Một số câu hỏi ngắn Lịch sử các học thuyết kinh tế



tải về 17.51 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2017
Kích17.51 Kb.
#33109

Một số câu hỏi ngắn Lịch sử các học thuyết kinh tế


Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn:
1. Chủ nghĩa trọng thương cho rằng: Bất cứ hoạt động kinh tế nào mà không dẫn đến tích luỹ tiền tệ là hoạt động kinh tế tiêu cực?

ĐÚNG. Vì đây là giai đoạn tích lũy nguyên thủy của CNTB, các học thuyết đều đánh giá cao việc tích lũy tiền tệ, coi tích lũy tiền tệ là làm giàu là nhiệm vụ kinh tế của mỗi nước.




2. Chủ nghĩa trọng nông cho rằng lợi nhuận thương nghiệp chính là kết qủa của sự trao đổi không ngang giá.

SAI. Vì đây là quan điểm của CN trọng thương. Họ cho rằng lợi nhuận là do lưu thông, trao đổi buôn bán sinh ra. Nó là kết quả của việc mua ít bán nhiều, mua rẻ bán đắt mà có. CN trọng nông thì ngược lại: tôn trọng quyền tự do con người, quyền tự do cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hóa, ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế (lý thuyết quyền tự nhiên của F. Quesnay)




3.William Petty xác định tiền lương là khoản giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết tối thiểu cho công nhân.

ĐÚNG. Ông cho rằng tiền lương cao  công nhân thích uống rượu, hay bỏ việc. Lương thấp  người công nhân phải tích cực lao động, gắn với nhà tư bản hơn. Ông là người đầu tiên đặt nền móng cho lý thuyết "Quy luật sắt về tiền lương" (trang 70 - Giáo trình)




4.Chủ nghĩa trọng thương coi hoạt động ngoại thương và công nghiệp mới là nguồn gốc thật sự của của cải ?

SAI. Về lý luận họ cho rằng chỉ có hoạt động ngoại thương mới là hoạt động mang lại của cải cho xã hội. Họ coi tiền là tiêu chuẩn cơ bản của của cải, hàng hóa chỉ là phương tiện làm tăng khối lượng tiền tệ. Thực tế các nước như Anh, Pháp khuyến khích phát triển công nghiệp để tạo ra nhiều sản phẩm cung cấp cho nước ngoài để tích lũy vàng




5. Chủ nghĩa trọng nông cho rằng sản phẩm thuần tuý (sản phẩm ròng) chỉ được tạo ra trong nông nghiệp và công nghiệp.

SAI. Sản phẩm thuần túy là số chênh lệch giữa tổng sản phẩm và chi phí sản xuất. Nó chỉ được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, còn công nghiệp không tạo ra sản phẩm thuần túy (trang 72 - Giáo trình)




6. Theo Adam Smith, “Bàn tay vô hình” chính là các quy luật khách quan tự phát hoạt động, chi phối hành vi của con người.

ĐÚNG. Ông gọi các quy luật kinh tế khách quan đó là "Trật tự tự nhiên" (trang 77 - Giáo trình)




7. Quan điểm kinh tế của Chủ nghĩa trọng thương nhấn mạnh rằng trong hoạt động ngoại thương phải thực hiện chính sách xuất siêu.

ĐÚNG. Họ quan điểm thương mại phải đảm bảo xuất siêu để có chênh lệch, tăng tiền tích lũy cho ngân khố quốc gia, trên cơ sở mua rẻ bán đắt, mua ít bán nhiều. Họ coi "bảng cân đối xuất siêu" là bảng cân đối tích cực (trang 55, 56 - Giáo trình)




8. Adam Smith cho rằng để cho các quy luật kinh tế khách quan hoạt động không cần đến sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hoá và tự do kinh tế, tự do trao đổi.

SAI. Ông quan điểm ngược lại: để cho các quy luật kinh tế khách quan hoạt động cần có các điều kiện:



  • Phải có sự tồn tại và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá

  • Nền kinh tế phải phát triển dựa trên cơ sở tự do kinh tế, tự do trao đổi, tự do sản xuất kinh doanh

  • Quan hệ giữa người với người là quan hệ phụ thuộc về kinh tế

(trang 77 - Giáo trình)


9. Adam Smith cho rằng Nhà nước phải can thiệp vào tất cả các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt kinh tế vượt quá sức của một doanh nghiệp.

SAI. Ông cho rằng nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế. Nhưng đôi khi nhà nước có nhiệm vụ kinh tế, khi nhiệm vụ này vượt quá sức của một doanh nghiệp như xây dựng đường xá, đào sông, xây dựng các công trình lớn khác (trang 77 - Giáo trình)




10. Theo Sismondi, “Lối thoát chủ yếu” để giải quyết vấn đề khủng hoảng là hoạt động ngoại thương.

Có lẽ ĐÚNG. Ông cho rằng ngoại thương như "lỗ thông hơi" của CNTB, nhờ đó mà "siêu giá trị được thực hiện" (trang 95 - Giáo trình)




11. Theo lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo, thì quốc gia không có lợi thế tuyệt đối nào trong việc sản xuất ra các sản phẩm so với quốc gia khác thì không nên tiến hành hoạt động trao đổi hàng hoá vì không có lợi.

ĐÚNG. Khi chi phí để sản xuất sản phẩm A của một nước so với thế giới < chi phí sản xuất sản phẩm B của nước đó so với thế giới  nước đó nên sản xuất sản phẩm A, thế giới sản xuất sản phẩm B và khi đó cả 2 bên đều có lợi (trang 91, 92 - Giáo trình)




12. William Petty cho rằng giá cả tự nhiên ( tức giá trị) là do cung - cầu thị trường quyết định.

SAI. Ông cho rằng giá cả tự nhiên là giá trị của hàng hóa, do lao động của người sản xuất tạo ra. Giá cả nhân tạo là giá cả thị trường của hàng hóa, phụ thuộc giá cả tự nhiên và quan hệ cung - cầu của hàng hóa trên thị trường (trang 69 - Giáo trình)




13. Theo Sismondi, nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế là do tốc độ tăng sản xuất nhanh hơn tốc độ tăng tiêu dùng.

ĐÚNG. Ông cho rằng sản xuất phải phù hợp với tiêu dùng. Nếu sản xuất vượt quá tiêu dùng (hay "tiêu dùng không đầy đủ") thì sẽ có một bộ phận sản xuất thừa ra, không thực hiện được giá trị, dẫn đến sản xuất thừa, khùng hoảng kinh tế (trang 95 - Giáo trình)




14. Adam Smith coi tiền có vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hoá.

ĐÚNG. Ông cho rằng tiền là công cụ thuận lợi cho lưu thông và trao đổi hàng hóa. Ông gọi nó là "phương tiện kỹ thuật", là "bánh xe vĩ đại" của lưu thông. Ông chỉ ra việc thay thế tiền vàng, tiền bạc bằng tiền giấy và đánh giá cao vai trò của tín dụng (trang 79 - Giáo trình)




15. Theo Adam Smith, tư bản đầu tư càng nhiều thì tỷ suất lợi nhuận càng cao.

SAI. Ông nhìn thấy xu hướng bình quân hóa tỉ suất lợi nhuận và xu hướng tỉ suất lợi nhuận giảm sút do khối lượng tư bản đầu tư tăng lên (trang 81 - Giáo trình)


16. Sismondi không ủng hộ chế độ sản xuất nhỏ (tiểu sản xuất), ông ủng hộ chế độ công xưởng trong CNTB.

SAI. Ông phê phán nền kinh tế TBCN nhưng lý tưởng hóa sản xuất nhỏ. Ông là đại biểu cho lợi ích của giai cấp tiểu tư sản, coi phát triển sản xuất nhỏ là con đường giải quyết khủng hoảng sản xuất thừa. (trang 93, 95 - Giáo trình)







tải về 17.51 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương