MỘt số TÌnh hình thời sự quốc tế, trong nưỚc quý i-2016 (Tài liệu phục vụ Hội nghị báo cáo viên tháng 4/2016) I- tình hình thế giớI



tải về 248.16 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích248.16 Kb.
#31289
  1   2   3   4
MỘT SỐ TÌNH HÌNH THỜI SỰ QUỐC TẾ, TRONG NƯỚC QUÝ I-2016

(Tài liệu phục vụ Hội nghị báo cáo viên tháng 4/2016)

________________
I- TÌNH HÌNH THẾ GIỚI

1- Trung quốc

- Trung quốc công bố Chương trình cải cách quân đội

Ngày 01/01/2016, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố quyết định thành lập Bộ Tư lệnh lục quân, Bộ Tư lệnh tên lửa và Lực lượng bảo đảm chiến lược, đánh dấu sự cải cách sâu rộng quân đội Trung Quốc kể từ khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1949).



Mục tiêu chiến lược của chương trình cải cách Quân đội Trung Quốc là xây dựng quân đội Trung Quốc thành một quân đội hùng mạnh vào giữa thế kỉ 21, tương xứng với vị thế quốc tế của Trung Quốc, phù hợp với nhu cầu bảo vệ an ninh và lợi ích của Trung Quốc, góp phần thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa”.

Mục tiêu cụ thể của chương trình cải cách Quân đội Trung Quốc là đến năm 2020 hoàn thành việc cắt giảm 300.000 quân, đưa quân số quân đội giảm xuống còn 2 triệu người; loại bỏ vũ khí trang bị lạc hậu; giảm lực lượng dân quân; cơ bản hoàn thành cải cách về thể chế quản lý lãnh đạo và hệ thống chỉ huy tác chiến liên hợp; tối ưu hóa quy mô kết cấu, chế độ chính sách, thúc đẩy quan hệ quân sự - dân sự; xây dựng lực lượng quân sự hiện đại đặc sắc Trung Quốc, có thể giành thắng lợi trong điều kiện chiến tranh tin học hóa; hoàn thiện chế độ quân sự xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc.

Lộ trình cải cách Quân đội Trung Quốc:

i) Từ cuối tháng 12/2015: Thực hiện tổ chức biên chế, bố trí nhân sự đối với các cơ quan trực thuộc Quân ủy Trung ương;

ii) Từ cuối tháng 01/2016: Thực hiện điều chỉnh, cơ cấu 4 Tổng bộ trước đây (Bộ Tổng Tham mưu, Tổng bộ Chính trị, Tổng bộ Hậu cần và Tổng bộ trang bị) thành Bộ Tham mưu liên hợp và 5 cục (Cục công tác chính trị, Cục quản lý huấn luyện, Cục động viên quốc phòng, Cục bảo đảm hậu cần và Cục phát triển trang bị);

iii) Từ tháng 02/2016: Thực hiện cải cách, tổ chức xây dựng 5 Bộ tư lệnh vùng chiến lược, 4 quân chủng và Bộ Tư lệnh bảo đảm chiến lược.



Chương trình cải cách quân đội Trung Quốc được thực hiện trong bối cảnh có nhiều thuận lợi

+ Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc sau Đại hội lần thứ 18 đã đề ra mục tiêu xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc quân sự thế giới.

+ Kế hoạch cải cách quân đội theo mô hình phương Tây của ông Tập Cận Bình nhận được sự ủng hộ của đa số quan chức cấp cao trong đảng và quân đội.

Tuy nhiên, chương trình cải cách Quân đội Trung Quốc cũng đang và sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.

+ Do quy mô điều chỉnh lớn, ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều cơ quan, đơn vị; đội ngũ tướng lĩnh, sĩ quan, nên có thể dẫn đến sự phản ứng trong nội bộ quân đội.

+ Việc cắt giảm 300.000 người, trong đó có khoảng 170.000 sĩ quan từ cấp thiếu úy đến đại tá và 130.000 binh sĩ, làm cho nhiều sĩ quan và binh sĩ mất việc hoặc phải nghỉ hưu sớm, có thể dẫn đến tình trạng bất ổn trong xã hội.

+ Chương trình cải cách quân đội diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang phải giải quyết nhiều vấn đề kinh tế - xã hội như suy giảm lòng tin của nhân dân vào chính quyền Trung ương; vấn nạn tham nhũng; tình trạng phân hóa giàu nghèo; chênh lệch trình độ phát triển giữa nông thôn và thành thị, giữa miền Đông và miền Tây và các vấn đề an ninh như chủ nghĩa khủng bố cực đoan, phong trào ly khai; xung đột sắc tộc, tôn giáo… làm cho quân đội phải dàn trải các nguồn lực để đối phó.



Nhận định của các chuyên gia

+ Trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực diễn biến phức tạp, chương trình cải cách Quân đội Trung Quốc nhằm hướng tới mục tiêu cường quốc quân sự thế giới sẽ có tác động mạnh đến an ninh khu vực, tạo ra thách thức đối với chiến lược “xoay trục” sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ, thách thức địa vị của Mỹ ở khu vực và trên thế giới.

+ Việc Trung Quốc thực hiện cải cách quân đội theo hướng nâng cao năng lực tiến công và mở rộng phạm vi bảo vệ lợi ích quốc gia trên toàn cầu sẽ gây ra nhiều lo ngại cho các nước trong khu vực, nhất là các nước còn tồn tại tranh chấp biên giới lãnh thổ với Trung Quốc.

- Quốc hội Trung Quốc khóa 12 đề ra nhiều quyết sách quan trọng

Sáng 5/3/2016, Quốc hội Trung Quốc đã biểu quyết thông qua báo cáo công tác của Chính phủ và nhiều nghị quyết quan trọng khác như Báo cáo về tình hình thực hiện dự toán ngân sách Trung ương và địa phương năm 2015 và dự toán ngân sách năm 2016; Báo cáo công tác của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Báo cáo của Toà án Nhân dân tối cao và Báo cáo của Viện kiểm sát Nhân dân tối cao. Đặc biệt là thông qua báo cáo Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 13, giai đoạn từ năm  2016 -  2020. Trong đó xác định mục tiêu tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong 5 năm tới chỉ ở vào khoảng 6,5 - 7%.

Bên cạnh những quyết sách lớn được thông qua, Quốc hội Trung Quốc cũng thông qua kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2016 đồng thời xác định, năm 2016 là năm "then chốt" để xây dựng thành công xã hội khá giả toàn diện vào năm 2020 và nâng mức thu nhập của người dân tăng gấp đôi so với năm 2010. 

- Ngày 23/3/2016 tại Tam Á, Hải Nam, Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị cấp cao hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ nhất với sự tham dự của Lãnh đạo các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.

Với chủ đề “Cùng chung dòng sông, cùng chung tương lai”, Hội nghị đã khẳng định cam kết của 6 nước đối với hòa bình, ổn định và phát triển bền vững tại tiểu vùng Mekong, đồng thời đề ra các định hướng lớn cho hợp tác Mekong-Lan Thương.



Năm lĩnh vực ưu tiên hợp tác trong thời gian tới là

1- Quản lý tài nguyên nước;

2- Kết nối, hợp tác năng lực sản xuất;

3- Hợp tác kinh tế qua biên giới;

4- Hợp tác kinh tế nông nghiệp

5- Xóa đói giảm nghèo.

Ngoài ra, một Trung tâm hợp tác nguồn nước Mekong-Lan Thương sẽ được thành lập, nhằm thúc đẩy hợp tác giữa 6 nước trong chia sẻ thông tin và dữ liệu, nâng cao năng lực, quản lý lũ lụt và hạn hán, và thực hiện các nghiên cứu chung về nguồn nước. 

- Sáng 24/3/2016, Diễn đàn Bác Ngao châu Á 2016 đã khai mạc tại tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Với chủ đề "Tương lai mới của châu Á: Động lực mới và Tầm nhìn mới".

Diễn đàn Bác Ngao châu Á 2016 thu hút 1.500 đại biểu từ nhiều nước trong khu vực và thế giới. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự diễn đàn.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đề cao tinh thần hợp tác "cùng thắng"; thúc đẩy các nước tăng cường kết nối kinh tế thông qua những liên kết kinh tế khu vực như các hiệp định thương mại tự do trong khu vực, sáng kiến "Một con đường, một vành đai", ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á.

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng, các nước châu Á cần tranh thủ tốt các động lực và không gian phát triển mới thông qua tăng cường các liên kết kinh tế khu vực như: Cộng đồng ASEAN, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực. Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc củng cố môi trường hòa bình và ổn định đối với sự phát triển của châu Á, trong đó, mọi bất đồng, tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế. Phó Thủ tướng đồng thời khẳng định, Việt Nam luôn nỗ lực hợp tác với các nước theo tinh thần đối tác, tôn trọng, tin cậy lẫn nhau và cùng chia sẻ trách nhiệm trước những vấn đề chung của thế giới và khu vực.

2- Hoa Kỳ

- Cuộc bầu cử sơ bộ Tổng thống Hoa Kỳ.

Chỉ còn hơn nửa năm nữa, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra. Một nước Mỹ nhiều hoang mang và hoài nghi chờ đón nhà lãnh đạo mới.

Hiện tại cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton là ứng cử viên hàng đầu của đảng Dân chủ, dù Thượng nghị sĩ Bernie Sanders còn bám trụ trong cuộc đua.

Ở phía đảng Cộng hòa, tỷ phú khoa trương Donald Trump dẫn đầu, trong khi Thượng nghị sĩ Ted Cruz và Thống đốc John Kasich chưa hết cơ hội.

Vẫn chưa thể khẳng định ai sẽ là người được chọn làm đại diện của hai đảng để tranh cử tổng thống. Giới truyền thông và những người quan tâm tới chính trị của Mỹ đang bị bủa vây bởi vô vàn khả năng khác nhau.

Liệu Donald Trump có giành được đề cử của đảng Cộng hoà, hay bà Clinton sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên? Nhiều đảng viên Cộng hòa lo sợ một cuộc đọ sức giữa Trump với Clinton.

Bà Clinton có những điểm yếu như giới trẻ không tin tưởng vào bà hay vụ bê bối sử dụng email cá nhân khi còn giữ chức ngoại trưởng. Tuy nhiên nhưng cuộc đấu đá nội bộ trong đảng Cộng hoà có thể tạo ra lợi thế cho bà vào tháng 11 tới.

Với quá nhiều điều không chắc chắn, chính sách của Mỹ có thể thay đổi đáng kể trong những năm tới. Cử tri Mỹ đặc biệt quan tâm đến các vấn đề kinh tế dù nền kinh tế lớn nhất thế giới đã có sự phục hồi lớn kể từ khủng hoảng 2008-2009. 

Hơn 9 triệu việc làm được tạo ra, lãi suất hạ, giá xăng sụt giảm, trong khi thị trường chứng khoán tăng gấp đôi, và nhiều người dân có bảo hiểm y tế hơn trước…

Tuy nhiên, thu nhập hộ gia đình ở Mỹ vẫn ì ạch do lạm phát trong vòng 15 năm qua. Tỷ lệ phần trăm người Mỹ làm việc toàn thời gian vẫn chưa đạt đến mức như cách đây 7 năm. Nhiều người vẫn phải sống trong nỗi lo sợ sẽ mất việc do sức ép từ cạnh tranh với nước ngoài hay sự phát triển công nghệ .

Tự do thương mại từng mang đến nhiều cơ hội việc làm mới cho người lao động Mỹ  và giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn, đồng thời củng cố vị trí chiến lược của Mỹ trên toàn thế giới. Nhưng mọt số ứng cử viên tổng thống cho rằng nó gây tình trạng mất công ăn việc làm tại Mỹ.

Dân nhập cư, yếu tố được xem là “di sản” của Mỹ, đồng thời là nguồn nhân tài của đất nước, giờ đây lại trở thành đối tượng của rất nhiều cuộc tranh cãi.

Nhiều người Mỹ đang hưởng một cuộc sống lâu dài hơn, nhưng trong nỗi bất an mơ hồ, vì họ không thể trích lập các quỹ cần thiết để đảm bảo rằng đến tuổi nghỉ hưu sẽ được phép sống thoải mái.

Ngoài ra, xã hội Mỹ hiện tại còn phải đối mặt với những vấn đề về bất bình đẳng. Chênh lệch giàu ngày ngày càng gay gắt, và nhiều người cho rằng khái niệm “giấc mơ Mỹ” đã chết.

Người dân Mỹ cũng ngày càng lo lắng về nguy cơ khủng bố, đặc biệt sau các vụ tấn công ở Paris hay Brussels. Đồng thời, tâm trạng hoài nghi còn xuất phát từ các mối quan tâm bên ngoài biên giới.

Sau khi chấm dứt can thiệp quân sự vào Iraq và Afghanistan, giới cử tri Mỹ hoài nghi về những gì mà Washington có thể làm được ở nước ngoài. Họ thất vọng với những quốc gia được xem là đồng minh nhưng không phải gánh vác phần tổn thất chung với họ.

Người Mỹ cũng đang dần tin rằng chính phủ cần tập trung ít hơn vào thế giới, mà thay vào đó là sửa chữa những lỗi lầm đang xảy đến với nước Mỹ.

- Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ:

Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ tổ chức tại Sunnylands, bang California, Hoa Kỳ từ ngày 15-16/02/2016, có ý nghĩa đặc biệt bởi đây là Hội nghị quốc tế quan trọng đầu tiên trong năm 2016 của ASEAN và là Hội nghị Cấp cao đầu tiên giữa ASEAN và một nước đối tác ngay sau khi ASEAN hình thành Cộng đồng. Hội nghị thể hiện sự coi trọng của cả hai bên đối với quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Hoa Kỳ.

Hội nghị tập trung thảo luận biện pháp thúc đẩy sự hợp tác đi vào thực chất và cụ thể hơn, đồng thời cũng trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hội nghị ra Tuyên bố Sunnylands gồm 17 nội dung, trong đó có cam kết tôn trọng chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và độc lập về chính trị giữa tất cả các quốc gia phù hợp với nguyên tắc và qui định của Hiến chương Liên hợp quốc, Hiến chương ASEAN và luật pháp quốc tế; cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực phù hợp với các nguyên tắc chung đã được thừa nhận của luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS); cam kết chung thúc đẩy hợp tác để giải quyết những thách thức chung trong lĩnh vực hàng hải; nhấn mạnh tầm quan trọng của thịnh vượng chung, phát triển và tăng trưởng bền vững…

Quan hệ đối thoại ASEAN-Hoa Kỳ chính thức bắt đầu năm 1977 và được nâng lên tầm cao mới khi hai bên chính thức xác lập đối tác chiến lược tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ 3 (Kuala Lumpur, 11/2015).

+ Trong lĩnh vực chính trị - an ninh, Hoa Kỳ coi trọng quan hệ với ASEAN, tích cực tham gia các diễn đàn, cơ chế do ASEAN dẫn dắt; tổ chức một số hội thảo, hội nghị về an ninh biển, chống cướp biển, chống ô nhiễm môi trường biển và an toàn hàng hải...

+ Trong hợp tác kinh tế-thương mại, Hoa Kỳ là một trong những đối tác đầu tư hàng đầu của ASEAN. Năm 2014, tổng thương mại giữa ASEAN và Hoa Kỳ đạt 216 tỉ USD, chiếm 8,2% tổng thương mại của ASEAN; lượt khách du lịch Hoa Kỳ vào ASEAN đạt gần 3,2 triệu, chiếm 3,2% tổng khách du lịch đến ASEAN.

+ Trong hợp tác văn hóa -xã hội, ASEAN khuyến khích Hoa Kỳ tăng cường quan hệ hợp tác về khoa học công nghệ, giáo dục và cấp học bổng cho các sinh viên ASEAN; thúc đẩy hợp tác đối phó dịch bệnh, hợp tác khu vực Mekong, an ninh năng lượng, quản lý thiên tai và biến đổi khí hậu; giao lưu nhân dân và đẩy mạnh hợp tác đa dạng sinh học.

- Chuyến thăm Cu-ba của Tổng thống Obama từ 20/3 đến 22/3/2016

Tổng thống Mỹ Barack Obama có cuộc gặp lịch sử với Chủ tịch Cuba Raul Castro, hai người đã thảo luận với nhau về những bất đồng trong quan hệ Mỹ- Cuba như cải cách kinh tế, dân chủ, sự trừng phạt kinh tế của Mỹ...

Ông Obama và ông Castro gặp nhau lần thứ tư kể từ năm 2014, khi Mỹ và Cuba chính thức nối lại quan hệ ngoại giao tại Cung Cách mạng, nơi Chủ tịch Fidel Castro, anh trai của Chủ tịch Raul và các cộng sự tiến hành cuộc kháng chiến đẩy lùi chế độ độc tài Batista thân Mỹ.

Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ đến Cuba là điều "không thể tưởng tượng nổi" cho tới khi Mỹ và Cuba chính thức bình thường hóa quan hệ vào 15 tháng trước, sau 5 thập kỷ Mỹ tiến hành cấm vận chống Cuba.

Về phía Cuba, Chủ tịch Castro cho biết chính phủ của ông sẽ không thay đổi con đường Xã hội Chủ Nghĩa được vạch ra trong cuộc cách mạng 57 năm trước và mong muốn Mỹ phải chấm dứt cấm vận kinh tế Cuba và bàn thảo về số phận của căn cứ hải quân tại Vịnh Guantanamo, trước khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ.

Về phía Hoa Kỳ, TT Obama đã thúc giục Quốc hội Mỹ thông qua dự luật bãi bỏ lệnh cấm vận Cuba suốt 54 năm qua, nhưng bất thành. Thay vì "bó tay", Tổng thống Mỹ đã sử dụng quyền hạn của mình để nới lỏng một phần lệnh cấm vận gồm hạn chế du lịch và thương mại với Cuba.

Chuyến thăm chính thức Cuba của ông Obama được cho là một mũi tên trúng ba đích, đòn bẩy cho đầu tư, thương mại; tạo lợi thế cho Đảng Dân chủ trong bầu cử Tổng thống và tạo đà cải thiện quan hệ với khu vực Mỹ Latinh.

3- Nga

- Nga đang xem xét lại các nguyên tắc hợp tác với Liên minh châu Âu

Bộ Ngoại giao Nga đang xem xét lại những nguyên tắc với tất cả các văn phòng, cơ quan có mối liên hệ với Liên minh châu Âu(EU) trong thời gian qua. Có đến 18 cuộc đối thoại liên ngành và Bộ Ngoại giao đang cố gắng cân nhắc cẩn thận những nguyên tắc thú vị giữa các bên, đồng thời loại bỏ những thứ không phù hợp”.

Lý do, Nga không thể tiếp tục hợp tác với EU khi các nước châu Âu tự cho mình nắm quyền lãnh đạo và hơn hẳn các đồng nghiệp Nga.

Trong khi đó, EU đã đề ra 5 nguyên tắc trong mối quan hệ giữa Nga và liên minh bao gồm:

i) Thực hiện đầy đủ thỏa thuận ngừng bắn Minsk ở miền Đông Ukraine như một điều kiện để thay đổi chính sách ngoại giao của EU đối với Nga;

ii) Củng cố quan hệ với các đối tác phía đông của EU;

iii) Tăng cường khả năng phục hồi của liên minh;

iiii) Duy trì lợi ích của EU trong bất kỳ cam kết hợp tác nào với Nga,

iiiii) Cuối cùng là tham gia tương tác và hỗ trợ dân sự ở Nga.

Liên minh châu Âu đã áp đặt nhiều vòng trừng phạt nhằm vào Nga, với cáo buộc Moscow liên quan đến cuộc xung đột quân sự giữa quân đội chính phủ và lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine. Tuy nhiên, điện Kremlin bác bỏ những cáo buộc và khẳng định Nga không nhúng tay vào cuộc khủng hoảng.

- Nga sẽ tiếp tục nâng cấp vũ khí bất chấp khó khăn

Tổng thống Putin đã phát biểu tại một cuộc họp với các lãnh đạo quân sự hàng đầu và các công ty sản xuất vũ khí Nga. Tại cuộc họp, ông cho biết sức mạnh quân sự của Nga trong năm 2015 đã được gia tăng đáng kể khi nước này nhận được hàng trăm máy bay, tên lửa và hàng loạt xe bọc thép mới.

Tổng thống Putin cũng lưu ý rằng các vũ khí mới của Nga đã chứng minh thực lực của mình trong chiến dịch không kích khủng bố của Moscow tại Syria.

Tổng thống Nga khẳng định rằng ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu các linh kiện, nhưng vẫn phải nhập một số thứ từ nước ngoài. Tổng thống Nga yêu cầu các công ty quốc phòng đẩy nhanh tiến độ nội địa hóa vũ khí trong thời gian tới.

Về số lượng, trong năm 2015, Nga nhận được 96 máy bay chiến đấu mới, 81 máy bay trực thăng, 152 hệ thống phòng không, 291 hệ thống radar và hơn 400 xe bọc thép.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, ông Yuri Borisov cho biết, các hãng sản xuất vũ khí của Nga đã không giao đúng tiến độ 15 máy bay chiến đấu, 8 tàu chiến và 240 xe bọc thép. Giải thích nguyên nhân của sự chậm trễ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga giải thích nguyên nhân là do nhiều nhà sản xuất vũ khí phụ dừng kinh doanh và thiếu công nghệ.

Ông Borisov cũng khẳng định rằng các lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, công nghệ của phương Tây và việc Ukraine quyết định ngừng hợp tác công nghiệp quốc phòng với Nga "không có tác động đáng kể" với ngành sản xuất vũ khí của Nga.

- Nga rút quân khỏi Xy-ri

Ngày 15/3/2016, Sau hơn 5 tháng tiến hành các cuộc không kích nhằm vào nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Xy-ri, các đơn vị chủ lực thuộc quân đội Nga đã bắt đầu rút khỏi Xy-ri...

Tổng thống Pu-tin nhận định, các mục tiêu được đặt ra cho Bộ Quốc phòng và lực lượng vũ trang Nga nhìn chung đã được hoàn thành. Với sự can thiệp của quân đội Nga, lực lượng vũ trang Xy-ri và lực lượng yêu nước Xy-ri đã có thể đạt được sự chuyển biến lớn trong cuộc chiến chống khủng bố và giành được thế chủ động trong hầu hết các khía cạnh.

Đó là lý do Tổng thống Pu-tin ra lệnh bắt đầu rút bộ phận chính trong nhóm quân sự của chúng tôi khỏi lãnh thổ Xy-ri. Ông hy vọng việc rút quân đội Nga khỏi Xy-ri sẽ đem lại động lực đối với tiến trình đàm phán giữa các lực lượng chính trị ở Xy-ri.



4- Triền Tiên


tải về 248.16 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương