Multilateral trade assistance project


Ngoài thuế quan, hàng hoá nhập khẩu có phải chịu các loại thuế trong nước



tải về 1.18 Mb.
trang3/12
Chuyển đổi dữ liệu09.06.2018
Kích1.18 Mb.
#39755
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

47.

Ngoài thuế quan, hàng hoá nhập khẩu có phải chịu các loại thuế trong nước

không?



Page 19

- -

19

Có, hàng hoá nhập khẩu vẫn có thể phải chịu các loại thuế trong nước khác như thuế



giá trị gia tăng, thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, tuỳ theo chính sách của từng

nước. Nhưng trị giá các loại thuế trong nước hoặc các loại phí đánh vào hàng hoá nhập

khẩu không được vượt quá trị giá của cùng loại thuế, phí đó đánh vào hàng hoá trong

nước. Đây chính là một nội dung của đãi ngộ quốc gia.

Ngoài các loại thuế trong nước thông thường như trên, nếu có dấu hiệu phá giá hay trợ

cấp thì hàng hoá nhập khẩu có thể phải chịu cả thuế chống phá giá hoặc thuế đối

kháng.

48.

Thuế quan leo thang là gì, và có ý nghĩa thế nào trong thương mại?

Thuế quan leo thang là việc đánh thuế quan tăng dần trong một dãy sản phẩm có liên

quan với nhau, ví dụ nguyên liệu thô đánh thuế 0%, sản phẩm sơ chế đánh thuế 3%,

bán thành phẩm phải chịu thuế 7% và hàng hoá đã chế biến, đóng gói thương phẩm

chịu thuế 10%.

Việc đánh thuế quan như trên được nhiều nước áp dụng để hạn chế hàng hoá đã chế

biến sẵn, bảo vệ ngành sản xuất trong nước và khuyến khích phát triển các ngành lắp

ráp, gia công.



49.

GATT có quy định phải cắt giảm thuế xuất khẩu hay không?

Không, GATT không yêu cầu các thành viên phải cắt giảm thuế xuất khẩu mà chỉ yêu

cầu các thành viên phải áp dụng thuế xuất khẩu như nhau đối với các thành viên khác

(đãi ngộ tối huệ quốc).

Trên thực tế, nhiều nước đã tự nguyện giảm dần hoặc xoá bỏ thuế xuất khẩu để

khuyến khích xuất khẩu, trừ trường hợp đối với nguyên liệu thô, khoáng sản quý hiếm.



50.

Thế nào là "biện pháp phi thuế quan", "hàng rào phi thuế quan"? Có sự phân

biệt hay không giữa hai khái niệm này?

Biện pháp phi thuế quan là những biện pháp ngoài thuế quan, có liên quan hoặc ảnh

hưởng trực tiếp đến sự luân chuyển hàng hoá giữa các nước.



Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với

thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng. Ví dụ như với

một số lượng ấn định sẵn, hạn ngạch sẽ không cho hàng hoá nhập khẩu/xuất khẩu

vào/ra khỏi một nước vượt quá số lượng đó, mặc dù hàng hoá có sẵn để bán, người

mua đã sẵn sàng mua.

Đôi khi, có học giả cũng dùng biện pháp phi thuế quan để chỉ chung một ý nghĩa

"hàng rào phi thuế quan".

51.

Xin kể tên một số biện pháp phi thuế quan.

Có nhiều biện pháp phi thuế quan với những biến thái khác nhau. Dưới đây là một số

trong số đó:

Hạn ngạch (ở Việt Nam còn thể hiện dưới những tên gọi khác như chỉ tiêu, hạn

mức, kế hoạch, v.v...)





Page 20

- -

20

Cấm xuất nhập khẩu (ở Việt Nam còn thể hiện như "tạm cấm", "tạm ngừng",



"trước mắt chưa ...", v.v...)

Giấy phép xuất nhập khẩu

Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu

Đầu mối


Yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá

Yêu cầu về đóng gói, bao bì, nhãn mác

Kiểm dịch

Phương pháp xác định trị giá tính thuế hải quan

Quy định về xuất xứ hàng hoá

52.

Tại sao WTO lại yêu cầu xóa bỏ hạn chế định lượng?

Hạn chế định lượng, thể hiện dưới các hình thức cụ thể như hạn ngạch, cấm, giấy

phép, chỉ tiêu, là những biện pháp phi thuế quan điển hình gây cản trở luồng di chuyển

tự do của hàng hóa giữa các nước. Đây thường là những biện pháp mang tính võ đoán,

ít dựa trên căn cứ khoa học mà chủ yếu nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. WTO coi

những biện pháp này làm hạn chế rõ rệt tác dụng của tự do thương mại, đồng thời lại

không thể tính toán, dự đoán được trước nên yêu cầu xóa bỏ chúng. Thay vào đó, nhu

cầu bảo hộ, nếu có, sẽ phải thể hiện thành thuế quan.

53.

Có trường hợp nào hạn chế định lượng vẫn được áp dụng không?

Có. Đó là trong các ngành nông nghiệp và dệt may, hạn ngạch hoặc một số hình thức

khác vẫn được áp dụng. Nhưng xu hướng chung là các ngành này cũng sẽ tuân thủ

hoàn toàn các nguyên tắc của GATT.



54.

Các biện pháp tương tự thuế quan là gì?

Đấy là từ chỉ các loại phí hoặc phụ thu áp dụng đối với hàng nhập khẩu cao quá mức

cần thiết, do đó làm tăng chi phí nhập khẩu. Ví dụ gọi là lệ phí mua tờ khai hải quan,

nhưng mức thu lại quá cao so với giá trị của việc in ấn một tờ khai.

Các biện pháp này đòi hỏi người nhập khẩu phải nộp một khoản tiền nhất định, nhưng

đây lại không phải là tiền trả cho thuế nhập khẩu (thuế quan), vì thế chúng được gọi là

tương tự thuế quan. Các biện pháp này cũng có tác dụng bảo hộ nhất định nên đôi khi

cũng được coi là một hàng rào phi thuế quan và bị yêu cầu loại bỏ.

thuế quan

: tariff

tối huệ quốc

: most-favoured-nation (MFN)

đãi ngộ quốc gia

: national treatment (NT)

nghị trình thường trực

: built-in agenda

minh bạch

: transparency

dễ dự đoán

: predictability

danh mục thuế quan

: tariff schedule

lãnh thổ hải quan

: customs territory





Page 21

- -

21

liên minh hải quan



: customs union

không phân biệt đối xử

: non-discrimination

danh mục thuế quan

: tariff schedule

biện pháp phi thuế quan

: non-tariff measures

hàng rào phi thuế quan

: non-tariff barriers (NTB)

hạn chế định lượng

: quantitative restrictions (QR)

hạn ngạch

: quota

thuế suất ràng buộc

: binding rate

thuế suất trần

: ceiling rate

thuế quan leo thang

: tariff escalation

miễn trừ


: waiver

thoả thuận thương mại khu vực

: regional trade arrangement (RTA)

thuế quan hoá

: tariffication

tương tự thuế quan

: para-tariffs

có đi có lại

: reciprocal

***


3

CÁC HÀNG RÀO KỸ THUẬT ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI

55.

Tiêu chuẩn có vai trò như thế nào trong đời sống nói chung và thương mại nói

riêng?

Tiêu chuẩn có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống hiện đại. Tiêu chuẩn giúp cho người

tiêu dùng có thể lựa chọn và sử dụng những sản phẩm thích hợp, có chất lượng và các

thông số kỹ thuật phù hợp với nhu cầu của mình.

Về phía người sản xuất, tiêu chuẩn giúp họ sản xuất với quy mô lớn vì các sản phẩm

đều tuân theo một thước đo nhất định và có thể sử dụng nguyên liệu, bán thành phẩm

được cung cấp từ những nguồn hoàn toàn cách xa nhau về mặt địa lý. Ví dụ một chiếc

máy tính sản xuất tại Nhật có thể bao gồm chíp vi xử lý sản xuất tại Mỹ, màn hình từ

Đài Loan, bộ nguồn từ Mexico, đĩa cứng từ Trung Quốc, v.v...

Trong thương mại, tiêu chuẩn làm cho người mua và người bán có thể dễ dàng hiểu

nhau khi đàm phán về một mặt hàng. Tuy nhiên, tiêu chuẩn cũng tạo ra những cản

ngại nhất định. Do tồn tại nhiều loại tiêu chuẩn giữa các quốc gia, khu vực nên hàng

hóa khi nhập khẩu vào một nước có thể bị bắt buộc phải theo những tiêu chuẩn của

nước ấy. Vì vậy, hàng hóa có thể không bán được vào thị trường nước có tiêu chuẩn

khắt khe (mặc dù đã được hưởng ưu đãi về thuế quan), hoặc phải tốn thêm chi phí để

đáp ứng các tiêu chuẩn đó và mất thêm thời gian khi giao hàng để kiểm tra xem hàng

hóa có phù hợp với tiêu chuẩn của nước nhập khẩu hay không.



56.

Tại sao lại phải hài hòa các tiêu chuẩn?

Tiêu chuẩn giúp ích nhiều trong đời sống, nhưng sự tồn tại của quá nhiều tiêu chuẩn

cho cùng một sản phẩm cũng gây ra phiền phức cho người sử dụng và ảnh hưởng đến

việc buôn bán sản phẩm đó. Ví dụ, cùng là chiếc phích cắm điện, nhưng ở Việt Nam

khác với ở Trung Quốc, ở Australia khác với ở Mỹ, do vậy đồ điện bán từ thị trường

này sang thị trường kia sẽ gặp khó khăn khi sử dụng.





Page 22

- -

22

Hài hòa các tiêu chuẩn là quá trình thống nhất, chọn ra một tiêu chuẩn chung tối ưu để

giảm bớt những khó khăn, bất tiện như trên và góp phần tạo thuận lợi cho lưu thông

hàng hóa. Đây cũng chính là tôn chỉ của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO).



57.

Các thỏa thuận công nhận lẫn nhau có ý nghĩa như thế nào?

Hài hòa là phương cách tốt nhất để giảm bớt những khó khăn do tiêu chuẩn gây ra cho

thương mại. Nhưng trên thực tế, hài hòa tiêu chuẩn rất khó thực hiện do mỗi nước đều

muốn giữ quan điểm về tiêu chuẩn của mình. Chính vì thế, vẫn có những nước sản

xuất ô-tô có tay lái ở bên trái, và có những nước sản xuất ô-tô có tay lái ở bên phải.

Với việc ký các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA), nước nhập khẩu sẽ chấp nhận

các chứng chỉ về tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp, cho

dù cách thức, phương pháp thử nghiệm để cấp chứng chỉ có thể khác nhau. Nhờ vậy,

người xuất khẩu có thể giảm bớt phí tổn liên quan đến việc thử nghiệm ở nước nhập

khẩu (gửi mẫu, mời chuyên gia thử nghiệm) cũng như giảm bớt thời gian chờ đợi liên

quan đến quá trình này.

Các MRA có thể được ký giữa hai hay nhiều nước khác nhau.



58.

Các thỏa thuận công nhận lẫn nhau có nhược điểm gì không?

Có. Nếu như các thoả thuận này không hướng tới việc hài hoà, đơn giản bớt các tiêu

chuẩn mà lại tạo ra các tiêu chuẩn mới thì sẽ gây trở ngại cho buôn bán giữa các nước

tham gia thoả thuận và các nước không tham gia thoả thuận.



59.

Các thuật ngữ "tiêu chuẩn" và "quy định kỹ thuật" sử dụng trong Hiệp định

TBT khác nhau ở chỗ nào?

Theo cách gọi của Hiệp định TBT, "tiêu chuẩn" chỉ những tiêu chuẩn áp dụng trên cơ

sở tự nguyện, còn "quy định kỹ thuật" là những tiêu chuẩn mà Nhà nước bắt buộc phải

tuân thủ.



60.

Các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật chỉ áp dụng đối với sản phẩm hay còn áp

dụng với đối tượng nào khác?

Các điều khoản của Hiệp định TBT trước hết áp dụng với sản phẩm là hàng hóa trao

đổi trong thương mại quốc tế, ví dụ các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật về chất lượng,

hàm lượng, kích thước, điện trở, từ trường, độ bức xạ, độ đàn hồi, độ chịu nén, v.v...

Bên cạnh đó, Hiệp định TBT cũng áp dụng đối với phương pháp chế biến và sản xuất

ra sản phẩm, nhưng chỉ trong trường hợp phương pháp đó có ảnh hưởng đến các đặc

tính của sản phẩm.

Ngoài ra, các thuật ngữ và biểu tượng, các yêu cầu về đóng gói và nhãn mác cũng nằm

trong diện điều chỉnh của Hiệp định TBT.

61.

Xin cho ví dụ về trường hợp phương pháp chế biến và sản xuất có ảnh hưởng đến

đặc tính, chất lượng của sản phẩm.

Nước A có thể không cho phép nhập khẩu dứa đóng hộp từ nước B nếu họ có căn cứ

cho thấy quy trình, công nghệ sản xuất dứa hộp ở nước B quá lạc hậu, do đó để lẫn



Page 23

- -

23

nhiều tạp chất vào sản phẩm hoặc sản phẩm chóng bị lên men, không thể bảo quản



được lâu. Đây là trường hợp phương pháp chế biến và sản xuất có ảnh hưởng đến đặc

tính, chất lượng của sản phẩm.

Nếu nước A cấm nhập khẩu giấy in từ nước B với lý luận rằng mức độ ô nhiễm ở nhà

máy giấy của nước B vượt quá mức quy định của nước A thì trường hợp này lại không

được phép. Vì mức độ ô nhiễm ở nước B không ảnh hưởng đến chất lượng giấy, và

cũng không gây tác hại đến môi trường tại nước A.



62.

Thế nào là đánh giá sự phù hợp?

Đánh giá sự phù hợp là việc sử dụng một bên trung lập thứ ba (không phải người bán,

và cũng không phải người mua) để xác định các tiêu chuẩn hoặc quy định kỹ thuật có

được đáp ứng hay không. Bên trung lập thứ ba thường là một tổ chức có chuyên môn

và uy tín, ví dụ như một doanh nghiệp, một phòng thí nghiệm hay một trung tâm giám

định.

Đánh giá sự phù hợp được thực hiện dưới 4 hình thức:



Thử nghiệm

Chứng nhận

Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng



Công nhận.

Đôi khi, các nhà sản xuất cũng được phép tự công bố phù hợp tiêu chuẩn. Đây thường

là những nhà sản xuất lớn, có uy tín về chất lượng ổn định và có thể phải được phép

của cơ quan quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn để có thể tự công bố.



63.

Sự tương đồng và khác biệt giữa thử nghiệm và chứng nhận là ở điểm nào?

Cả hai quá trình đều phải vận dụng các thao tác kỹ thuật để đo đạc, xác định các thông

số cần thiết liên quan đến một sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình.

Tuy nhiên, trong khi thử nghiệm chỉ cho ra kết quả thể hiện ở những đơn vị đo lường

nhất định mà không có bình luận gì thêm thì việc chứng nhận lại luôn gắn với một tiêu

chuẩn (hoặc quy định kỹ thuật) đã có và kết quả là một văn bản cho thấy sản phẩm

(hoặc dịch vụ, quy trình) đáp ứng được yêu cầu của tiêu chuẩn đó.

Ví dụ, việc thử nghiệm một chiếc mũ bảo hiểm xe máy có thể cho thấy chiếc mũ có

bán kính là bao nhiêu cm, nặng bao nhiêu kg, có góc nhìn bao nhiêu độ, chịu được lực

va đập bao nhiêu kg/cm

2

, còn để được cấp giấy chứng nhận thì cần phải xem những



kết quả trên có phù hợp với tiêu chuẩn về lĩnh vực này hay không.

Doanh nghiệp thường quan tâm đến chứng nhận hơn là việc thử nghiệm đơn thuần vì

giấy chứng nhận được hiểu như là một sự đảm bảo về chất lượng nên hàng hóa dễ

chiếm được sự tin cậy của người mua. Thậm chí có doanh nghiệp còn đưa luôn chứng

nhận lên bao bì sản phẩm để tạo thêm uy tín.

Các đơn vị thử nghiệm thường cũng chính là những đơn vị cấp giấy chứng nhận. Sau

khi thử nghiệm, họ làm thêm một bước là so sánh kết quả thử nghiệm với một tiêu



Page 24

- -

24

chuẩn đã định để xem có thể cấp chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn cho sản phẩm hay



không.

64.

Có phải nội dung Hiệp định TBT của WTO đề ra những tiêu chuẩn chung thay

thế cho tiêu chuẩn của tất cả các nước thành viên, từ đó giúp thuận lợi hóa

thương mại?

Không. Hiệp định về Hàng rào Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT) không nhằm áp

đặt một bộ tiêu chuẩn chung thay thế cho tiêu chuẩn của các nước thành viên WTO,

mà Hiệp định này yêu cầu các nước thành viên:

Không soạn thảo, thông qua hoặc áp dụng các quy định kỹ thuật gây ra trở ngại

không cần thiết đối với thương mại;

Tham gia quá trình hài hòa và công nhận lẫn nhau các quy định kỹ thuật;

Dành đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia cho sản phẩm, thủ tục đánh giá sự

phù hợp.

Đảm bảo thông tin đầy đủ cho tất cả các nước thành viên khác về các chỉ tiêu, quy

định kỹ thuật, thủ tục đánh giá sự phù hợp.

65.

Một tiêu chuẩn thế nào thì được coi là gây ra trở ngại không cần thiết cho thương

mại?

Nếu tiêu chuẩn đó không dựa trên những tiêu chuẩn đã được quốc tế thừa nhận và

không có một lý do hợp lý nào khác (ví dụ do đặc điểm khí hậu, địa lý hoặc kỹ thuật).

66.

Nếu một nước cần ban hành quy định kỹ thuật và có lý do để không đi theo

chuẩn quốc tế thì nước đó có được ban hành không?

Có. Nhưng họ phải công bố dự thảo quy định đó và dành thời gian thích hợp để các

nước thành viên WTO khác nhận xét, góp ý. Và họ phải xem xét, tiếp thu các ý kiến

đó khi hoàn thiện dự thảo quy định của mình.



67.

Trường hợp một quy định kỹ thuật dựa trên chuẩn quốc tế, nhưng lại đòi hỏi ở

mức cao hơn, và do đó làm hàng hoá nhập khẩu khó đáp ứng đủ điều kiện hơn,

thì có được phép không?

Trường hợp này vẫn có thể được phép, nếu như việc nâng cao yêu cầu của quy định kỹ

thuật là vì lý do chính đáng: bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn

của con người, bảo vệ các loài động - thực vật và môi trường.



68.

Tiêu chuẩn nói chung và các quy định kỹ thuật nói riêng luôn phải dựa trên cơ sở

khoa học, có đúng không?

Không. Phần lớn tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật cần phải dựa trên cơ sở khoa học.

Nhưng điều này không bắt buộc đối với các quy định kỹ thuật liên quan đến tập quán

xã hội, truyền thống văn hoá, bảo vệ an ninh, v.v…



69.

Tại sao lại phải có việc công nhận các cơ quan chứng nhận nữa?



Page 25

- -

25

Các cơ quan chứng nhận có một vai trò rất quan trọng trong việc cấp giấy chứng nhận



hợp chuẩn, và từ đó gián tiếp tác động đến khả năng tiêu thụ của hàng hoá được cấp

giấy chứng nhận. Tại nhiều nước, các cơ quan này lại là các doanh nghiệp hoặc phòng

thí nghiệm tư nhân. Do đó, cần phải có một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (thường

là cơ quan quản lý về tiêu chuẩn) đứng ra kiểm tra và công nhận các cơ quan chứng

nhận này để doanh nghiệp có thể tin tưởng khi đem sản phẩm đến các cơ quan đó xin

chứng nhận hợp chuẩn.

Việc kiểm tra và công nhận các cơ quan chứng nhận có thể liên quan đến nhiều việc:

đánh giá trình độ của đội ngũ kỹ thuật viên, đánh giá về quy trình và thiết bị thử

nghiệm, độ chính xác của kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn, v.v...

70.

Các tổ chức quốc tế, khu vực và phi chính phủ trong lĩnh vực tiêu chuẩn được

hiểu như thế nào?

Tổ chức quốc tế là tổ chức mà tất cả các nước đều có thể tham gia làm thành viên, ví

dụ Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO).

Tổ chức khu vực là tổ chức mà quy chế thành viên chỉ dành cho một số nước có phạm

vi gần cận về mặt địa lý, ví dụ Uỷ ban Tư vấn ASEAN về Tiêu chuẩn và Chất lượng

(ACCSQ).

Tổ chức phi chính phủ là tổ chức không mang tính đại diện cho chính phủ mà chỉ là sự

tập hợp tự nguyện của một số tập thể, cá nhân. Tuy nhiên, tổ chức phi chính phủ cũng

có thể được chính phủ trao quyền thiết lập những quy định kỹ thuật nhất định.

***


VỆ SINH DỊCH TỄ

71.

Những mặt hàng nào là đối tượng của các biện pháp vệ sinh dịch tễ?

Đối tượng của các biện pháp vệ sinh dịch tễ là các mặt hàng nông sản. Các mặt hàng

công nghiệp không phải là đối tượng của các biện pháp này.

72.

Các biện pháp vệ sinh dịch tễ là gì?

Vệ sinh dịch tễ là khái niệm chung để chỉ các biện pháp nhằm đảm bảo vệ sinh, an

toàn thực phẩm. Cụ thể, đó là các biện pháp nhằm:

Bảo vệ sức khoẻ con người khỏi các nguy cơ phát sinh từ các phụ gia, chất độc,

chất gây ô nhiễm, sinh vật gây bệnh trong đồ ăn, thức uống; các bệnh lan truyền

từ động, thực vật và tác hại từ các loài này.

Bảo vệ các loài động vật và thực vật khỏi nguy cơ từ việc xâm nhập, phát sinh

hoặc lan truyền các loài sâu, bệnh, sinh vật mang bệnh và gây bệnh.

Khoanh vùng, ngăn chặn việc xâm nhập, phát sinh hoặc lan truyền các loài sâu

bệnh.




Page 26

- -

26

Lưu ý là trong tiếng Anh, vệ sinh dịch tễ được thể hiện bằng hai từ: sanitary để chỉ các



biện pháp liên quan đến các loài động vật, và phytosanitary để chỉ các biện pháp liên

quan đến các loài thực vật.



73.

Mối quan hệ giữa vệ sinh dịch tễ và thương mại là như thế nào?

Khi nhập khẩu các sản phẩm có nguồn gốc nông sản, từ rau, quả, thịt, cá cho đến các

thực phẩm chế biến sẵn, nước giải khát, đồ hộp, nước nào cũng đều phải quan tâm đến

việc kiểm dịch các sản phẩm ấy nhằm:

Bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng: tránh cho người tiêu dùng khỏi bị ngộ độc hoặc

ăn, uống phải các chất gây bệnh.

Bảo vệ kinh tế nông nghiệp: tránh cho nền nông nghiệp khỏi bị thiệt hại do các

loài sâu, bệnh xâm nhập.

Chính vì vậy, một số nước coi công tác vệ sinh dịch tễ có tầm quan trọng rất lớn và đặt

ra quy định khắt khe trong lĩnh vực này, điển hình là Australia và New Zealand.

Mặt khác, từ góc độ của người xuất khẩu, biện pháp vệ sinh dịch tễ của nước nhập

khẩu có thể làm chậm tốc độ giao hàng, thậm chí làm cho sản phẩm của họ không thể

thâm nhập thị trường nước đó vì không đáp ứng đủ quy định cần thiết. Vấn đề là ở

chỗ, quy định đến mức nào là "cần thiết" lại được hiểu khác nhau giữa các nước. Khi

xảy ra dịch bò điên ở Anh, nhiều nước cấm nhập khẩu thịt bò từ Anh, nhưng có nước

lại cấm nhập luôn cả thịt bò từ EU. Như vậy, cần phải hài hoà các quy định về vệ sinh

dịch tễ giữa các nước để các quy định này không trở thành rào cản đối với thương mại.

Đó cũng chính là mục đích của Hiệp định về Các biện pháp Vệ sinh Dịch tễ (Hiệp

định SPS) của WTO.

74.

Nội dung chính của Hiệp định SPS là gì?

Hiệp định SPS quy định những nội dung chính như sau:

Các nước đều có quyền áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ, nhưng phải dựa trên



căn cứ khoa học.

Không được dùng các biện pháp vệ sinh dịch tễ như một công cụ trá hình để hạn



chế thương mại quốc tế.

Các nước cần tích cực hài hoà các biện pháp vệ sinh dịch tễ bằng cách tham gia



hoạt động của các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực này và xây dựng các biện pháp

của nước mình trên cơ sở những tiêu chuẩn, hướng dẫn hoặc khuyến nghị của các

tổ chức này.

Công nhận tính tương đương của các biện pháp vệ sinh dịch tễ của các nước khác.



Đảm bảo việc thông tin đầy đủ, kịp thời về những thay đổi trong chính sách vệ

sinh dịch tễ, trong đó có việc mỗi nước phải thiết lập một điểm đầu mối để cung

cấp thông tin cho doanh nghiệp và các nước khác.




tải về 1.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương