MỘt quan đIỂm công giáo về TÁc phẩm sống theo đÚng mụC ĐÍCH


Gợi Ý 4 Thực Hành Trao Ban Chính Mình



tải về 409.19 Kb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích409.19 Kb.
#1426
1   2   3   4   5   6

Gợi Ý 4
Thực Hành Trao Ban Chính Mình
Trong phần đầu tập sách này, chúng tôi đã trích dẫn những lời của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II rằng, trái tim con người sẽ không nghỉ ngơi trừ phi nó biết trao ban.

Cũng như việc cố gắng mỉm cười khi chúng ta xem ra quá bận rộn và cảm thấy căng thẳng có thể giảm bớt ức chế, thì việc thực hành trao ban chính mình cách ý thức cũng có thể đưa chúng ta ra khỏi tâm trạng tiêu cực đó.

Caroline Kennedy, trong cuốn “A Patriot’s Handbook”, đã trích dẫn câu chuyện anh hùng về sự quên mình mà Thượng nghị sĩ John McCain kể về Mike Christian (tr. 16-17).

Christian lớn lên gần Selma, bang Alabama, chưa bao giờ có được một đôi giày cho đến khi cậu ấy 13 tuổi; nhưng vừa tốt nghiệp trung học ở tuổi 17, cậu đã gia nhập vào lực lượng Hải Quân. Mike đã trở thành phi công, bị bắn hạ ở chiến trường Việt Nam và đã trải qua 6 năm ở trong một nhà tù khắc nghiệt.

Trong thời gian đó, anh đã may một lá cờ Mỹ thô thiển từ chiếc áo tù màu xanh của mình và hai món khác được gia đình gởi đến - một chiếc khăn tay và một khăn quàng cổ màu đỏ. Mỗi buổi chiều vào lúc 4 giờ, anh và những tù nhân khác, kể cả John McCain buộc lá cờ đó ở một bức tường và đọc lời thề trung thành với tổ quốc.

Sau một thời gian, những quản giáo đã phát hiện lá cờ, tịch thu nó, và như một bài học cho tất cả, họ đã đánh đập anh một cách tàn nhẫn vào tối hôm đó, sau cùng tống anh trở lại ngục cùng với những tù nhân khác.

Sau khi an ủi Christian hết sức có thể, mọi người đi ngủ. Nhưng từ trên giường, trước khi thiu thiu ngủ, McCain nhìn về phía góc phòng và thấy ở đó, dưới bóng đèn trần, Christian với một mảnh vải trắng và một mảnh vải đỏ, chiếc sơ mi xanh của mình và một kim khâu bằng tre. Dù đôi mắt của anh gần như sụp xuống sau trận đòn, anh vẫn tiếp tục làm lá cờ Mỹ thứ 2, với anh, biểu tượng đó quan trọng biết bao cho mình và các bạn tù.

Những câu chuyện về sự cho đi bản thân anh hùng đó không giúp gì nhưng ít ra nó có thể khích lệ chúng ta làm như vậy, dẫu chỉ ở một mức độ ít hơn.



Gợi Ý 5
Hãy Ngửi Những Đóa Hồng
Trong Angels and Demons - Thiên Thần và Ác Quỷ của Dan Brown, Robert Langdon, giáo sư biểu tượng học tại đại học Harvard nổi tiếng hơn bởi cuốn tiểu thuyết và phim truyện The Da Vinci Code. Langdon nhớ lại khi ông còn là một cậu bé, cậu nghe mẹ van nài bố rằng, “Anh cần thời gian để dừng lại và thưởng thức những đóa hồng”. Dường như bố của Langdon không lưu tâm đến lời khuyên của bà, và ông đã qua đời 6 năm sau đó do “bệnh tim” và “trầm cảm” (tr. 53).

Thomas Moore, trong tác phẩm best-seller Care of The Soul - Chăm Sóc Linh Hồn của mình, lý giải rằng, cái đẹp đang cuốn hút. Nó chặn đường chúng ta, buộc chúng ta ra khỏi những công việc thường ngày và dẫn chúng ta đến với sự siêu việt. Cái đẹp có thể đưa chúng ta “ra khỏi cái hối hả của cuộc sống thực tế để chiêm ngưỡng những thực tại vĩnh hằng và vô tận” (tr. 278).

Trong một chuyến bay tháng từ Albuquerque đến Santa Fe, viên phi công nhắc chúng tôi rằng, chuyến bay ngắn ngủi 30 phút sẽ lướt qua những thắng cảnh đẹp đặc biệt với cảnh mặt trời lặn, những dãy đá hoặc những vách núi nhiều màu. Có ba hạng hành khách trên chiếc máy bay nhỏ này. Một hạng không bao giờ chú ý đến cảnh vật tráng lệ (không có thời giờ thưởng thức những đóa hồng); hạng thứ hai la lên, “ôi tuyệt vời!”; hạng thứ ba thì cầu nguyện, “Ngợi khen Chúa, nguồn mạch mọi ân phúc”.

Cũng một thực tế, nhưng có người thậm chí chưa bao giờ nhìn thấy nó, người thứ hai thấy; người thứ ba thì đi xa hơn vẻ đẹp để tới tận Thiên Chúa, Đấng tác tạo mọi sự.

Một ngày mùa thu, tôi buộc phải mất 30 lái xe phút về miền quê. Một vài xung khắc, thách đố khiến tôi cảm thấy mệt mỏi và bồn chồn. Tuy vậy, những tán lá quanh tôi vẫn đẹp một cách lạ thường và tôi cảm thấy chúng cuốn đi những băn khoăn và căng thẳng của mình. Cuối cùng, tôi thư giãn, mặc cho vẻ đẹp và Đấng tạo thành chạm đến mình. Trầm cảm nhanh chóng biến đâu mất.

Để khám phá được vẻ đẹp vốn dẫn chúng ta đến với Thiên Chúa và sự bình an, mỗi người trước hết phải dành thời giờ để ngửi những đóa hồng.


Gợi Ý 6
Hãy Nhìn “Nửa Có”, Đừng Nhìn “Nửa Không” Của Cái Ly
Gợi ý này không nói đến thực tiễn, nhưng đề cập đến thái độ, chúng ta nhận thức hay nhìn xem hiện trạng của mình thế nào - như “nửa phần có” của chiếc ly hay là “nửa không” của nó.

  • Vụ khủng bố kinh hoàng 11/9 ở thành phố New York, ở Ngũ Giác Đài hay ở Pensylvania làm ví dụ cho nguyên tắc này.

  • Nếu nhìn ở “nửa không”, sự kiện đó chỉ là chết chóc, đau xót của bao nhiêu người và là một cú sốc tổn thương cho tất cả người Mỹ và bao nhiêu người khác trên thế giới về việc lên ngôi của sự căng thẳng toàn cầu. Nếu nhìn từ “nửa có”, sự kiện này lại là điều lành mà Thiên Chúa rút ra từ điều dữ, ánh sáng được rút ra từ giữa bóng tối lạnh lùng. Sự hưởng ứng lớn lao của bao nhiêu người trong và sau thảm hoạ đó là một lời giải thích tích cực về sự kiện 11/9. Mặt khác, có lẽ còn có ý nghĩa hơn, là phản ứng tức thời của hầu hết người Mỹ là việc xem xét lại đâu là ưu tiên mà họ dành cho các mối quan hệ của mình. Ngay khi vừa nghe cuộc tấn công khủng bố, hầu như ngay lập tức, họ điện thoại cho những người gần gũi nhất: vợ chồng, con cái, cha mẹ, bà con và bạn bè. Và, ít nữa trong một khoảnh thời gian, người Mỹ đã nâng các mối quan hệ lên một cấp độ mới.

  • Sáng sớm một ngày Chúa Nhật, tôi mở cửa nhà thờ chỉ để thấy một đống vỡ vụn - bụi bặm và kính vụn ở trên và quanh bàn thờ chính. Một đèn chùm gắn trên trần cung thánh cao đến 100 feet đã lõng và rơi chà xuống mặt cẩm thạch phía dưới.

Tôi lằm bằm trước đống hỗn độn đó và lo lắng tự hỏi làm sao có thể dọn sạch chỗ này để sẵn sàng cho Thánh lễ trong vòng ba mươi phút. Rồi thì cách này cách khác, chúng tôi cũng phải làm. Sau đó, giữa chừng Thánh lễ, tôi chợt nghĩ: “Mình thật khờ! Nếu chùm đèn rơi xuống khi đang dâng lễ, hẳn mình có thể chết hay ít nữa cũng bị thương nặng cùng với những người khác. Sự việc xảy ra giữa đêm thực là phước.

  • Tôi bị đánh thức vào khoảng 3 giờ sáng ở nhà xứ bởi cái âm thanh đinh tai của chuông báo động cháy. Gần như tức khắc, điện thoại từ sở cứu hoả cho biết họ đang trên đường đến. Vài phút sau, họ có mặt. Tôi đứng đó trong bộ pyjama khi họ nhanh chóng tìm dấu hiệu cháy khắp toà nhà ba tầng 90 tuổi. Họ không thấy gì cả. Một lỗi hệ thống đưa đến báo động sai. Đó là phút chốc lúng túng; một sự gián đoạn phiền phức. Nhưng cũng có thể đó là một vụ cháy thảm khốc. Nửa mất, nửa còn.

  • Lần té vừa mới đây lúc 6 giờ 30 vào một sáng sớm mùa đông khi tôi ra hòm thư để lấy tờ nhật báo. Vừa bước xuống ba bậc cấp, đột nhiên tôi choáng váng và té ngửa khi tay trái xoài ra để cưỡng lại. Trên 70 năm, những lần gãy xương duy nhất của tôi là ở mũi và dập một vài ngón tay khi chúng “chạm nhẹ” những quả bóng ném. Nhưng giờ đây, tôi lo lắng và khiếp đảm khi cảm thấy một cái gì đó gãy dập ở cánh tay hay cổ tay mình. Vài giờ sau, một bác sĩ chỉnh hình tay xác định điều hiển nhiên một cách đau đớn: gãy cổ tay trái.

Bởi thuận tay trái, vết thương đã tạo nên bao vấn đề khó khăn nghiêm trọng cho tôi cọng với việc bó bột trong 6 tuần và 2 tháng vật lý trị liệu. Tuy nhiên, sẽ tồi tệ hơn nhiều nếu như - gãy chân, hông, vai, hay thậm chí một ca chấn thương nghiêm trọng ở đầu.

Nghĩ đến bốn trường hợp trên như là “nửa có” hay “nửa không” chẳng thay đổi gì những sự cố đó, nhưng nó lại thay đổi thái độ của chúng ta, giúp chúng ta tìm phương cách giải quyết.



Gợi Ý 7
Không Lo Lắng, Cũng Không Sợ Hãi

Mục sư Rick Warren nói rằng, nếu Chúa là trung tâm đời mình, chúng ta thờ phượng; bằng không, chúng ta lo lắng.

Những gì ông nói đặt khuyến dụ về sự lo âu và sợ hãi của Chúa Giêsu trong một ngữ cảnh hiện đại.

Trong các Tin Mừng, Đức Kitô nói đến sự tuỳ thuộc vào Thiên Chúa (Mt 6, 25-34; Lc 12, 21-31). Ngài nói với chúng ta, “Đừng lo cho mạng sống”; “Hỏi có ai trong anh em có thể nhờ lo lắng mà kéo dài đời mình thêm được một vài gang không?”; “Vậy anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy”.

Đức Giêsu củng cố khuyến dụ của Ngài bằng việc kể ra cách thức Thiên Chúa chăm sóc muông chim trên trời và cỏ hoa đồng nội. Nếu Thiên Chúa chăm sóc chúng như thế, “…thì huống hồ anh em, ôi những kẻ kém tin!”.

Lời kết của Đức Giêsu và lời của Warren trùng khớp nhau tự bản chất: “Trước hết, hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Ngài, còn tất cả những thứ kia, Ngài sẽ thêm cho anh em”.

Chúa cũng nói với chúng ta, đừng sợ.

Khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tiến ra ban công của đền thờ thánh Phêrô và đọc thông điệp đầu tiên của ngài cho toàn dân Chúa bên dưới và khán giả truyền hình trên khắp thế giới, lời mở đầu của Đức Thánh Cha là: “Đừng sợ”.

Cũng thế, câu nói ấy đã khởi đầu câu chuyện Tin Mừng của Đức Giêsu, được lặp lại trong suốt sứ vụ rao giảng của Ngài và tóm kết giáo huấn Ngài ban sau biến cố Phục Sinh.

Ngay từ đầu, một thiên sứ của Chúa đã nói với Zacaria, Đức Maria và các mục đồng cũng những lời đó, “ Đừng sợ…” (Lc 1,13; 1,30; 2,10).

Đức Giêsu thường xuyên trấn an những kẻ nhát đảm đi theo Ngài trong suốt sứ vụ công khai của mình. Ví dụ, khi Ngài đi trên mặt biển giữa đêm khuya, các tông đồ “khiếp đảm” và “sợ hãi la lên”. Lập tức, Đức Giêsu nói với họ, “Cứ yên tâm, Thầy đây, đừng sợ” (Mt 14, 22-33).

Mối sợ hãi và lo âu của chúng ta có thể tập trung vào cuộc sống hôm nay, lúc này và cả sau cái chết.

Hãy để những bảo đảm của Kinh Thánh mà chúng ta vừa trích dẫn trên đây trấn an nỗi sợ hãi và lo lắng về cuộc sống của chúng ta trên trần gian này.

Đức Giêsu cũng hứa rằng, những ai tin vào Ngài, những ai ăn thịt và uống máu Ngài sẽ được sống đời đời, sẽ sống lại trong ngày sau hết và sẽ hưởng kiến Thiên Chúa mặt đối mặt trên thiên đàng. Tương tự như thế, hãy để lời tiên báo và cam kết đó làm vơi đi những nỗi sợ hãi và lo lắng của chúng ta về cuộc sống sau cái chết.


- Hết -




tải về 409.19 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương