Một số lưu ý khi nghiên cứu, góp ý Dự thảo Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự



tải về 16.58 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích16.58 Kb.
#9730


Một số lưu ý khi nghiên cứu, góp ý Dự thảo Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự

Ngày 05/5/2016, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có văn bản số 1626/VKSTC-V8 V/v góp ý Dự thảo Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, trong quá trình nghiên cứu, tham gia góp ý, đề nghị các đồng chí lưu ý một số nội dung sau:

1. Căn cứ các quy định mới sửa đổi, bổ sung của Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Luật Tổ chức VKSND năm 2014 và Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, đề nghị các đồng chí nghiên cứu và tham gia góp ý toàn bộ nội dung Dự thảo Quy chế sửa đổi, bổ sung.

2. Khi nghiên cứu và tham gia góp ý toàn bộ nội dung, đề nghị lưu ý và cho ý kiến về một số nội dung cụ thể như sau:

2.1. Về bố cục, Dự thảo Quy chế sửa đổi, bổ sung đã bỏ 01 chương của Quy chế 35 có 03 điều quy định về: Phát hiện, xử lý oan, sai và vi phạm pháp luật; Quyết định trả tự do và khởi tố vụ án hình sự. Căn cứ các quy định của Luật Tổ chức VKSND 2014 và các quy định có liên quan, đây là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của VKS nên không cần thiết quy định thành chương riêng, chuyển về chương phương thức kiểm sát và quy định về thi hành biện pháp tư pháp nhập với quy định về nội dung công tác kiểm sát việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân quy định thành Chương mới. Quy định mới 09 điều bao gồm: Điều 6. Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam đảm bảo có căn cứ và đúng quy định của pháp luật; Điều 13: Kiểm sát việc đình chỉ chấp hành án; Điều 15. Kiểm sát việc tha tù, hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện; Điều 27. Kiểm sát việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân; Điều 28. Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị trong việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; Điều 34. Phương thức kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Điều 40. Kiểm tra việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị; Điều 47. Hồ sơ trong Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự và Điều 58. Khen thưởng và xử lý vi phạm. Nhập 02 điều của Quy chế về công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự ban hành kèm theo quyết định số 35... Điều 35. Phát hiện, xử lý oan, sai và vi phạm pháp luật và Điều 36. Quyết định trả tự do thành điều mới: Điều 41. Phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và quyết định trả tự do. Sửa đổi, bổ sung 28 điều, về cơ bản giữ nguyên 22 điều. Như vậy, Quy chế sử đổi, bổ sung có có 8 chương và 59 điều; căn cứ các quy định mới của Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Luật Tổ chức VKSND năm 2014 và Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam có cần thiết phải thêm, bớt, tách, nhập điều, chương nào không và cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi về bố cục và nội dung Dự thảo Quy chế hay không?

2.2. Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Tổ chức VKSND năm 2014 quy định “Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm: việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật...”. Tuy nhiên phần quy định cụ thể tại Chương I và Chương phương thực kiểm sát về kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự quy định phạm vi công tác không bao gồm kiểm sát việc bắt; để thống nhất về phạm vi công tác kiểm sát đề nghị các đồng chí nghiên cứu, tham gia ý kiến về nội dung có cần thiết quy định nội dung “bắt” trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự hay không.

2.3. Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 83 Luật Tổ chức VKSND năm 2014: “Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên có quyền ra quyết định, kết luận, yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, kháng nghị trong kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy định tại Điều 22, Điều 25 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 là kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự; yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự; chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và yêu cầu xử lý người vi phạm pháp luật; nội dung kháng nghị này không phải là kháng nghị theo thủ tục tố tụng nên không cần thiết phải là quyết định kháng nghị (bằng văn bản riêng) do vậy quy định theo phương án 1 của Điều 33. Kết luận và công bố kết luận kiểm sát (như quy định về kết luận kiểm sát theo quy chế 35) là phù hợp.

Quan điểm khác cho rằng căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 83 Luật Tổ chức VKSND năm 2014, kiểm sát viên không có quyền kháng nghị, nên những bản kết luận có nội dung kháng nghị thuộc thẩm quyền ban hành của Viện kiểm sát (do Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng ký). Tuy nhiên, nếu kiểm sát viên cao cấp công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, kiểm sát viên trung cấp công tác tại Viện kiểm sát cấp tỉnh, kiểm sát viên công tác tại Viện kiểm sát cấp huyện trực tiếp kiểm sát tại cơ quan, đơn vị, cơ sở giam giữ cấp dưới sau khi trực tiếp kiểm sát phát hiện vi phạm không kháng nghị yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự; chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và yêu cầu xử lý người vi phạm pháp luật là không phù hợp; nên quy định như phương án 2 là phù hợp.



2.4. Viện kiểm sát nhân dân tối cao xin gửi các đồng chí toàn bộ nội dung quy chế sửa đổi, bổ sung Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự và quy chế sửa đổi, bổ sung Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự có so sánh với Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ-VKSTC-V4 để các đồng chí tiện nghiên cứu, tham gia góp ý.



tải về 16.58 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương