Mật ong – Yêu cầu kỹ thuật. Phụ lục 1: Mật ong hoa đơn buốt. Phạm vi áp dụng



tải về 30.98 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu16.11.2017
Kích30.98 Kb.
#34367
D
Lần đầu
Ự THẢO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

Mật ong – Yêu cầu kỹ thuật. Phụ lục 1: Mật ong hoa đơn buốt.


  1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại mật ong khai thác từ những đàn ong được nuôi trong nguồn hoa đơn buốt.

2. Giải thích thuật ngữ

- Mật ong hoa đơn buốt: là mật được ong thu hoạch chủ yếu trên hoa đơn buốt và tinh luyện đạt độ chín cao.

- Cây đơn buốt (Bidens pilosa): là loài thực vật thân bụi, lá mọc đối, hoa mọc thành cụm, cánh cụm hoa mầu trắng, hạt phấn trên giỏ phấn ong có mầu đỏ.

- Mật chín: là phần mật ong dự trữ trên bánh tổ đã vít nắp trên 90 % (hoặc sau 7 ngày cho ăn bổ sung)



3. Tài liệu viện dẫn

+ QCVN 01- 74: 2011/BNN PTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Khảo kiểm nghiệm, kiểm định ong giống.

+ TCVN 5267-1: 2008 Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ - Phần 1: Sản phẩm đã chế biến và sử dụng trực tiếp.

+ CODEX STAN 12-1981: CODEX STANDARD FOR HONEY

+ EUROPEAN ECONOMIC COMITY 1974: EEC Council directive of 22 July 1974 on the harmonization of the laws of the member states relating to honey.

+ COUNCIL DIRECTIVE 2001/110/EC of 20 December 2001 relating to honey.



4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1. Yêu cầu chung

Mật ong mầu vàng sáng đồng nhất, có hương vị thơm tự nhiên và có thể kết tinh toàn bộ hoặc từng phần



4.2. Các chỉ tiêu cảm quan

- Mầu sắc: có mầu vàng đến vàng đậm (60 – 90mm)

- Mùi vị: có mùi thơm nhẹ, có vị gọt mát

4.3. Các chỉ tiêu hóa –lý

- Hàm lượng nước : 18 – 24%

- Hàm lượng HMF: < 40mg/kg

- Độ a xít: <80 meq/kg

- Diastase: < 8 mg/kg

- Hàm lượng đường:

+ Đường khử (fructoza và glucoza): >65%

+ Đường Sucrose: < 5%

+ C4/C3 Sugar: < 2%

- Thành phần hạt phấn : > 46% (hạt phấn đơn buốt)



4.4. Chất nhiễm bẩn

- Dư lượng kim loại nặng: Không có

+ Pb

+ Hg


+ Cd

- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật:

+ Clo hữu cơ

+ Phốt pho hữu cơ

+ Nhóm cúc tổng hợp

+ Nhóm carbamate bao gồm dư lượng Carbendazim

- Dư lượng thuốc thuốc thú y:

+ Nhóm chất cấm là Chloramphenicol và các chất chuyển hóa của Nitrofuran (AOZ, AMOZ, AHD, SEM)

+Kháng sinh nhóm Tetracyclines : < 10ppb

+ Kháng sinh nhóm Fluoroquinolones: không giới hạn

+ Nhóm thuốc kháng khuẩn Sulfonamides: < 20 ppb

+ Nhóm cao phân tủ Macrolid như Tylosin <100 ppb

+ Nhóm Aminoglycosid như Streptomycin <10 ppb

4.5. Các yêu cầu vi sinh

- Clostridium perfringens: Không có



5. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản:

5.1. Bao gói : Các bao gói đúng quy định an toàn vệ sinh thực phẩm

5.2. Ghi nhãn: Rõ ràng, đúng nguồn gốc và tính chất mật ong đơn buốt (mật hoa đơn buốt)

5.3. Vận chuyển: đảm bảo giữ nguyên tinh chất mật ong

5.4. Bảo quản: Ở điều kiện phòng, tránh xa các nguồn ô nhiễm

6. Lấy mẫu:

Các phương pháp phân tích và lấy mẫu để xác định thành phần và các yếu tố chất lượng cụ thể như sau:

- Chuẩn bị mẫu theo AOAC 920.180.

- Xác định độ ẩm theo AOAC 969.38B; 183-187/MAFF Phương pháp đã được đánh giá hiệu lực V21 về độ ẩm của mật ong.

- Tổng hàm lượng đường fructoza và sacaroza

- Hàm lượng sacaroza

- Xác định hàm lượng chất rắn không tan trong nước theo J. Assoc. Public Analysts (1992) 28 (4) 189-193/MAFF Phương pháp đã được đánh giá hiệu lực V22 về chất rắn không tan trong nước.



- Xác định hàm lượng các loại đường đã bổ sung vào mật ong theo AOAC 977.20 hoặc theo AOAC 991.41.

Tài liệu tham khảo


  1. CODEX ALIMENTARIUS COMMISSION. CAC/RS 12-1969. Norma Regional Europea para Miel. Roma: Programa Conjunto FAO/OMS; 1969.

  2. CODEX ALIMENTARIUS COMMISSION. CODEX STAN 12-1981. Revised Codex Standard for Honey; 1981. pp 1-8

  3. CODEX ALIMENTARIUS COMMISSION. CODEX STAN 12-1981. Revised Codex Standard for Honey; 1987.

  4. CODEX ALIMENTARIUS COMMISSION. CODEX STAN 12-1981. Revised Codex Standard for Honey; 2001.

  5. CODEX ALIMENTARIUS COMMISSION 1969: Recommended European Regional Standards for Honey.(CAC/RS 12-1969) FAO and WHO, Rome

  6. Dag A., Weinbaum S. A., Thorp R. and Eisikowitch D., (2000). Evaluation of pollen dispensers (‘inserts') effect on fruit set and yield in almond. J. Apic. Res. 39: 117-123

  7. Dimou, M. and Thrasyvoulou A., 2009. Pollen analyis of honeybee rectum as a method to record the bee pollen flora of an area. Apidologie (40): pp 124 - 133

  8. Ebenezer I. O. and Olugbenga M. T, 2010. Pollen Characterisation of honey samples from North Central Nigeria. Journal of Biological Sciences 10 (1): 43-47

  9. Erdtman, G., 1968. Handbook of Palynology. An Introduction to the Study of Pollen Grain and Spore. Hafner Publishing Co. Inc., New York.480pp.

  10. Geni D. S., Marchini L. C., Carlos A.L. Carvalho D. and Augusta C, 2007. Pollen analysis in honey samples from the two main prducing regions in the Brazilian northeast. Anais da Academia Brasileira de Ciências 79(3): 381-388.

  11. Hà Thị Huệ, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Thu Thương, Đặng Đình Thể, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Hữu Cường, Phạm Phú Long (2010). Diversity of flowering plants through analysis for pollen grains on pollen loads of Apis cerana bees in campus of Hanoi University of Agriculture. Proceeding of International Conference on Beekeeping Developmentand Honey Marketing. Technological Uniersity Press: 89 - 90

  12. ICIMOD, 2012. Policy and Processes that Enable Honey Export. International Centre for Integrated Mountain Development Press.

  13. Lander S., Behrmann P., Beckh G. and Lullmann C., 2007. Molekularbiologische Charakterisierung von Bienen-DNA in Honig. Deutsche Lebensmittel Runndschau I 103. Jahrgang, Heft 6: 245-247

  14. Krell R., 1996. Value-added products from beekeeping. In: FAO Agricultural Services Bulletin No. 144, Rome,ISBN: 92-5-103819-8

  15. Maria Dimou and Adres Thrasyvoulou, 2009. Pollen analysis of honeybee rectum as a method the bee pollen flora of an area. Apidologies 40: 124-133

  16. Petersen & Bryant, 2010. Fireweed – A Premier (but fickle) Honey Plant, American Bee Journal, April 2010 Vol. 150 #4; p 395-398.

  17. Ministry for Primary Industries, 2013. Options for Defining Monofloral Manuka Honey. Ministry for Primary Industries Press

  18. Phùng Hữu Chính, Đinh Quyết Tâm, 2004. Chất lượng mật ong Việt Nam và xuất khẩu, Tuyển tập báo cáo hội nghị lần thứ I về các vấn đề trong thương mại mật ong quốc tế ở các nước đang phát triển.

  19. Phạm Hồng Thái, Lê Thị Hồng Hoa, Vương Thị Trang, Lê Thị Ngoan, Nguyễn Thị Thu Thương, Hà Thị Huệ, Đặng Xuân Nghiêm, Nguyễn Thị Hòa (2012), Nghiên cứu nguồn gốc mật ong trên thị trường Hà Nội bằng các phương pháp phân tích hạt phấn và vết tế bào ong, Tạp chí khoa học kỹ thuật ngành ong số 2: 24 - 32

  20. Sawyer R., 1988. Honey identification. London Press

  21. Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng.

  22. Thông tư 28/2014/ TT-BNN ngày 04/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam.





Каталог: Lists -> appsp01 lawdocumentlist -> Attachments
Attachments -> VÀ phát triển nông thôn số
Attachments -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
Attachments -> CHÍnh phủ DỰ thảo họp ngàY 10 2015
Attachments -> Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2010/NĐ-cp ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông
Attachments -> BỘ NÔng nghiệP
Attachments -> Danh mụC ĐỐi tưỢng kiểm dịch thực vật của nưỚc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> TÓm tắt báo cáO ĐÁnh giá RỦi ro ngô chịu hạN ĐỐi với sức khoẻ con ngưỜi và VẬt nuôi sự kiện mon 87460
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn dự thảo

tải về 30.98 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương