Morris S. Engel Engel, Morris S



tải về 9.25 Mb.
trang4/15
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích9.25 Mb.
#38191
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

Đúng đắn và sai lầm là mô tả thuộc tính của bản thân các mệnh đề.


Giá tr và thiếu giá tr đề cập đến vic lập luận và đưc xác định độc lập với tính

đúng hoặc sai lầm của các tiền đề hoặc kết luận của tranh lun


Nếu lý luận có giá trị, một cuộc tranh luận có các tiền đề đúng, thì tranh luận đó chắc chắn có cơ sở, luận hợp lý. Nếu không, nó chắc chn không có cơ sở. Vì thế, tất cả các cuộc tranh luận có cơ sở phải có tính hợp lý, nhưng những lý luận có giá tr vẫn có thể là có kết lun hợp lý hoc là vô lý.
Một kết luận đạt đưc bng các lập luận sai hoc không giá trị có thể ngẫu nhiên

đúng. Điều này không bắt buộc chúng ta phải chp nhận -- nó vẫn không có tính hợp lý.


Từ khi chúng ta xác đnh chỉ một dạng tranh luận là có kết luận chắc chắn đúng, bạn đọc sẽ băn khoăn ti sao chúng ta lại nên quan tâm đến những tranh luận mà tiền đề của chúng sai. Cho dù là tốt hơn hay xấu hơn, thỉnh thoảng chúng ta ở những tình hung mà chúng ta không biết tiền đề của chúng ta đúng hay không. Vì có thể suy diễn có giá tr,

kết quả đt đưc từ những tiền đề nếu đúng cho phép chúng ta đánh giá liệu chúng có đúng

hay không. Tuy nhiên, bằng suy diễn hợp lý, chúng ta có thể rút ra kết lun mà chúng ta biết là sai, sau đó chúng ta có thể chắc chắn ít nhất là một trong những tin đề của chúng ta là sai, bởi vì một kết lun sai không thể đưc suy diễn hợp lý từ những tiền đề đúng. Một

ví dụ thú vị tlịch sử khoa học liên quan đến thuyết ánh sáng. Lúc đầu, thuyết này cho

rằng những phần t ánh sáng phải đi trên đưng thẳng xuyên qua không gian trống. Nhưng cuối cùng ngưi ta nhận ra rằng nếu thuyết này là đúng thì các phần tử ánh sáng di chuyển qua một lỗ tròn trong một vùng mà ánh sáng không thể đi qua sẽ tạo ra một vòng ánh sáng trên một nền sau vùng đó. Tuy nhiên trong một thí nghiệm sau đó sử dụng một lỗ rất nhỏ, hình ảnh đưc tạo ra trên nền không phải là một vòng tròn ánh sáng, mà gồm những vòng sáng và các vòng tối đồng tâm xen kẽ nhau. Thí nghiệm đã chỉ ra rằng ánh sáng không di chuyển theo những đưng thẳng mà là theo hình sóng. Thuyết ánh sáng đi thẳng đã bị thay thế bởi thuyết sóng ánh sáng. Do đó, ta biết rằng một điều gì đó đưc tạo ra tmột điều khác thậm chí là điều này sai thì nó vẫn có thể có ích li to lớn. Theo nghĩa này nếu bạn không hài lòng với một kết luận dưng như là đưc suy ra một cách hợp lý từ một tiền đề, có thể là do bạn không hoàn toàn đng ý với tiền đề mà kết luận đưc suy diễn đúng đắn từ đó. Do đó, vấn đề phức tạp có thể nm ở tiền đề.

Nói một cách khác, khi chúng ta không biết tiền đề là đúng hay sai, chúng ta xem xét cách lý luận; lý luận có giá trị hay không? Trong các lý luận có giá tr và nếu tiền đề đúng, thì kết luận là hợp lý.




Tiền Đề

+

Luận

=

Kết Luận

Đúng

+

Giá Tr

=

Hợp

Sai

+

Giá Tr

=

Không hợp

Ví dụ, hãy xem xét tranh luận sau:


f) Nạo thai sự huỷ bỏ bào thai, sự huỷ bỏ một bào thai lấy đi s sống của một con người. Do đó, nếu lấy đi s sống của một con người ti ác thì nạo thai cũng vậy.
Cái gì là tin đề của của tranh luận này? Cái gì là kết luận?
Kết luận có đưc ra hợp lý từ những tiền đề không? Làm thế nào bạn có thể phản đối tranh lun này? (TQ hiệu đính: bạn có chập nhận rằng bào thai là ssống chưa, và ai là ngưi đnh ra cái điều bào thai là sự sống? Nói cách khác, tin đề “bào thai là sự sống” có đúng hay không?).
Mẫu những tranh luận đưc suy din có cơ sở thưng rất ích. Vì vậy nếu chúng ta lập luận hợp lý từ những tiền đề đúng đắn, chúng ta cần thiết phải đt đưc một kết luận đúng mà chúng ta có thể kiểm tra tính đúng đắn của nó trực tiếp hoc không.

8. Nhng Tranh Lun Suy Diễn và Quy Nạp
Chúng ta đã phân biệt giữa tranh luận và không phải là tranh luận, tách biệt những tiền đề với kết luận, loại bỏ những rưm rà, cung cấp những bộ phận khuyết thiếu, và làm nổi bật những yếu tố phân tích nghi vấn sau đó, điều để li cho chúng ta hai câu hỏi quan trọng và cần thiết của một tranh luận: những tiền đề có đúng không, kết luận có tht sự bám sát chúng không?
Đối với câu hỏi thứ nhất, chúng ta muốn biết liệu những sự thật đưc tuyên bố trong tranh luận có tht sự đúng hay không. Hoặc liệu chúng có thể hiện sai hoặc bóp méo không? Liệu chúng có thành kiến không? Liệu có thể chúng gây ấn tưng sai như đã tuyên bố? Sau tất cả, những tiền đề có phi là nền tảng của tranh luận, nếu nó không đáng tin cậy hoặc yếu, tranh luận mà đưc xây dựng trên chúng có thể không tốt. Tuy nhiên, có cách khác để một tranh luận có thể đi đến chỗ sai: khi mối quan hệ giữa tiền đ và kết luận trong tình trạng mà những tiền đề thất bại trong việc hỗ trợ kết luận của câu hỏi.
Một tiền đề có thể hỗ trợ kết luận đầy đủ (fully), hoặc bán phần (partially), hoặc chẳng có gì như đưc chỉ ra dưi đây:
Dạng đầy đủ: Tất c đàn ông đều s chết. Socrates đàn ông. Socrates s chết.

Dạng bán phần: Hầu hết nhng người Scandinavi đều tóc vàng. Em họ tôi

Christine dân Scandinavi. ấy cũng tóc vàng.
Hoặc dạng không gì: “Hãy chắc chắn đánh răng với kem Colgate. Walt Frazier s không nghĩ tới việc đánh răng vi loại nào khác.”
Chúng ta hãy xem xét những tranh luận hấp dẫn thuộc dạng ba trong phn hai. Ở đây, chúng ta xem xét hai dạng đầu tiên: dạng thứ nhất đưc gọi là suy din, dạng thứ hai là quy nạp. Tranh luận mang tính suy diễn là tranh luận mà trong đó kết luận đưc tạo ra nhất thiết phải là kết quả tất yếu của các tiền đề. Mặt khác, những tranh luận mang tính quy nạp là những ý tưng mà trong đó kết luận đưc tạo ra thchỉ là một kết quả tất yếu của nhng tiền đề.
Hai ví dụ sẽ giúp minh hoạ sự khác biệt giữa gợi ý nhất thiết và có th:
a. Suy diễn.
Tất c nhng hạt đậu trong cái túi kia đen. Tất c nhng hạt này từ cái túi đó.

Do đó, tất c các hạt đu này đều đen. b. Quy nạp.

Tất c các hạt đậu này đều từ cái túi đó. Tất c các hạt đậu này đều đen.

Do đó, tất c các hạt đu trong túi đó đen.


Trong hai tranh luận này, chỉ có trường hợp thứ nhất (tranh luận a) có kết luận chắc chắn là kết quả tất yếu ca những tiền đề -- tất c những hạt đậu trong cái túi đó là đen, tôi không thể tìm ra màu khác. Kết luận của tranh luận (b) chỉ là kết quả ở một mức độ có thể của những tiền đề -- có thể có vài ht đậu trong túi đó không phải là đen, nhưng tôi không đnh lấy chúng.
Một sự khác biệt giữa những tranh luận có tính suy diễn và quy nạp, mà nó sẽ đưc quan sát, những tiền đề của tranh luận suy diễn chứa tất cả các thông tin cần thiết để đạt đưc kết lun nhất thiết và kết quả tt yếu. Kết luận không đề cập đến cái gì ngoài những tiền đề. Mặt khác, trong kết luận của tranh luận quy nạp, chúng ta phải liều nh dựa vào thông tin đưc chứa đựng trong những tiền đề. Vì thế, kết luận của chúng ta có th không bao giờ là chắc chắn, mặc dù khả năng nó đúng là cao.
Đó là bởi vì những tranh luận mang tính suy diễn chắc chắn thành công hoặc tht bại để chứng minh kết luận của chúng để chúng ta có thể nói rằng chúng là hợp lý hay không hợp lý; mặt khác, những tranh luận quy np đưc nhận xét là tốt hay xấu, mạnh hay yếu.

Một ví dụ cổ điển của tranh luận quy nạp làm nổi bật vấn đề về tính chc chắn.


c) Mặt trời mọc lên hằng ngày k từ khi thời gian được ghi nhớ. Vì thế, mặt trời s

mọc vào sáng mai.
Chúng ta cm nhận chắc chắn rằng ngày mai mặt tri sẽ mọc, nhưng phát biểu một cách lo-gic thì mối quan hệ giữa kết luận (ngày mai) vi những tiền đề (hôm qua) của nó chỉ có thể chứ không chắc chắn. (Như nhà lo-gic học nổi tiếng Bertrand Russell đã một lần nêu ra trong tác phm Những Vấn Đề Của Triết Học”, “ngưi đàn ông mà cho gà ăn hàng ngày cả đời anh ta thì cui cùng cũng vặn cổ nó mà thôi”). Trong những tranh luận quy nạp, chúng ta khẳng đnh rằng trong kết lun, sự thật bn thân nó không đưc nêu ra trong những tiền đề. dụ, trong tranh luận (c) ở trên, những tiền đề chỉ chắc chắn cho quá khứ, chúng không chắc chắn cho cái gì sẽ sảy ra trong tương lai. Do đó, những tiền đề không bác bỏ khả năng kết luận là sai, từ lúc chúng tạo ra kết luận mà tính đúng đắn của

kết luận thể dựa trên cơ sở của những tiền đề hoặc không. Bản chất ca tranh luận quy nạp là đưa chúng ta ra ngoài những gì đã đưc khẳng đnh trong những tiền đề vì thế chúng ta chỉ thấy đưc những gì mà tiền đề ám chỉ cho những sự kiện khác. Lập luận suy diễn thì đối lập như thế một cách chắn chắn. Ở đây, chúng ta không cố gắng đi ra ngoài những tiền đề nhưng hiu sâu sắc cụ thể hơn nhng gì chúng nêu ra. Trong ví dụ sau, mọi điều đưc đề cập trong kết luận chỉ đưc tạo ra một cách chắn chắn tnhững thông tin đưc chuyn tải trong những tiền đ.


d) Nếu 50,001 người sống trong một thị trấn nếu không một ai nhiều hơn

50,000 sợi tóc trên đầu không ai trọc lóc. Thì ít nht hai người trong thị

trấn cùng s tóc trên đầu.
Ví dụ này minh hoạ cho tính cht chính xác của những suy diễn có thể. Trong khi những tranh luận quy np mở rộng nội dung của những tiền đề bằng cách hy sinh tính nhất thiết, thì những tranh luận suy diễn đạt đưc tính nhất thiết bằng cách hy sinh vic mở rộng nội dung. Hầu hết những tranh luận mà ta bắt gặp hằng ngày là loi quy nạp, và đó là

những gì chúng ta sẽ đương đầu nhiều nhất trong quyển sách này.

Một tranh luận suy diễn cố gắng chỉ ra rằng kết luận phải là kết quả tất yếu của những tiền đề; một tranh luận quy np có thể chỉ là kết quả ca những tiền đề.

Do đó, những tiền đề của một tranh luận suy diễn phải đưa ra tất cả những dữ liệu hoc thông tin cần thiết để tạo ra kết luận trong câu hỏi. Những tiền đề của một tranh luận quy nạp chỉ cần chứa đủ thông tin để tạo ta kết luận tương đối -- kết luận này đi ra ngoài những gì đưc đưa ra một cách chắc chắn trong những tiền đề.

Vì thế, những tranh luận quy nạp có thể chứa đựng một lưng thông tin ln, nhưng chúng lại từ bỏ việc chứng minh những kết luận là chc chắn đúng.

Những tranh luận suy diễn thưng hp lý hoặc không hợp lý; những tranh luận quy nạp lại thưng mạnh hay yếu.



9. Luận và Giáo Dục
Như chúng ta đã nói, nghiên cứu lo-gic giúp chúng ta gii thoát khỏi nhng suy nghĩ và hành động ngớ ngẩn. Một trong những điều quan trng khác mà chúng dạy ta là chứng minh một thứ gì đó một cách chắc chắn. Như chúng ta đã thấy, nghiên cứu lo-gic -- đặc bit là nghiên cứu tính hợp lý -- dạy chúng ta rất nhiều thứ. Vì thế, dụ, chúng ta có thể biết chắc chắn rằng tất cả ngôi nhà trên ph đưng số 10 lúc nhúc chuột cống chỉ nếu khi chúng ta đã kiểm tra tất cả và phát hiện ra chuột trong mọi ngôi nhà. Chỉ bằng những điều kiện này, chúng ta mới có thể biết điều này chắc chắn đúng. Đây là một suy nghĩ nghiêm túc, từ lúc tt cả xu hưng của chúng ta là tin tưng điều ngưc lại mà chúng ta có thể tạo ra những kết luận chắc chắn trên cơ sở những bằng chứng có vẻ là “vừa đủ” hoặc những bằng chứng đại diện. Hãy nói rằng một hoặc nhiều hơn những điều dưi đây là đúng: chúng ta đã đến phố số 10 mọi ngày thứ hai trong hai tháng và luôn luôn hoặc tng xuyên nhìn thấy chuột cống trên va hè ở đó; chúng ta đã vào tám trong số mười nhà ở phố số 10 và nhìn thấy chuột cống trong tất cả tám ngôi nhà đó; ai đó mà chúng ta tuyệt đi tin tưng, đảm bảo với chúng ta rằng tt cả những ngôi nhà đó lúc nhúc chut;

chúng ta va đọc một bản kiểm tra của chính phủ tuyên bố là phố số 10 bị tàn phá bởi một lưng cực ln chuột cống; và bản tin lúc mưi một giờ vừa truyền đi sự phơi bày của vấn đề và trình chiếu những đoạn phim chuột cống nhung nhúc có biển báo của phố số 10. Mỗi



một điều hỗ trợ này chứng tỏ rằng có thmọi ngồi nhà trên phố đều có chuột, nhưng không một điều hỗ trợ nào lại loại bỏ đưc khả năng một số ngôi nhà không có chuột. Vì vậy, chúng ta sẽ có xu hưng kết luận là chúng ta biết rằng mọi ngôi nhà ở phố số 10 đều lúc nhúc chuột. Để giữ những xu hưng có tính cách kiểm tra là một trong những lợi ích của nghiên cứu lo-gic. Như chúng ta có thể nói, đây cũng là một trong những lợi ích lớn của giáo dục lo-gic.
Vì vậy có thể xác đnh khi nào thì thích hợp và công bằng để nói một điều gì đó như là chúng ta biết (1+1=2), và khi nào thì thích hợp để nói một điều gì đó như là chúng ta suy nghĩ (đồ ăn chứa nhiều cht béo thưng ngày sẽ gây ra ung thư), và cuối cùng, khi nào chỉ thích hợp để nói rằng điều chúng ta tin (Thưng Đế tồn ti -- God exists) -- đấy

chính là đim nổi bật ca một ngưi giáo dục. (TQ hiệu đính: sự thật, ý kiến và niềm tin là ba chuyện khác nhau. Ngưi có học và có giáo dục là ngưi biết phân biệt ba trưng hợp

trên, và áp dụng mỗi tng hợp tùy lúc).

10. Tóm Tắt
Chương này đã khám phá một loại của những quy tắc lo-gic và một vài bộ phận cấu thành của nó là gì. Như chúng ta đã thấy, mặc dù nó là những quy tắc mang tính lý thuyết, lo-gic cũng là một lĩnh vực thực hành của nghiên cứu, nó đưa ra những li ích to lớn trong việc cư xử hàng ngày.
Chúng ta đã chú ý rằng lo-gic là nghiên cứu về tranh luận mọi tranh luận chứa hai thành phần cơ bản: những tiền đề và kết luận. Chúng ta cũng đã thấy đây là điểm phân biệt tranh luận và phi tranh luận. Tuy nhiên, không phải tt cả những tranh luận đều thể hiện kết cấu này một cách đơn giản. Như diễn đạt phổ biến, những tranh luận bị ng víu bởi rt nhiều sự rưm rà và không ăn nhập và thưng dựa trên những phần bị ẩn đi hoc có

các giả thiết không đưc diễn đạt. Chúng ta đã hc rằng làm thế nào để nhận ra và loại bỏ những phần rưm rà như vậy, làm thế nào phơi bày những bộ phận nghi ngờ và làm sao để nhận biết những giả thiết bị ẩn đi và không đưc đề cập.


Triển khai những nghiên cứu về tranh luận chúng ta đã nhìn rõ hơn một tranh luận có ba đặc tính cơ bản để đánh giá nó như thế nào. Điều đầu tiên trong chúng là tính đúng đắn hoặc sai lầm của những tiền đề. Thứ hai là tính giá trị hoặc vô giá trị việc lập luận từ những tiền đề. Và đặc tính thứ ba là tính hợp lý, điều mà tồn tại khi những tiền đề là đúng và việc lập luận là có giá tr, hoặc không có cơ sở khi thiếu tính đúng đắn hoặc lập lun có giá tr
Sau đó, chúng ta đã thấy làm thế nào trong những tranh lun suy diễn hợp lý, những tiền đề chứa đựng tất cả các thông tin cần thiết cho kết luận; còn trong những tranh luận quy np, kết luận đi ra ngoài những dữ liệu đưc chứa đựng trong những tiền đ. Vì thế, thậm chí trong những tranh luận quy nạp tốt nhất, kết lun chỉ mang tính tương đi; trong khi kết luận trong một tranh luận suy diễn hợp lý, nhất thiết phải kết quả tất yếu.
Một trong những bài học quan trọng chúng ta đã học ở đây một điều (kết luận)

có thể thực sự là kết quả tất yếu của một điều khác (một tiền đề) mà kết luận đó không nhất thiết phải đúng. Kết luận có đúng hay không, phụ thuộc vào bản thân tin đề có đúng không. Nói ngắn gọn, một kết luận có thể là kết quả tất yếu của một tiền đề nhưng vẫn sai. Cuối cùng, chúng ta đã chú ý rằng một vài lợi ích đến với chúng ta từ vic nghiên cứu lo- gic và đưc giáo dục thật sự có nghĩa là gì.


Chương 2

Phương Tiện Truyền Đạt của Ngôn Ngữ

Một yếu t quan trọng trong bất kmột lý luận nào đã đưc đề cập ngắn gọn trong Chương 1. Yếu tố đó là ngôn ngữ hiện hữu mà giả thuyết và kết luận được nêu rõ. Bởi vì những từ ngữ đưc sử dụng trong lý lmang tính cốt yếu, nó sẽ có li cho việc nghiên cứu những nét đặc trưng nào đó của ngôn ngữ mà thể giúp đỡ hoặc gây tr ngại cho những ý nghĩ rõ ràng. Chúng ta sẽ khảo sát mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, và sẽ minh họa một vài sự nhầm lẫn mà kết quả từ việc sử dụng ngôn ngữ không chính xác. Chúng ta cũng sẽ thấy rằng tất cả ngôn ngữ là tưng trưng và cách sử dụng ngôn ngữ mấu chốt giữa nhiều cuộc tranh luận.


Khi chúng ta đối diện với một lý lun, chúng ta cần biết nó có rõ ràng hay không. Chúng ta phải đồng ý vi ý nghĩa ca tất cả các từ ngữ và cách diễn đạt của nó, từng cái một trong sự phối hợp. Nếu chúng ta không hiểu ý nghĩa của những lời trình bày trong lý luận đó, chúng ta có th tiếp nhận những kết quả sai lệch, hoc thậm chí vẫn không bị thuyết phục bởi những gì đó đưc coi như một trưng hợp hoàn toàn đúng đắn và hp lý.
Ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp bằng li nói, vì thế việc nghiên cu lý luận (study of lo-gic) có liên quan tới chính nó với những cấu trúc và chức năng của ngôn ngữ. Trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu các phương tiện truyền đạt của ngôn ngữ và tìm hiểu ti sao một số lý luận thành công trong việc chuyển ti ý nghĩa đến chúng ta trong khi một số khác lại không.

1. Ngôn Ngữ và Tư Duy
Francis Bacon, một triết gia đã hết sức thẳng thn đưa ra sự rõ ràng trong quan sát và tư duy, một lần đã nhận xét ngưi ta "tưng tưng rằng những ý nghĩ của họ có sự điều khiển của ngôn ngữ, nhưng hay xãy ra trưng hp ngôn ngữ sinh ra những quy tắc lên trên ý nghĩ của họ." Nhận xét của Bacon hữu dụng trong việc nhc nhở chúng ta rằng ngôn ngữ không chỉ thể cản trở sự truyền đạt tư duy ca chúng ta và ngay cả chính bản thân nó. Do cách thức tự nhiên, từng bưc một mà chúng ta thu đưc ngôn ngữ, rất ít khi chúng ta ngừng quan sát rằng nó là một công cụ và cũng giống như tất cả các công cụ khác, giá trị của nó phụ thuộc vào kỹ năng của ngưi sử dụng.

Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy là một câu hỏi lâu đi. Trong quá khứ, có hai quan điểm bao quát: một là nắm đưc vấn đề ngôn ngữ chỉ đơn thuần là pơng tiện



truyền bá hoặc chỉ là vỏ bọc bên ngoài của duy; hai là xác nhận dòng ngôn ngữ và tư

duy là một, tư duy chỉ là lời nói không có âm thanh.
Gần đây hơn, nghiên cu hưng về xác nhận quan điểm ngôn ngữ và tư duy đưc liên kết cht chẽ, ngôn ngữ không chỉ là âm thanh mà là sự kết hợp giữa âm thanh và tri giác mà các yếu tố đều phụ thuộc vào nhau. Nhng học thuyết hiện đại nắm đưc rằng những từ ngữ không có tư duy không thể phân biệt với những âm thanh khác đưc biết đến trong tự nhiên. Những học thuyết c nhận như thế, tuy nhiên, mặc dù chúng ta có thể có "những suy nghĩ mơ hồ" hay những ý tưng chúng ta không thể ghép thành lời, chúng ta không thể có suy nghĩ "rõ ràng" nếu như không thể diễn tả nó bằng ngôn ngữ.
Ni đem lại cho chúng ta kiến thức về trạng thái ngôn ngữ này là nhà ngôn ngữ

học ngưi Mỹ Benjamin Lee Whorf, có ghi chép:


“Khi những nhà ngôn ngữ học có thể nghiên cứu, một cách cn trọng và khoa học, một số lưng lớn các ngôn ngữ của các dạng khác xa nhau, nền tảng của sự liên quan giữa chúng đưc mở rộng; họ đã trãi qua một sự gián đoạn của mt hiện tưng nắm giữ đưc cái tổng quát cho đến nay, và một ý nghĩa mới trọn vẹn nảy sinh trong phạm vi hiểu biết của họ. Ngưi ta phát hiện ra rằng nền tảng hệ thống ngôn ngữ học (trong từ ngữ, văn phạm khác) của mỗi ngôn ngữ không chỉ một công cụ sao chép để diễn đạt những ý kiến, nhưng đúng hơn là một bộ máy tạo ra ý nghĩ… Chúng ta phân tích trạng thái tự nhiên, tổ chức thành những khái nim, ghép lại những ý nghĩa như chúng ta làm, bởi vì

chúng ta tham gia vào một cuộc tranh luận để t chức nó theo cách thức này -- một sự thỏa thuận nắm đưc toàn bộ lời nói của mình và đưc hệ thống hóa trong nhng khuôn mẫu

của ngôn ngữ.” (Ngôn Ngữ, Tư Duy và Thực Tế, biên tập John B. Caroll. M.I.T, Cambridge Ấn bản. 1964, trang 212-214).
Theo quan điểm này, trên thực tế tư duy đưc to thành bởi ngôn ngữ mà đưc sắp xếp. Có nhiều ví dụ hổ trợ cho giả thuyết này. Ni Zulu có những từ ngữ như "con bò trắng (white cow)" và "con bò đỏ (red cow)" nhưng lại không có từ "con bò (cow)". Thiếu từ ngữ, thiếu đi cả ý nghĩa.
ơng tự, những thổ dân ở miền trung Brazil không có những từ có nghĩa như "cây cọ" (palm)" hay "con vt" (parrot), mặc dù họ có một con số lớn các tên gọi cụ thể khác thay thế cho "cây cọ" và "con vẹt". Vì vậy, họ cũng không thể đáp ứng những mức độ cao hơn của sự trừu tưng hóa này. Từ những điểm ngôn ngữ khác nhau như thế, chúng ta thiết lập những giả đnh về những phương thức khác nhau của tư duy. Tuy nhiên, điều đó là

quan trọng để cố gắng tránh việc xem trọng những khả năng phán đoán trong tt cả những sự so sánh như thế. Đôi khi chúng ta thừa nhận rằng ngôn ngữ của những ngưi nguyên thủy thì thô sơ giống như chúng ta cho rằng cuc sống của họ cũng vậy. Nhưng giả thuyết này cũng không đúng. Tất cả các ngôn ngữ, thậm chí hầu hết cả những bộ lạc ban sơ đó, hoàn toàn cổ xưa, tất cả đều phức tp. Một số ngôn ngữ của họ là một hình thức rất cao của sự tinh tế và tạo ra giá trị của ngôn ngữ học, để kết hợp cht chẽ, để phát triển ngôn ng

của chính mình. Những cấu trúc câu chắc chắn của ngưi Zulu hay miền trung Brazil cho

phép họ tránh đưc những kẻ hở mà một ngôn ngữ bao hàm những sự trừu tưng nhiu hơn có thể phát sinh đi với ngưi sử dụng.


Quan điểm khác thiết thực hơn về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy là của nhà báo và tiểu thuyết gia ngưi Anh George Orwell. Trong bài tiểu luận nổi tiếng "Chính Trị Và Ngôn Ngữ Tiếng Anh" ("Politics and the English Language"), Orwell biện luận rng sự hiện hữu rõ ràng ca những tư duy về những thực tế chính trị của thi đại chúng ta thì rất khó khăn bởi vì ngôn ngữ của chúng ta bị sửa đổi sai lạc bởi li nói hoa mỹ của những chính khách, để che đậy những chính sách tàn bạo và không thể biện hộ của họ, phải sử dụng đến lối nói trại thuật ngữ mt cách cân đối.
“Bây giờ ràng rằng biến cách của một ngôn ngữ cơ bản nhất phải nhng nguyên nhân thuộc v chính trị kinh tế: điều đó không liên quan tới nh hưởng xấu của bản thân tác gi. Nhưng một ảnh hưởng thể trở thành một nguyên nhân, củng c cho nguyên nhân chính nảy sinh ảnh hưởng giống như thế một hình thái nổi bật, tương tự thế một cách không hạn định. Một người thể uống rượu bởi họ cảm thấy mình thất bại, sau đó thất bại càng nhiu bởi vì họ uống rượu. Điều đó khá giống nhng đang diễn ra trong ngôn ngữ tiếng Anh. trở nên xấu đi sai lệch bởi chúng ta suy nghĩ thiển cận, nhưng tính luộm thuộm trong ngôn ng làm cho chúng ta d nhưng suy nghĩ như thế.” (Trích Những Bài Tiểu Luận Chọn Lọc. New York, 1953)
Nhưng Orwell tiếp tục biện luận, chúng ta không nên cam chu tình thế của mình.
“Điểm đặc biệt quá trình mang tính thuận nghch. Tiếng Anh hiện đại, đặc biệt viết tiếng Anh, đầy nhng thói quen xấu đưc lan truyền bởi tính phỏng và có thể tránh được nếu n họ vấn đề cần thiết. Nếu họ thoát khỏi nhng thói quen này, họ thể suy nghĩ ng hơn, việc suy nghĩ ràng một bước quan trọng trước tiên đi với cải ch chính trị: đ đánh bật lại tiếng Anh hại không phải phù phiếm cũng không phải mối quan tâm riêng biệt của

nhng tác gi chuyên nghiệp.” (xem trên)


Nhận xét ca Orwell giúp chúng ta thấy rằng sự tự giác về ngôn ngữ chúng ta nói

và cách ta nói không chỉ là một mối quan tâm đáng kể của những nhà nghiên cứu làm ra vẻ

mô phm và các giáo viên đào tạo kiểu cách. Như vậy, hay ít hơn nữa cũng là mối quan tâm sống còn của mọi ni.

Ngôn ngữ chỉ đạt hiệu quả khi ngưi sử dụng nó một cách khéo léo.

Tư duy của chúng ta có thể đưc tượng hình rõ bằng ngôn ngữ khi chúng đưc sắp xếp. Không có từ ngữ, vì thế ý tưng cũng không đưc to thành.

Chúng ta có thmở rộng điểm này để tranh luận nếu chúng ta sử dụng ngôn ngữ tệ và không khéo léo thì ý tưng của chúng ta không độc đáo và tinh tế. Do đó, một số lý luận để có ý tưng hay, chúng ta phải lưu ý đến sử dụng ngôn ngữ tốt.



2. Du Hiu và Biểu Tượng
Trong những nét đặc trưng góp phần vào thế mạnh của ngôn ngữ như mt công cụ để truyền đạt thông tin là đặc tính tượng trưng, sử dụng những từ ngữ để thay thế cho một điều gì đó vưt xa hơn so với ý nghĩa thực của chúng. Để đánh giá đúng đặc nh này của ngôn ngữ, chúng ta cần nghiên cứu dấu hiệu biểu tưng, và phân bit chúng.
Một dấu hiệu là bất cứ những gì chúng ta sử dụng để ám chỉ -- hay nhc đến như một dấu hiu -- một điều gì đó. Ví dụ về "những dấu hiệu trong cuộc sống", hay chúng ta nói khói là một dấu hiu của sự cháy . Trong những trưng hợp như thế, những dấu hiệu đáng lưu ý là những dấu hiệu tự nhiên. Với một dấu hiệu tự nhiên chúng ta muốn nói rằng sự liên kết giữa dấu hiệu và điều nó hàm ý thực sự tồn tại trong t nhiên. Vì thế sự liên kết là tự nhiên bởi nó không phải thuộc về khả năng của chúng ta. Chúng ta phát hiện ra những dấu hiệu như thế, chúng ta không tự tạo ra chúng. Chúng là những thành phần hay những tín hiệu của những sự việc mà chúng biểu hiện, như khói là một dấu hiệu của sự cháy, không phải vì nó miêu tả về lửa mà vì nó là một phần của quá trình cháy.
Nc lại, một biểu tưng đưc to thành để thay thế một điều gì đó. Vì thế, những biểu tưng quy ưc, không t nhiên như, chúng là sản phẩm nhận thc của tư duy con ngưi và không có liên kết tự nhiên với những gì chúng miêu tả. Do đó, nếu trạm khí

tưng kéo lên một lá cờ chỉ một màu đỏ cảnh báo với công chúng về một trận bão sắp

tới, biểu tượng này chỉ có hiệu quả nếu những ngưi quan sát hiểu đưc ý nghĩa của nó. Bởi vì tt cả các biểu tưng đưc nhân tạo, không thuộc tự nhiên, đó là chúng ta, những đối tưng mà bất cứ các dòng ý nghĩa nào truyền tải. Điều này đúng với những biểu tưng phi ngôn ngữ như dấu thập, cờ, và đèn đỏ. Nó cũng đúng với những biểu tưng ngôn ngữ biểu lộ như ttưng thanh, nó bao hàm những âm thanh gợi lên ý nghĩa ca chúng, như những âm thanh tiếng vo voz, tiếng huýt gió, tiếng sóng vỗ, và tiếng gừ gừ. Nói một cách cơ bản nó đúng với tt cả những từ ngữ trong ngôn ngữ của chúng ta. Ví dụ, từ "tháng" không có nghĩa gì cả tr khi chúng ta đã học qua rằng nó tượng trưng cho một quãng thời gian.
Nếu không có môt hệ thng biểu tưng bất k, mô phỏng, truyền đạt thông tin có thể trở nên giới hạn. Hầu hết các hiện tưng không có những âm thanh và âm thanh tiêu biểu mà giọng con ngưi có thể mô phỏng một cách dễ dàng. Điều này giải thích ti sao số ttưng thanh trong bt cứ ngôn ngữ nào đều rt ít. Một nguyên nhân khác giải thích tại sao một ngôn ngữ tạo nên một tổng thể đơn độc của những ttưng thanh sẽ không lôi cuốn chúng ta nhiều như thể có một phần chính yếu rộng lớn của những ý tưng đó không thể đưc miêu tả theo cách này bởi vì chúng không phát ra âm thanh.
Điều này đúng với hầu hết những từ ngữ trong ngôn ngữ của chúng ta thay thế cho sự trừu tưng, như từ "tháng". Ngôn ngữ nối tiếp trong việc phân loại nhng khái nim

trừu tưng như thế bằng cách sử dụng những biểu tưng bất k, không tưng trưng. Vì thế, ngôn ngữ đưc dùng làm biểu tưng về mặt cơ bản.

3. Từ ngữ và Vật Chất
Sự tương phản giữa dấu hiệu và biểu tưng làm cho nó rõ ràng như thế, ttất cả những chức năng của từ ngữ như các biểu tưng, không có sự liên kết tự nhiên nào đưc thiết lập giữa chúng và những vật chất chúng biểu hiện. Bây giờ ngưi ta tin rằng một dạng thích hợp đưc kế thừa giữa từ ngữ và sự việc chúng miêu tả đưc phổ biến một cách k lạ. Một trong những cuộc đối thoi của Plato, Cratylus, tìm hiểu cặn kẻ câu hỏi này.

Một phát ngôn viên nhận xét, "tôi nghĩ những bản miêu tả có thật ca những vấn đề này là ở đây, theo triết thuyết của Socrates, rằng có một sức mạnh nào đó lớn hơn con ngưi đã đặt tên cho các sự vật, chúng chắc hn phải đúng" (Cratylus 438).


Sự tín ngưng giống như thế trong nguồn gốc miễn cưng của ngưi cổ xưa khi nói cho ngưi lạ nghe tên tuổi của mình vì sợ rằng sự hiểu biết sẽ cho ngưi khác sức mnh

của họ. Khuynh hưng nhận ra các từ ngữ với vật chất là hiển nhiên trong nhiều bài luyện tập ma thuật của những bộ lạc nguyên thuỷ và sự tín ngưng của một số tôn giáo. Con ngưi đã sm sử dụng những thể thức ma thuật trong hầu hết các khía cạnh của cuộc sống: để bảo đảm thành công trong việc n bắt, làm mưa, ngăn chn sự thiệt hại, loi trừ những câu thần chú xấu xa và nguyền rủa kẻ thù của họ.


Trong các nghi thức tôn giáo ngưi ta tin tưng slập lại nhng từ ngữ nào đó có thể điều tr những chứng bệnh trong linh hồn và thể xác con ngưi, tránh cái xấu xa, và đảm bảo sự cứu rỗi linh hồn. Chúng ta cũng tìm thấy ở một vài tôn giáo tín ngưng rng những lời nói chắc chắn đó rất linh nghiệm và thiêng liêng mà chúng sẽ không bao giờ bị phá vỡ. Trong số tên gi của Thưng Đế những ngưi Do Thái cổ xưa ( ngày nay là những ngưi Do Thái chính thống), Yahweh hay Jehovah, đã "không thể đặt tên" (unnamable) và cách phát âm cũng bị cấm trong cả cách nói và kinh cầu nguyện. Thưng Đế đưc nhắc

đến một cách diễn tả quanh co là Adonai, có nghĩa "Chúa tể". Trong thần thoại Hy Lp có



từ Hades (Âm ty), vì vua của thế giới bên dưi, đưc gọi là Diêm Vương ("ngưi ban tặng sự phồn vinh") trong đi thoi thông thưng để ngăn chặn cách phát âm đáng sợ là Hades (Âm ty). Lời răng dạy rằng con ngưi không nên "gọi tên của Chúa vô cớ" hình như nguồn gốc của lut pháp Hoa K chống lại những lời báng bổ, vẫn còn là một tệ nạn ở nhiều nơi.
Nguyên nhân hình thành những tên gọi phát sinh trong kinh Cựu Ưc:
“Ở trên mặt đất v Chúa tể đã tạo ra súc vật trên cánh đồng chim chóc trên bầu trời. đem chúng đến cho Adam thấy, bất c nhng Adam gọi mỗi sinh vật sống, đó tên của chúng. Adam đã đặt tên cho tất c gia súc, chim chóc cho mọi súc vật trên cánh đng.” (Genesis 2: 19-20)
Mark Twain đã viết thêm tiếp theo cho câu chuyện kinh thánh này, mà ông ta đã dựa vào sự tín ngưng rằng một tên gọi có một mối quan hệ cố hữu với vật đưc gọi tên. Theo Twain, khi Adam không thể nghĩ ra tên gọi cho một trong những con vật, anh ta đã khẩn khoản yêu cầu Eve giúp đỡ "Anh sẽ đặt tên gì cho con vật này nhỉ?", Eve trli: "Cứ gọi nó là con ngựa." "Ti sao lại gọi là con ngựa?" Eve nói: "À, nó trong giống như một con ngựa, phải không?"

Sai sót ca việc nhận ra những tên gọi với những vật là nguyên do của nhiều sự hài hưc. Vô số những đứa bé con m to mắt hỏi cha mẹ của chúng "Khi con sinh ra, làm sao cha mẹ biết con là Charlie và không phải là một đứa con trai khác?"


Ni ta cố gắng hiệu chnh xu hưng cho rằng theo tự nhiên những tên gọi đó "thuộc v" những vật chúng miêu tả, ni theo chủ nghĩa duy lý ngưi Anh, Thomas Hobbes cảnh báo, trong một câu cách ngôn nổi tiếng hiện nay, "Từ ngữ là công cụ tính toán của ngưi khôn ngoan, họ sử dụng nhưng không nhận thức; nhưng chúng (từ ngữ) cũng là nhng đồng tiền ngu xuẩn".1 Abraham Lincoln cố gắng tạo ra nhng điểm giống

nhau khi ông hỏi một khán giả, "Nếu tôi gọi cái đuôi con ngựa là một cái chân, thì con ngựa sẽ có bao nhiêu chân tất cả?" Họ tr lời "5". Lincoln nói "Không, vic gọi cái đuôi con ngựa là cái chân không làm cho chúng thành một cái chân."


Chúng ta sẽ mm i với những câu chuyện như thế, nhưng sau một thời gian những tên gọi chúng ta sử dụng để nhận dạng vật thể đưc liên kết trong tâm trí chúng ta với những vật thể của chúng mà thnh thoảng chúng ta li dễ quên trong giây lát, ví dụ, một con heo không đưc đặt tên vì nó là con vật dơ bẩn. Hay chúng ta nói, "Nói đến ma quỷ thì hắn sẽ xuất hiện". Trong những trưng hợp như thế, giả đnh sai (thứ nhất, TQ hiệu đính) rằng dấu hiệu tương đồng với vật cất, dắt ta đến một giả đnh sai thứ hai - bằng cách này hay cách khác ngôn ngữ chúng ta sử dụng ảnh hưng đến sự vật, sự việc chúng ta đề cập đến.
Nhà ngôn ngữ và ý nghĩa học (semanticist) lỗi lc S. I. Hayakawa, một đoạn trong quyển sách "Ngôn Ngữ Trong Tư Duy và Hành Động" của ông đã cho đu đề thích đáng "Thế Giới Không Phải Là Vật Chất", có trích dẫn một vài ví dụ đầy kch tính của sự nhầm lẫn phổ biến này:
“Người ta nhớ đến một diễn viên, đóng vai kẻ hung ác trong một đoàn kịch sân khấu lưu đng, đến giây phút thật căng thẳng trong v kịch, đã bị bắn bởi một cao bồi trong khán giả. Nhưng s hỗn loạn như thế này dường như không giam giữ nhng người đi xem hát chất phát. Trong thời gian gần đây, Paul Muni, sau khi đóng một phần vai của Clarence Darrow trong Ngưi Kế Thừa Hơi Th, được mời đến đọc din văn tại Luật Đoàn Hoa K; Ralph Bellamy, sau khi thủ vai

Franklin D. Roosevelt trong Bình Minh Campobello, được một s trường đại học mời đến nói chuyện v Roosevelt.” (Phiên bản thứ 4, New York: Harcourt Brace Jovanovich 1978, trang 25-26)


Chúng ta thiên về những lỗi nêu ra như đã minh hoạ một cách quá đáng đến Nổi Hội Đồng Thương Mại Liên Bang (Federal Trade Commission) phi gia tăng kiểm soát cách các nhà sản xuất quảng cáo sản phẩm của h. Những điều lệ ngăn cm như dán nhản hiệu "hàng nhập" trong khi thưc ra các chăn mền đó là hàng nội đa (khi chăn mền đưc dán nhãn vi cái tên nước ngoài như "Khandah" hay "Calcutta", để gây n tưng như thể chúng là chăn mền phương Đông trong khi thực ra là hàng nội đa). Thuốc aspirin đưa ra một ví dụ khác cho thấy sức mạnh của những nhãn hiệu. Ở một số tiểu bang, aspirin đưc phân loại một cách chính thức như "ma tuý" và vì thế ch có thể bán khi có giấy bác sĩ. Ở
1 Words are wise men's counters, they do but reckon by them; but they are the money of fools. (Leviathan, phn I, chương 4)

những tiểu bang khác thì không đưc phân loại n một ma tuý và số lương đưc sử dụng hàng ngày càng rộng rãi. Tuy nhiên, những cư dân ở một số tiểu bang mà aspirin đưc coi là một loại ma tuý có thể quyết đnh một ngày nào đó phân loại nó li (đổi tên) như thuốc "phi ma tuý" -- không phải vì bt cứ cái gì mới họ phát hiện ra về aspirin nhưng đơn giản vì họ muốn nó đưc sử dụng rộng rãi. Ở đây, ngôn ngữ không thể tmình giúp đỡ cho sự tự nhiên, nhưng nó phục vụ cho chúng ta và cho những nhu cầu đặc bit của chính mình. (TQ hiệu đính, con ngưi dùng ngôn ngữ phục vụ lơi ích cho chính họ; khi muốn kiểm soát thuc aspirin, họ nói aspirin là loại thuốc "ma tuý", nhưng khi mun bán và tiêu dùng

thuốc aspirin rộng rãi, hlại lit kê thuốc aspirin là loi "phi ma tuý", mc dù tính chất của thuốc asprin không có thay đổi).
Nghệ thuật đổi tên để giấu đi ý nghĩa họ không hài lòng được gọi là cách đọc tri tên (euphemism). Lối đọc tri đi là bất cứ sự diễn đạt nào có thể chấp nhn đưc, min là chúng ta thay thế cái chúng ta không hài lòng. Thí dụ, khi chúng ta không muốn đề cặp đến chết chóc, chúng ta phải sử dụng đến lối nói tri đi như qua đời, t trần, bằng cách y chúng ta cố gắng thay đổi sự kiện mặc dù thậm chí chúng ta không thể phủ nhận. Ngày nay ta gọi ghế hạng ba (third class) là ghế du lịch (tourist class), một ngưi bán hàng lưu động là ngưi chào hàng, ngưi ở đợ là ngưi giúp vic và những ngưi nhặt rác là kỹ sư v

sinh.
Một vài vật thể dưng như lại phát sinh nhiều cách nói trại hơn những vật khác. Từ ngữ kết hợp với chức năng tổng thể là một tng hợp thiết yếu, và có thể thấy bằng cách xem xét sự đa dạng của những từ ngữ đưc sử dụng cho tgong”. Nhưng cái gong bắt

đầu trở nên thô thiển và đưc thay thế bằng từ Latinh là necessarium. Sau đó cái phòng đó

đưc gọi là nhà xí (còn bây giờ chúng ta gọi phòng tm), mà cái tên đưc ẩn đi bng cách viết tt WC.


Theo lo-gic, trong tất cả cách sử dụng ngôn ngữ, chúng ta cần ghi nhớ rằng cách dùng một từ, dù từ ngữ là "tốt" hay "xấu", chính nó không thể bảo đảm stồn tại nhng nét đặc trưng mà nó hàm ý. Chúng ta sẽ có cơ hội tìm hiểu cặn kẽ hơn về lối nói tri và sự đối lập ca chúng khi chúng ta nghiên cứu những lỗi theo lo-gic trong Phần II.

Từ ngữ là những âm thanh đưc cấu thành để đáp ứng cho những biểu tưng về những vật chất nó mang tên. Một vật có thể đưc đặt bằng bt cứ tên gì, miễn là mọi ngưi đồng ý sử dụng từ hoặc nhóm từ như nhau để gọi nó. Như vậy, có một sự liên kết không tự nhiên giữa một từ ngữ và vật thể nó biểu tưng hóa.

Tuy nhiên chúng ta hay cho rằng t ngữ có một sức mạnh đặc biệt, tin rng chúng rất linh thiêng hoc có ma thuật trong sử dng thông thưng.

Chúng ta cũng sử dụng những từ ngữ nào đó để vận dụng cho thực tế, trong một sự chọn lựa theo cảm giác những lối nói trại để ám ch những sự vật, sự việc xấu để chúng có thể trở nên hay hơn.

Cả hai xu hưng trên thì hoàn toàn ít xúc cảm trong động cơ thúc đẩy ca chúng và có khuynh hưng che đậy di sự phân tích của chúng ta của một vấn đề. Trong tranh luận, chúng ta nên ngăn chặn chúng.


Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 9.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương