Án nghiên Cứu Đề Xuất Tái Chế Chất Thải Rắn Cho Đô Thị Thành Phố Cần Thơ



tải về 3.82 Mb.
trang6/20
Chuyển đổi dữ liệu21.05.2023
Kích3.82 Mb.
#54725
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20
Mô hình chất thải rắn

Mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thông chất thải rắn

1.7 mục đích của quản lý chất thải rắn:


Bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Bảo vệ môi trườn
Sử dụng tối đa vật liệu, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng
Tái chế và sử dụng tối đa rác hữu cơ
Giảm thiểu chất thải rắn
1.8 Thứ bậc của quản lý tổng hợp chất thải rắn đô thị
1. Giảm thiểu tại nguồn.
2. Tái chế.
3. Chế biến chất thải: sản xuất phân bón, khí sinh học, đốt tận dụng nhiệt, tiêu hủy.
4. Chôn lấp hợp vệ sinh.
1.9 Các nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý chất thải rắn
a) phân loại chất thải rắn tại nguồn
Phân loại chất thải ngay tại nguồn để tận dụng các phế liệu có thể tái sinh, tái chế, hạn chế việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm nguy cơ phát tán dịch bệnh từ rác thải sinh hoạt, không gây mất mỹ quan đô thị bởi các bải rác lộ thiên, góp phần xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn và giảm gánh nặng chi phí cho ngân sách nhà nước về vệ sinh đường phố và xử lý chất thải đô thị.

Hình ảnh về phân loại rác thải

b) Thu gom chất thải rắn


Thu gom chất thải rắn là quá trình thu gom rác thải từ các hộ dân, công sở hay từ những điểm thu gom, vận chuyển đến điểm trung chuyển, trạm xử lý hay những nơi chôn lấp chất thải rắn. Thu gom chất thải rắn trong khu đô thị là vấn đề khó khăn và phức tạp, bởi vì chất thải rắn phát sinh từ mọi nhà, mọi khu thương mại, khu công nghiệp cũng như trên các đường phố, công viên và ngay cả các khu đất trống. Chất thải rắn lại phát sinh phân tán và tổng khối lượng chất thải rắn gia tăng làm cho công tác thu gom trở nên phức tạp hơn bởi chi phí nhiên liệu và nhân công cao. Do đó, công tác thu gom là một trong những vấn đề quan trọng trong việc quản lý chất thải rắn.
c) Trung chuyển và vận chuyển
- Trung chuyển:
Trung chuyển là hoạt động mà trong đó chất thải rắn từ các xe thu gom nhỏ được chuyển sang các xe lớn hơn. Các xe này được sử dụng để vận chuyển chất thải trên một khoảng cách khá xa, hoặc đến trạm thu hồi phế liệu hoặc đến bãi đổ rác.
Việc có các trạm trung chuyển là rất cần thiết bởi vì:
+ Hạn chế tối đa sự xuất hiện các bãi rác hở không hợp pháp do khoảng cách vận chuyển khá xa.
+ Vị trí của bãi đỗ cách xa tuyến thu gom.
+ Việc sử dụng các loại xe thu gom vừa và nhỏ không thích hợp cho việc vận chuyển rác đi xa.
+ Có nhiều tổ chức thu gom rác quy mô nhỏ từ các khu dân cư.
+ Sự hiện hữu của khu vực thu gom chất thải rắn có mật độ dân cư thấp.
+ Việc hoạt động của các xe thu gom dùng thùng chứa luân chuyển cho các khu thương mại.
+ Việc sử dụng phương thức vận chuyển rác từ nguồn bằng khí nén hoặc dòng nước.
+ Khi có sự thay đổi phương tiện vận chuyển: đường bộ - đường sắt, đường bộ - đường thủy.
- Phương tiện và các phương pháp vận chuyển:
Xe vận chuyển đường bộ, xe lửa và tàu thuỷ là những phương tiện chủ yếu sử dụng để vận chuyển chất thải rắn. Hệ thống khí nén và hệ thống thuỷ lực cũng được dùng.
Một cách tổng quát, các xe vận chuyển phải thoả mãn những yêu cầu sau:
+ Chi phí vận chuyển thấp nhất.
+ Chất thải phải được phủ kín trong suốt thời gian vận chuyển.
+ Xe phải được thiết kế vận chuyển trên đường cao tốc.
+ Không vượt quá giới hạn khối lượng cho phép.
+ Phương pháp tháo dỡ chất thải phải đơn giản và có khả năng thực hiện độc lập
1.10 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường:
a) Ảnh hưởng của môi trường nước:
Các chất thải rắn giàu hữu cơ, trong môi trường nước nó sẽ bị phân hủy nhanh chóng. Phần nổi lên mặt nước bị phân hủy với tốc độ cao. Chúng sẽ trải qua quá trình khoáng hóa chất hữu cơ để tạo ra các sản phẩm trung gian. Sau đó, những sản phẩm cuối cùng sẽ là khoáng chất và nước. Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo các hợp chất trung gian và sau đó là sản phẩm cuối cùng như: ch4, h2s, h2o, co2. Tất cả các chất trung gian đều gây mùi hôi thối và rất độc. Bên cạnh đó còn có rất nhiều vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước.
Những chất kim loại trong chất thải rắn sẽ gây nên hiện tượng ăn mòn trong môi trường nước. Sau đó quá trình oxy hóa sẽ xuất hiện và gây nhiễm bẩn cho môi trường nước, nguồn nước. Những chất thải độc như: thủy ngân, chì hoặc các chất phóng xạ sẽ làm nguy hiểm hơn.
b) Ảnh hưởng đến môi trường không khí:
Một phần chất hữu cơ như: thực phẩm, trái cây bị hư hỏng,… có trong chất thải rắn dễ phân hủy, mang theo mùi làm ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng hoạt động của con người. Đặc biệt trong các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiêt độ tốt nhất là 35oc, độ ẩm là 70- 80%).
Thành phần khí thải chủ yếu được tìm thấy ở các bãi chôn lấp chất thải rắn được thể hiện ở bảng sau:

thành phần khí thải trong chất thải rắn đô thị


tải về 3.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương