MỘt quan đIỂm công giáo về TÁc phẩm sống theo đÚng mụC ĐÍCH



tải về 409.19 Kb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích409.19 Kb.
#1426
1   2   3   4   5   6

1127 Khi được cử hành đúng đắn trong đức tin, các Bí tích trao ban ân sủng mà chúng biểu hiện. Các Bí tích đều hữu hiệu vì chính Chúa Kitô đang hoạt động: chính Ngài rửa tội, chính Ngài hoạt động trong các Bí tích để ban ân sủng mà chúng biểu hiện. Chúa Cha luôn nhận lời khẩn nguyện đầy tin tưởng của Hội Thánh khi Hội Thánh bày tỏ đức tin vào quyền năng Chúa Thánh Thần trong khi nguyện xin ban Thánh Thần trong mỗi Bí tích. Cũng như lửa biến đổi mọi thứ nó chạm tới thành lửa, Chúa Thánh Thần cũng biến đổi những gì quy phục Ngài thành Sự Sống thần linh.
1128 Vì thế, Hội Thánh khẳng định: các Bí tích có hiệu quả “ex opere operato” (dịch từng chữ là: do chính sự việc được thực hiện), nghĩa là có hiệu quả nhờ công trình cứu độ của Chúa Kitô đã được hoàn thành một lần dứt khoát. “Bí tích không thành sự do sự công chính của người trao ban hay người lãnh nhận, nhưng do quyền năng Thiên Chúa. Khi Bí tích được cử hành theo ý hướng của Hội Thánh, quyền năng Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần, hoạt động trong và qua các Bí tích ấy, không phụ thuộc vào sự thánh thiện của bản thân thừa tác viên. Tuy nhiên, hiệu quả của các Bí tích còn phụ thuộc vào thái độ của người lãnh nhận.


Xác Nhận và Phong Phú Hoá

* Lễ Vượt Qua, Mầu Nhiệm Vượt Qua hay Phục Sinh.
Một chủ đề chính trong Tin Mừng là ý niệm về lễ Vượt Qua, Mầu Nhiệm Vượt Qua hay Phục Sinh. Trong mối tương quan với Đức Kitô, khái niệm đó có một chiều kích quá khứ, hiện tại và tương lai.

Quá khứ gợi lại việc giải thoát dân Do Thái khỏi sự ràng buộc của dân ngoại, sự Vượt Qua thân phận nô lệ đến tự do của họ, từ các gánh nặng và sự đàn áp của Ai Cập đến sữa và mật của vùng Đất Hứa. Sự giải thoát này đạt được nhờ máu (máu con chiên rảy trên cửa ra hiệu cho thiên thần huỷ diệt “vượt qua” nhà đó). Nó cũng được hoàn tất bởi nước, một lần rẽ nước Biển Đỏ cách lạ lùng để Dân Được Chọn băng qua bức tường nước này, để lại quân lực Ai Cập đại bại đàng sau để mở lối tiến về Đất Hứa.
Hiện tại, được áp dụng cho Chúa Giêsu, đề cập đến ba lần Ngài báo trước cuộc Vượt Qua, hay sự kiện Vượt Qua phía trước Ngài. Với chủ tâm kiên định, Ngài lên Giêrusalem, ở đó, Ngài chịu nạn chịu chết và sống lại. Khi trải qua những cảm nghiệm này, Đức Kitô sẽ Vượt Qua từ bóng tối đến ánh sáng, từ cõi chết đến sự sống từ ngày thứ Sáu Tuần Thánh xuyên suốt Chúa Nhật Phục Sinh. Với việc đổ máu và nước từ cạnh sườn Ngài, Cuộc Vượt Qua của chính Đức Giêsu sẽ làm cho con người thuộc hàng thế kỷ tới có khả năng nhờ Ngài mà chia sẻ hành trình Phục Sinh hay Vượt Qua tương tự của chính họ.
Tương lai quy chiếu vào Đức Kitô, Đấng tiếp tục hoạt động giữa chúng ta hôm nay, biến đổi chúng ta, dẫn đưa chúng ta từ tội lỗi và bóng tối đến ân sủng và sự sống. Chúng ta trải nghiệm cuộc Vượt Qua của chính mình đặc biệt là nhờ nước trong Bí tích Rửa Tội và máu trong Bí tích Thánh Thể.

Việc đọc kỹ các Tin Mừng Nhất Lãm (Matthêu, Maccô và Luca) cho thấy một mô thức thú vị khi Đức Giêsu ba lần báo trước cuộc Vượt Qua của Ngài. Mỗi cuộc tiên báo đều được đi trước bởi một dấu lạ về quyền năng của Đức Kitô - việc hoá bánh và cá ra nhiều, việc biến hình và việc chữa lành bệnh nhân. Rồi những lời tiên báo được biểu lộ ba lần, nhưng bằng những cụm từ hơi khác nhau. Cuối cùng, Chúa Giêsu phác thảo ba yêu cầu, nếu chúng ta có ý trở thành môn đệ của Ngài.

Với cuốn Kinh Thánh trên tay và chút thời gian rảnh rỗi, người đọc có thể theo dõi chi tiết trật tự Kinh Thánh của cuộc tiên báo này theo dàn bài sau:
Cuộc tiên báo #1

Phép lạ: Hóa Bánh và Cá ra nhiều, Mt 14, 13-21

Tiên báo: Mc 8, 31

Bài học: Giáo huấn về Thập giá, Lc 9, 23


Cuộc tiên báo #2

Phép lạ: Biến hình, Lc 9, 28-36

Tiên báo: Mt 17, 22-23

Bài học: Chống lại Tham lam và Ganh tỵ, Mc 9, 33-35; Mt 18, 1-4


Cuộc tiên báo #3

Phép lạ: Chữa lành đám đông, Mt 19, 1-2

Tiên báo Mt 20, 17-19

Bài học: Những Tôi tớ của người khác Mt 20, 26-28

* Bản Chất Thiên Đàng
Một cuộc điều tra gần đây cho thấy trên 70% người Mỹ tin có thiên đàng, nhưng họ lại giữ những quan điểm cực kỳ khác nhau về bản chất của thế giới tương lai. Hơn nữa, cũng như những thực tại tối hậu khác, chẳng hạn Thiên Chúa, sự sống và cái chết, không một định nghĩa nào có thể định nghĩa thiên đàng, nó vượt quá tầm hiểu biết của con người.

Trong khi thừa nhận giới hạn này, hãy thử phác thảo một vài yếu tố về thiên đàng dựa trên một số bản văn Kinh Thánh, các lễ nghi phụng vụ và các truyền thống Công giáo phổ biến của chúng ta.


Chúng ta đứng trước sự Hiện Diện Thần Linh và thấy Thiên Chúa mặt đối mặt. Khi làm vậy, chúng ta cảm thấy được thỏa mãn với những khát vọng vô biên, hạnh phúc trọn hảo và câu trả lời cho mọi vấn đề của mình. Dựa trên 1Ga 3, 2, ở Kinh Nguyện Thánh Thể III, chúng ta nghe những lời này “Lạy Chúa, chúng con sẽ thấy Ngài vào ngày đó như Ngài hiện hữu.”

Trên thiên đàng, chúng ta cũng sẽ được tái hợp với những người ra đi trước chúng ta. Lời nguyện phó dâng ở phần kết của lễ nghi an táng Công giáo diễn tả niềm hy vọng này: “Xin mở cửa thiên đàng cho tôi tớ Chúa và cho chúng con đang còn ở lại, biết dùng lời lẽ đức tin mà an ủi nhau, đợi ngày mọi người tái ngộ trong Đức Kitô, được sống mãi với Chúa và bên cạnh người anh em chúng con”.

Đối với người ốm đau, nguy tử, chịu đựng tột cùng và đối với gia đình của người đó, viễn cảnh thiên đàng trong đó không có khổ đau hay sầu buồn có thể là một nguồn an ủi lớn lao. Sách Khải Huyền mô tả trời mới và đất mới theo cách này: “Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa…” (Kh 21, 3-4).

Kinh Tin Kính các Tông Đồ diễn tả niềm tin của chúng ta vào sự Thông Công Các Thánh rằng: có một sự liên kết tiếp nối sau cái chết giữa chúng ta trên cõi đời này và những ai trên thiên đàng. Giáo Lý Công Giáo trích dẫn Thánh Đa Minh và Thánh Têrêxa thành Lisieux như là những mẫu gương của những kẻ ở trên thiên đàng đang cầu bàu cho chúng ta dưới thế. Thánh Têrêxa thành Lisieux, được biết như Bông Hoa Nhỏ, hứa rằng: “Tôi muốn dành thiên đường của tôi cho việc làm lành cho trần gian”.

Ngày nay, chúng ta nghe và đọc thường xuyên hơn về những người dưới thế này giả thiết đang liên kết với những người đã chết theo một vài cách thức riêng nào đó.
* Giới Răn Yêu Thương
Trả lời cho câu hỏi giới răn nào là giới răn trọng nhất, Đức Giêsu đã trích dẫn hai bản văn Cựu Ước: yêu mến Thiên Chúa và yêu người thân cận (Mt 22, 34-40; Mc 12, 28-34).

Khi nghiên cứu 10 giới răn, Giáo Lý phân loại chúng theo lời đáp trả của Đức Kitô trước câu hỏi đó. Ba giới răn đầu đề cập huấn thị phải yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn; bảy giới răn sau tập trung vào đòi hỏi phải yêu thương người thân cận.

Một vài nhà thần học luân lý Công giáo lý biện luận rằng: nói cách thực tế, việc sống một đời sống Kitô hữu trọn lành là bất khả thi. Điều này nghe có vẻ hơi kỳ quặc bởi vì mười điều răn xem ra có thể thực hiện được cách đầy đủ.

Nhưng khi bạn thêm vào mười điều đó các mối phúc, lời nài xin tha thứ cho người khác, và, có lẽ quan trọng hơn cả, thách đố trong Matthêu 25 về việc đáp ứng hay không đáp ứng trước những người cơ cực, thì biện luận của các học giả này đáng tin cậy.

Tuy nhiên các nhà thần học ấy kết luận rằng, chính việc không thể tuân giữ hoàn hảo sứ điệp của Đức Giêsu ấy lại bắt chúng ta phải luôn thừa nhận rằng, chúng ta cần sức mạnh và lòng tha thứ của Thiên Chúa.
* Tiến Trình Tha Thứ
Nhu cầu loại bỏ giận hờn và những nỗi đau là một việc; làm thế nào để tha thứ những ai mà theo sự phán đoán của chúng ta, đã làm tổn thương chúng ta, lại là việc khác.

Một nhà truyền giáo đã liệt kê 4 bước trong tiến trình tha thứ, một tiến trình mà ông học được từ một tổn thương cá nhân sau hơn một vài năm.



  • Hãy nhận ra rằng, người mà ta nghĩ là họ làm tổn thương ta có những lý do của họ. Họ có thể sai, lầm lạc, hoặc đã có những động cơ không đúng. Nếu có ai đó manh tâm tìm cách làm tổn thương hay gây đau khổ người khác, thì con số đó rất ít.

  • Đừng ấp ủ những tổn thương. Nó chỉ làm gia tăng nỗi đau và dẫn đến những suy nghĩ tự cho mình là đúng.

  • Hãy phân biệt giữa việc tha thứ và việc cảm thấy rằng chúng ta đã tha thứ cho một ai đó. Thiên Chúa khẩn nài chúng ta tha thứ cho người khác, nhưng Ngài biết, có thể chúng ta sẽ không bao giờ quên được một thời đau thương. Vài người hành hạ chính mình khi cho rằng mình không tha thứ cho người khác như Chúa đòi hỏi, bởi họ tiếp tục dằn vặt chính mình mỗi lúc nhớ đến người ấy. Điều ấy thật dễ hiểu, đó chỉ là những phản ứng hay cảm xúc tự nhiên vốn có thể đeo bám họ suốt đời.

  • Hãy tiến đến việc tha thứ. Điều này không có nghĩa là làm hoà với một người; việc tái hoà hợp vốn có thể sẽ không bao giờ xảy ra hay đã từng xảy ra. Tuy nhiên, để tha thứ, để rủ bỏ, nó vẫn đòi hỏi một sự dịch chuyển nào đó về phía chúng ta. Chẳng hạn, một lời nguyện đơn sơ mỗi ngày cho một cá nhân cụ thể nào đó như Kinh Lạy Cha hay Kính Mầng, xin Thiên Chúa chúc lành cho người đó, sẽ làm dịu dần cõi lòng chúng ta và sự đắng cay có cơ may tan biến.

* Lời Vu Khống và Gièm Pha


Một phần ngắn trong Giáo Lý Công Giáo về tội làm chứng gian và man khai trước toà có thể làm tất cả chúng ta lo lắng, đặt biệt là sự mô tả về việc gièm pha (2477).

Có lẽ chúng ta sẽ nhận ra vu khống là một tội trọng và tìm cách tránh nó bằng mọi giá. Điều đó xảy ra khi chúng ta làm phương hại đến danh dự người khác không chỉ bằng việc nói xấu nhưng còn nói sai và nói những gì không đúng về họ.

Trái lại, gièm pha là tiết lộ những lỗi lầm hay sai phạm của người khác mà không có lý do khách quan vững chắc cho những người không biết những chuyện tiêu cực của cá nhân đó

Gièm pha dường như là một tội rất thường gặp đối với tất cả chúng ta. Trong khi tán gẫu vu vơ hay ngay cả trò chuyện thân thiện, chúng ta dễ dàng chia sẻ một điều tiêu cực nào đó về người khác cho những người mà chúng ta đang trò chuyện, những thông tin đúng nhưng không tốt và mới mẻ đối với họ. “Bạn có nghe người này người nọ bị sa thải hoặc người này người nọ không kết hôn nữa hay người này người nọ nghiện ngập?”.


*Quên mình
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II thường dạy rằng, trái tim con người sẽ không nghỉ ngơi trừ phi nó biết trao ban.

Khái niệm tình yêu như một sự quên mình là một ý niệm rất cá nhân và năng động.

Mỗi ngày, chúng ta đối mặt với vô số hoàn cảnh khi chúng ta có thể đáp lại hoặc bằng cách cho đi hoặc bằng cách vị kỷ. Ví dụ, chúng ta có thể giữ cánh cửa cho một ai đó hoặc thiếu kiên nhẫn dành đứng trước những người khác đang sắp hàng.

Tuy nhiên, quên mình đôi lúc kéo theo việc để cho người khác yêu mến hay phục vụ chúng ta. Một bác sĩ khoa mắt báo cho người anh trai gần 70 tuổi của tôi rằng, hiện giờ anh tôi bị mù về phương diện pháp lý do anh bị đục thủy tinh thể. Hôm nay, anh không thể lái xe, đọc báo hay xem một thực đơn nhà hàng nữa. Ở đây, sự quên mình đòi hỏi anh trai tôi để cho vợ anh làm thế các công việc đó cho anh.

CHƯƠNG IV

NÊN GIỐNG ĐỨC KITÔ
(Rick Warren, STĐMĐ., Mục Đích 3:

Bạn Được Tạo Dựng Để Nên Giống Đức Kitô” Ngày 22-28)


Với văn phong ngắt đoạn khác thường viết cho ngày 24, Mục sư Rick Warren cung cấp một sự hỗ trợ mạnh mẽ nhưng không quá ngạc nhiên cho độc giả trong hành trình nên giống Đức Kitô của họ. Dĩ nhiên, đó là cuốn Kinh Thánh mà ông cho thấy còn hơn là một cuốn giáo thuyết. Ở một trong những đoạn hay nhất trong cuốn sách của mình, Rick Warren trình bày chi tiết sức mạnh của Lời Chúa.
Lời của Chúa sinh ra sự sống, kiến tạo đức tin, mang lại sự đổi mới, gây kinh hoàng cho Ma quỉ, làm những điều kỳ diệu, chữa lành những vết thương, xây dựng nhân cách, biến đổi hoàn cảnh, truyền đạt niềm vui, chiến thắng nghịch cảnh, đánh bại cám dỗ, trao ban hy vọng, giải thoát quyền lực, tẩy sạch tâm trí, làm cho mọi thứ hiện hữu, và bảo đảm tương lai của chúng ta mãi mãi! Chúng ta không thể sống mà không có Lời Chúa! Hãy đừng bao giờ coi thường điều đó. Bạn phải coi Lời Chúa là thiết yếu như của ăn cho cuộc sống của bạn.
Người Công giáo có thể và hầu hết sẽ nói “Phải, Phải, Phải” với những phát biểu đó. Nhưng họ cũng biết rằng, có những sự khác biệt quan trọng trong cách tiếp cận Kinh Thánh của ông và của người Công giáo.

Những Khác Biệt và Những Minh Định
* Kinh Thánh của Công Giáo và Kinh Thánh của Tin Lành
Suốt thế kỷ qua, gần như chính xác khi nói rằng, Kinh Thánh của Công giáo khác với Kinh Thánh của Tin lành. Kinh Thánh của Tin lành, sau những dè dặt của một vài học giả, nói chung, đã bỏ bảy sách Cựu Ước được gọi là những sách Không Thuộc Quy Điển hay các sách Thứ Quy Điển: Tôbia, Giuđita, Khôn Ngoan, Huấn Ca, Barúc, 1 và 2 Macabê và các phần của sách Đanien và Este.

Ngoài ra, Martin Luther đã bác bỏ những sách Tân Ước: Thư Giuđa, Thư gửi tín hữu Do Thái, Thư Giacôbê và sách Khải Huyền.

Tất cả những sách này đều có trong Kinh Thánh Công giáo và không nằm trong một số Kinh Thánh Tin lành nào đó.

Tuy nhiên, ngày nay, nhiều bộ Kinh Thánh và có lẽ hầu hết đã đưa vào những sách tranh luận đó.

Chẳng hạn, cuốn The Complete Parallel Bible được Oxford University Press ở New York xuất bản có lưu ý ngay ở đề bìa, “Gồm Cựu và Tân Ước các sách Không Thuộc Quy Điển / Thứ Quy Điển” cho các ấn bản New Revised Standard VersionRevised English Bible (về cơ bản là những bản dịch của Tin Lành), và New American Bible và cuốn New Jerusalem Bible (về cơ bản cả hai đều do các học giả Công giáo phát hành).

Tôi không chắc lập trường của Mục sư Warren về điểm này. Như chúng tôi đã nói trước đây, trong sách của mình, ông đã trích dẫn mười lăm bản dịch, kể cả New American BibleNew Jerusalem Bible.

Tuy nhiên, nhìn thoáng qua những chú thích của ông, tôi thấy ông có tham khảo các sách Martin Luther bác bỏ, nhưng không tham khảo bảy cuốn Không Thuộc Quy Điển hay các sách Thứ Quy Điển.
* Chỉ Riêng Kinh Thánh
Truyền thống Tin lành, kể cả các Hội Thánh Rao Giảng, tin rằng cụm từ “được viết xuống” ý nói Kinh Thánh tự nó, là mạc khải chính thức duy nhất của Lời Chúa. Tôi nghĩ rằng, Mục sư Rick Warren tin điều đó.

Tuy nhiên, đang khi kính trọng Kinh Thánh, coi Kinh Thánh là lời linh hứng của Thiên Chúa và sử dụng Kinh Thánh trong những lễ nghi thờ phượng, Hội Thánh Công giáo còn tin vào lời nói, truyền khẩu “được truyền lại” của Hội Thánh. Người Công giáo tin vào cả Kinh Thánh lẫn Thánh Truyền.


Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo tóm tắt giáo huấn đó trong những đoạn văn này:
Cùng một nguồn mạch...
80 Kinh Thánh và Thánh Truyền, như thế thì, liên kết và giao lưu mật thiết với nhau, vì cả hai, phát xuất từ một nguồn mạch duy nhất là Thiên Chúa, kết hợp trong một cách nào đó tạo nên một toàn bộ và hướng về cùng một mục đích. Cả hai đều làm cho mầu nhiệm Đức Kitô, Đấng đã hứa ở lại với môn đệ “luôn mãi cho đến tận thế” được hiện diện và sinh hoa trái trong Hội Thánh.
...hai cách lưu truyền khác biệt
81 Kinh Thánh là Lời Thiên Chúa được ghi chép lại dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần. Và Thánh Truyền chứa đựng Lời Thiên Chúa mà Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần đã uỷ thác cho các tông đồ, và lưu truyền toàn vẹn cho những người kế nhiệm các ngài, để nhờ Thánh Thần chân lý soi sáng, họ trung thành gìn giữ, trình bày và phổ biến qua lời rao giảng.
82 Do đó, Hội Thánh, được uỷ thác nhiệm vụ lưu truyền và giải thích Mạc Khải, không chỉ nhờ Kinh Thánh mà cách xác thực tất cả những điều Mạc Khải, chính vì thế, cả Kinh Thánh lẫn Thánh Truyền đều phải được đón nhận và tôn kính bằng một tâm tình yêu mến và kính trọng như nhau.
97 Kinh Thánh và Thánh Truyền hợp thành một kho tàng thánh thiêng duy nhất của Lời Thiên Chúa, trong đó, Hội Thánh lữ hành chiêm ngắm Thiên Chúa là nguồn mạch mọi sự phong phú của mình như trong một tấm gương.
100 Nhiệm vụ giải nghĩa cách chân chính Lời Thiên Chúa đã được uỷ thác cho riêng Huấn Quyền, tức là cho Đức Giáo Hoàng và cho các Giám mục hiệp thông với ngài.

Xác Nhận và Phong Phú Hoá
Cổ Võ Các Mối Quan Hệ
Khi phát huy và cổ võ các mối tương quan với Đức Kitô và với những người khác, chúng ta cần nhớ ba điểm: tự bản chất chúng ta là đơn độc và nhìn nhận sự đơn độc; vì sự yếu đuối của con người, chúng ta không thể hoàn toàn tránh khỏi cảm giác cô đơn; tình yêu trao ban bắc cầu qua khoảng trống mà sự đơn độc của mỗi người tạo ra và xoa dịu nỗi đau do sự cô đơn gây ra.

Tự chính bản chất, chúng ta lẻ loi, những cá nhân riêng biệt tách rời khỏi những người khác. Không ai khác có AND, có những dấu vân tay của chúng ta, hoặc có lẽ, có số An Sinh Xã Hội như chúng ta. Sự lẻ loi đó tự nó cho thấy bằng nhiều cách.


Những Quyết Định: Trong khi nhiều nhân tố có thể tác động lên suy nghĩ, phán đoán của chúng ta và do đó, tác động lên quá trình đưa ra quyết định của chúng ta. Vậy mà, chỉ chúng ta mới có thể quyết định chọn lựa cuối cùng - có hay không, làm hay không làm điều này điều kia.
Những Cám Dỗ: Flip Wilson, cách đây đã lâu, trên một chương trình truyền hình với câu nói nổi tiếng, “Ma quỷ bắt tôi làm điều đó”. Một lần nữa, biết bao ảnh hưởng có thể làm suy yếu hay giảm thiểu sức mạnh ý chí của chúng ta để chống lại các cám dỗ và vì thế, giảm khinh trách nhiệm của chúng ta đối với một vài việc phải làm hoặc không làm. Vậy mà, rốt cuộc chỉ chúng ta mới có thể chọn lựa đầu hàng hay vượt qua cám dỗ.
Sự chết: Thật đáng ước ao khi có ai đó bên cạnh chăm sóc chúng ta, chạm đến hay thậm chí ôm lấy chúng ta khi chúng ta chết. Dù gì đi nữa, thì từ đây đến vĩnh cữu, chỉ một mình chúng ta phải đi qua cánh cửa đó. Chỉ cá nhân mỗi người mới có thể trải nghiệm cái chết của chính mình.
Thiên Chúa: Mẹ của Cha Henri Nouwen đã sống một cuộc đời lành thánh. Ấy thế mà, người phụ nữ đạo đức quả cảm này đã nói với con trai bà rằng, bà sợ đối mặt với Thiên Chúa chí thánh và tỏ cho Ngài thấy tội lỗi của mình. Sự miễn cưỡng như thế sẽ gây ngạc nhiên cho những ai vốn biết bà Nouwen là một phụ nữ rất thánh thiện. Tuy nhiên, càng gần ánh sáng, sự tối tăm của chúng ta càng bớt tối hơn; tương tự, càng gần Thiên Chúa, thân phận thụ tạo của chúng càng sáng tỏ hơn, bản tính nuông chiều tội lỗi sẽ lộ ra. Với cái nhìn trong suốt đó, người phụ nữ này biết, bà phải một mình đối diện với Thiên Chúa.
Những Thất Vọng và Đau Khổ: Khi những nỗi thất vọng lớn lao hay sự ra đi của những người thân trong gia đình xảy ra trong đời, chúng ta thường dựa vào sự hiện diện của ít nữa vài người để nâng đỡ chúng ta. Những hàng người đông đảo tại các nhà tang trong những giờ thăm viếng và một số đáng kể thư từ phân ưu là những minh hoạ rõ ràng cho sự kiện đó. Nhưng như thời gian cứ trôi đi, cuộc sống cũng trôi đi và người đau khổ, kẻ thất vọng sẽ bị để lại mà đương đầu một mình.

Tuy nhiên, xét về mặt thiêng liêng, người Công giáo không bao giờ hoàn toàn cô đơn. Họ có thể tìm thấy sự nâng đỡ qua niềm tin vào Thiên Thần Bản Mệnh, Thiên Chúa Ba Ngôi, mối liên kết với các chi thể khác trong Hội Thánh với tư cách là Thân Thể Mầu Nhiệm của Đức Kitô và Dân Thiên Chúa.

Do sự yếu đuối của con người, chúng ta không thể hoàn toàn tránh khỏi cô đơn. Cô đơn, tuy nhiên, là một cảm giác, một cảm xúc, và tự bản chất là nhấp nhô tựa sóng, tăng rồi giảm, lên rồi xuống, đến rồi đi.

Hình ảnh một con tàu đi qua một vài vùng nước dày đặc làm tung toé một chuỗi sóng lớn có thể làm sáng tỏ biểu thị đó. Cuối cùng, khi những con sóng tràn vào bờ, những tay bơi kinh nghiệm biết cách lặn qua chúng. Họ có thể cảm nhận tiếng vỗ mạnh mẽ của con sóng vừa hụt chân họ; vậy mà họ nhận ra rằng, nước sẽ sớm rút xuống cho họ trồi lên bề mặt và đón lấy không khí.

Tuy nhiên, những tay bơi thiếu kinh nghiệm, không giỏi lặn qua những đợt sóng cũng không hiểu rằng cơn sóng sẽ rút xuống rất nhanh và nó có thể quật lại một cách điên cuồng khiến họ vô vọng để trồi lên mặt nước. Những nỗ lực cuống cuồng của họ chỉ làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, thậm chí đôi khi dẫn đến những hậu quả thảm hoạ.

Ý thức bản chất của những cảm giác tựa hồ con sóng, kể cả sự cô đơn và tiếc xót cùng với những mất mát riêng tư sâu sắc, có thể giúp chúng ta. Vậy thì tốt hơn, chúng ta có thể biết chắc rằng, cuối cùng, xúc cảm sẽ lắng xuống để chúng ta hít thở trở lại và đơn giản, cứ để cho đợt sóng đó phủ tràn chúng ta.

Bởi chính bản chất của mình, chúng ta không thể không lẻ loi; bởi tình trạng con người yếu đuối, chúng ta cũng không tránh được cô đơn. Nhưng chính tình yêu sẽ liên kết chúng ta với những người khác; chính tình yêu sẽ lấp đầy chỗ hổng vốn tồn tại nơi các mối quan hệ; và chính tình yêu cũng có thể giảm thiểu những cơ hội và cường độ của sự cô đơn.

Tình yêu không tuân theo một định nghĩa nào, nhưng khi cho rằng, tình yêu tự bản chất đòi hỏi trao ban chính mình lại có được sức đẩy của nó. Đối nghịch với tình yêu sẽ là quy về mình.

Mỗi ngày trao tặng chúng ta một chuỗi các cơ hội để chúng ta đáp lại hoặc là bằng việc cho đi hoặc là tìm kiếm chính mình. Chẳng hạn, một ai đó đang phải nặng lòng những ước mong đến với chúng ta để tâm sự điều đó. Bằng cách cho đi, chúng ta có thể dành ngay một ít thời gian quý báu để lắng nghe họ; hoặc, vì chỉ biết có mình, chúng ta khước từ trò chuyện vì chương trình bận rộn của mình.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II thường nói, trái tim con người sẽ không bao giờ bằng lòng trừ phi nó biết trao ban.

Tuy nhiên, nên biết rằng, có những hoàn cảnh mà tình yêu đích thực có thể đòi hỏi một ai đó để cho những người khác yêu thương hay phục vụ mình. Điều đó thường xảy ra khi người ta bị ốm nặng hoặc tàn tật.



* Những Trùng Hợp Ngẫu Nhiên Tích Cực
Điệp khúc Thánh Vịnh Đáp Ca trong Thánh lễ cầu xin Thiên Chúa “tỏ cho chúng con thấy lòng nhân hậu Chúa, để chúng con được ơn cứu sống”. Nói cách khác, hãy giúp chúng con nhận ra sự hiện diện của Chúa trong những sự kiện thường ngày của cuộc sống chúng con.

Chúng ta thấy điều này được thể hiện trong câu chuyện thú vị về Elia, một ngôn sứ đang lo lắng bồn chồn (1V 19, 1-15). Thiên Chúa bảo ông đi ra ngoài chiếc hang trên sườn núi và “Chúa sẽ đi ngang qua”. Rồi sau đó, có một cơn gió mạnh, một trận động đất và lửa. Nhưng Ngài không ở trong một hiện tượng nào trong số này. Tuy nhiên, cuối cùng Thiên Chúa nói với tiên tri qua tiếng gió nhẹ hiu hiu.


Cách đây vài năm, cuốn tiểu thuyết Lời Tuyên Sấm Thiên Giới (The Celestine Prophesy) của Jame Redfield đã đạt tới danh mục sách bán chạy nhất. Từ đầu, khi những nhân vật bắt đầu tìm kiếm sự hiểu biết, họ nhận ra những trùng hợp ngẫu nhiên trong đời mình, những sự kiện xảy ra không đơn thuần bởi may mắn thuần túy nhưng còn “được dẫn dắt bởi một sức mạnh vô hình nào đó”, những trải nghiệm vốn đem lại ý nghĩa của mầu nhiệm, phấn khích và sự sống (tr. 6-7).

Chúng ta có thể diễn tả nó theo cách này: Những trùng hợp ngẫu nhiên tích cực trong cuộc sống có thể dẫn chúng ta đến sự siêu việt, đến việc ý thức sự hiện diện của Thiên Chúa trong các sự kiện xảy ra hằng ngày.


Trong Đệ Nhị Thế Chiến, một bác sĩ đã có gia đình mất tích trong cuộc chiến dành lại các Đảo Thái Bình Dương. Vợ anh ta đã bắt đầu làm tuần cửu nhật kính thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, Bông Hoa Nhỏ; thánh nữ đã hứa khi còn ở thế gian rằng, một khi ở trên trời, chị sẽ ban những cánh hoa hồng như là dấu hiệu Thiên Chúa đáp trả lời cầu xin.

Người vợ của vị bác sĩ này sống trong một xóm phần lớn là người Do thái. Làm tuần cửu nhật được vài ngày, một người hàng xóm gõ cửa mang đến cho cô một món quà. Người bạn Do thái của cô không biết gì về tuần cửu nhật, về thánh nữ Bông Hoa Nhỏ hay về những cánh hoa hồng. Nhưng cô bạn này đã tặng cho người vợ của vị bác sĩ mười hai cánh hoa hồng màu đỏ.

Ngay sau đó, người ta báo tin chồng cô bình an. Về cuối đời, cô thấy trong những cánh hoa hồng đó dấu chỉ sự hiện diện đầy yêu thương và đặc biệt của Thiên Chúa.

* Hãy Đọc Kinh Thánh và Thuộc Lòng Các Câu Kinh Thánh
Mục sư Rick Warren nói rằng, nếu đọc Kinh Thánh chỉ mười lăm phút mỗi ngày, chúng ta sẽ đọc hết trọn bộ một lần trong một năm. Ông cũng liệt kê một số ích lợi về việc thuộc lòng các câu Kinh Thánh. Việc thực hành đó sẽ “giúp bạn chống lại cám dỗ, chọn cho mình những quyết định khôn ngoan, làm giảm ức chế, đem lại tự tin, đưa ra những lời khuyên tốt lành và chia sẻ niềm tin cho những anh chị em khác” (STĐMĐ., tr. 242).

Một cách nào đó, những nhận xét của ông song hành với huấn dụ trong truyền thống Công giáo.


Khi Hội Thánh giới thiệu Sách Bài Đọc mới của mình để dùng trong các lễ nghi phụng vụ, thì nảy ra một nhu cầu cho những người đọc sách thánh được huấn luyện để công bố các bài đọc tiếng bản xứ. Một nhà giáo dục, một chuyên gia phụng vụ và là một thần học gia đạo đức nào đó đã phát hành một danh sách gồm 25 đề nghị cho tiến trình chuẩn bị dành cho những người đọc sách thánh này. Ba trong số những đề nghị đó giống hệt nhau: đọc Kinh Thánh mỗi ngày.
Cha Henri J.M. Nouwen, khi còn sống từng là một tác giả và là nhà diễn thuyết về tu đức rất nổi tiếng, đã từng mô tả kiểu mẫu kinh nguyện của riêng ngài. Trước khi về hưu, ngài thường đọc những các bài đọc Kinh Thánh cho Thánh lễ của ngày kế tiếp (Sách Bài Đọc cung cấp những bài đọc riêng biệt cho cả ngày Chúa Nhật và các ngày trong tuần). Từ những đoạn văn đó, Cha Nouwen thường chọn một từ, một câu hay một hình ảnh đánh động mình. Khi sắp chìm vào giấc ngủ hay mỗi khi thức giấc, ngài sẽ nhớ lại từ ngữ đó, câu đó hay hình ảnh đó. Bằng cách ấy, Lời Chúa trở nên một loại biểu tượng linh thánh, một nơi trú ẩn thánh thiện và an toàn cho ngài khi, theo lời ngài nói, ngài có thể bị cám dỗ chạy theo ngẫu tượng. Ngày hôm sau, trong suốt giờ nguyện ngắm thường lệ của mình, Cha Nouwen thường trở lại với phần trích Kinh Thánh đó như là khởi điểm cho việc suy niệm của mình.

Trong cuốn Slow Down, một cuốn sách nhỏ gồm một trăm bài suy niệm năm phút mỗi ngày để giải toả căng thẳng vốn được phác thảo trong phần phụ lục, và cuốn Take Five, cuốn sách kèm theo nó, mỗi bài suy niệm gồm một cụm từ hay một câu lấy từ Kinh Thánh sẽ được người đọc ghi vào tâm trí suốt cả ngày.




tải về 409.19 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương