Câu 8: Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc và biểu hiện chức năng của plasmit và phagơ ôn hoà ở vi khuẩn.
Câu 9: Ba bạn học sinh làm sữa chua theo 3 cách như sau:
- Cách 1: Pha sữa bằng nước nóng, sau đó bổ sung ngay một thìa sữa chua Vinamilk → ủ ấm từ 6 - 8 giờ.
- Cách 2: Pha sữa bằng nước nóng, sau đó để nguội bớt đến khoảng 40°C, bổ sung một thìa sữa chua Vinamilk, cho thêm enzym lizozim → ủ ấm 6 - 8giờ.
- Cách 3: Pha sữa bằng nước nóng, sau đó để nguội đến khoảng 40°C, bổ sung một thìa sữa chua Vinamilk, ủ ấm từ 6 - 8 giờ.
Trong 3 cách trên, cách làm nào sẽ có sữa chua để ăn? Cách làm nào sẽ không thành công? Giải thích.
Câu 10:
a. Có thể sử dụng môi trường nuôi vi khuẩn để nuôi virus được không? Giải thích?
b. Có một số protein cũng có thể lây nhiễm và gây bệnh. Đặc điểm của các loại protein này?
c. Hãy so sánh phương thức lây truyền ngang và dọc của các virus ở thực vật?
d. Phagơ SPO1 là loại phagơ độc (phagơ làm tan tế bào) đối với vi khuẩn Bacillus subtilis (một loại vi khuẩn G-). Dịch huyền phù Bacillus subtilis trong môi trường đẳng trương có bổ sung lizozim có bị nhiễm phagơ SPO1 hay không? Vì sao?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
a. Kết quả thí nghiệm và giải thích:
- Ống nghiệm 1: Tạo kết tủa đỏ gạch ở đáy ống nghiệm.
Do trong tế bào có đường glucozơ. Đường glucozơ có nhóm chức CHO nên có tính khử. Dung dịch phêlinh có CuO nên nhóm chức CHO của glucozơ đã khử CuO trong dung dịch phê linh thành Cu2O (Cu2O có kết tủa đỏ gạch).
- Ống nghiệm 2: Tạo dung dịch xanh tím.
Do trong tế bào thực vật có tinh bột. Màu xanh tím do phản ứng màu đặc trưng của tinh bột với KI.
- Ống nghiệm 3: Tạo kết tủa trắng ở đáy ống nghiệm.
Do trong tế bào có , kết hợp với BaCl2 tạo kết tủa trắng BaSO4
- Ống nghiệm 4: Tạo kết tủa hình kim màu vàng.
Do trong tế bào có K+, tạo kết tủa màu vàng của muối kali picrat.
b. Khi cấu trúc bậc 1 của protein nào đó bị thay đổi thì chức năng của protein đó có thể bị thay đổi và cũng có thể không bị thay đổi.
+ Giải thích: cấu trúc hình thù không gian ba chiều (cấu trúc bậc 3) quyết định hoạt tính và chức năng của protein. Vì vậy:
- Nếu sự thay đổi cấu trúc bậc 1 không làm thay đổi cấu hình không gian → chức năng protein không bị thay đổi.
- Nếu sự thay đổi cấu trúc bậc 1 làm thay đổi cấu hình không gian → chức năng protein bị thay đổi.
+ Ví dụ: Nếu thay đổi cấu trúc bậc 1 làm thay đổi trung tâm hoạt động của enzym thì chức năng của enzym bị ảnh hưởng. Nếu sự thay đổi này nằm ngoài vùng trung tâm hoạt động thì chức năng của enzym không bị ảnh hưởng.
Câu 2: a. Điểm khác nhau trong cấu trúc của tế bào động vật và tế bào thực vật:
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |