Một là, ngăn chặn tình trạng lợi dụng hợp đồng ủy quyền để chuyển nhượng bất động sản giữa các cá nhân nhằm trốn tránh nghĩa vụ thuế



tải về 16.04 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.09.2022
Kích16.04 Kb.
#53228
LTC a Tuấn (1)


Câu 1.
Có thể nói, mục đích chung nhất của quy định này là đảm bảo nguồn thu thuế của Nhà nước, tạo sự công bằng giữa các chủ thể có trách nhiệm đóng thuế TNCN cụ thể:
Một là, ngăn chặn tình trạng lợi dụng hợp đồng ủy quyền để chuyển nhượng bất động sản giữa các cá nhân nhằm trốn tránh nghĩa vụ thuế.
Điều 562 BLDS 2015 quy định về hợp đồng ủy quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Theo quy định đó, hợp đồng ủy quyền bất động sản không làm phát sinh việc chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản từ người ủy quyền sang người được ủy quyền mà chỉ là sự thay đổi chủ thể thực hiện các quyền của chủ sở hữu bất động sản.
Trong khi đó, Quy định tại Luật TNCN, Điều 22 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Khoản 12 Điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP, thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là 2% trên giá chuyển nhượng.
Lợi dụng sơ hở của pháp luật, trên thực tế đã phát sinh hiện tượng uỷ quyền để trốn thuế TNCN, bên nhận chuyển nhượng và bên chuyển nhượng thỏa thuận với nhau thay vì ký hợp đồng chuyển nhượng, họ đã thực hiện ký kết hợp đồng uỷ quyền giao dịch bất động sản với mục đích người nhận chuyển nhượng được thay mặt người chuyển nhượng toàn quyền sử dụng, định đoạt bất động sản như mua bán, tặng cho với bên thứ ba mà không phải chịu thuế TNCN. 
Chính vì vậy, việc quy định người được ủy quyền khi có các quyền tương tự như với người ủy quyền, khi chuyển nhượng bất động sản phải đóng thuế TNCN đã ngăn chặn tình trạng ký kết hợp đồng ủy quyền giao dịch bất động sản nhằm không phải đóng thuế.
Hai là, tránh sự rối loạn của thị trường bất động sản.
Nhiều trường hợp đầu cơ đất để tránh thuế đã sử dụng hợp đồng ủy quyền toàn phần trong đó ủy quyền định đoạt tài sản cho người nhận ủy quyền. Điều này dẫn tới tình trạng những người sở hữu một khối lượng bất động sản lớn tránh được nghĩa vụ thuế không hề nhỏ, thông qua đó lại càng có điều kiện hơn trong việc đầu cơ, tích trữ đất, dẫn tới sự rối loạn của thị trường bất động sản,
Câu 2:
Mặc dù bản chất mục đích của quy định là đúng nhưng vẫn còn tồn tai hạn chế trong quá trình thực tế thực hiện. Điển hình đó là khiến xảy ra tình trạng “Mua bán nhà đất qua ủy quyền phải đóng thuế TNCN 2 lần”. Lý do ở đây là pháp luật đã đồng thời có quy định về việc đóng thuế TNCN của người chuyển nhượng bất động sản và người được họ ủy quyền chuyển nhượng nhưng lại không quy định cụ thể rõ ràng. Trong khi đó, nhiều trường hợp người áp dụng có trình độ chuyên môn không cao, dập khuôn, máy móc.
Cụ thể bất cập:
Luật TNCN, Điều 22 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Khoản 12 Điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP, thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là 2% trên giá chuyển nhượng.
Tại điểm d, Khoản 5 Điều 3 Nghị số 65/2013/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Điểm b.2, Khoản 3, Điều 1 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định cụ thể về việc ủy quyền chuyển nhượng bất động sản phải nộp thuế từ việc ủy quyền quản lý bất động sản mà người được ủy quyền có quyền chuyển nhượng bất động sản hoặc có quyền như người sở hữu bất động sản theo quy định pháp luật.
Vì thế bên cạnh chủ sở hữu bất động sản phải nộp thuế TNCN với mức 2% mà người được ủy quyền cũng phải nộp với mức 2%.
Ví dụ minh họa:
Năm 2016, Bà Trương Thị Hòa (Hải Phòng) mua nhà của ông Đặng Ngọc Tuấn và vợ là bà Vũ Thị Hiển. Vợ chồng ông Tuấn đi Mỹ sinh sống đã ủy quyền toàn phần cho chị Bùi Kim Thu (hợp đồng ủy quyền có hiệu lực trong 2 năm) được toàn quyền bán nhà cho bà Hòa. Theo thỏa thuận giữa hai bên mua bán, bà Hòa sẽ làm thủ tục giấy tờ đăng ký biến động đất và cấp sổ hồng đứng tên bà Hòa. Tuy nhiên, sau khi nộp hồ sơ,
Sau khi hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực, Chi cục Thuế quận 2 phát hành thông báo về việc nộp mức thuế TNCN 2% đối với ông Tuấn và tiếp tục nộp mức thuế TNCN 2% với người được ủy quyền là chị Thu.
Đây ra điều rất vô lý bởi việc ủy quyền chỉ là việc bà Thu thay mặt cho ông Tuấn thực hiện quyền chuyển nhượng tài sản của mình, bà Thu hoàn toàn không phải chủ sở hữu tài sản, không được hưởng lợi từ tài sản nhưng lại bị tính thuế thu nhập cá nhân dựa trên tài sản đó.
Như vậy, trong tình huống trên, ủy quyền là thỏa thuận dân sự phổ biến trong đời sống và luật không hạn chế nội dung này, nhưng để hạn chế việc các bên ủy quyền cho nhau mà bản chất là mua bán hoặc vay nợ, cơ quan thuế thay vì có những biện pháp phòng ngừa thì lại thực hiện việc “Giết nhầm còn hơn bỏ sót” . Điều này dẫn tới các trường hợp“Mua bán nhà đất qua ủy quyền phải đóng thuế TNCN 2 lần”.
tải về 16.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương