Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và sự hình thành hai khối quân sự đối địch ở châu Âu



tải về 82.67 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích82.67 Kb.
#12733
Sở GD @ ĐT TP Cần Thơ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

Năm học 2015 - 2016

Trường THPT Thới Long Môn : lịch sử - lớp 11

BẢNG MÔ TẢ CÁC YÊU CẦU CẦN ĐẠT CHO MỖI LOẠI CÂU HỎI/ BÀI TẬP TRONG CHỦ ĐỀ

-------------------------------

LỊCH SỬ - LỚP 11 – HKI

2015 - 2016

A. Lịch sử thế giới cận đại:

- Chủ đề 1: Các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩlatinh

- Chủ đề 2: Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 – 1918)



B. Lịch sử thế giới hiện đại ( 1917 – 1945)

- Chủ đề 1: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô ( 1921 – 1941)

- Chủ đề 2: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918 – 1939)

I. CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG:

- Sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây đối với các nước châu Á

- Nhật Bản thế kỉ XIX: nguyên nhân, nội dung cải cách, ý nghĩa lịch sử

- Trung Quốc: các sự kiện lịch sử quan trọng của Trung Quốc thời cận đại

- Quá trình xâm lược của các nước thực dân phương Tây vào Đông Nam Á, Ấn Độ

- Những nét chung về tình hình châu Phi, Mĩlatinh

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và sự hình thành hai khối quân sự đối địch ở châu Âu. Nguyên nhân, diễn biến, kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 – 1918)

- Hiểu được vì sao năm 1917 nước Nga tiến hành hai cuộc cách mạng. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

- Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô ( 1921 – 1941)

- Khái quát tình hình ở châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất: Hội nghị hòa bình ở Vécxai – Oasinhtơn.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và tình hình các nước Đức, Mĩ Nhật Bản.

II. BẢNG MÔ TẢ



Nội dung

Nhận biết

(Mô tả yêu

cầu cần đạt)

Thông hiểu

(Mô tả yêu

cầu cần đạt)

Vận dụng

thấp (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu cần đạt)


- Chủ đề 1: Các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩlatinh




- Hiểu được Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á không trở thành thuộc địa của các nước tư bản Phương Tây và cuối thế kỉ XIX


Liên hệ Việt Nam thời kì này


- Hãy nêu nhận xét của em về cuộc cách mạng Tân Hợi

- Chủ đề 2: Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 – 1918)

- Hiểu rõ con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914

- Nêu kết cục của chiến tranh. Tại sao nói chiến tranh thế giới lần thữ nhất

( 1914 – 1918) là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa











Chủ đề 1: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô ( 1921 – 1941)


- Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga


- Hiểu được những tiền đề dẫn đến cuộc cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở Nga năm 1917

- Vì sao năm 1917 nước Nga tiến hành hai cuộc cách mạng

- Cách mạng tháng Mười diễn ra như thế nào ?


- Em có nhận xét gì về tình hình nước Nga trước cách mạng

- Lập bảng so sánh cách mạng dân chủ tư sản với Cách mạng tháng Hai 1917



- So sánh cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai 1917 ở Nga với các cuộc cách mạng tư sản châu Âu.

- Đánh giá vai trò của Lênin đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga




- Chủ đề 2: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918 – 1939)


- Nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933

- Nội dung chủ yếu của chính sách Rudơven






- Hãy so sánh các cuộc cách mạng dân chủ tư sản thời cân đại với cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga theo các tiêu chí ?

- Nhận xét của em về chính sách

Rudơven


- Bằng những sự kiện tiêu biểu, hãy chứng minh trong những năm 1918 – 1939, nước Mĩ đã trải qua những bước thăng trầm đầy kịch tính

Định hướng năng lực chung học sinh cần đạt được:



  • Tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử ( hiểu biết được quan hệ quốc tế trong quá khứ)

  • Phân tích, đánh giá được các sự kiện lịch sử

Thể hiện được thái độ, xúc cảm

III. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA


  1. Mục tiêu:

- Nâng cao năng lực tái hiện, phân tích, vận dụng liên hệ thực tiễn, nhận , đánh giá, rút ra bài học lịch sử

  1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được

- Sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây đối với các nước châu Á

- Những nét chung về tình hình châu Phi, Mĩlatinh

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và sự hình thành hai khối quân sự đối địch ở châu Âu. Nguyên nhân, diễn biến, kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 – 1918)

- Hiểu được vì sao năm 1917 nước Nga tiến hành hai cuộc cách mạng. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

- Khái quát tình hình ở châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất: Hội nghị hòa bình ở Vécxai – Oasinhtơn.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và tình hình các nước Đức, Mĩ Nhật Bản.




Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

- Chủ đề 1: Các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩlatinh




Hiểu được Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á không trở thành thuộc địa của các nước tư bản Phương Tây và cuối thế kỉ XIX



Liên hệ Việt Nam thời kì này








Số câu

Số điểm

Tỉ lệ


Số câu: 0

Số điểm: 0



Số câu: ½

Số điểm: (2 điểm)



Số câu: ½

Số điểm :(1điểm)






Tổng số câu: 1

Tổng số điểm: 3đ

Tỉ lệ: 30%


Chủ đề 1: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô ( 1921 – 1941)


Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga


- Hãy so sánh các cuộc cách mạng dân chủ tư sản thời cân đại với cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga theo các tiêu chí ?












Số câu

Số điểm

Tỉ lệ


Số câu: 1

Số điểm: 2



Số câu: 1

Số điểm: 2









Tổng số câu: 2

Tổng số điểm: 4đ

Tỉ lệ: 40%


- Chủ đề 2: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918 – 1939)


Nêu đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ?





Nêu những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 ? Theo em hậu quả nào là nghiêm trọng nhất đối với nhân loại ? Tại sao ?








Số câu

Số điểm

Tỉ lệ


Số câu: 1/2

Số điểm: 1,0



Số câu: 0

Số điểm: 0



Số câu: 1/2

Số điểm: 2,0



Số câu:0

Số điểm: 0



Tổng số câu: 1

Tổng số điểm: 3đ

Tỉ lệ: 30%


Tổng số câu:

Tổng số điểm:

Tỉ lệ


Tổng số câu: 2

Tổng số điểm: 3,0

Tỉ lệ: 30%


Tổng số câu:

Tổng sốđiểm:4,0

Tỉ lệ: 40%


Tổng số câu: 2

Tổng số điểm: 3,0

Tỉ lệ:30


Tổng số câu: 0

Tổng số điểm:

Tỉ lệ:


Tổng số câu: 4

Tổng số điểm: 10đ

Tỉ lệ: 100%


IV BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA Câu 1: (3 điểm)

Vì sao Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây vào cuối thế kỉ XIX ? Liên hệ Việt Nam thời kì này ?



Câu 2: ( 4 điểm)

2.1 Hãy so sánh các cuộc cách mạng dân chủ tư sản thời cân đại với cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga theo các tiêu chí ?



Tiêu chí

Cách mạng DCTS

Cách mạng tháng Hai năm 1917

Tính chất nhiệm vụ cách mạng







Giai cấp lãnh đạo cách mạng







Động lực cách mạng







Chính quyền nhà nước










2.2 Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

Câu 3: ( 3 điểm)

Đọc đọan tư liêu

Tháng 10 năm 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ, sau đó la ra toàn bộ thế giới tư bản, chấm dứt thời kì ổn định và tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản. Cuộc khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, trầm trọng nhất là năm 1932, chẳng những tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội. Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẩn. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra khắp các nước.

Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Để cứu vãn tình thế, các nước tư bản phải xem xét lại con đường phát triển của mình. Quan hệ giữa các cường quốc tư bản chuyển biến ngày càng phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I- ta- li- a, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.


    1. Nêu đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ?

    2. Nêu những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 ? Theo em hậu quả nào là nghiêm trọng nhất đối với nhân loại ? Tại sao ?


CÂU

Ý

ĐIỂM

Câu 1


Vì sao Nhật bản là nước duy nhất ở châu Á không trở thành thuộc địa của các nước tư bản Phương Tây và cuối thế kỉ XIX? Liên hệ Việt Nam thời kì này?

-Bối cảnh: Cuối năm 1867- đầu năm 1868, chế độ Mạc phủ bị sụp đổ.Thiên hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi đã tiến hành một loạt các cải cách tiến bộ.

-Nội dung cải cách:

+ Chính trị: xác lập quyền thống trị của quí tộc tư sản; ban hành hiến pháp1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

+ Kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dưng cơ sở hạ tầng, đường sá cầu cống.

+ Quân sự: Tổ chức huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng.

+ Giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học- kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học phương Tây.



-Tác dụng:

+Tạo nên những biến đổi xã hội sâu sắc trên mọi lĩnh vực, có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản.

+Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh nhất châu Á.

-Liên hệ Việt Nam

+ Trong giai đoạn này chế độ phong kiến nhà Nguyễn khủng hoảng suy yếu.

+ Trong nước vua quan ăn chơi xa xỉ,bóc lột đục khoét nhân dân,làm cho đời sống nhân dân khổ cực, làm bùng nổ phong trào đấu tranh của nhân dân chống lại triều Nguyễn.

Thi hành chính sách thủ cựu không chăm lo đến sự đổi mới để làm cho đất nước mạnh lên…

+ Đối ngoại thi hành chính sách bế quan tỏa cảng…làm cho sức nước ngày càng yếu.Tạo cơ hội cho tư bản phương Tây dòm ngó và xâm lược




6 điểm

1,0đ


0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

0,25đ
0,25đ


0,25đ


0,25đ

0,25đ
0,25đ



Câu 2


Câu 3

Câu 2: ( 4 điểm)

2.1 Hãy so sánh các cuộc cách mạng dân chủ tư sản thời cân đại với cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga theo các tiêu chí ?



Tiêu chí

Cách mạng DCTS

Cách mạng tháng Hai năm 1917

Tính chất nhiệm vụ cách mạng

Đánh đổ chế độ phong kiến (0,25 đ)

Đánh đổ chế độ phong kiến (0,25 đ)

Giai cấp lãnh đạo cách mạng

Tư sản (0,25 đ)

Vô sản (0,25 đ)

Động lực cách mạng

Quần chúng nhân dân (0,25 đ)

Quần chúng nhân dân (0,25 đ)

Chính quyền nhà nước

Chuyên chính tư sản (0,25 đ)

Chuyên chính vô sản (0,25 đ)




    1. Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

  • Cách mạng tháng Mười Nga đã làm thay đổi bộ mặt nước Nga, các dân tộc trong đế quốc Nga được giải phóng, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình

  • Làm thay đổi cục diện thế giới với sự ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa nước Nga. Cổ vũ, thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới

1.3 Đặc điểm….

- Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất, kéo dài nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản

2.3 Hậu quả….

- Cuộc khủng hoảng gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị, kinh tế, xã hội: hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng, ….

3.3 Hậu quả nghiêm trọng nhất…

- Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

- Tại sao…..



1 điểm


1 điểm
1 điểm

1 điểm


1 điểm



tải về 82.67 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương