Mẫu Tự Pāli và Cách Phát Âm Tỳ kheo Indacanda (Nguyệt-Thiên Trương Ðình Dũng) Tủ Sách Ðồi Lá Giang



tải về 189.5 Kb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu30.06.2022
Kích189.5 Kb.
#52544
  1   2   3   4   5   6   7
cách phát âm mẫu tự PALI


Mẫu Tự Pāli và Cách Phát Âm
Tỳ kheo Indacanda
(Nguyệt-Thiên Trương Ðình Dũng)

Tủ Sách Ðồi Lá Giang
https://www.budsas.org/uni/u-palikinh/mautu_pali.htm



Xin lưu ý: Ðọc với phông chữ Unicode Việt Phạn VU-Times

Mẫu tự Pāli
Mẫu tự Pāli gồm có 33 phụ âm và 8 nguyên âm.
I) Phụ Âm (Byañjana):
Phụ âm Pāli được chia làm 2 nhóm:
1. Các phụ âm được sắp xếp thành Ðoàn (Vagga):
Gồm có 25 phụ âm được phân chia ra như sau:








Âm ít vang & nhẹ
(1)

Âm ít vang & gió
(2)

Âm vang & nhẹ
(3)

Âm vang & gió
(4)

Âm mũi

(5)


1. Âm cổ họng

k

kh

g

gh



2. Âm nóc họng

c

ch

j

jh

ñ

3. Âm uốn lưỡi



ṭh



ḍh



4. Âm răng

t

th

d

dh

n

5. Âm môi

p

ph

b

bh

m

2. Các phụ âm còn lại gọi là Vô Ðoàn (Avagga):
Gồm có 8 phụ âm còn lại: y, r, l, v, s, h, ḷ, ṁ
3. Cách Phát Âm
Ðể phát ra âm thanh, có hai vấn đề cần hiểu rõ là: Phương thức phát âm và Sử dụng các bộ phận của cơ thể có liên quan đến việc phát âm. Vấn đề này xin được trình bày một cách tóm tắt như sau:
Phương thức phát âm:
Phân tích 4 cột đầu của các phụ âm được sắp xếp thành Ðoàn (Vagga) theo hàng dọc từ trái sang phải.
- Cột 1: Âm nhẹ và ít vang (sithila - aghosa).
- Cột 2: Âm có hơi gió và ít vang (dhanita - aghosa).
- Cột 3: Âm nhẹ và vang (sithila - ghosa).
- Cột 4: Âm có hơi gió và vang (dhanita - ghosa).
Chú thích:
Âm nhẹ (sithila) được đọc bình thường có hơi ra từ miệng rất ít. Âm nhấn mạnh (dhanita) có hơi gió từ phần ngực ở phiá dưới đưa lên. Ðặt lòng bàn tay ở trước miệng để cảm nhận được hơi gió; hoặc đặt một tờ giấy ở phía trước miệng, hơi gió đi ra sẽ làm tờ giấy di động.
Còn âm ít vang (aghosa) và âm vang (ghosa) tùy thuộc vào dây thanh quản rung nhiều hay ít. Kiểm tra bằng cách đặt ngón tay ở cổ để cảm nhận sự hoạt động của dây thanh quản.
Sử dụng các bộ phận của cơ thể:
Phân tích các phụ âm được sắp xếp thành Ðoàn (Vagga) theo hàng ngang từ trên xuống dưới dựa vào sự tiếp xúc của hai bộ phận chính là vòm họng và lưỡi (được sắp xếp từ sau ra trước):
- Hàng 1: Âm cổ họng (gaṇṭhaja) do sự tiếp xúc của Vòm họng phần mềm và Phần cuối của lưỡi.
- Hàng 2: Âm nóc họng (tāluja) do sự tiếp xúc của Vòm họng phần cứng và Phần giữa của lưỡi.
- Hàng 3: Âm uốn lưỡi (muddhaja) do sự tiếp xúc phần Phía trên của nướu và Phần chóp của lưỡi cong lên.
- Hàng 4: Âm răng (dantaja) do sự tiếp xúc của Răng trên và Phần chóp của lưỡi.
- Hàng 5: Âm môi (oṭṭhaja) do việc Môi trên và Môi dưới bật ra gây nên âm thanh.
- Cột 5: Âm mũi (nāsikaja), ở nhóm này (5) âm được phát ra do hơi được đưa ra từ mũi là chính.


Nướu
Răng

Lưỡi
(Phần Chóp)

Lưỡi
(Phần Giữa)

Vòm họng
(Phần Cứng)


Mũi



Vòm họng (Phần mềm)

Môi

Khe thông lên mũi

Răng

Lưỡi (Phần cuối)

Cằm

Cổ họng


3.1. Âm cổ họng (gaṇṭhaja): gồm có k, kh, g, gh, ṅ 




- k tương tợ như âm "cờ" trong chữ "cái ca" của tiếng Việt.
kh lúc phát âm giống như âm k ở trên nhưng hơi thót bụng lại để có làn hơi đẩy ra, tương tợ như kờ-hờ đọc nhanh.
g tương tợ như âm "gờ" trong chữ "gà" của tiếng Việt, nhớ làm cho dây thanh quản rung nhiều.
gh lúc phát âm giống như âm g ở trên nhưng hơi thót bụng lại để có làn hơi đẩy ra, tương tợ như gờ-hờ đọc nhanh. 
 tương tợ như "ng" của tiếng Việt; nên nhớ âm này được phát hơi ra bằng mũi.

3.2.Âm nóc họng (tāluja): gồm có c, ch, j, jh, ñ



Khi phát âm, phần giữa của lưỡi được dán vào nóc họng rồi đưa nhẹ xuống để phát ra âm thanh.
c giống như "chờ" với giọng bị chớt, chú ý vị trí của lưỡi trước lúc phát âm.
ch cách phát âm giống như trên, hơi thót bụng lại để có hơi gió phát ra như "chờ-hờ".
- j có sự rung mạnh của dây thanh quản, gần giống như "z" của tiếng Pháp.
jh phát âm giống như j ở trên, nhớ thót bụng để có hơi gió từ phía dưới được đẩy lên tạo ra âm như "zờ-hờ".
ñ tương tợ như âm "nhờ" của tiếng Việt, điều cần nhớ là âm này được phát hơi ra ở mũi.

3.3.Âm uốn lưỡi (muddhaja): gồm có ṭ, ṭh, ḍ, ḍh, ṇ



Trước tiên nghĩ rằng sẽ phát âm ra "tờ, tờ-hờ, đờ, đờ-hờ, nờ" của tiếng Việt, nhưng do việc uốn cong đưa lưỡi lên phía trên rồi vỗ mạnh xuống để tạo ra âm thanh, khiến âm phát ra nghe như bị ngọng và có vẻ nặng nề. 
- Âm  và ṭh chỉ khác nhau ở chổ âm ṭh có hơi gió đưa ra mạnh hơn.
- Âm  và ḍh là âm vang nên làm cho dây thanh quản rung mạnh và âm ḍh có hơi gió được đẩy ra mạnh hơn.
ṇ là âm phát ra ở mũi.

3.4.Âm răng (dantaja): gồm có: t, th, d, dh, n



Ðược phát âm giống như tiếng Việt, nhớ chú ý đến vị trí của lưỡi và răng trước lúc phát ra âm thanh. 
t giống "tờ" của tiếng Việt.
th tương tợ như "tờ-hờ" của tiếng Việt, chú ý làn hơi ra ở miệng mạnh hơn.
d giống âm "đờ" của tiếng Việt, để ý dây thanh quản.
dh giống âm trên, chú ý thót bụng để có hơi gió tạo ra âm như là "đờ-hờ".
n là âm phát ra ở mũi.

3.5.Âm môi (oṭṭhaja): gồm có p, ph, b, bh, m



Ðược phát âm gần giống như tiếng Việt, có hơi phát ra mạnh hơn do việc hai môi bật ra mạnh hơn so với sự phát âm của tiếng Việt.
p giống "pờ" của tiếng Việt.
ph phát âm như "pờ-hờ", nhớ thót bụng lại để có làn hơi gió mạnh thổi ra.
b giống "bờ" của tiếng Việt, chú ý đến sự rung của dây thanh quản.
bh giống như "bờ-hờ" đọc nhanh. Chú ý hơi gió được đưa ra và sự rung của dây thanh quản.
m cũng giống như "mờ" của tiếng Việt, nhớ đây là âm mũi.


tải về 189.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương