Một số mô hình về di cư lao động



tải về 52.08 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích52.08 Kb.
#17926
Một số mô hình về di cư lao động
Trần Thị Kim Dung

Ban Phân tích – Dự báo vĩ mô

Mô hình cân bằng tổng thể đã ngày càng được ứng dụng phổ biến để nghiên cứu các mối quan hệ tương tác của các thị trường. Mô hình CGE là một công cụ rất hữu hiệu để phân tích các chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô, là chiếc cầu nối giữa các nhà nghiên cứu kinh tế, các nhà hoạch định chính sách và ra quyết định. Mô hình này giúp giải thích các nhân tố tác động đến cung, cầu và giá cả trên tất cả các thị trường trong toàn bộ nền kinh tế. Trong điều kiện tự do cạnh tranh, nền kinh tế sẽ vận hành và tự điều chỉnh để đạt đến điểm cân bằng, tại đó lợi ích của các chủ thể trong nền kinh tế đạt được mức tối ưu nhất. Sử dụng mô hình cân bằng tổng thể CGE để đánh giá tác động của di cư lao động đến phân phối thu nhập và bất bình đẳng là một trong những cách thức được dùng để dự báo tác động của thời kinh tế thị trường ở Việt Nam. Mô hình lý thuyết về di cư lao động của Hamiton và Whalley đưa ra năm 1984 được ứng dụng để nghiên cứu những tác động lên nền kinh tế thế giới khi có sự thay đổi về chính sách nhập cư ở những nước phát triển. Mô hình này cũng đã được áp dụng ở một số nước như Trung Quốc (do Whalley và Zhang thực hiện năm 2003) để nghiên cứu về chính sách hộ khẩu ở Trung Quốc tác động đến nền kinh tế và bất bình đẳng trong thu nhập ở Trung Quốc. Tuy còn một số hạn chế do các giả thiết của mô hình nhưng mô hình cũng cho phép mô phỏng chính sách, xây dựng các kịch bản để từ đó có thế đưa ra được các đánh giá tác động của chính sách đến nền kinh tế và đời sống dân cư. Và quan trọng hơn là từ đó mong muốn thúc đẩy nghiên cứu sâu hơn nữa vấn đề này.



1. Mô hình CGE hạt nhân về di cư lao động giữa các vùng

Phần này trình bày phương pháp tính hiệu quả kinh tế và ảnh hưởng đến thu nhập người lao động di cư cũng như mức sống người dân. Hai giả thiết chính được sử dụng là cung lao động trên toàn quốc không đổi trong năm và lao động được sử dụng đẩy đủ ở tất cả các vùng.

Ứng dụng lý thuyết về di cư lao động của Hamiton và Whalley được đưa ra năm 1984, chúng ta coi sản xuất ở mỗi vùng là sản phẩm thu nhập biên tuyến tính theo lao động. Vốn được cố định theo vùng, lao động được trả theo sản phẩm biên ở mỗi vùng và cung lao động toàn quốc là không đổi. Sự khác nhau trong mức lương xuất hiện vì có sự hạn chế về di cư lao động từ vùng có lương thấp đến vùng có lương cao.

Chúng ta giả thiết hàm sản xuất biên ở mỗi vùng có dạng



Ys = As L s =1,2,...,s (1)

Ls: lao động vùng s; As: tham số qui mô; s: tham số tỉ lệ

Mức lương sẽ được tính như sau:

Ws = , s = 1,2,...,s (2)

Thu nhập của vốn là:



Rs = Ys – WsLs s = 1,2,...,s (3)

Thu nhập Is ở mỗi vùng:



Is = Ys s = 1,2,...,s (4)

và giả thiết thu nhập của của mỗi lao động ở mỗi vùng (Js) là thu nhập trung bình của lao động s = 1,2,...,s

và cân bằng

s = 1,2,...,s (5)

Trong đó L là tổng lực lượng lao động quốc gia.

Chú ý là số lượng lực lượng lao động và dân số ở mỗi vùng là khác nhau. Nếu tổng dân số là N, và dân số mỗi vùng s là Ns, thì và thu nhập trung bình ở mỗi vùng s:

s = 1,2,...,s (6)

Thu nhập quốc gia và thu nhập quốc gia trung bình

s = 1,2,...,s (7)

Thu nhập lương trung bình mỗi người dân trong vùng là


s = 1,2,...,s (8)

và do đó .

Để đánh giá những hiệu quả ảnh hưởng khác nhau của các vùng trong mô hình, chúng ta sử dụng dạng hàm đối với phân phối thu nhập ở mỗi vùng, sự tiếp cận này cũng cho phép chúng ta xác định những bất bình đẳng trong thu nhập ở mỗi vùng và toàn quốc gia bằng phép đo hệ số Gini. Trong mô hình này bãi bỏ rào cản lao động là cân bằng hoá mức lương mỗi đơn vị năng suất lao động qua các vùng.

Để đơn giản, chúng ta giả thiết dạng hàm phi tuyến đối với phân phối thu nhập ở mỗi vùng s như sau.



n=1,..., Ns s=1,...,s (9)

n là chỉ số 1,..., Ns của mỗi cá thể Ns trong vùng xếp theo từ nghèo đến giàu, và Cs, Ds, Es và s là các tham số của hàm phân phối. Điều này là đủ các tham số tự do để tính trong mô hình hệ số Gini.

Sử dụng (9), chúng ta kiểm tra mô hình thoả mãn 2s+1 điều kiện phản ánh tổng thu nhập và ràng buộc hệ số Gini và thêm vào đó sử dụng điều kiện kiểm tra cho mô hình đơn giản ở trên. Từ

s=1,...,s (10)

s=1,...,S (11)

trong đó gs là hệ số Gini vùng s.

Hệ số Gini quốc gia g:

(12)

2. Mô hình CGE đánh giá dịch chuyển lao động nông thôn - thành thị:

Về cơ bản cấu trúc mô hình giồng như phần dịch chuyển lao động giữa các vùng (từ phương trình (1) đến (5)), bây giờ ta xem xét nền kinh tế có 2 vùng s là thành thị (U) và nông thôn (R). Nếu có hạn chế dịch chuyển lao động, mức lương sẽ không bằng nhau giữa các vùng (về danh nghĩa thường là WU > WR). Giả thiết rằng lao động có thể dịch chuyển từ nông thôn sang thành thị với một chi phí dịch chuyển không đổi t, được ước lượng như là % của lương lao động nông thôn. Nếu không có rào cản dịch chuyển lao động nào nữa ta có



(6)

LR chỉ ra lao động nông thôn dịch chuyển



(7)

Trong đó chỉ số mũ 0 chỉ dữ liệu cơ sở ban đầu (ví dụ, là lao động nông thôn ban đầu).

Tổng chi phí dịch chuyển là

T = (WU -WR) LR (8)

Chúng ta giả thiết rằng dịch chuyển lao động sử dụng các nguồn thực và sau đó được gọi là dưới dạng lao động. Như vậy, nếu chi phí dịch chuyển do lao động nông thôn phải chịu khi họ dịch chuyển, thì số lao động bị loại bỏ (lao động đã không được sử dụng trong khu vực thành thị cũng như khu vực nông thôn) sẽ là (9)

Thay vào (5) chúng ta có cân bằng thị trường lao động mới



(10)

(1) – (4) lợi ích toàn nền kinh tế

Z = Y –Y0 (11)

Chú ý rằng chi phí dịch chuyển đã hoàn toàn kết hợp vào các nguồn có thể đối với sản xuất (10), vì vậy không yêu cầu hiện trong thu nhập.

Đối với thu nhập lương:

Đối với lao động nông thôn: (12)

Đối với lao động thành thị (xem (7) – (9)):

(13)

Trong vế phải của (13) số hạng đầu tiên cho thu nhập lương của lao động thành thị (những người thường xuyên sống ở vùng thành thị) trong khi số hạng thứ hai tương ứng cho thu nhập lương sau khi chi phí dich chuyển của lao động nông thôn đến các vùng thành thị. LR của lao động những người dịch chuyển lợi nhuận từ mức lương cao WU, nhưng phải trả chi phí dịch chuyển T.

Nếu giá trị ban đầu L0s và các tham số As, s (s = U, R) được xác định bằng tính tóan tập hợp dữ liệu cơ sở ban đầu, mối quan hệ (2), (6), (9) (với (7) và (8)) và (10) hình thành một hệ thống gồm 4 phương trình cho 4 biến chưa biết WU, WR, LU and LR. Giải hệ thống này, chúng ta có thể tìm thấy các giá trị cho tất cả các biến này và tính được Rs, Ys (Is), T cho trường hợp mô phỏng mà trường hợp đó chúng ta hạn chế di cư lao động, và xác định lợi ích nền kinh tế từ việc bãi bỏ các hạn chế di cư lao động.

Để đánh giá ảnh hưởng GDP/người, chúng ta cần xem xét dân số cũng như lực lượng lao động. Ns là dân số vùng s, s = U, R và N là tổng dân số quốc gia, , thu nhập trung bình ở vùng s là



, s = U, R (14)

Thu nhập quốc gia , thu nhập quốc gia trung bình là



(15)

Lương trung bình trên đầu người ở vùng s là



, s = U, R (16)

Chúng ta giả thiết rằng lực lượng lao động là được phân bố đồng nhất theo dân số, vì nếu λ là số lượng đơn vị lao động thể hiện ở mỗi người, chúng ta có cân bằng ở mức cơ sở



(17)

s= U, R (18)

Và ở mô phỏng (tổng dân số N là không đổi)



(19)

s = U, R (20)

(chú ý rằng LU+LR = L –LT < L do các nguồn lao động LT mất trong dịch chuyển)

Do đó chúng ta có thể xác định GDP/người ở mỗi vùng và ở trên khắp đất nước với có hoặc không có hạn chế thị trường lao động, trong thể hiện của các chi phí dịch chuyển. Với phương pháp này chúng ta cũng có thể xem xét 1 vùng thành thị và nhiều vùng nông thôn. Điều này cho phép chúng ta có thể phân tích về mức lương và thu nhập theo không gian sống, và phân tích ảnh hưởng phân phối thu nhập của tự do hóa thương mại hoặc hạ tầng cơ sở mới (đướng xá mới).

3. Mô hình với biến dịch chuyển trong lao động

Trong phần trên, tỷ lệ chi phí cho dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị là không đổi, nghĩa là như nhau đối với tất cả người di cư. Trong thực tế, chi phí dịch chuyển có thể khác nhau từ người này đến người khác. Ví dụ, chi phí này có thể cao hơn đối với những người có kỹ năng thấp so với người có kỹ năng trung bình, thấp hơn đối với những người trẻ so với người già, cao hơn đối với những người ở địa phương xa trung tâm thành phố so với những người sống gần thành phố hơn và v..v... Do đó điều quan trọng là phải xem xét biến (cho mỗi cá thể) chi phí dich chuyển.

Gọi m là chỉ số nguời từ nông thôn ra thành thị, m = 1, 2, …, M (M là người cuối cùng dịch chuyển), và giả thiết rằng tỉ lệ chi phí dịch chuyển tm cho mỗi cá nhân là xác định bởi công thức sau:

tm= γ mα m = 1, 2, …., M (21)

trong đó  và  là các tham số. Và

WU = (1+tM)WR (22)

Trong trường hợp này tổng chi phí dịch chuyển đối với những người di cư bằng

(23)

Tương tự như trường hợp chi phí dịch chuyển không đổi, nguồn mất đi trong lao động sẽ là



(24)

Bây giờ điều kiện cân bằng thị trường lao động là



(25)

L =LR +LU +LT (26)

Thu nhập từ lương đối với lao động thành thị có thể được xác định như sau:

(27)

Giải thích các số hạng ở vế phải của (27) là tương tự như (13). Trong trường hợp mô phỏng, cho gía trị và các tham số αs, As được xác định bằng cách tính lại, s= U, R. Thay LU từ (26), LR từ (25), LT từ (24), T từ (23) và Ws (s= U, R) từ (2) vào (22), cho 1 phương trình với M chưa biết. Do đó chúng ta có thể tìm được giá trị M bằng cách giải phương trình này nếu lời giải là một số nguyên hoặc nguyên gần nhất nếu lời giải là không nguyên, và rồi tính WU,WR, tM, LR và LU.

Xác định GDP/người của vùng và quốc gia là giống như mô hình với chi phí dịch chuyển không đổi.

Mô hình này có thể được áp dụng tương tự để phân tích ảnh hưởng đến phân phối do tự do hóa thương mại hoặc những quyền hạ tầng cơ sở (đường xá, giáo dục, chăm sóc sức khỏe).


4. Một mô hình với biến chi phí dịch chuyển trong hàng hóa


Chúng ta cũng có thể mở rộng mô hình cơ bản đã thiết lập ở phần1 để đưa vào những chi phí dịch chuyển khác nhau đối với vận chuyển hàng hóa từ vùng nông thôn xa xôi đến trung tâm thành phố. Bây giờ chúng ta giả thiết tất cả thương mại hàng hóa (từ vùng nông thôn đến thành thị) có 2 cách, nhưng 2 cách thương mại này có thể được kết hợp nhau trong phần mở rộng sau. Mô hình này cũng có thể được sử dụng để phân tích ảnh hưởng đến phân phối (ở cả gánh nặng và lợi ích) cho các nhóm dân cư từ tự do hóa thương mại cũng như sự liên quan của các dự án hạ tầng cơ sở vùng và các chương trình xoá đói giảm nghèo.

Xem xét một nền kinh tế với một vùng thành thị U và J vùng nông thôn Rj, j=1,2,....J. Chúng ta giả thiết sản xuất cùng hàng hóa Y với hàm sản xuất lợi tức giảm dần dạng



(28)

j =1, 2,....J

Chúng ta giả thiết rằng dòng thương mại chỉ đi từ các vùng nông thôn đến thành thị, và bây giờ không có chi phí dịch chuyển trong di cư lao động giữa các địa phương. Nếu p là giá hàng hóa ở vùng thành thị, thì giá được người bán nhận ở vùng nông thôn j là



j =1, 2,....,J (29)

Trong đó j là chi phí vận chuyển của một đơn vị sản phẩm từ vùng j đến thành phố,  và  là các tham số. Ở đây, khoảng cách địa lý giữa vùng trung tâm và vùng nông thôn, tăng cùng nhau với chỉ số j. Do đó, nếu WU và Wj là mức lương tương ứng ở thành phố và vùng j chúng ta có các phương trình sau:



j =1, 2,....,J (30)

(31)

j =1, 2,....,J (32) (33)

(2J + 2) phương trình này cùng với điều kiện chuẩn hóa về giá và lương



(34)

(hoặc p=1) sinh ra hệ thống (2J + 3) phương trình đối với (2J+3) p chưa biết, WU, LU, Wj, Lj, jJ. Giải hệ thống này cho chúng ta lời giải về mô hình và phản ảnh phân phối lương trong trường hợp có tính đến chi phí vận chuyển hàng hóa từ các vùng nông thôn đến trung tâm thành phố.

Theo kinh nghiệm cho thấy rằng chi phí vận chuyển hàng hoá từ địa phương đến trung tâm thành phố có thể là cực kỳ lớn ở các nước nghèo (như trường hợp ở Camerroon trong The Economist, tháng 7/2002). Ảnh hưởng của xây dựng đường xá đến phân phối hàng hoá đã được lý thuyết Jacoby nhắc đến (2000).

Công thức quan trọng này có thể làm thay đổi ý nghĩa về xác định nguyên nhân chính của bất bình đẳng ở các nước nghèo. Công thức này cũng có thể được kết hợp với công thức chi phí di cư lao động ở trên để sinh ra một công thức kết hợp chi phí dịch chuyển thị trường lao động/hàng hóa và bất bình đẳng lương.



Các phương pháp tính này cho phép ứng dụng đối với Việt Nam trên cơ sở các dữ liệu sẵn có. Các kết quả ứng dụng trên số liệu sẽ được trình bày trong các nghiên cứu khác.


Каталог: Media -> file
file -> Sim năm sinh 1974
file -> Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-cp ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
file -> Trung tâm thông tin và DỰ BÁo kinh tế XÃ HỘi quốc gia phòng Tư liệu – Thư viện
file -> Cấu Hình 01 : 2099. 000 ( km loa 0 )
file -> TIÊu chuẩn mới ban hành tháng 11/2012
file -> C ng ty tnhh th­¬ng m¹i vµ ptcn thiªn th¶o
file -> THÔng báo của các nưỚc thành viên wto thông báo tuần thứ 4 tháng 02 năm 2016
file -> Mẫu số 38/HĐmb cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> Mẫu số 45/HĐt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> Mẫu số 47/HĐt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 52.08 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương