Một số kịch bản cho chính sách thương mại của Việt Nam



tải về 371.62 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu09.06.2018
Kích371.62 Kb.
#39743
  1   2   3
Một số kịch bản cho chính sách thương mại của Việt Nam
David Vanzetti và Phạm Lan Hương1

Đại học QG Úc và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW




Tóm tắt

Việt Nam đứng trước nhiều sự lựa chọn khi mở cửa với thương mại quốc tế. Việt Nam sắp gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, là thành viên của Khu vực Mậu dịch Tự do trong ASEAN, khu vực đang có dự tính mở rộng quan hệ thương mại đối với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, gần đây Việt Nam đã kết thúc đàm phán song phương với Mỹ. Mở cửa thương mại là con dao hai lưỡi với lợi ích thu được từ việc cải thiện khả năng gia nhập thị trường và phân bổ tài nguyên nhưng cũng có thể bị bù trừ một phần hoặc toàn bộ bằng những tác động tiêu cực về thương mại và chi phí điều chỉnh cơ cấu.


Những mô phỏng về cải cách tự do hóa thương mại đơn phương, song phương, khu vực, đa phương và kịch bản hài hoà thuế suất được thực hiện bằng cách sử dụng mô hình cân bằng tổng thể GTAP. Kết quả chỉ ra rằng tự do hoá đơn phương có thể mang lại những lợi ích đáng kể mà không cần phải đàm phán với các nước khác. Hài hòa thuế suất ở mức thuế suất bình quân như hiện nay cũng mang lại lợi ích thông qua tăng nguồn thu thuế mà không cần phải điều chỉnh nhiều. Mở rộng AFTA mang lại lợi ích vừa phải, cũng giống như cải cách thương mại đa phương giảm 50% mức thuế suất hiện nay. Các ngành nông nghiệp và sử dụng tài nguyên thu được lợi ích rất hạn chế vì những ngành xuất khẩu này đã có hàng rào thuế suất thấp. Tuy nhiên, thị trường giành cho hàng dệt may Việt Nam vẫn đóng vai trò rất quan trọng.
JEL mã chủ đề F13, Q17.

Từ khóa: Việt Nam, thương mại, đàm phán WTO

1. Những phương án trong chính sách thương mại
Sau hàng thập kỷ tách biệt, Việt Nam đang hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ, là một thành viên của Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN và sắp trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Lợi ích của hội nhập đã bắt đầu hiện hữu với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong đầu tư, xuất khẩu, thu nhập và giảm nghèo. Tuy nhiên tăng trưởng đòi hỏi có sự điều chỉnh đáng kể khi lao động chuyển từ nông nghiệp sang dịch vụ và từ nông thôn sang thành thị.
Những lựa chọn/phương án chính sách thương mại có cả mặt tích cực và tiêu cực. Lợi thế của các vòng đàm phán đa phương của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO là một hệ thống thương mại dựa trên luật lệ và có rất nhiều thành viên, nhưng tiến trình này chậm chạp và ít tiến triển. Hiệp định khu vực là thỏa thuận giữa các nước thành viên cùng chia sẻ lợi ích chung nên dễ đẩy nhanh, nhưng sự giống nhau giữa các nền kinh tế trong khu vực đã hạn chế lợi ích do thỏa thuận này mang lại. Việt Nam không có nhiều quan hệ thương mại với các đối tác trong ASEAN như với các nước bên ngoài. Những thoả thuận song phương dễ đàm phán nhưng có phạm vi hạn chế. Bên cạnh đó, thỏa thuận song phương có thể tạo ra một thoả thuận không cân xứng do nước lớn hơn có thể lợi dụng vị thế đàm phán của mình. Tự do hoá đơn phương mang lại lợi ích trong nước, nhưng không cải thiện được khả năng gia nhập vào thị trường quốc tế và làm giảm các điều kiện có thể đưa ra đàm phán. Một sự lựa chọn nữa là tăng hàng rào thương mại, nếu thấy rằng quá trình cải cách đã đi quá xa. Khi thuế thương mại đóng góp chủ yếu cho nguồn thu chính phủ, hài hoà thuế suất có thể có lợi hơn. Lựa chọn này duy trì nguồn thu nhưng loại trừ sự bóp méo giữa các mặt hàng nhập khẩu.
Trong nghiên cứu này chúng tôi phân tích những phương án/lựa chọn nêu trên của Việt Nam.2 Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ xem xét hiện trạng thương mại và bảo hộ nhập khẩu của Việt Nam. Chúng tôi cũng xem xét những rào cản đối với xuất khẩu. Mục sau đó mô tả một số kịch bản sẽ được mô phỏng bằng mô hình GTAP, là mô hình cân bằng tổng thể được thiết kế nhằm phân tích chính sách thương mại. Những kết quả được trình bày ở mục kế tiếp và phần kết luận sẽ đưa ra những hàm ý chính sách, hạn chế và gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo.
2. Thương mại và bảo hộ hiện nay
Việt Nam có số dân là 78,7 triệu người sản xuất ra 32 tỷ USD năm 2001, trung bình 407 USD/người.3 Việt Nam là nước tương đối nghèo và được coi là nền kinh tế nông nghiệp mặc dù chỉ 23% giá trị sản xuất được tạo ra trong ngành nông nghiệp và chế biến nông phẩm. Tuy nhiên, 63% lực lượng lao động được sử dụng để tạo ra lượng giá trị này. Một số ngành năng suất cao hơn là ngành khai thác tài nguyên (dầu thô và ga), dệt may, công nghiệp nhẹ và dịch vụ. Bảng 1 cho thấy sản lượng của các ngành trong tổng giá trị sản lượng năm 2001 từ nguồn số liệu của GTAP phiên bản 64.
Bảng 1 Giá trị sản xuất và thương mại của Việt Nam năm 2001

Ngành

Giá trị sản xuất

Xuất khẩu

Nhậpkhẩu




triệu $

triệu $

triệu $













Gạo

4560

418

16

Rau, quả và hạt

946

256

71

Chăn nuôi

1028

64

39

Cây trồng khác

934

839

191

Thủy hải sản

821

49

6

Khai thác tài nguyên

4234

2315

1635

Thịt

137

33

27

Đường

217

14

39

Đồ uống & thuốc lá

651

23

594

Hàng nông sản chế biến khác

2594

1390

684

Dệt

3538

2868

1741

May

1690

1579

109

Hoá chất

1596

497

2747

Luyện kim

870

152

1448

Sản phẩm gỗ& giấy

1972

563

483

Công nghiệp chế tạo khác

5363

1551

4698

Điện tử

1118

447

985

Vận tải và & thông tin liên lạc

2409

534

2457

Dịch vụ kinh doanh

3132

975

4268

Dịch vụ và các hoạt động khác

25743

576

2358

Tổng cộng

63554

15143

24595

Nguồn: GTAP phiên bản 6.
Ngành khai thác tài nguyên và dệt là hai ngành chiếm ưu thế về xuất khẩu, chiếm khoảng 1/4 tổng giá trị sản xuất. Gạo là sản phẩm nông nghiệp đáng chú ý nhất, với khối lượng lớn xuất sang I-rắc và một số nước thành viên trong Khu vực Mậu dịch Tự do AFTA của các nước ASEAN. Cà phê và cao su là hai mặt hàng xuất khẩu chiếm ưu thế sang các nước phát triển. Cũng như các nước Châu Phi, các nước vùng vịnh Ca-ri-bê, Thái bình dương và một số nước kém phát triển Việt Nam không được hưởng ưu đãi tại thị trường của Liên minh Châu Âu. Hàng dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực đáng quan tâm vì Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào ngành này, nhưng lại bị loại trừ ra khỏi các thị trường các nước phát triển do chưa phải là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và phải cạnh tranh với Trung Quốc.
Thị trường chủ yếu cho các xuất khẩu hàng hóa năm 2005 là Mỹ (5,82 tỷ USD), Liên minh Châu Âu (5,38 tỷ USD), Nhật Bản (4,46 tỷ USD), Singapore (1,66 tỷ USD), Trung Quốc (2,99 tỷ USD) và Úc (2,59 tỷ USD) (Bộ Thương mại, trích dẫn trong báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ (NCQLKTTƯ) năm 2006, tr.26). Ngoại trừ Trung Quốc, nước có chung đường biên giới với Việt Nam, Việt Nam chủ yếu trao đổi thương mại với các nước phát triển ngoài khu vực. Quan hệ thương mại với các nước thành viên khác trong ASEAN chiếm khoảng 17% trong tổng kim ngạch.
Ngành dịch vụ xuất khẩu chính là vận tải hàng không (650 triệu USD), vận tải biển (510 tỷ USD) và các dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng và tài chính (256 tỷ USD), du lịch, viễn thông (tài liệu đã trích dẫn, tr. 28).
Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc (5,3 tỷ USD), nhiên liệu (5,0 tỷ USD), vải vóc cho ngành may (2,4 tỷ USD), nguyên vật liệu khác cho dệt may và ngành da (2,3 tỷ USD), linh kiện điện tử (1,7 tỷ USD), thép (3 tỷ USD) và nhựa (1,4 tỷ USD). Một số dịch vụ như vận tải, viễn thông và bảo hiểm cũng là những dịch vụ nhập khẩu đáng kể. Nguồn nhập khẩu hàng hóa chính là từ các nước Châu Á như Trung Quốc (5,7 tỷ USD), Singapore (4,7 tỷ USD), Nhật Bản (4,1 tỷ USD), Đài Loan (4,3 tỷ USD) và Hàn Quốc (3,7 tỷ USD) trong khi Châu Âu (4,7 tỷ USD) và Mỹ (0,9 tỷ USD) đóng góp ít hơn (Tài liệu đã trích dẫn, tr. 29). Nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu cho thấy dòng vốn đáng kể chảy vào Việt Nam để thoả mãn cân bằng giữa cán cân vốn và cán cân vãng lai. Thâm hụt thương mại hàng hóa lên tới 4,8 tỷ USD năm 2005, chiếm 9,3% GDP. Chuyển tiền ròng chiếm tỷ trọng lớn trong trong dòng vốn vào Việt Nam (Viện NCQLKTTƯ 2006, tr. 29)
Có thể mối quan tâm lớn hơn về khía cạnh chính sách thương mại là thuế suất áp đặt vào các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam. Thuế suất trung bình được trình bày tại bảng 2. Mức thuế áp cho các mặt hàng nhập khẩu (không bao gồm dịch vụ do không có thông tin) là 12%, cao gấp hai lần so với mức thuế đánh vào các mặt hàng xuất khẩu. Các số liệu này cần được đối chiếu với giá trị thương mại ở bảng 1 thì mới có ý nghĩa. Ví dụ, khi mức thuế đánh vào đường xuất khẩu cao thì lượng xuất khẩu thấp. Đáng chú ý nhất là dệt may, vì nhập khẩu vào các nước phát triển bị giới hạn bởi hạn ngạch. Về nhập khẩu, mức thuế suất lớn nhất là đánh vào hàng dệt (26%) và hàng chế biến (16%). Mức thuế suất đối với hàng may cao hơn (33%) lượng nhập khẩu tương đối thấp.
Bảng 2 Thuế suất có trọng số đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam theo ngành


Ngành

Mức thuế áp dụng cho mặt hàng xuất khẩu

Mức thuế áp dụng cho mặt hàng nhập khẩu




%

%










Gạo

13.9

12.5

Rau, quả và hạt

12.5

25.4

Chăn nuôi

4.5

2.6

Cây trồng khác

3.7

4.7

Thủy hải sản

1.6

16.7

Khai thác tài nguyên

1.4

8.0

Thịt

5.9

7.4

Đường

60.0

7.7

Đồ uống & thuốc lá

12.5

13.5

Hàng nông sản chế biến khác

4.9

17.0

Dệt

9.1

25.7

May

10.4

33.0

Hoá chất

14.3

3.7

Luyện kim

1.8

4.0

Sản phẩm gỗ& giấy

1.8

8.9

Công nghiệp chế tạo khác

2.3

16.0

Điện tử

1.1

4.6

Vận tải và & thông tin liên lạc

-

-

Dịch vụ kinh doanh

-

-

Dịch vụ và các hoạt động khác

-

-

Tổng cộng (không bao gồm dịch vụ)

6.1

11.9

Nguồn: (GTAP phiên bản 6). – là không có số liệu. Những ước tính trên giả định thuế thương mại giữa các thành viên trong AFTA là 0.
Số liệu thương mại song phương và mức thuế suất chỉ ra rằng ngoài xuất khẩu dệt may vào Châu Âu, Mỹ và Nhật, Việt Nam còn đối mặt với rào cản xuất khẩu gạo sang Nhật Bản, hóa chất sang Trung Quốc và tài nguyên sang Úc. Tuy nhiên, vấn đề nổi trội vẫn là hàng dệt xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu. Hạn chế này do chế độ hạn ngạch sẽ áp dụng tới khi kết thúc Thỏa thuận về hàng dệt may (ATC) của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào tháng 1 năm 2005. Tuy nhiên, thuế quan trong và ngoài hạn ngạch vẫn giữ nguyên và do chưa là thành viên WTO nên Việt Nam còn bị hạn chế tham gia vào những thị trường này. Việt Nam cũng bị hạn chế khi tiếp cận thị trường Mỹ, bị áp đặt bởi hiệp định song phương.
3. Đánh giá định lượng các phương án cải cách
Tình hình thuế xuất và thương mại trình bày trên đây gợi mở định hướng về mức tác động của cải cách đến một số ngành nhất định. Tuy nhiên, những gợi mở đó có thể bị sai lệch do chưa tính đến mối liên kết giữa các ngành. Ví dụ, thuế suất đánh vào những đầu vào trung gian như dệt sẽ đồng thời là thuế xuất khẩu đối với hàng may. Giảm thuế trong 1 ngành có thể ảnh hưởng đáng kể tới những ngành cung cấp đầu vào cho ngành đó (thượng nguồn) và các ngành sử dụng sản phẩm của ngành này làm đầu vào (hạ nguồn). Để thâu tóm được toàn bộ các tác động đối với các ngành thượng và hạ nguồn, mô hình cân bằng tổng thể GTAP được sử dụng. Một số kịch bản cụ thể dùng để mô phỏng được đưa ra ở bảng 3.
Các kịch bản

Tự do hóa đơn phương là bãi bỏ hoàn toàn tất cả các loại thuế thương mại (thuế nhập khẩu và xuất khẩu hoặc trợ cấp) ở Việt Nam. Đây là những lợi ích Việt Nam có thể giành được mà không cần đàm phán với các nước khác. Lợi ích đạt được rất lớn nhưng lợi ích từ gia nhập thị trường là hạn chế bởi vì các nước khác không mở cửa thị trường của họ.


Hài hòa thuế suất trong đó tất cả mức thuế của Việt Nam giảm đi hay tăng lên cho bằng với mức bình quân hiện tại 11,9%, là một biến tấu khác của hành động đơn phương và giải tỏa băn khoăn về giảm nguồn thu ngân sách do cải cách thuế. Cách tiếp cận này thường được các nhà kinh tế ưa chuộng; nó loại bỏ sự méo mó giữa hàng hóa nhập khẩu khác nhau về nguồn gốc và chủng loại mặc dù nó làm tăng một số loại thuế và giữ nguyên méo mó giá cả đối với hàng hóa thương mại và phi thương mại.
Hiệp định thương mại song phương tương đối dễ đàm phán nhưng nó có tác động không đáng kể nếu 2 nền kinh tế giống nhau. Đối với những nước đang phát triển, thoả thuận với các nước phát triển lớn thường coi là có lợi nhất. Trường hợp thỏa thuận giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu sẽ được xem xét trong nghiên cứu này. Liên minh Châu Âu là thị trường lớn đầy tiềm năng đối với hàng may mặc của Việt Nam.
Tự do hóa khu vực là mở rộng khu vực mậu dịch tự do AFTA với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Khả năng này đã từng được thảo luận giữa 3 nước này với ASEAN. Có một số khó khăn ở đây là Nhật Bản vẫn chưa là thành viên của bất kỳ nhóm thương mại ưu đãi nào. Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh của rất nhiều nền kinh tế ASEAN với một lực lượng lao động dồi dào và giá rẻ.
Tự do hóa đa phương đề cập tới một thỏa thuận của WTO thời gian tới. Thỏa thuận đó đã không đạt được tại cuộc họp cấp bộ trưởng của các nước thành viên WTO tại Hồng Kông tháng 12 năm 2005 vì vậy các điều khoản vẫn chưa rõ. Để đơn giản hóa, kịch bản này giả định giảm 50% thuế hiện hành, trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ trong nước của tất cả các nước/khu vực.5
Mô phỏng cuối cùng là tự do hóa thương mại toàn cầu, cho thấy lợi ích tiềm năng thu được từ tự do hóa thương mại và chi phí cơ hội của việc không tự do hóa đầy đủ. Bảo hộ dịch vụ không thay đổi trong tất cả các kịch bản.
Bảng 3: Các kịch bản tự do hóa


Kịch bản

Tiêu đề

Thay đổi thuế nhập khẩu nông, công nghiệp và thuế xuất khẩu










1

Đơn phương

Giảm 100% tại Việt Nam

2

Hài hòa hóa

Mọi mức thuế là 11,9% tại Việt Nam

3

Song phương

Giảm 100% đối với thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu

4

Khu vực

Giảm 100% đối với thương mại giữa AFTA, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc

5

Đa phương

Giảm 50% thành viên của WTO

6

Thương mại tự do

Giảm 100% tất cả khu vực



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 371.62 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương