Một số kết quả nghiên cứu bảo tồn và phát triển bền vững một số loài thông đang bị đe doạ tuyệt chủng ở Việt Nam



tải về 2.21 Mb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích2.21 Mb.
#39297
  1   2   3
Một số kết quả nghiên cứu bảo tồn và phát triển bền vững

một số loài thông đang bị đe doạ tuyệt chủng ở Việt Nam
Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Minh Tâm

Cơ quan chủ trì: Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam


Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực địa tại các địa điểm: đối với loài thông đỏ Bắc (Taxus chinensis) tại Khu Bảo tồn Bát Đại Sơn và Thài Phìn Tủng (Hà Gang), Khu vực Vườn Quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai), rừng thứ sinh Xuân Trường ( Bảo Lạc, Cao Bằng) và Mường Lựm (Yên Châu, Sơn La), Khu Bảo tồn Hang Kia – Pà Cò (Mai Châu, Hoà Bình); loài thông đỏ Nam (Taxus wallichiana) tại rừng thứ sinh Núi Voi (Đức Trong, Lâm Đồng), rừng thứ sinh xã Xuân Trường và Xuân Thọ (thành phố Đà Lạt); và loài Thuỷ tùng (Glyptostrobus pensilis) tại rừng đặc dụng Trấp K’sơ (Krông Năng) và Earal (huyện EaH’Leo, Đắk Lắk). Tổng số 334 cá thể thuộc 12 quần thể của 3 loài Thông đỏ Bắc, thông đỏ Nam và Thuỷ tùng đã được thu thập để đánh giá cấu trúc quần thể và nghiên cứu đa dạng di truyền ở cả 2 mức độ quần thể và loài.
Kết quả đã chỉ ra rằng số lượng cá thể và số lượng quần thể cho mỗi loài nghiên cứu là rất thấp. Chỉ có 2 quần thể Thuỷ tùng: Trấp K’sơ với số lượng khoảng 30 cá thể và Earal (260 cá thể), 4 quần thể Thông đỏ Nam: Núi Voi (khoảng 50 cá thể), Xuân Trường 1 (40 cá thể), Xuân Trường 2 (15 cá thể) và Xuân Thọ (6 cá thể), và 6 quần thể thông đỏ Bắc: Khu vực Vườn Quốc gia Hoàng Liên (10 cá thể), Khu Bảo tồn Thiên nhiên (khoảng 50 cá thể), Rừng thứ sinh Thài Phìn Tủng (34 cá thể), Xuân Trường (6 cá thể), Khu bảo tồn Hang Kia – Pà Cò (20 cá thể) và rừng thứ sinh Mường Lựm (30 cá thể). Để xác định cấu trúc tuổi quần thể, chúng tôi phân thành 5 nhóm tuổi theo đường kính thân cây (đo ở vị trí cách mặt đất 1,3 m). Đối với loài thông đỏ Bắc và thông đỏ Nam, nhóm tuổi 1 gồm các cá thể có đường kính < 2 cm, nhóm 2: 2 – 10 cm, nhóm 3: 11-20 cm, nhóm 4: 21-40 m và nhóm 5: > 40 cm; trong khi đó đối với loài Thuỷ tùng cũng được phân thành 5 nhóm; nhóm 1: gồm các cá thể < 20 cm, nhóm 2: 21-40 cm; nhóm 3: 40-60 cm, nhóm 4: 61 – 80 cm và nhóm 5: > 80 cm. Đối với loài thông đỏ Bắc, hầu như không tìm thấy cá thể nhóm 4. Duy nhất chỉ tìm thấy 3 cá thể (nhóm 4) ở Hoàng Liên, mọc trên vách núi. Số cá thể nhóm 2 hoặc 3 chiếm ưu thế ở 3 quần thể Bát Đại Sơn (34,37%), Thài Phìn Tủng (71,43%) và Hang Kia – Pà Cò (55,55%). Nhóm 5 chiếm ưu thế ở quần thể Mường Lựm (46,15%). Số cá thể tái sinh (nhóm 1) chiếm tỉ lệ rất thấp, 12,5% ở quần thể Bát Đại Sơn, 7,69% ở Mường Lựm. Không tìm thấy cây tái sinh trong rừng ở quần thể Hang Kia – Pà Cò, Xuân Trường và Hoàng Liên. 6 cây con đã tìm thấy trong vườn cây cảnh. Đối với loài thông đỏ Nam, số cá thể tái sinh chiếm ưu thế ở 3 quần thể Xuân Trường 1 (40,62%), Xuân Trường 2 (63,64%) và Núi Voi (50%). Đối với loài Thuỷ tùng, nhóm 2 chiếm ưu thế ở cả 2 quần thể Earal (42,73%) và Trấp K’sơ (35,29%). Nhóm có số cá thể thấp nhất được xác định ở nhóm 5 là 5,98% (Earal) và 5,88% (Trấp K’sơ). Không tìm thấy cây tái sinh ở cả 2 quần thể này. Cây có đường kính nhỏ nhất > 10 cm.
Để đánh giá mức độ suy giảm tính đa dạng di truyền quần thể và loài liên quan đến tác động của con người, chúng tôi đã sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử SSR (microsatellite). Trong tổng số 21 cặp mồi SSR đã được kiểm tra, 10 cặp mồi có kết quả rõ ràng và được sử dụng để phân tích mức độ suy giảm tính đa dạng di truyền quần thể và loài của 3 loài thông nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã xác định một số thông số đa dạng di truyền trong quần thể và giữa các quần thể cho mỗi loài thông nghiên cứu. Trong phần này chúng tôi chỉ đề cập đến loài Thuỷ tùng (G. pensilis), số alen cho một lô cút là 1,8 (Trấp K’sơ) và 2,0 (Earal). Tỉ lệ lô cút đa hình tương ứng cho 2 quần thể này là 50 và 60%. hệ số gen di hợp tử quan sát là 0,276 (Trấp K’sơ) và 0,239 (Earal) và hệ số gen di hợp tử kỳ vọng là 0,198 (Trấp K’sơ) và 0,222 (Earal) và hệ số sinh sản cận noãn (Fis) là -0,415 (Trấp K’sơ) với sắc xuất p=0,0001 và -0,080 (Earal) với p <0,0001. Một số tham số khác cũng được đề cập để đánh giá ở mức độ lô cút như Fis trung bình -0,117, dao động từ-0,402 đến 0,482; Fit trung bình -0,036 (-0,401 đến 0,554) và Fst trung bình 0,072 (-0,001 đến 0,238). Một số thông số đa dạng di truyền ở mức độ lô cút theo công thức của Nei cũng đã được đề cập. Chẳng hạn Ho trung bình 0,258 (0,128 – 0,889), Hs = 0,209 (0,138 – 0,587), Ht = 0,218 (0,150 – 0,588) và Gst = 0,040 (0,002 -0,128). Phân tích sự khác nhau ở mức độ phân tử (AMOVA) cũng đã được tiến hành ở mức độ sai khác giữa các quần thể trong loài và giữa các cá thể trong mỗi quần thể. Kết quả chỉ ra sự sai khác giữa các cá thể trong mỗi quần thể là rất lớn (99,78%) với sắc xuất p <0,0001, trong khi đó sự khác nhau này xuất hiện rất thấp 0,22% với p =0,0022 giữa 2 quần thể Earal và Trấp K’sơ. Cấu trúc nhóm của 134 cá thể thuộc 2 cả 2 quần thể Earal và Trấp K’sơ cũng được đề cập. 13 nhóm đã được hình thành. Mối quan hệ giữa các cá thể trong mỗi nhóm cũng đã được phân tích.
Nghiên cứu vị trí phân loại của một số loài thông trên cơ sở giải mã vùng gen rpoc1 với kích thước 500-650bp. Chúng tôi đã giải mã 15 loài thông ở Việt Nam: Thông đỏ Bắc (Taxus chinensis), Thông đỏ Nam (T. wallichiana), Bách xanh núi đất (Calocedrus macrolepis), Bách xanh núi đá (C. rupestris ?), Thông Pà cò (Pinus kwangtungensis), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), Kim giao Bắc (Nageia fleuryi), Kim giao Nam (N. wallichiana), và một số loài thông khác. Kết quả về trình tự nucleotide gen rpoc1 cũng chỉ ra 2 loài thông đỏ Bắc và thông đỏ Nam có hệ số tương đồng rất cao và chúng có thể chỉ một loài ở Việt Nam.
Như vậy, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối với Thuỷ tùng (Glyptostrobus pensilis), mặc dù tính đa dạng di truyền quần thể và loài có cao hơn so với 2 loài Pơ mu và Sa mu dầu, song chúng cũng đang bị đe doạ bởi một số yếu tố như ảnh hưởng đến sự suy giảm tính đa dạng di truyền bao gồm nơi sống của chúng bị phá huỷ và suy giảm. Những mảnh rừng, nơi sống của chúng còn sót lại đều bị thu nhỏ và bị phân cắt. Loài Thuỷ tùng còn xuất hiện một yếu tố quan trong khác, nơi sống luôn bị ngập nước liên quan đến đập giữ nước phục vụ công việc tưới tiêu cây công nghiệp (cà phê). Kết quả này ảnh hưởng đến khả năng tái sinh của loài. Rõ ràng, bảo tồn các loài thông cần phải được thực hiện cả hai hình thức nguyên vị và chuyển vị. Công việc ưu tiên bảo tồn thông ở nước ta có thể được giả thiết. Trước tiên, bảo vệ nơi sống và cấm khai thác cây rừng, đặc biệt các loài đang được bảo vệ. Phục hồi một số nơi sống của chúng và đưa cây con vào trồng. Mục đích này sẽ tạo một quần thể lớn hơn đảm bảo duy trì tính đa dạng di truyền cao và tiềm năng tiến hoá của loài. Trước khi mở rộng kích thước quần thể, chúng ta phải thiết lập vườn giống với chất lượng cao về di truyền (cá thể có tính đa hình cao). Đối với loài Thuỷ tùng, thay đổi chế độ nước bề mặt trong rừng để dần dần phục hồi nơi sống của chúng, đặc biệt cho cây con tái sinh. Thực hiện các nghiên cứu tiếp theo để đánh giá lại mức độ đa dạng di truyền ở cả 2 mức độ quần thể và loài. Nâng cấp khu bảo tồn nguyên vị và chuyển vị để bảo vệ và quản lý các loài đang bị đe doạ một cách hiệu quả hơn. Một giải pháp quan trọng khác cũng cần phải được quan tâm là nâng cao hiểu biết của cộng đồng và tham gia của họ trong việc quản lý và phục hồi các loài thông cần được bảo vệ ở địa phương.



Каталог: file -> File%20dinh%20kem
file -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
file -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7790-5 : 2008 iso 2859-5 : 2005
file -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
file -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
File%20dinh%20kem -> NẤm côn trùng tại vưỜn quốc gia cát tiêN: nguồn tài nguyên quý cho cáC Ứng dụng sinh họC

tải về 2.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương