hệ giữa niềm tin và tri thức.

  • Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy thực không diễn ra quyết liệt như thời cổ đại mà ẩn mình trong xung đột giữa chủ nghĩa duy thực và chủ nghĩa duy danh.

  • Con người – sinh linh bé nhỏ, tội nghiệp, mang nặng tội tổ tông, phải luôn ăn năn sám hối trong kiếp làm người.

  1. Giải thích vắn tắt hình ảnh “cái hang” trong triết học ý niệm của Platon.

Cái hang là thế giới ý niệm của Platon. Những hình ảnh phản chiếu trên cái hang chỉ là hình ảnh mô phỏng của thế giới bên ngoài, không thật. Nhận thức ở bên trong cái hang chỉ là cảm tính, vô thường. Còn những gì thật có là thế giới bên ngoài cái hang. Tất cả chúng ta không thể hiểu được bản chất của thế giới và của con người. Kinh nghiệm trực tiếp của chúng ta không phải là kinh nghiệm về thực tại mà chỉ là hồi ức trong tâm trí, gọi là thế giới ý niệm. Người nhận thức bên ngoài là các vị thần thánh, triết gia hay siêu nhân. (Platon là người đại diện cho chủ nghĩa duy tâm).

  1. Triết học kinh viện trải qua mấy thời kỳ? Hãy nêu rõ thời gian và trình bày đặc điểm tường thời kỳ.

  • Thời kỳ đầu: Mở các đại học, nghiên cứu phê bình thư cổ đại rồi đem ra giảng dạy, truyền bá. Khởi đầu cuộc tranh luận về các khái niệm phổ quát; vận dụng tư tưởng Platon. Triết gia quan trọng nhất thời kỳ này là Anselme.

  • Thời kỳ hoàng kim: Cao trào tranh luận về những khái niệm phổ quát. Hệ tư tưởng Aristote rất được trọng thị. Triết gia lỗi lạc nhất là Thomas d’ Aquin.

  • Thời kỳ cuối: Phê phán các hệ thống siêu hình học liên quan đến Thượng đế, thiên nhiên về nghiên cứu các khoa học tự nhiên.

  1. Hãy niêu quan điểm triết học của Thánh Augustin (St. Augustin, (354-430)).

  • “Đại bàng của các nhà thông thái”

  • “Người cha tinh thần của thời Trung cổ phương Tây”

  • Tiến sĩ ân sủng.

  • Giải quyết phạm trù thời gian trên lập trường duy tâm nhưng thống nhất với quan niệm về tồn tại.

  • Con người có tính 2 mặt vì con người thuộc về 2 thế giới, thế giới tinh thần siêu việt và thế giới vật chất. (do vậy, con người tồn tại trong trạng thái phân đôi giữa bất tử - khả tử; tốt – xấu; thiện – ác; tích cực – tiêu cực). con người là con cháu của A Dam và Eva, sau tiếng khóc chào đời đã mang nặng tội tổ tông.

  • Luận điểm: tin để hiểu, đức tin đi trước nhận thức.

  1. Hãy niêu tên các triết gia tiêu biểu giai đoạn triết học Kinh Viện thời Trung cổ:

a/ Các triết gia tiêu biểu trong giai đoạn triết học Kinh viện thời sơ khai:

  • Jean Scot Errigene (Giangxcốt Eerrigiennơ) (810-877).

  • Anselme De Cantorbery (1033-1109)

b/ Các triết gia tiêu biểu giai đoạn cực thịnh:

+ Albert legrand (1200 – 1280)

+ Thomas D’Aquira (1225 – 1274)

c/ Các triết gia tiêu biểu giai đoạn triết học Trung cổ thời suy tàn (XIII-XIV).


  • Roger Bacon (1214-1294)

  • Dunsscot (1270-1308)

  • William of Occam (1285-1349)

  1. Hãy nêu những câu nói thời danh của :

Socrate: - “Hãy tự biết lấy mình”.

  • “Tôi biết một điều chính xác là tôi không biết gì cả ”.

  • “Cuộc sống không truy vấn là cuộc sống không xứng đáng với con người”.

Heraclite: “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”.

Aristotes: “Thầy và bạn đều quý, nhưng chân lý thì quý hơn ”.

Protagoras: “Con người là thước đo của vạn vật”.

Zenon: “Thiên nhiên cho chúng ta hai cái tai và một cái miệng để chúng ta nghe nhiều hơn gấp 2 lần nói”.

10.Nêu tên một số trường phái của Triết học Hy Lạp cổ đại thời sơ khai.

- Các triết gia thành Mile (Thales, Anaximandre, Anaximene, Heraclite).

- Các triết gia thành Êlê (Xenophane, Parmenides, Zênon).

- Các nhà vật lý học : Empedocles, Anaxagore, Leucippe, Democrite)

- Phái quỷ biện (Protagoras, Gorgias....).





tải về 121.86 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương