MỤc lục trang


THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THỰC HIỆN CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN



tải về 1.59 Mb.
trang6/14
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích1.59 Mb.
#39019
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THỰC HIỆN CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN




Hà Tiến Quang*

*Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên



TÓM TẮT

Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu đánh giá thực trạng năng lực thực hiện chuyên môn kỹ thuật (CMKT) tại BVĐKTƯ Thái Nguyên và năng lực thực hiện CMKT của nhóm Bác sỹ có trình độ Tiến sĩ (TS) và Chuyên khoa cấp 2 (CK2) Phương pháp: Đánh giá năng lực thực hiện CMKT 16 khoa lâm sàng (LS) và 6 khoa cận lâm sàng (CLS) bằng cách đối chiếu những kỹ thuật mà các khoa đã làm được với danh mục kỹ thuật của BYT quy định cho bệnh viện hạng I tuyến Trung ương ban hành kèm theo Quyết định số 23/2005/QĐ-BYT ngày 30/8/2005 của Bộ trưởng BYT [1]; Đánh giá năng lực thực hiện CMKT của 10 TS và 19 CK2 bằng cách đối chiếu các kỹ thuật đã làm được với danh mục kỹ thuật của BYT quy định cho bệnh viện hạng I tuyến Trung ương ban hành kèm theo Quyết định số 23/2005/QĐ-BYT ngày 30/8/2005 của Bộ trưởng BYT và đối chiếu với danh mục phẫu, thủ thuật loại đặc biệt và loại I ban hành kèm theo Quyết định số 1904/1998/QĐ-BYT ngày 10/8/1998 của Bộ Trưởng Bộ Y tế [2]. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy năng lực thực hiện CMKT của các khoa thuộc khối LS và các khoa thuộc khối CLS đều chỉ đạt mức trung bình so với quy định; Năng lực thực hiện CMKT của các bác sĩ có trình độ TS và CK2 cũng chỉ đạt ở mức trung bình so với quy định. Nếu chỉ tính các phẫu thủ thuật (PTT) loại đặc biệt và loại I thì năng lực của TS, CK2 chưa đạt được mức trung bình so với quy định, nhưng lại đạt mức rất cao so với năng lực thực hiện chung của cả khoa nơi TS, CK2 làm việc đối với 2 loại phẫu thủ thuật đó.



Từ khóa: Thực trạng năng lực, chuyên môn kỹ thuật
THE STATUS OF CAPACITY IMPLEMENTATION OF SPECIALIZATION AT THAI NGUYEN GENERAL HOSPITAL

Ha Tien Quang*

*Thai Nguyen General Hospital



SUMMARY

This research was conducted with the goal of assessing the state of implementation capacity of specialized techniques at Thai Nguyen General Central Hospital and implementation capacity of specialized techniques in groups of qualified doctors, specified as Dr. and Specialist 2.



Method: Assessment of implementation capacity with specialized techniques was carried out in 16 clinical and 6 Para clinical faculties by comparing the techniques which were performed in these faculties to the technical lists of Ministry of Health for the first grade hospital together with Decision No. 23/2005/QD-BYT dated 08.30.2005 of the Minister of health [1]; Assessment of implementation capacity with specialized techniques of 10 Doctors and 19 Specialists by comparing the techniques which were performed in these faculties to the technical lists of Ministry of Health for the first grade hospitaled together with Decision No. 23/2005/QD-BYT dated 30/8/2005 of the Ministry of health, then compared them with the lists of operations, special tricks and type I issued together with Decision No. 1904/1998/QD-BYT dated 10.08.1998 of the Minister of Health [2].

Results: The study showed that implementation capacity of specialized techniques of clinical and Para clinical faculties was at a medium level in comparing with the regulations; implementation capacity of specialized techniques of qualified Doctors and Specialists 2 was also at the same level compared with the regulations. If only the special surgical procedure and type I was focused on, the capacity of the Doctors and Specialists 2 did not reach the medium level of regulations, but reached higher than the implementation capacity of the whole people in the faculties where they had been working in.
Keywords: real state of affairs – Specialized techniques
I. Đặt vấn đề:

Để nâng cao chất lượng bệnh viện cần đảm bảo đồng bộ 3 nguồn lực đó là tài lực, vật lực và nhân lực, trong đó yếu tố nhân lực giữ vai trò trung tâm có tính chất quyết định tới chất lượng bệnh viện [6], chính vì vậy cần phát triển nguồn nhân lực y tế có chất lượng. Bệnh viên Đa khoa Trung ương Thái Nguyên có chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện hạng I, tuyến Trung ương [3], [4]. Những năm gần đây bệnh viện đã có bước phát triển vượt bậc về mọi mặt, đặc biệt về chuyên môn đã triển khai được nhiều kỹ thuật mới, chuyên sâu như: nong động mạch vành, đặt Stent động mạch vành, phẫu thuật tim hở vv…Hiện nay đang tích cực triển khai đề án cải tạo nâng cấp, xây dựng mới bệnh viện giai đoạn I để nâng quy mô lên 1000 giường bệnh vào năm 2015 [5]; dự án JBIC (Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản) đã trang bị nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại, đồng bộ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều kỹ thuật cao, chuyên sâu chưa được triển khai tại bệnh viện do chưa có đội ngũ bác sĩgiỏi giữ vai trò đầu đàn trong nhiều chuyên khoa. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng năng lực thực hiện CMKT của bệnh viện, của đội ngũ bác sĩ có trình độ TS và CK2 với mục tiêu:



1. Đánh giá thực trạng năng lực thực hiện CMKT của BVĐKTƯ Thái Nguyên.

2. Đánh giá trực trạng năng lực thực hiện CMKT và PTT loại đặc biệt và loại I của nhóm bác sĩ có trình độ TS và CK2.

II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

- 16 khoa LS và 6 khoa CLS; 10 TS, 19 CK2 của bệnh viện và của Trường ĐH Y – Dược TN tham gia quản lý tại bệnh viện.

- Chọn các khoa có trong danh sách phân loại kỹ thuật ban hành kèm theo Quyết định số 23/2005/QĐ-BYT ngày 30/8/2005 của BYT; chọn tất cả TS và CK2 thuộc biên chế của bệnh viện và Trường ĐHY-Dược TN giữ chức vụ quản lý tại bệnh viện trực tiếp làm chuyên môn hàng ngày tại bệnh viện.

2.2. Thời gian nghiên cứu:

Từ tháng 1/2012 – 10/2012



2.3. Địa điểm nghiên cứu:

Tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.



2.4. Phương pháp nghiên cứu:

- Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang kết hợp nghiên cứu định lượng.

- Cỡ mẫu: có chủ đích

- Chỉ tiêu nghiên cứu: Danh mục CMKT của bệnh viện hạng I, tuyến Trung ương; danh mục PTT loại đặc biệt, loại I.

- Các bước tiến hành:

+ Xây dựng phiếu điều tra năng lực thực hiện CMKT dựa trên danh mục kỹ thuật được ban hành kèm theo Quyết định số 23 của BYT; xây dựng phiếu điều tra năng lực thực hiện các PTT loại đặc biệt, loại I của TS, CK2 dựa trên phân loại PTT ban hành kèm theo Quyết định số 1904 của BYT.

+ Phát phiếu điều tra tới các khoa và cá nhân có trong danh sách nghiên cứu

+ Thu thập và tổng hợp số liệu điều tra.



+ Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học.

III. Kết quả nghiên cứu và bàn luận.

Bảng 3.1: Năng lực thực hiện CMKT của các khoa Lâm sàng.

TT

Đơn vị

Tổng số kỹ thuật theo quy định

Số kỹ thuật làm được

Tỷ lệ %

1

Các khoa Nội (1,2,3,4)

67

45 *

67,16

2

Các khoa Ngoại và Phẫu thuật nội soi

279

214 *

76,70

3

Khoa CTCH, phẫu thuật tạo hình

208

166

79,80

4

Khoa Sản

92

80

86,95

5

Trung tân Ung bướu

257

57

22,17

6

Khoa Mắt

120

68

56,66

7

Khoa Răng hàm mặt

144

123

85,41

8

Khoa Tai mũi họng

127

66

51,96

9

Khoa Tâm thần

15

12

80

10

Khoa Da liễu

41

19

46,34

11

Khoa Truyền nhiễm

5

3

60

12

Khoa Nhi

52**

36

69,23

13

Khoa Y học cổ truyền

194

20

10,30

14

Khoa Phục hồi chức năng

131

97

74,04

15

Khoa Gây mê hồi sức

156

114

73,07

16

Khoa CC-HSTC-CĐ

42

32

76,19

* Cùng một kỹ thuật có nhiều khoa làm được cũng chỉ được tính một kỹ thuật.

** Chỉ tính các kỹ thuật thuộc lĩnh vực Nội nhi (các kỹ thuật thuộc lĩnh vực phẫu thuật nhi khoa hiện nay chưa được triển khai tại Bệnh viện).

Nhận xét: Có sự chênh lệch nhiều về năng lực thực hiện CMKT giữa các khoa LS, dao động từ 10,30% (khoa Y học cổ truyền) đến 86,95% (khoa Sản). Điều này phù hợp với điều kiện thực tế vì cùng lúc không đảm bảo đủ các nguồn lực để phát triển tất cả các chuyên khoa mà phải chọn ưu tiên các chuyên khoa mũi nhọn, nhu cầu xã hội cao để đầu tư phát triển. Khoa Y học cổ truyền chưa triển khai được tất cả các kỹ thuật châm tê phẫu thuật (chiếm phần lớn trong danh mục kỹ thuật) do thực tế hiện nay không có nhu cầu và ít áp dụng vì kỹ thuật gây tê hiện đại đã phát triển cao


Bảng 3.2: Năng lực thực hiện CMKT của các khoa Cận lâm sàng.

TT

Đơn vị

Tổng số kỹ thuật theo quy định

Số kỹ thuật thực hiện được

Tỷ lệ %

1

Khoa X quang

57

48

84,21

2

Khoa Thăm dò chức năng, Siêu âm, Nội soi

89

54

60,67

3

Khoa Sinh hóa

271

173

63,83

4

Khoa Vi sinh

101

56

55,44

5

Khoa Giải phẫu bệnh

55

22

40

6

Trung tâm HH-TM

204

80

39,21

Nhận xét: . Các khoa CLS ít có sự chênh lệch hơn do việc triển khai các kỹ thuật mới phụ thuộc chủ yếu vào máy, thiết bị kỹ thuật hiện đại mà bệnh viện đã trang bị tương đối đồng đều tới tất cả các khoa CLS. Trong khối CLS, khoa X quang thực hiện được nhiều kỹ thuật nhất (84,21%) phù hợp với mức độ đầu tư cho khoa cả nguồn nhân lực và vật lực.

Bảng 3.3. Năng lực thực hiện CMKT của khối LS, khối CLS, cả khối LS và CLS.

Đơn vị

Tổng số kỹ thuật theo quy định

Số Kỹ thuật thực hiện được

Tỷ lệ %

Các khoa LS (n=16)

1925

1152

59,84

Các khoa CLS (n=6)

777

433

55,72

Cả khối LS và CLS (n=22)

2702

1585

58,66

Nhận xét: Nếu tính chung cả hệ LS và CLS thì năng lực thực hiện CMKT chỉ đạt mức trung bình (58,66%) so với quy định của BYT đối với bệnh viện hạng I, tuyến Trung ương.

Bảng 3.4. Năng lực thực hiện CMKT của nhóm TS, nhóm CK2 và tính chung cả 2 nhóm:



Trình độ

Tổng số kỹ thuật của các khoa theo quy định

Số kỹ thuật cả nhóm làm được

Tỷ lệ %

Tiến sĩ (n = 10)

1300

696

53,53

Bác sĩ CK2 (n = 19)

2423

1226

50,59

Cả TS và CK2 (n = 29)

3723

1922

51,62

Nhận xét:

Năng lực thực hiện CMKT của nhóm TS, CK2 ở các khoa có nhiều chuyên ngành khác nhau như Ung bướu (có các chuyên ngành xạ trị, hóa trị, phẫu trị); các khoa Nội (có các chuyên ngành tiêu hóa, tiết niệu, tim mạch, hô hấp) thì tỷ lệ đạt thấp hơn nhiều so với quy định vì phải tính tỷ lệ trên tổng số danh mục kỹ thuật của các chuyên ngành khác cùng khoa trong khi hiện nay các TS, CK2 có xu hướng đào tạo chuyên sâu theo từng lĩnh vực chuyên ngành do vậy sẽ khó khăn khi thực hiện các kỹ thuật chuyên môn thuộc lĩnh vực chuyên ngành khác.



Năng lực thực hiện CMKT của nhóm TS, nhóm CK2 và tính chung cho cả 2 nhóm đều chỉ đạt mức trung bình (51,62 %). Sau khi xem xét thấy rằng, các TS, CK2 ở một số khoa làm được rất ít các kỹ thuật như phân tích ở trên đã kéo thấp tỷ lệ xuống khi tính chung cho cả nhóm, hơn nữa quy định số lượng danh mục kỹ thuật là tính chung cho cả khoa vì vậy khi tính riêng cho đối tượng TS, CK2 tỷ lệ đạt được sẽ thấp hơn nhiều.

Bảng 3.5. Năng lực thực hiện PTT loại đặc biệt, loại I của TS, CK2 .

TT

Đơn vị

Tổng số PTT đặc biệt, loại I theo quy định

Số PTT đặc biệt, loại I cả khoa thực hiện được

Số PTT đặc biệt, loại I TS, CK2 thực hiện được

Tỷ lệ %

So với quy định

So với cả khoa

1

Các khoa Nội

32

11

4*

12,5

36,36

2

Các khoa Ngoại và phẫu thuật nội soi

239

120

116*

48,53

96,66

3

Khoa CTCH - phẫu thuật tạo hình

170

114

114

67,05

100

4

Trung tâm Ung bướu

41

37

6

14,63

16,21

5

Khoa Sản

34

18

17

50

94,44

6

Khoa Tai mũi họng

60

14

14

23,33

100

7

Khoa Mắt

50

22

22

44

100

N = 7

626

336

293

46,80

87,20

* Cùng một PTT có nhiều TS, CK2 làm được cũng chỉ được tính một PTT .

Nhận xét:

Năng lực thực hiện các PTT loại đặc biệt, loại I của TS, CK2 không đồng đều (làm được nhiều nhất là các bác sĩ CK2 ở khoa CTCH – phẫu thuật tạo hình rồi đến các khoa Ngoại - phẫu thuật nội soi, thấp nhất là nhóm TS, CK2 ở khoa Ung bướu và các khoa Nội ). Năng lực thực hiện các PTT loại đặc biệt, loại I của đa số các TS, CK2 ở phần lớn các khoa còn thấp, chỉ có 2/7 khoa đạt mức trung bình còn lại 5/7 khoa dưới mức trung bình. Nếu tính chung năng lực thực hiện của cả nhóm TS, CK2 so với tổng số PTT loại đặc biệt và loại I ban hành kèm theo Quyết định số 1904/1998/QĐ-BYT ngày 10/8/1998 của Bộ Trưởng Bộ Y tế thì chỉ thực hiện được 293/626 (48,80%). Nhưng nếu chỉ tính trên tổng số PTT loại đặc biệt, loại I mà các khoa nơi TS, CK2 làm việc đã thực hiện được thì lại đạt tỷ lệ rất cao 293/336 (87,20 %), có 5/7 khoa đạt mức cao trong đó có 3 khoa đạt 100%, điều đó khẳng định rằng hầu hết các PTT loại đặc biệt và loại I đã triển khai tại các khoa đó thì đội ngũ TS, CK2 đều có khả năng thực hiện được; có 2/7 khoa dưới mức trung bình gồm Ung bướu (nhóm TS, CK2 ở đây chỉ làm được 16,21% so với tổng số PTT loại đặc biệt, loại I mà khoa đã làm được) và các khoa Nội (chỉ đạt 36,36 %). Sau khi xem xét thấy rằng, nguyên nhân chủ yếu mà TS, CK2 của hai khoa này thực hiện được PTT loại đặc biệt, loại I ít hơn nhiều so với số lượng mà khoa đã thực hiện được là do đặc thù của khoa có nhiều chuyên ngành khác nhau như: xạ trị, phẫu trị, hóa trị (đối với Ung bướu) và tim mạch, hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa (đối với các khoa Nội) trong khi các TS hoặc bác sỹ CK2 thường chuyên sâu về một lĩnh vực, chuyên ngành nhất định do vậy sẽ bị hạn chế khi thực hiện các PTT thuộc lĩnh vực, chuyên ngành khác trong khi vẫn được tính tỷ lệ trên tổng số các PTT của tất cả các chuyên ngành khác thuộc khoa. Hơn nữa tại hai khoa đó đã cử các Thạc sỹ đi đào tạo chuyên sâu về phẫu trị trong ung bướu và kỹ thuật can thiệp mạch vành (là những lĩnh vực chiếm phần lớn số lượng PTT loại đặc biệt và loại I) do vậy đã làm giảm tỷ lệ thực hiện các PTT loại đặc biệt và loại I của nhóm TS, CK2 so với các Bác sĩ cùng làm việc tại khoa.



Kết Luận.

- Năng lực thực hiện chuyên môn kỹ thuật của khối lâm sàng là: 59,84 %

- Năng lực thực hiện chuyên môn kỹ thuật của khối cận lâm sàng là: 55,72

- Năng lực thực hiện chuyên môn kỹ thuật tính chung cả khối lâm sàng và cận lâm sàng là: 58,66 %

- Năng lực thực hiện chuyên mông kỹ thuật của nhóm Bác sĩ có trình độ Tiến sĩ là: 53,53 %

- Năng lực thực hiện chuyên mông kỹ thuật của nhóm Bác sĩ có trình độ Bác sĩ CK2 là: 50,59 %



- Năng lực thực hiện chuyên mông kỹ thuật tính chung cả nhóm Bác sĩ và Tiến sĩ là: 51,62 %

- Năng lực thực hiện phẫu thủ thuật loại đặc biệt và loại I của nhóm Bác sĩ có trình độ Tiến sĩ và Chuyên khoa 2 đạt 46,80% so với quy định và đạt 87,20% so với tổng số các PTT loại đặc biệt và loại I mà khoa nơi TS, CK2 đang làm việc đã thực hiện được.



Tài liệu tham khảo.

  1. Bộ Y tế (2005), Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh, Quyết định số 23/2005/QĐ-BYT ngày 30/8/2005 của Bộ trưởng BYT, Hà Nội.

  2. Bộ Y tế (1998), Danh mục phân loại phẫu thuật và thủ thuật, Quyết định số 1904/1998/QĐ-BYT ngày 10/8/1998 của Bộ Trưởng Bộ Y tế, Hà Nội.

  3. Bộ Y tế (2007), Quyết định số 1689/BYT-QĐ ngày 11/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về xếp hạng I cho BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG Thái Nguyên, Hà Nội.

  4. Bộ Y tế (2005), Quyết định số 1907/QĐ-BYT ngày 26/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG Thái Nguyên, Hà Nội.

  5. Bộ Y tế (2007), Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG Thái Nguyên đến năm 2020, Quyết định số 2868/QĐ-BYT ngày 01/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hà Nội.

  6. Lê Quang Hoành, Trịnh Hùng Cường và Cộng sự (2006), Nghiên cứu quản lý nguồn nhân lực y tế trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước, Đề tài nhánh cấp Nhà nước KX-05-11, Viện Chiến lược và chính sách y tế, Hà Nội.


THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN




Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 1.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương