MỘt số loài và thứ CÓ giá trị LÀm thuốc trong họ ĐỖ quyêN (ericaceae juss.) Ở việt nam nguyễn thị thanh hưƠNG, trần minh hợI



tải về 49.38 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích49.38 Kb.
#26905
MỘT SỐ LOÀI VÀ THỨ CÓ GIÁ TRỊ LÀM THUỐC TRONG

HỌ ĐỖ QUYÊN (ERICACEAE Juss.) Ở VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG, TRẦN MINH HỢI

Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới có hệ thực vật vô cùng phong phú. Do tác động của tự nhiên cũng như của con người, hệ thực vật luôn có sự biến đổi. Nghiên cứu phân loại thực vật là một chuyên ngành quan trọng không thể thiếu được vì đó là cơ sở cho các lĩnh vực khoa học khác như sinh thái học, sinh lý thực vật, địa lý thực vật, tài nguyên thực vật, công nghệ sinh học, ...

Để góp phần vào công việc phân loại thực vật ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành điều tra nghiên cứu các chi và loài trong họ Đỗ quyên (Ericaceae Juss. ). Bên cạnh lợi ích chủ yếu là làm cảnh, một số loài cho quả ăn được, một số loài của họ còn được sử dụng làm thuốc với những giá trị và phân bố đã được nghiên cứu.

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

Là các loài trong tự nhiên (mẫu tươi sống), các tiêu bản khô của họ Đỗ quyên ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài được lưu giữ tại các phòng tiêu bản của các Viện nghiên cứu và trường đại học như Phòng tiêu bản thực vật, Trường đại học khoa học tự nhiên (HNU); Bảo tàng thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN); Phòng thực vật, Viện Sinh học nhiệt đới T.p. Hồ Chí Minh; Phòng tiêu bản, Viện Dược liệu, Bộ Y tế (HNPM); Phòng tiêu bản, Đại học Dược Hà Nội (HNPI); Phòng tiêu bản thực vật, Viện Thực vật Côn Minh - Trung Quốc (KUN),....



2. Phương pháp nghiên cứu

Thu mẫu các loài có trong tự nhiên. Dùng phương pháp so sánh hình thái, một phương pháp kinh điển và phổ biến nhất trong nghiên cứu phân loại thực vật từ trước đến nay. Nghiên cứu đặc điểm hình thái bao gồm những đặc điểm của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản trong đó chủ yếu là so sánh những đặc điểm của cơ quan sinh sản vì chúng có tính bảo thủ, ít biến đổi với điều kiện môi trường bên ngoài. Thu thập thông tin theo phương pháp điều tra nghiên cứu thực vật dân tộc học kết hợp tra cứu các tài liệu để có được những công dụng làm thuốc của các loài trong cộng đồng.



II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Sau đây là đặc điểm sinh học, phân bố và công dụng của 23 loài cây thuốc trong họ Đỗ quyên ở Việt Nam



1. Agapetes hosseana Diels, 1905 - Thượng nữ hosseus, Thượng nữ hoa đỏ.

- Đặc điểm: Cây nhỏ bám trên đá hay phụ sinh; gốc thân phình thành củ. Lá có phiến hình trái xoan thuôn hay bầu dục-thuôn, kích thước 1,8-4,5cm, rộng 1-1,5cm, gốc nhọn, đầu nhọn hay tù. Hoa mọc đơn độc hay từng đôi, ở nách lá; cuống hoa mảnh, dài 13 mm; tràng màu đỏ. Quả tròn, kích thước khoảng 6-8mm.

- Phân bố: Kon Tum (Đác Glây), Lâm Đồng.

- Công dụng: Rễ cây được dùng làm thuốc trị gãy xương.

2. Agapetes mannii Hemsl. 1982 – Thượng nữ mann, Thượng nữ lang bian, Thượng nữ hoa trắng.

- Đặc điểm: Cây nhỏ thường xanh, phụ sinh, cao 30-60cm, đáy thân phình to thành củ cứng. Lá có phiến thon ngược, dài 1,3 -2,5cm, rộng 5-11mm; cuống lá rất ngắn. Hoa mọc đơn độc hay từng đôi ở nách lá, rũ xuống; tràng hoa dài 1,5 cm, màu trắng, không lông. Quả tròn, to 11-14mm, hạt nâu.

- Phân bố: Lâm Đồng (Lang Biang)

- Công dụng: Rễ củ được sử dụng làm thuốc sắc hay ngâm rượu uống trị viêm gan thể hoàng đản, kinh nguyệt không đều, phong thấp đau xương, lưng gối tê đau, trẻ em kinh phong; dùng ngoài giã đắp trị gãy xương.



3. Agapetes velutina Guillaum. 1961 –Thượng nữ lông, Trường sanh

- Đặc điểm: Bụi phụ sinh, cao 1-2m; thân có gốc phình thành củ. Lá có phiến hình ngọn giáo, đầu tròn hay tù, gốc nhọn, dài 3-7cm. Hoa mọc đơn độc hay thành chùm ít hoa; hoa màu xanh đến màu cam . Quả mọng hình quả lê hay tròn, đường kính 1,5cm, màu đỏ đậm, chứa nhiều hạt nhỏ.

- Phân bố: Lâm Đồng (Đà Lạt)

- Công dụng: Thân củ được dùng làm thuốc chữa đau xương, đau gối.

4. Craibiodendron stellatum (Pierre ex Laness.) W.W. Smith, 1914 – Craibiodendron shanicum W.W. Smith, 1911 - Cáp mộc hình sao.

- Đặc điểm: Gỗ nhỏ, cao 3-8m, nhánh non không lông. Lá có phiến bầu dục, dài 6-10(-13)cm, rộng 3,5-4,5(-6)cm. Hoa màu trắng, nhị 10. Quả nang rộng 12mm, có 5 cạnh tròn, 5 ô; hạt có cánh dài 2 mm.

- Phân bố: Kon Tum, Lâm Đồng (Lang Bian, Đà Lạt).

- Công dụng: Vỏ cây nấu rửa vết thương. Rễ dùng chữa phong thấp, viêm đau khớp xương.

5. Diplycosia semi-infera C.B. Clarke, 1882 – Gaultheria semi-infera (C.B. Clarke) Airy-Shaw, 1940 – Song bao trung thư, Tra

- Đặc điểm: Bụi nhỏ phụ sinh, dài tới 2m; nhánh non có lông dày màu lá cọ; nhánh già gần như không lông. Lá hình bầu dục, mép lá có răng; gân bên 3-4 đôi. Chùm hoa ở nách lá, phủ lông ngắn màu trắng, hoa màu trắng. Quả nang gần hình cầu, màu lam.

- Phân bố: Kon Tum (Đác Glây, Ngọc Linh).

Công dụng: Toàn cây được dùng làm thuốc chữa phong thấp, hoạt huyết chống đau đầu, nẻ da vì cóng.

6. Enkianthus quinqueflorus Lour. 1790 - Enkianthus biflorus Lour. 1790, p.p. – Rhododendron honbanianum A. Chev. ex Dop, 1930 - Trợ hoa, Chuông treo năm hoa, Bông vàng.

- Đặc điểm: Bụi cao 1-5m. Lá chụm ở chót nhánh; phiến lá hình trái xoan hay hình trứng ngược, dài 5-10cm, rộng 2-4cm. Hoa màu hồng phấn hay màu trắng, miệng chia 5 thuỳ; nhị 10. Quả nang hình bầu dục, dài 8-12mm, có cạnh góc, cuống quả dài 3-5cm.

- Phân bố: Quảng Bình, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam vào tới Khánh Hoà.

- Công dụng: Lá giã dùng làm thuốc chữa viêm đau khớp do ngã hay tổn thương.

7. Gaultheria fragrantissima Wall. 1820 - Châu thụ thơm, Gan tiền thơm, Bạch châu, Thạch nam.

- Đặc điểm: Bụi cao 3m, thơm mùi salicilat. Lá đơn, mọc so le; mặt dưới có chấm mờ rải rác; gân bên 5-6 đôi, rõ ở mặt dưới; cuống lá dài 2-3(5-10)mm. Hoa màu trắng, rủ xuống, dài 4 mm. Quả nang tròn, màu đen, đường kính 5 mm, hơi có lông.

- Phân bố : Lào Cai (Sapa), Hà Giang, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Kon Tum (Đác Glây, Ngọc Linh).

- Công dụng: Quả ăn được. Lá phơi khô nấu nước uống thay chè và chữa tê thấp, đau dây thần kinh, chân tay nhức mỏi.

8. Leucothoe griffithiana C.B. Clarke, 1882 – Leucothoe tonkinensis Dop, 1930 – Bạch tiên, Lê lư, Lê lư bắc bộ.

- Đặc điểm: Bụi cao 3-4m, cành yếu gần như trườn. Lá hình bầu dục, mép có răng nhọn, hai mặt không lông. Chùm hoa dài 3-5cm, cuống hoa ngắn 1mm; lá bắc thon dài 3-4mm. Quả nang tròn, đường kính 3,5-4mm, không lông; hạt hình bầu dục, đường kính 1,2 mm.

- Phân bố: Lào Cai (Sapa), Hà Giang (Đồng Văn), Kon Tum (Đác Glây, Ngọc Linh).

Công dụng: Toàn cây được dùng làm thuốc trị phong thấp, đau nhức khớp xương.

9. Lyonia ovalifolia (Wall. ) Drude, 1889 var. pubescens (Franch.) Judd. 1981– Andromeda ovalifolia Wall. 1820. – Pieris ovalifolia (Wall. ) D. Don, 1834 – Lồng đèn, Cà di xoan, Bập, Rét, Rít, Nam chúc.

- Đặc điểm: Gỗ nhỏ, cao 8-12m. Lá đơn, mọc so le, hình trứng hay bầu dục, dài 5-10 cm, rộng 2,7-6cm, mép nguyên; gân bên 8-15 đôi. Hoa mọc thành chùm ở nách lá, dài 6-15 cm, có lông, màu trắng. Quả nang hình cầu, đường kính 4-5mm.

- Phân bố : Lào Cai (Sapa), Ninh Thuận, Kon Tum (Đác Glây, Ngọc Linh), Gia Lai, Lâm Đồng (Đà Lạt, Lang Bian, Đơn Dương), Đồng Nai.

Công dụng: Cành và lá hãm lấy nước trị lở độc ngoài da và bệnh hủi.

10. Lynonia villosa (Wall. ex C.B. Clarke) Hand.-Mazz. 1936. – Andromeda villosa Wall. 1829, nom.nud. – Pieris villosa Wall. ex C.B. Clarke, 1882. – Xolisma villosa (Wall. ex C.B. Clarke) Rehd. 1924. - Cà di lông

- Đặc điểm: Bụi cao 3-4m, lá rụng theo mùa. Lá có phiến hình trứng ngược hay hình trứng ngược dạng trái xoan, dài 3-7cm, rộng 2-3,8cm, hai mặt có lông mềm, cuống lá dài 3-6mm. Hoa mọc thành chùm ở nách lá,dài 3 mm, có lông mịn; đài hoa hình dải, 5 thuỳ. Quả nang hình cầu, đường kính 4 mm, có lông dễ rụng.



- Phân bố: Lào Cai (Sapa).

- Công dụng: Lá cây được dùng thuốc làm thuốc trị phong thấp và gãy xương.

11. Pieris formosa (Wall. ) D. Don, 1834. – Andromeda formosa Wall. 1829. nom. nud. -Hứng, Rít, Cà di

- Đặc điểm: Bụi cao 4-5m, lá chụm ở chót nhánh. Hoa trắng điểm hồng; lá đài hình tam giác, dài 4mm. Quả nang hình cầu, đường kính 4-5mm.

- Phân bố: Lào Cai (Sapa).

- Công dụng: Toàn cây được dùng làm thuốc tiêu viêm, chống đau. Nhựa lấy từ các chồi lá dùng bôi đôi ba lần trị bệnh hắc lào.

12. Rhododendron arboreum Smith ssp. delavayi (Franch.) Chamb. 1979. – Rhododendron delavayi Franch. 1886 – Đỗ quyên delavay, Đỗ quyên hoa đỏ,.

- Đặc điểm: Bụi cao 1-8m. Lá tập trung ở ngọn các nhánh; phiến lá hình bầu dục nhọn đầu, dài 8-15cm, rộng 2,5-3cm, không lông, mặt dưới mốc và có khảm lông dày; cuống lá dài 1-2cm. Hoa to, màu đỏ sậm. Quả nang hình bầu dục, dài 1,8cm, có lông.

- Phân bố: Nghệ An, Hà Tĩnh.

- Công dụng: Hoa dùng làm thuốc trị kinh nguyệt không đều, chảy máu mũi, khạc ra máu, xuất huyết đường tiêu hoá, viêm tuỷ xương, trị băng huyết đỏ.



13. Rhododendron moulmainense Hook. 1856. –Rhododendron oxyphyllum Franch. 1898. - Đỗ quyên moulmain, Đỗ quyên lá nhọn.

- Đặc điểm: Gỗ nhỏ cao đến 15m. Lá thường xanh, hình mác dạng bầu dục hay hình mác ngược, gân giữa lõm ở mặt dưới; gân bên 9-12 đôi . Hoa thường xếp 2-3 đoá ở nách lá phía ngọn, màu trắng, hồng hay tim tím, có bớt vàng, không lông. Quả nang hình trụ tròn, dài 2,5-5(-7)cm, không lông, có màu nâu sậm.



- Phân bố: Lào Cai (Sapa), Kon Tum.

- Công dụng: Rễ cây dùng làm thuốc trị lao phổi, tiêu đờm và tiêu viểm tổn thương do ngã.



14. Rhododendron mucronatum (Blume) G. Don, 1834. – Azalea mucronata Blume, 1826. - Đỗ quyên mũi, Đỗ quyên lá mũi nhọn.

- Đặc điểm: Bụi cao 2(5)m, nhánh non có nhiều vẩy. Lá tập trung ở đầu cành, hai mặt có lông nằm, có khi có lông tiết. Hoa màu trắng hay đỏ, thơm. Quả nang dài 1cm, kèm theo đài tồn tại.

- Phân bố: Cây mọc hoang và cũng được trồng ở nhiều nơi ở Hà Nội và Đà Lạt.

- Công dụng: Rễ, thân, lá được sử dụng làm thuốc trị tổn thương do ngã, thổ huyết, lỵ và băng huyết. Dùng trong sắc uống với liều 20-40g, dùng ngoài nấu nước rửa.



15. Rhododendron simsi Planch. 1854 – Đỗ quyên hoa đỏ, Đỗ quyên sim, Đỗ quyên tết.

- Đặc điểm: Bụi cao 2,5m. Lá mỏng, hình trứng, mặt trên có lông thưa, mặt dưới có lông dày. Hoa màu hoa hồng, đỏ tươi hay đỏ thẫm, có 5 thuỳ trong đó 1-3 thuỳ trên có đốm màu đỏ thẫm. Quả nang hình trứng tròn, dài cỡ 8mm, nhiều lông thô.



- Phân bố: Lào Cai (Sapa), Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Kon Tum.

- Công dụng: Lá dùng trị u nhọt sưng lở, xuất huyết ngoài da và bệnh mề đay. Hoa quả và rễ dùng chữa bệnh và phụ khoa (kinh nguyệt không đều, bế kinh) phong thấp sưng đau, gãy xương, thổ huyết, chảy máu mũi.

16. Vaccinium bracteatum Thunb. 1784. – Vaccinium bracteatum var. glabratum Dop, 1930. – Ỏng ảnh hồng, Việt quất lá bắc to, Sơn trâm lá hoa, Cà lao.

- Đặc điểm: Cây bụi thường xanh, cao đến 1,5m, phân cành nhiều. Lá dai, hình trứng dạng bầu dục, dài 2,5-6cm, rộng 1-2,5cm. Hoa màu trắng, rủ xuống dưới. Quả mọng hình cầu, đường kính 4-6mm, màu tím đen, hơi phủ phấn trắng.

- Phân bố: Hoà Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hải Dương.



- Công dụng: Quả, lá và rễ được dùng làm thuốc. Quả dùng lỵ và tả kéo dài. Lá cũng được dùng như quả. Rễ dùng trị đau răng, tay chân bị sưng đỏ, trẻ em nhỏ nuốt phải vật bằng kim loại tại cổ họng không xuống được.

17. Vaccinium bullatum (Dop) Sleum. 1941. – Agapetes bullata Dop, 1930. - Sơn trâm phồng, Việt quất lá bọt.

- Đặc điểm: Bụi cao 2m. Lá to, hình mác đến hình mác dạng bầu dục, gân lá đều lõm ở mặt trên nên lá như là bị phồng lên. Hoa màu đỏ, dài cỡ 6 mm, chia thuỳ sâu. Quả tròn, to 8-9mm, chứa nhiều hạt.

- Phân bố: Cao Bằng, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hoà Bình.

- Công dụng: Rễ cây được sử dụng làm thuốc thần kinh phân lập.

18. Vaccinium delavayi Franch, 1895. - Sơn trâm delavay, Việt quất delavay.

- Đặc điểm: Bụi thấp thường xanh; nhánh cằn cỗi, vỏ xám đen. Lá nhỏ, dai, dày, hình trứng ngược. Hoa màu trắng, lá bắc lớn, dài bằng hoa. Quả mọng hình cầu, không lông, màu lam sẫm, đường kính cỡ 3mm.

Phân bố: Kon Tum.

- Công dụng: Quả ăn được. Rễ cây phình thành củ sử dụng làm thuốc trị bụng trướng khí.

19. Vaccinium dunalianum Wight, 1847. – Sơn trâm dunal, Việt quất lá long não, Việt quất lá có đuôi.

- Đặc điểm: Bụi cao 3m, phụ sinh hay bám trên đá. Lá hình bầu dục, chót thon nhọn có đuôi, không lông. Cụm hoa chùm ở nách lá. Quả mọng hình cầu, đường kính đến 1cm, màu đen.

- Phân bố: Lào Cai (Sapa), Kon Tum (Đác Glây, Ngọc Linh), Khánh Hoà.



- Công dụng: Toàn cây sử dụng làm thuốc trị phong thấp khớp, xương tê đau.

20. Vaccinium dunalianum var. megaphyllum Sleum. 1941. – Vaccinium poilanei Dop, 1930 – Sơn trâm lá to, Việt quất lá to.

- Đặc điểm: Bụi phụ sinh hoặc bám trên đá. Lá to, dài tới 12-14cm, rộng 4-5,5cm.

- Phân bố: Lào Cai (Sa Pa), Kon Tum.

- Công dụng: Dùng trị phong thấp khớp, xương tê đau.

21. Vaccinium dunalianum var. urophyllum Rehd. & Wils. 1913. – Vaccinium dunalianum var. calycina Dop, 1930. – Sơn trâm đài to, Việt quất lá đuôi.

- Đặc điểm: Bụi cao 4-5m, cành nằm ngang mềm như trườn, đôi khi sống phụ sinh. Lá dai, gân giữa và gân bên nổi rõ ở cả hai mặt. Hoa màu trắng tô điểm thêm màu hồng phấn, đài hoa có răng nhỏ. Quả mọng hình cầu, đường kính 5-6mm, màu đen, không lông.

- Phân bố: Lào Cai, Vĩnh Phúc, Khánh Hoà, Kon Tum.



- Công dụng: Toàn cây dùng trị phong thấp tê buốt, viêm khớp xương.

22. Vaccinium iteophyllum Hance, 1862. – Vaccinium chevalieri Dop, 1930. - Nen lá liễu, Sơn trâm, Việt quất lưng vàng.

- Đặc điểm: Bụi hoặc gỗ nhỏ. Lá dai, hình bầu dục, dài 6-8cm, rộng 2-3cm, , mép có răng thưa hay gần như nguyên.Hoa màu trắng hay điểm thêm màu phấn hồng, lá bắc và lá bắc con hình mác. Quả mọng hình cầu, đường kính 6-7mm, màu đỏ, có lông.

- Phân bố: Gặp nhiều nơi thuộc tỉnh Lâm Đồng.

- Công dụng: Rễ và lá được dùng làm thuốc trị viêm gan, cảm, viêm niệu đạo, gãy xương, phong thấp, xuất huyết ngoài da, đau dạ dày.

23. Vaccinium sprengelii (G. Don) Sleum. 1941. - Agapetes sprengelii G. Don, 1834. –Sơn trâm sprengel, Ỏng ảnh.

- Đặc điểm: Bụi hoặc gỗ nhỏ. Lá dày cứng, hình bầu dục dạng trứng tới hình mác dạng trứng, mép có răng cưa nhỏ. Hoa màu hồng hồng tới màu trắng, dạng ống, rủ xuống, dài cỡ 8mm, không lông. Quả mọng, hình cầu, không lông, đường kính 4-5mm, màu hồng lúc chín màu tím sẫm.

- Phân bố: Lào Cai, Hà Giang, Khánh Hoà, Kon Tum, Lâm Đồng, Đồng Nai.



- Công dụng: Quả được sử dụng làm thuốc, dùng trị toàn thân phù thũng, đau ngã, gãy xương.
III. KẾT LUẬN

Như vậy, họ Đỗ quyên Ericaceae Juss. ở Việt Nam có 23 loài và thứ được sử dụng làm thuốc, phân bố ở nhiều nơi, trong đó có một số loài có giá trị như Agapetes hosseana Diels, Agapetes mannii Hemsl., Craibiodendron stellatum (Pierre ex Laness.) W.W. Smith, Diplycosia semi-infera C.B. Clarke, Gaultheria fragrantissima Wall., Lyonia ovalifolia (Wall. ) Drude, Pieris formosa (Wall. ) D. Don, Rhododendron moulmainense Hook., Vaccinium bracteatum Thunb., Vaccinium sprengelii (G. Don) Sleum.,... Những loài này có triển vọng gây trồng trên diện rộng sẽ mang lại giá trị kinh tế cao.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Đỗ Huy Bích, 1995: Thuốc từ cây cỏ và động vật, NXB. Y học, 93-94tr.

  2. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), 2003: Danh lục các loài thực vật Việt Nam, NXB. Nông nghiệp, Hà Nội, 2: 437-449.

  3. Nguyễn Tiến Hiệp, Phạm Hoàng Hộ, 1996: Fam. Ericaceae Juss. In Vascular plants synopsis of Vietnamese flora. St. Petersburg.

  4. Võ Văn Chi, 1997: Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB. Y học Tp. Hồ Chí Minh,1468 tr.

  5. Võ Văn Chi (Chủ biên), Trần Hợp, 2002: Cây cỏ có ích ở Việt Nam, NXB. Giáo dục Tp. Hồ Chí Minh, 2: 295-330.

  6. Võ Văn Chi, 2003: Từ điển Thực vật thông dụng, NXB. KH&KT, Hà Nội, 1: 239-430.

  7. Võ Văn Chi, 2004: Từ điển Thực vật thông dụng, NXB. KH&KT, Hà Nội, 2: 2125-2138.

  8. Phạm Hoàng Hộ, 1999: Cây cỏ Việt Nam, NXB. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 1: 609-616.

  9. Wu C.Y., P.R. Raven (Edit.), 2005: Flora of China, Sicence Press, Beijing, 14: 260-455.

SOME MEDICINAL SPECIES AND VARIETIES OF THE FAMILY

ERICACEAE Juss. IN VIETNAM

NGUYEN THI THANH HUONG, TRAN MINH HOI

SUMMARY


There are 23 medicinal species and varieties in the family Ericaceae distributed throughout Vietnam. The most useful species are Agapetes hosseana Diels, Agapetes mannii Hemsl., Craibiodendron stellatum (Pierre ex Laness.) W.W. Smith, Diplycosia semi-infera C.B. Clarke, Gaultheria fragrantissima Wall., Lyonia ovalifolia (Wall. ) Drude, Pieris formosa (Wall.) D. Don, Rhododendron moulmainense Hook., Vaccinium bracteatum Thunb., Vaccinium sprengelii (G. Don) Sleum. These species have the potential to be introduced into cultivation on a large scale for obtaining greater economic value.
Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 49.38 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương