Mẫu số 02: kèm theo Thông tư số /2011/tt-ttcp ngày / /2011 của ttcp



tải về 42.26 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích42.26 Kb.
#27974
Mẫu số 02: kèm theo Thông tư số ../2011/TT-TTCP ngày / /2011 của TTCP



BỘ, NGÀNH (UBND TỈNH, TP)…

THANH TRA….


Số: /….


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc







Hà Nội, ngày…. tháng….năm 20….


BÁO CÁO

Công tác thanh tra Quý…...năm…

(Phục vụ việc xây dựng báo cáo quý, 6, 9 tháng và báo cáo tổng kết năm)




Phần 1

Kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác thanh tra

Khái quát tình hình kinh tế, xã hội và việc thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch của bộ, ngành, địa phương tác động trực tiếp đến việc thực hiện công tác thanh tra; tóm tắt chương trình, kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt.



I. CÔNG TÁC THANH TRA

1. Thanh tra hành chính

a) Việc triển khai các cuộc thanh tra:

- Tổng số cuộc đang thực hiện (kỳ trước chuyển sang; triển khai trong kỳ báo cáo);

- Về hình thức (số cuộc: theo kế hoạch, thường xuyên và đột xuất);

- Về tiến độ (số cuộc: kết thúc; đã ban hành kết luận).

b) Kết luận thanh tra:

- Số đơn vị có vi phạm về kinh tế/số đơn vị được thanh tra;

- Những vi phạm chủ yếu phát hiện qua thanh tra, thuộc lĩnh vực; số tiền, đất, tài sản được phát hiện có vi phạm, trong đó, nêu rõ có hành vi tham nhũng hay không, số tiền, tài sản tham nhũng cụ thể;

- Kiến nghị: xử lý trách nhiệm về kinh tế, hành chính, hình sự; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước;

- Số tiền, tài sản thu hồi trong quá trình thanh tra.

c) Kết quả kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra và quyết định xử lý về thanh tra:

- Số kết luận và quyết định xử lý được kiểm tra trong kỳ báo cáo;

- Kết quả thực hiện các kiến nghị (về kinh tế, hành chính và hình sự).

d) Kết quả thanh tra trên một số lĩnh vực:

- Quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng;

- Quản lý, sử dụng đất;

- Quản lý và sử dụng tài chính, ngân sách;

- Lĩnh vực khác (nếu có) .

Đối với từng lĩnh vực trên phải nêu rõ: số cuộc thanh tra, số đơn vị được thanh tra, nội dung thanh tra chủ yếu, số đơn vị có vi phạm và các vi phạm điển hình, kiến nghị xử lý (kinh tế, hành chính, hình sự); kết quả xử lý thông qua kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra và quyết định xử lý về thanh tra (kinh tế, hành chính, hình sự).

- Kết quả thanh tra lại;

- Kết quả thanh tra chuyên đề (nếu có): nêu tóm tắt kết quả tổ chức, thực hiện theo chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên

2. Thanh tra chuyên ngành

a) Việc triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra

- Tổng số cuộc đang thực hiện (số cuộc có thành lập đoàn, số cuộc thanh tra độc lập);

- Số đối tượng được thanh tra, kiểm tra (cá nhân, tổ chức);

- Những lĩnh vực thanh tra chủ yếu.

b) Kết quả thanh tra:

- Số cá nhân, tổ chức có vi phạm;

- Nội dung các vi phạm chủ yếu phát hiện qua thanh tra;

- Số quyết định xử phạt vi phạm hành chính được ban hành, bao gồm (tổng số tiền vi phạm; số tiền xử lý tài sản vi phạm; số tiền kiến nghị thu hồi; số tiền xử phạt vi phạm, số giấy phép thu hồi, bãi bỏ….).

- Kết quả thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính và kiến nghị thu hồi.

c) Kết quả kiểm tra:

- Số cá nhân, tổ chức có vi phạm;

- Nội dung các vi phạm chủ yếu phát hiện qua kiểm tra tra;

- Số quyết định xử phạt vi phạm hành chính được ban hành, bao gồm (tổng số tiền vi phạm; số tiền xử lý tài sản vi phạm; số tiền kiến nghị thu hồi; số tiền xử phạt vi phạm, số giấy phép thu hồi, bãi bỏ….).

- Kết quả thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính và kiến nghị thu hồi.
II. CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Khái quát chung về tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn (tăng, giảm) và chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền về công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.



1. Công tác tiếp công dân:

a) Kết quả tiếp công dân (tiếp thường xuyên, định kỳ và đột xuất) của trụ sở tiếp công dân, của chủ tịch Uỷ ban nhân dân, của thủ trưởng các cấp, các ngành và của các cơ quan thanh tra (số lượt, người); số vụ việc (cũ, mới phát sinh); số đoàn đông người trong tháng (báo cáo cụ thể các đoàn đông người có tính chất phức tạp);

b) Nội dung tiếp công dân (số vụ việc khiếu nại, tố cáo và nội dung khiếu nại, tố cáo ở các lĩnh vực: hành chính; tư pháp; chính trị, văn hoá, xã hội; tố cáo tham nhũng).

c) Kết quả phân loại, xử lý qua tiếp công dân (số vụ việc chưa được giải quyết, đã được giải quyết).



2. Tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

a) Tiếp nhận (số đơn tiếp nhận trong kỳ, đơn chưa được xử lý kỳ trước chuyển sang);

b) Phân loại đơn (Theo loại đơn: khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Theo nội dung: lĩnh vực hành chính; tư pháp; chính trị, văn hoá, xã hội, tố cáo tham nhũng. Theo thẩm quyền: đơn thuộc thẩm quyền, đơn không thuộc thẩm quyền. Theo trình tự giải quyết: chưa được giải quyết; đã được giải quyết lần đầu; đã được giải quyết nhiều lần).

c) Kết quả xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo nhận được: (số đơn chuyển đến cơ quan có thẩm quyền; số lượng văn bản đôn đốc việc giải quyết; số đơn trả lại và hướng dẫn công dân đến cơ quan có thẩm quyền; số đơn thuộc thẩm quyền; số đơn lưu do đơn trùng lắp, đơn không rõ địa chỉ, không ký tên, đơn mạo danh, nặc danh….).



3. Kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền

a) Giải quyết đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền:

- Tổng số: đơn khiếu nại; vụ việc thuộc thẩm quyền; số vụ việc đã giải quyết (thông qua giải thích, thuyết phục; giải quyết bằng quyết định hành chính); số vụ việc giải quyết lần 1, lần 2 và trên 2 lần.

- Kết quả giải quyết: số vụ việc khiếu nại đúng, số vụ việc khiếu nại sai, số vụ việc khiếu nại có đúng có sai; tổng số tiền, đất (tài sản) kiến nghị thu hồi về cho Nhà nước và trả lại cho công dân; phát hiện và kiến nghị xử lý vi phạm qua giải quyết khiếu nại (kiến nghị xử lý hành chính, kiến nghị chuyển cơ quan điều tra); chấp hành thời hạn giải quyết theo quy định;

- Việc thi hành kết luận, quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật: (tổng số quyết định giải quyết khiếu nại phải tổ chức thực hiện; số quyết định đã thực hiện xong).

- Kết quả thực hiện kết luận, quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật (về kinh tế, hành chính và hình sự).

b) Giải quyết đơn tố cáo thuộc thẩm quyền:

- Tổng số: đơn tố cáo; vụ việc thuộc thẩm quyền; số vụ việc đã giải quyết;

- Kết quả giải quyết: số vụ việc tố cáo đúng, số vụ việc tố cáo sai, số vụ việc tố cáo có đúng có sai; tổng số tiền, đất, tài sản kiến nghị thu hồi về cho Nhà nước và trả lại cho công dân; phát hiện và kiến nghị xử lý vi phạm qua giải quyết tố cáo (hành chính, chuyển cơ quan điều tra) trong đó có những hành vi tham nhũng nào, tổng số giá trị kinh tế do tham nhũng chiếm đoạt; việc chấp hành thời gian giải quyết theo quy định;

- Việc thi hành quyết định xử lý tố cáo (tổng số quyết định phải tổ chức thực hiện; số quyết định đã thực hiện xong);

- Kết quả thực hiện quyết định xử lý tố cáo (về kinh tế, hành chính và hình sự).
III. CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng

a) Số lớp tuyên truyền, quán triệt pháp luật về phòng, chống tham nhũng được tổ chức; số lượt cán bộ, công chức, viên chức tham gia;

b) Số lượng đầu sách, tài liệu về phòng, chống tham nhũng được xuất bản.

2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

a) Việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, gắn với cải cách hành chính;

b) Việc thực hiện các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức;

c) Việc xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp; việc nộp lại quà tặng của cán bộ, công chức, viên chức;

d) Việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức;

đ) Việc ban hành và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn;

e) Việc xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xẩy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.

f) Kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và Kế hoạch thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

g) Các nội dung khác đã thực hiện nhằm phòng, ngừa tham nhũng

3. Kết quả phát hiện và xử lý tham nhũng qua hoạt động của cơ quan thanh tra

a) Kết quả phát hiện tham nhũng qua hoạt động của cơ quan thanh tra

- Qua thanh tra, tự kiểm tra nội bộ, rà soát phát hiện tham nhũng (số vụ, đối tượng);

- Qua tiếp nhận và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo (cụ thể theo lĩnh vực, số vụ và đối tượng có hành vi tham nhũng bị phát hiện qua giải quyết khiếu nại, tố cáo);

- Số vụ án, đối tượng có hành vi tham nhũng (thuộc thẩm quyền quản lý) đã bị cơ quan chức năng khởi tố.

b) Kết quả xử lý tham nhũng

- Kết quả xử lý các vụ tham nhũng (kỳ trước chuyển tiếp, vụ việc mới phát hiện, kết quả xử lý về kinh tế, hành chính, hình sự…):

- Số vụ việc liên quan đến tham nhũng ở địa phương, bộ ngành các cơ quan báo chí nêu và kết quả xử lý;



IV. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

1. Kết quả rà soát, chỉnh sửa, ban hành mới văn bản phục vụ công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (cụ thể theo từng lĩnh vực);

2. Thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng: số cuộc triển khai, số cuộc thanh tra trách nhiệm đã kết thúc, số cuộc đã ban hành kết luận; kết quả phát hiện vi phạm qua thanh tra và kiến nghị xử lý trách nhiệm; kết quả thực hiện kiến nghị.

3. Công tác tổ chức và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

a) Công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ, công chức thực hiện pháp luật về nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;

b) Công tác tổ chức xây dựng lực lượng: xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ, nhân viên thanh tra;



V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC THANH TRA

1. Đánh giá kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch công tác thanh tra trên các mặt thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;

2. Đánh giá ưu điểm, khuyết điểm trong việc chỉ đạo, điều hành, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, thực hiện quyền thanh tra, quản lý công tác khiếu nại, tố cáo và công tác chống tham nhũng;

3. Qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng, đánh giá vai trò của cơ quan thanh tra trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, ổn định trật tự kỷ cương của địa phương, đơn vị; nhận xét, đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ kế hoạch nhà nước của cơ quan, tổ chức và cá nhân được thanh tra;

4. Kinh nghiệm rút ra qua tổ chức, chỉ đạo và thực hiện công tác thanh tra (thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng);

5. Nêu những kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, Quốc hội, các cơ quan Trung ương và Thanh tra Chính phủ trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, xây dựng ngành thanh tra và những nội dung có liên quan, đề xuất giải pháp, sáng kiến (nếu có)



Phần 2

Phương hướng, nhiệm vụ công tác thanh tra của kỳ tiếp theo.

1. Công tác thanh tra;

2. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo;

3. Công tác phòng, chống tham nhũng;

4. Công tác quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng./.


Nơi nhận:

- Như trên;


- ………
- Lưu

CHÁNH THANH TRA
(Ký ghi rõ họ tên và đóng dấu)


Каталог: PortalFolders -> ImageUploads -> TTTP -> 175
ImageUploads -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ImageUploads -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ImageUploads -> Mẫu số 10 Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2010/tt-blđtbxh ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội CƠ quan có thẩm quyền công ty
ImageUploads -> CỤc thống kê tp hải phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
ImageUploads -> CỤc thống kê tp hải phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
ImageUploads -> Nghị định của Chính phủ số 107/2004/NĐ-cp ngày 01 tháng 4 năm 2004 quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên Uỷ ban nhân dân các cấp
ImageUploads -> BỘ XÂy dựng
ImageUploads -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 75/2006/NĐ-cp ngàY 02 tháng 8 NĂM 2006 quy đỊnh chi tiết và HƯỚng dẫn thi hành một số ĐIỀu của luật giáo dụC
ImageUploads -> HỘI ĐỒng nhân dân quận kiến an số: 25 /2006/nq – HĐND­3

tải về 42.26 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương