MỘt quan đIỂm công giáo về TÁc phẩm sống theo đÚng mụC ĐÍCH



tải về 409.19 Kb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích409.19 Kb.
#1426
1   2   3   4   5   6

* Tập Trung Vào Vĩnh Cửu
Về nét tương tự thì việc vị Mục sư Saddleback này nhấn mạnh đến khát vọng bất tử của con người và dự định của Thiên Chúa cho tương lai trường cửu của chúng ta song song gần gũi với giáo huấn và thực hành của Hội Thánh Công Giáo (Ngày 4). Rick Warren nói, “Tự bẩm sinh, bạn đã có bản năng khao khát bất tử” tương phản với thời gian ngắn ngủi tương đối của chúng ta trên trần gian với niềm hy vọng chúng ta “sẽ sống mãi trong cõi đời đời”.

Đức Ông Lorenzo Albacete, Linh mục, nhà giáo dục và người phụ trách chuyên mục tờ báo New York Times, trong cuốn sách “God at The Ritz”: Attraction to Infinity” của ngài, thường xuyên lưu ý rằng, trái tim con người khao khát cái muôn thuở, vĩnh cửu và bất tử. Hơn thế nữa, những lễ nghi của Hội Thánh Công Giáo từ phép Rửa tội cho đến lễ an táng và liên tục ở giữa hai biến cố đó đã không ngừng nói lên rằng, ân sủng cho phép chúng ta hưởng nếm trước thiên đàng và một lời hứa về sự sống đời đời sẽ đến.

Chương này, nói đến phần thứ nhất của cuốn Sống Theo Đúng Mục Đích, cho thấy rằng, Hội Thánh Công Giáo hoàn toàn đồng ý với nhiều giáo huấn của Mục sư Rick Warren. Tuy nhiên, nó cũng trình bày khái quát cái nhu cầu hay ít nữa cho thấy cái lợi ích khi có một cái nhìn của Hội Thánh Công Giáo về một vài điểm trong cuốn sách của Rick Warren.

CHƯƠNG II


TÌNH BẰNG HỮU VỚI THIÊN CHÚA
(Rick Warren, STĐMĐ., Mục Đích1:

Bạn Được Tạo Dựng Cho Niềm Vui Của Thiên Chúa” Ngày 8-14)

Như trong chương đầu tiên, chúng tôi đưa ra một số minh định ở những nơi có sự khác biệt giữa giáo huấn của Rick Warren trong Sống Theo Đúng Mục Đích và nhãn quan của Công giáo về cùng các vấn đề. Tiếp đến, nơi nào có sự tương đồng, tôi sẽ đưa ra lời xác nhận và mở rộng những quan điểm đó dựa trên những giáo thuyết và thực hành của Hội Thánh Công giáo.
Những Khác Biệt và Những Minh Định
*Một Thiên Chúa Không Thay Đổi
Mục sư Rick Warren nhấn mạnh bản tính bất biến của Thiên Chúa, một Thiên Chúa toàn năng, nhân từ và yêu thương chú tâm đến mọi chi tiết cuộc đời chúng ta; Ngài đang điều khiển và có một dự định cho cuộc đời chúng ta cũng như sẽ cứu độ chúng ta (Ngày 14).
Những chân lý đó trở nên hiện thực với tôi vào một đêm tăm tối ở tu viện Biển Đức thuộc bang New York. Sau một sự kiện đặc biệt khó khăn và thử thách trong đời, tôi đã đến đó để thăm đức viện phụ khôn ngoan và uyên bác mà tôi quen biết. Sau khi nghe những vấn đề gai góc của tôi, ngài chỉ đơn giản nhận định, “Tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta thì vĩnh hằng”. Không một lời khuyên hay lời an ủi dài dòng nào. Chỉ một lời xác nhận dịu dàng nhưng cương quyết về tình yêu không thay đổi mà Đấng Tạo Hóa dành cho chúng ta.
Tuy nhiên, một mầu nhiệm cần được trải nghiệm đi vào cuộc thảo luận. Ở điểm này, chúng tôi suy gẫm về Đức Giêsu, Con của Đức Maria, Đấng đã khóc đôi lần, cảm thấy bực bội vào những lần khác và đã cảm nhận nỗi buồn trong Vườn Ôliu. Tuy nhiên, là Con Thiên Chúa, Ngài cũng đã đi trên nước, chữa lành kẻ yếu đau và làm cho kẻ chết chỗi dậy. Chúng ta không bao giờ thấu hiểu trọn vẹn mầu nhiệm Đức Kitô đó với nhân tính và thiên tính trọn vẹn của Ngài.
Ở đây, kết luận thực tiễn được rút ra. Chúng ta không cầu xin thay đổi Thiên Chúa, Đấng không đổi thay, nhưng cầu xin để thay đổi chính chúng ta hoặc để chúng ta được thay đổi.
*Đức Maria
Như người Công giáo, tín đồ Hồi Giáo và Do Thái Giáo cùng chia sẻ niềm tin trong việc thờ phượng chung hằng tuần hay trong việc cầu nguyện riêng tư mỗi ngày, nên dường như họ đã có chung quan điểm ngay từ đầu và ngày càng tăng về Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu.

Có lẽ những người lãnh đạo Sêmít đã không nói rõ việc thừa nhận Đức Maria, nhưng sự kiện Đức Maria là một thiếu nữ Do Thái, và chắc hẳn rất chính thống trong việc sống đạo của ngài lại đặt nền tảng cho những thảo luận hỗ tương về tính tương đồng khả thi này.


Trong cuốn Mary Through The Centuries, Jaroslac Pelikan, giáo sư sử học đại học Yale, nhận định rằng: Maria là tên gọi thường được nhắc đến nhiều nhất trong thế giới Tây phương. Hơn nữa, ông xác nhận rằng: Maria đã được miêu tả trong nghệ thuật và âm nhạc nhiều hơn bất cứ phụ nữ nào khác trong lịch sử.
Với người Hồi giáo, Mary (“Maryan”) là tên gọi phụ nữ duy nhất được đề cập trong kinh Qur’ăn hay Koran. Ngoài ra, chương 19, một trong những chương dài nhất của kinh Koran, mô tả khá chi tiết về việc các thiên thần truyền tin cho Đức Maria vốn giống với trình thuật Tin Mừng Luca 1, 26-38.

Các vị khách thiên thần đã nói, “Thiên Chúa đã chọn bà và làm cho bà trở nên tinh tuyền và cao trọng hơn mọi người nữ... Danh Ngài là Messiah, Giêsu con của Maria”.


Hiện nay, nơi những người Kitô hữu, có một sự thay đổi lớn về lòng tôn kính Đức Maria.

Các Kitô hữu Công giáo Rôma luôn tôn kính Đức Maria là Mẹ Đức Giêsu, Con Thiên Chúa. Dù thừa nhận ngài chỉ là phàm nhân, không mang thiên tính, họ vẫn dâng lên ngài lời cầu xin quen thuộc này, “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con”.

Những người Tin Lành chính thống tiếp tục khước từ tước hiệu “Mẹ Thiên Chúa” của Đức Maria lẫn hình thức sùng kính anh em Công giáo dành cho Ngài. Nhưng trong thời gian gần đây, ngày càng có nhiều vị lãnh đạo trong các giáo phái này bắt đầu đưa Đức Maria vào truyền thống đạo đức của mình. Tuy nhiên, việc tiếp cận của họ chỉ xem Đức Maria như là thánh nữ Maria, một người nữ thánh thiện đáng bắt chước chứ không phải làm Đấng trung gian cầu bàu cùng Đức Giêsu con của mình cho chúng ta.

Mục sư Rick Warren có thể nằm trong số đó. Ông dạy rằng, “Thiên Chúa đã chọn Đức Maria làm Mẹ Đức Giêsu, không vì tài năng, giàu có hay xinh đẹp, nhưng vì Đức Maria đã hoàn toàn phó thác cho Ngài” (Ngày 10).


Lòng yêu mến Đức Maria hồi sinh nơi một số người Công giáo vốn đã lớn lên với lòng sùng kính ngài cách mạnh mẽ, rồi từ bỏ nó trong những năm “giác ngộ” nhưng lại quay lại sùng kính ngài trong quảng đời còn lại.

Mary Gordon, tiểu thuyết gia lừng danh, nói về việc “Giải hòa với Đức Maria” trong bài báo có nhan đề Commonweal (1/15/82). Tác giả ước ao giải hòa với Đức Maria khi bà trở nên đứng tuổi hơn, đặc biệt khi bà cảm nhận thiên chức làm mẹ lần đầu tiên. Đối với Gordon, giờ đây, Đức Maria là mẫu gương “trong trắng, đau khổ và vinh quang” cho bà, và tiểu thuyết gia ấy nay có thể gắn bó với hình ảnh của mẹ Đức Giêsu.

Sally Cunneen, biên tập viên một tờ báo thần học và là tác giả của tác phẩm In Search of Mary, viết cho Tạp Chí Notre Dame (12/81), nhận định rằng: hình ảnh “quý bà đáng yêu mặc áo màu xanh” nơi Đức Maria dường như xa rời thực tế những năm đầu đời của bà, và như nhiều người Công giáo khác, bà giấu kín tràng hạt của mình.

Thế mà, hiện thời, bà Cunneen tin rằng, cũng chính những con người đó “đã bắt đầu thấy mẹ Đức Giêsu có một vai trò quan trọng trong đời sống thực tiễn của họ hơn là họ tưởng. Giờ đây, thật cần thiết để có một sự hiểu biết mới mẻ về Đức Maria, một sự hiểu biết vốn cho phép chúng ta chạy đến cùng Ngài”.

Nơi kinh Magnificat, Cunneen và một số người khác đã khám phá Đức Maria là một phụ nữ quyết đoán, biết quan tâm đến công bằng xã hội. Các cụm từ trong lời kinh đó, “Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Ngài nâng cao mọi kẻ khiêm nhường... Kẻ đói nghèo Chúa ban của đầy dư, người giàu có lại đuổi về tay trắng” đã làm ngân vang ước vọng của những nhà hoạt động đương thời, những người đang tìm kiếm những thay đổi cơ cấu để làm cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn nhờ một nền hòa bình đích thực.
Nhiều thập niên trong suốt thế kỷ qua, những người Công giáo Rôma đã thêm Kinh Mân Côi vào cuối Thánh lễ để cầu xin cho nước Nga trở lại và chủ nghĩa cộng sản kết thúc. Nhiều năm trôi qua, tưởng chừng như những lời cầu xin đó không được đáp ứng. Rồi đột nhiên, toàn bộ đế chế cộng sản dường như sụp đổ và ý thức hệ này đã mất đi bao quyền lực và sức mạnh của nó.

Phải chăng Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu vốn được cả người Kitô hữu lẫn người Hồi Giáo tôn kính như chúng ta đã mô tả (và trong một nghĩa nào đó, bởi cả những anh em Do Thái Giáo) đã hóa giải hận thù và bạo lực; bằng cách ấy, Mẹ mang tình yêu và hòa bình đến cho thế giới rối rắm này.




Xác Nhận và Phong Phú Hoá

*Việc Thờ Phượng Hằng Tuần
Thờ phượng hằng tuần là một thực hành phổ biến nơi những người Kitô hữu, Do Thái Giáo và Hồi Giáo. Đối với hầu hết những người Kitô hữu, ngày Sabát được giữ vào ngày Chúa nhật khi Đức Kitô sống lại từ cõi chết. Với người Do Thái, việc giữ ngày Sabát diễn ra từ chiều ngày thứ Sáu lúc mặt trời lặn đến cùng lúc vào chiều ngày thứ Bảy. Với người Hồi Giáo, cách chung, việc thờ phượng cộng đồng diễn ra ở một đền thờ vào khoảng trưa ngày thứ Sáu.
*Ngợi Khen và Biết Ơn
Các tín đồ Kitô, Do Thái và Hồi Giáo đều chia sẻ một lý tưởng chung: việc ca khen và cảm tạ Thiên Chúa phải tạo nên một chiều kích trọng yếu trong đời sống tôn giáo của họ.
Những người Hồi Giáo phải ngừng công việc năm lần mỗi ngày, quỳ gối, trán chạm đất hướng về đền Mecca để lặp lại lời kinh salat. Lời kinh hướng lên Đức Allah, Đấng Ban Ân Lộc, Đấng Nhân Từ, Thiên Chúa toàn năng, siêu việt và thánh thiêng duy nhất. Những buổi cầu kinh này diễn ra vào lúc bình minh, quá ngọ, xế chiều, lúc chiều tà, lúc chập tối và vào ban đêm.

Cách đây không lâu, tại quầy lưu niệm một khách sạn gần sân bay Toronto, khi thấy cổ áo giáo sĩ Công giáo của tôi, một nhân viên bán hàng đã tự hào giới thiệu mình là một người Hồi Giáo. Rồi lập tức, ông ta đến một chiếc tủ, cất chiếc chiếu cầu nguyện của ông và nói rằng, các khách hàng rất thông cảm khi ông tạm dừng công việc của mình để đọc những lời ca khen và cảm tạ đã được định.

Một số tín đồ Do Thái đạo đức cố đọc 100 lần mỗi ngày kinh berakah, kinh ngợi khen hay chúc tụng Thiên Chúa vì những quà tặng lớn nhỏ khác nhau Ngài ban; chẳng hạn sức khoẻ được phục hồi, nước rửa và thức ăn.

Trong Tân Ước, các Kitô hữu đọc thấy rằng, Đức Giêsu thường cảm tạ Chúa Cha. Đức Kitô cũng dạy những ai theo Ngài tầm quan trọng của việc tri ân Đấng ban phát tất cả các quà tặng qua câu chuyện nổi tiếng mười người phong hủi được chữa lành nhưng chỉ một người trở lại bày tỏ lòng biết ơn. Đối với các truyền thống Kitô Giáo nhấn mạnh Bí tích Thánh Thể, chẳng hạn người Công giáo với Thánh lễ, thì gương mẫu của Đức Giêsu tại buổi Tiệc Ly là nòng cốt trong niềm tin và thực hành của họ. Như đã được ghi lại trong ba Tin Mừng nhất lãm và trong thư thứ nhất thánh Phaolô gửi giáo đoàn Côrintô, Đức Kitô “tạ ơn” trước khi truyền phép bánh và rượu. Từ ngữ “thánh thể” lấy từ tiếng Hy lạp có nghĩa là tạ ơn.



*Tùng Phục
Hồng Y Joseph Bernardin, nguyên là Tổng Giám Mục của Tổng Giáo phận Chicago, đã viết Gift of Peace, những suy tư của ngài về ba trải nghiệm khác nhau trong quảng đời còn lại của mình. Các kinh nghiệm bao gồm cuộc chiến đấu thành công với bệnh ung thư; việc bị tố cáo sai lầm nhưng rất công khai rằng, ngài gạ gẫm một chủng sinh trẻ khi ở Cincinnati; cuộc vật lộn thứ hai với căn bệnh hiểm nghèo đó, và rốt cuộc đưa ngài đến cái chết.
Chủ đề trọng tâm của quyển sách này, một thái độ nảy sinh từ ba sự kiện đau thương đó, là nhu cầu phó mình, tùng phục và phó mặc hoàn toàn cho sự lo liệu của Thiên Chúa trong những hoàn cảnh như vậy. Đời sống cầu nguyện sâu lắng giúp cho ngài có thể làm được điều này và mang lại bình an lớn lao cho vị lãnh đạo xuất chúng này.

Vừa mới đây, theo yêu cầu của gia đình, tôi viếng thăm một người đàn ông quá tuổi trung niên đang nằm viện vì suy gan. Ông đã nghỉ hưu sau vài thập niên làm hiệu trưởng ở một trường công tiểu học. Trong suốt cuộc viếng thăm, biết rằng cái chết đã cận kề, ông đã bày tỏ ước ao hay nỗ lực phó thác thiêng liêng “phó mình cho bàn tay yêu thương của Thiên Chúa”, cũng những lời mà Hồng Y Bernardin đã dùng.

Tôi hỏi liệu ông có quan tâm đến Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân của Hội Thánh không. Khi người đàn ông yếu ớt này gật đầu đồng ý, tôi bắt đầu nghi thức với việc đọc Lời Chúa và lời nguyện, yên lặng đặt tay và xức dầu thánh trên trán và tay của ông. Vài ngày sau, ông qua đời.

Trong giờ thăm viếng và tang lễ, hơn sáu thành viên trong gia đình nhận định rằng, dường như Bí tích này đã mang lại cho người thân của họ một sự bình an lớn lao biết bao. Thỉnh thoảng, người bệnh đã kể cho họ nghe rằng, chuyến viếng thăm của chúng tôi và một cách ý nghĩa, nghi thức xức dầu đã trợ lực ông trong tiến trình buông mình và phó thác cho Thiên Chúa.

Tương tự, khi hoang mang lo sợ đối mặt với tiến trình phẩu thuật động mạch cảnh, một phụ nữ ở tuổi trung niên đã cảm nghiệm được khả năng mang lại bình an của Bí tích dành cho bệnh nhân. Hai người bạn đã mang bà vào nhà thờ, và sau khi vị linh mục đã ban bí tích, từng người một đã đặt tay trên đầu người phụ nữ. Rồi vị linh mục xức dầu trên trán và bàn tay người bệnh và ngài cũng xức dầu thánh dọc cổ bà, nơi vết cắt sẽ được tiến hành.

Ngay lập tức, bà đã cảm nghiệm được sự bình thản từ những nỗi sợ hãi. Và hai tuần sau, khi trở lại nhà thờ, bà thuật lại lời nhận xét của bác sĩ phẩu thuật rằng, ông chưa bao giờ chứng kiến một vùng vết thương nào mau lành đến thế.



*Đức Tin và Cảm Giác
Chúng ta thường sử dụng thuật ngữ ‘cử hành’ khi nói đến các nghi thức thánh. Rồi nó cũng trở nên khá tự nhiên khi người ta so sánh những sự kiện cử hành thiêng liêng này với những sự kiện trần tục như sinh nhật, lễ cưới và ngày kỷ niệm. Các sự kiện trần tục này có khuynh hướng tạo nên một cảm giác hoan hỷ, lạc quan. Việc áp dụng mô thức này đồng nhất trong việc thờ phượng lại tạo nên những vấn đề nan giải.
Hai ví dụ khá khác biệt có thể làm rõ điểm này.
* Vào Chúa nhật Phục Sinh, ban phụng vụ của một giáo xứ Công giáo nọ muốn cử hành biến cố phục sinh của Đức Kitô một cách sáng tạo. Để hoàn thành ý định này, họ cung cấp những chiếc bong bóng căng phồng sặc sỡ cho đoàn giáo dân đang kéo đi, mỗi chiếc chứa một câu chào mừng những ai cuối cùng sẽ nhận nó. Tất cả họ băng qua những con đường, đến một bãi đậu xe và theo một tín hiệu vang lên, họ thả những chiếc bong bóng.

Những chiếc bong bóng bay lên tạo nên một hình ảnh tráng lệ, nhưng không may, làm ô nhiễm môi trường và có lẽ giết một vài con chim ăn phải chúng. Những người tổ chức khoan khoái trầm trồ rằng: đó quả là một buổi cử hành đích thực.

* Khi người vợ trẻ, mẹ của ba đứa con dưới năm tuổi chết bất đắc kỳ tử ngoài ý muốn lúc đang ngủ, nỗi đau của người chồng, gia đình và cộng đồng của bà thật lớn lao. Một đám đông chật ních tập trung ở nhà thờ để tham dự Thánh lễ an táng của bà. Đó cũng là việc cử hành biến cố phục sinh của Đức Kitô nhưng khó có thể có một cảm giác hân hoan và vui tươi được.
Một cách thiết yếu, việc cầu nguyện cá nhân và các hình thức thờ phượng là những trải nghiệm đức tin. Đức tin của chúng ta có thể tràn dâng thành cảm xúc, nhưng không cần thiết. Một Thánh lễ tràn ngập niềm tin có thể thiếu yếu tố cảm xúc. Ngược lại, một Thánh lễ dâng tràn xúc cảm có thể thiếu bất kỳ yếu tố đức tin trọng yếu nào. Tuy nhiên, Thiên Chúa thì rộng lượng hơn cả tầm hiểu biết của chúng ta. Những buổi cử hành đức tin cũng thường có một nội dung cảm xúc vui sướng và hoan lạc. Vì thế, khi thiếu vắng những cảm xúc đó, như trong ví dụ đám tang, việc cầu nguyện và thờ phượng vẫn có thể trở nên những sự kiện đức tin phong phú.

Khía cạnh then chốt của việc cầu nguyện cá nhân và thờ phượng cộng đồng dành cho các Kitô hữu là một cuộc gặp gỡ, hội ngộ với Đức Giêsu trong niềm tin.


*Đêm Tối Của Giác Quan và Linh Hồn.
Khi mới dấn thân vào con đường cầu nguyện nghiêm túc và kiên định, người ta có thể thấy con đường đó bằng phẳng với những ủi an thường hay xảy ra. Có thể đó là cách thức Thiên Chúa động viên những người vừa mới bắt đầu.

Nhưng những người thực hành cầu nguyện đều đặn lại thường xuyên cảm nhận những khoảng thời gian khô khan và tăm tối. Những ủi an khả giác biến đâu mất hoặc một tường thành không thể xuyên qua được dựng lên, và dường như nó ngăn chặn mọi sự tiếp xúc với Thiên Chúa.

Rõ ràng những đêm tối của giác quan và linh hồn có thể tỏ ra khá rối ren. Tôi đã làm điều gì sai? Tôi đang cầu nguyện theo một cách thức sai lầm? Thiên Chúa đã bỏ tôi?

Câu trả lời cho những câu hỏi nghiêm túc đó là “không”. Đây là thời gian thử thách hay thanh luyện; đức tin phải được thanh luyện bằng lửa cũng như kim loại quý được tẩy bằng lửa và bằng sức nóng của lò công nghiệp.

Các nhà linh hướng như thánh Gioan Thánh Giá (+1582) và Têrêxa thành Avila (+1591) đã xếp loại và mô tả các hiện tượng thiêng liêng này. Các ngài gọi chúng là Đêm Tối Của Giác Quan và Linh Hồn hay là Các Giai Đoạn Thanh Luyện, Giác Ngộ và Nhiệm Hiệp.
Phong Trào Trải Nghiệm Hôn Nhân vốn rất phổ biến vào thập niên 60, 70 đã theo một phương pháp tương tự với đời sống hôn nhân (và đời sống linh mục và tu sĩ nữa). Các đôi bạn, các linh mục, nữ tu thử cảm nhận các giai đoạn Lãng Mạn, Vỡ Mộng và Hoan Hỷ trong đời sống. Đây không phải là những khoảnh khắc cố định, tự động hay theo thứ tự thời gian, nhưng việc ý thức chúng có thể giải toả lo lắng của người ta và biến chúng thành những cơ hội để trưởng thành.

Hồng Y Gioan O’Connor đã trải qua giai đoạn tăm tối thiêng liêng khủng khiếp khi ngài đang phục vụ với tư cách tuyên úy ở Okinawa. Niềm tin của ngài vào các khía cạnh căn bản nhất của đời sống - Thiên Chúa, Hội Thánh, chức linh mục, Bí tích Thánh Thể - đột nhiên biến mất.

Trong vài tháng, cuối cùng thì ngài vẫn cầu nguyện trong sự tăm tối thiêng liêng tuyệt đối đó, mong manh bám víu các chân lý này bằng các đầu ngón tay.

Rốt cuộc, thời kỳ đen tối, đau khổ và khô khan qua đi và một sự bình an sâu xa xâm chiếm ngài. Đức tin của ngài đã không bao giờ dao động một lần nữa.


CHƯƠNG III

CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH CỦA THIÊN CHÚA
(Rick Warren, STĐMĐ., Mục Đích 2:

Bạn Được Tạo Dựng Để Sống Trong Gia Đình Của Thiên Chúa”



Ngày 15-21)
Một cuốn từ điển bỏ túi liệt kê vài nghĩa của từ “church”. Nó có thể biểu thị một toà nhà dành cho việc thờ phượng cộng đồng, một lễ nghi tôn giáo, tất cả các Kitô hữu, một giáo phái Kitô đặc biệt hay một cộng đoàn dòng tu nào đó. 

Mục đích 2, các chương gồm những Ngày 15-21, mô tả định nghĩa hay tầm nhìn của Mục sư Warren về Hội Thánh như một gia đình của Thiên Chúa. Đây là một vài yếu tố chính.



  • Niềm tin vào Đức Giêsu là một trong những điều kiện thiết yếu đối với các thành viên (STĐMĐ. tr. 152-153).

  • Hội Thánh là Thân Thể Đức Kitô, “một thân thể, chứ không phải một toà nhà; một cơ thể sống, chứ không phải một tổ chức” (STĐMĐ. tr. 169).

  • Các nhóm nhỏ hay các tế bào nhỏ tạo nên Thân Thể Chúa Kitô, Hội Thánh, như những chiếc ghe cứu sinh được gắn kết vào một con tàu. Các nhóm nhỏ gồm 400-500 thành viên vốn tạo nên hơn 20,000 thành viên của Hội Thánh Saddleback của ông là những ví dụ cho cấu trúc đó (STĐMĐ. tr. 180).

  • Việc gặp gỡ thường xuyên với nhóm gồm cả nhóm nhỏ lẫn cộng đoàn thờ phượng ngày Chúa nhật thật đáng mong chờ và cần thiết để xây dựng các mối tương quan đích thực (STĐMĐ. tr.193-194).

  • Sự hiệp nhất và hài hoà giữa các thành viên, tuân theo huấn thị thường xuyên của Lời Chúa và tấm gương hiệp nhất nơi Ba Ngôi Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, là linh hồn của sự hiệp thông với Thân Mình Đức Kitô (STĐMĐ. tr.206).

  • Những người Công giáo Rôma chấp nhận và quen thuộc với những khái niệm khác nhau về Hội Thánh này, ngoại trừ việc Rick Warren quá nhấn mạnh đến các nhóm nhỏ. Các giáo phái Kitô khác cũng thế, chẳng hạn các truyền thống Tin Lành, hoặc ngay cả những Giáo Hội Chính Thống Giáo.

Tuy nhiên, người Công giáo sẽ tìm kiếm nhiều hơn thế, như giáo huấn của Đức Thánh Cha vào những năm 40, cuộc họp quan trọng của các giám mục tại Công Đồng Vaticanô II vào những năm 60 và cuốn Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo đồ sộ vào những năm 90 của thế kỷ 19.

Những Khác Biệt và Những Minh Định
*Gia Đình Hội Thánh Công Giáo
Vào những năm 40, Đức Giáo hoàng Piô XII ban hành ba tông thư dùng làm nền tảng cho nhiều phát triển tương lai của Hội Thánh Công Giáo trong suốt nửa sau của thế kỷ vừa qua.
Tông thư thứ nhất về Kinh Thánh, thứ hai về Phụng Vụ, thứ ba về Thân Thể Mầu Nhiệm Đức Kitô.

Tông thư thứ ba mở rộng khái niệm về Hội Thánh mà nhiều người Công giáo vào thời đó đã có. Văn kiện dạy rằng, Hội Thánh không chỉ là một cơ cấu với Đức Giáo Hoàng, các Giám mục, các Linh mục, cũng không phải là một hệ thống các lề luật và những việc lập đi lập lại; cũng không phải chỉ là phức hợp các toà nhà, dĩ nhiên bao gồm ngôi thánh đường, nhưng còn gồm cả trường học, nhà ở và bệnh viện.

Hội Thánh đã và đang vượt xa các thành tố hữu hình bên ngoài này. Hội Thánh là một thân thể hữu cơ, sống động, Thân Thể Mầu Nhiệm của Đức Kitô trong đó tất cả các thành viên liên kết với nhau và hiệp nhất trong Đức Kitô nhờ ân sủng.

Có hai ý niệm Kinh Thánh diễn tả cái khái niệm Hội Thánh vốn bao quát hơn nhiều.

Ý niệm đầu tiên, một hình ảnh nông nghiệp và dân giả, mô tả Hội Thánh trong những lời của Đức Kitô: “Thầy là cây nho, anh em là cành” (Ga 15, 1-10). Vì thế, giữa Đức Kitô và những kẻ theo Ngài, có một sự thông hiệp mật thiết; điều này còn có nghĩa là một mối dây liên kết chặt chẽ tồn tại giữa các môn đệ của Ngài nữa vì họ được liên kết với nhau bằng cùng một mối dây với Đức Giêsu.

Ý niệm thứ hai, một hình ảnh tổng quát hơn, xem Hội Thánh là Thân Thể Đức Kitô, với Đức Giêsu là đầu và chúng ta là những chi thể. Ở một vài nơi, thánh Phaolô sử dụng ý niệm này: “Ví như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà các bộ phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức Kitô cũng vậy. Vì chúng ta được rửa tội trong một Thần Khí để trở thành một thân thể... Bây giờ anh em là thân thể của Đức Kitô, và mỗi cá nhân là một phần của thân thể đó... Nếu một bộ phận nào đau thì mọi bộ phận đều đau. Nếu một bộ phận nào vẻ vang, thì mọi bộ phận đều vui chung” (1Cr 12, 12-31).

Trên đường Đamát, lúc Saolô được cải tâm thành Phaolô, chúng ta có thể thấy giáo huấn về Thân Thể Mầu Nhiệm Đức Kitô được kịch tính hóa. Trên đường đi bắt đạo, Saolô đã gặp Đức Giêsu, Đấng hỏi ông “Saolô, Saolô, tại sao ngươi bắt bớ Ta?”. Saolô đáp lại “Thưa Ngài, Ngài là ai?”. Đức Kitô trả lời “Ta là Giêsu, người mà ngươi đang bắt bớ...” (Cv 9, 1-9).

Mối dây liên kết giữa Đức Kitô và những kẻ theo Ngài chặt chẽ như thế đó.

Đầu thập niên 60 của thế kỷ 20, tại Công Đồng Vaticanô II, trong “Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội” các Giám mục đã dành trọn một chương để nói về Hội Thánh là Dân Thiên Chúa. Hình ảnh đó bắt nguồn từ lời của Thiên Chúa qua miệng ngôn sứ Giêrêmia: “Ta sẽ là Chúa của chúng, và chúng sẽ là dân của Ta” (Gr 31, 33).

Tất cả các tín hữu trên thế giới làm thành một dân duy nhất của Thiên Chúa và hiệp thông với nhau nhờ Thánh Thần.

Vào thập niên 90, Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo mô tả Hội Thánh là Dân Thiên Chúa, Thân Thể Chúa Kitô, và Đền Thờ Chúa Thánh Thần.

Chúa Thánh Thần làm cho Hội Thánh trở nên đền thờ của Thiên Chúa hằng sống. Như một nguyên lý vô hình, Chúa Thánh Thần liên kết các chi thể với nhau và các chi thể với đầu của mình là Chúa Kitô.

Như vậy, Hội Thánh không đơn giản là một nhóm người được liên kết lỏng lẻo với nhau, nhưng là một gia đình thiêng liêng được nối kết với nhau bằng một mối dây, dù vô hình, nhưng duy nhất và chân thật.
* Năng Lực Của Các Bí Tích.
Mục sư Warren cho rằng: “Phép Rửa không làm cho bạn trở nên thành viên gia đình Thiên Chúa, duy chỉ niềm tin vào Đức Kitô mới thực hiện điều đó. Nhưng Phép Rửa chứng tỏ bạn là thành phần của gia đình Ngài” (Ngày 15).

Cách đây hai thập niên, trong Hội Thánh Công Giáo cũng đã có một phong trào hay một khuynh hướng nhẹ nhàng duy trì một quan điểm tương tự với lập trường của Rick Warren. Chúng ta có thể tóm tắt theo cách này: Các Bí tích chỉ xác nhận một điều gì đó đã xảy ra. Ví dụ, Bí tích Hoà Giải không tha thứ tội lỗi, nhưng chỉ cử hành việc Thiên Chúa đã thứ tha cho một hối nhân.



Lập trường này không bao giờ phát triển mạnh nhưng gặp phải sự phản đối chính thức. Hội Thánh dạy rằng, các Bí tích đòi hỏi lòng tin và hiệu năng của chúng tùy thuộc vào thái độ của người nhận. Tuy nhiên, Hội Thánh cũng nhấn mạnh rằng, bên cạnh đó, vẫn có một năng lực khách thể nào đó nơi chính các Bí tích bất chấp sự thánh thiện của bản thân thừa tác viên.

Giáo Lý tóm tắt giáo huấn truyền thống này trong các lời sau:

tải về 409.19 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương