Module phưƠng pháp học từ xa trong giáo dụC ĐẠi họC



tải về 212.69 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu07.09.2016
Kích212.69 Kb.
#31760
  1   2   3   4   5

Module 7. PHƯƠNG PHÁP HỌC TỪ XA TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC


Giới thiệu và Mục đích chung

Bài 1: Khái quát về giáo dục từ xa

Bài 2: Các hệ thống giáo dục từ xa

Bài 3: Thiết kế và phát triển khóa học

Bài 4: Những nghiên cứu từ Tanzania và Nam Phi

Hãy nhận xét những tuyên bố sau đây khi bạn nghiên cứu xong module này


  1. Tầm quan trọng của khái niệm học tập suốt đời đã được nhấn mạnh trong hội nghị tại Tokyo như một phương tiện tiếp cận ngày càng tăng đối với các nhóm chịu thiệt thòi. Giáo dục từ xa và học tập mở có thể góp phần để đạt tới những mục đích này. Một sự tranh luận tương tự cũng đã được đưa ra trong hội nghị tại khu vực Mỹ-Latinh và Caribe: “bản thân tri thức hiện đại-đang ở trong một quá trình không ngừng đổi mới và sự phát triển bất ngờ và ngoạn mục nhất-hoàn toàn phù hợp với quan điểm hiện tại của giáo dục thường xuyên”. Trong tuyên bố này, trong phần liên quan đến ‘chất lượng’, chúng ta cũng có thể hiểu rằng các cơ sở đào tạo đại học sẽ phải nắm bắt ngay không chậm trễ mô hình giáo dục thường xuyên mà ‘chúng sẽ phải trở thành các trung tâm thích hợp cho việc giúp đỡ cho những nhà chuyên môn cập nhật kiến thức, đào tạo lại một cách thích đáng và sẵn sàng cho việc chuyển đổi nghề nghiệp”.

  2. Tại hội nghị của các nước Arập đã tuyên bố rằng “ khái niệm học tập suốt đời là cực kỳ quan trọng” rằng “những nỗ lực nhất định rất cần thiết để tăng thêm hơn nữa quyền được vào học ở bậc giáo dục đại học cho mọi tầng lớp xã hội” và tuyên bố thêm rằng “với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, thị trường lao động sẽ thường xuyên đòi hỏi các kỹ năng mới với các dạng khác nhau. Do vậy, nhất định phải xây dựng những cơ chế cho các bậc giáo dục đại học cho phép lực lượng lao động trong tất cả các lĩnh vực được nâng cấp các kỹ năng của họ và phát triển những khả năng mới trong những khoảng thời gian nhất định trong suốt cả cuộc đời của họ”. Tư tưởng học tập suốt đời cũng đã xuất hiện trong các tài liệu của hội nghị Palermo.

Giới thiệu và Mục đích chung

Sự phát triển phi thường của giáo dục mở và giáo dục từ xa đã và đang tiếp tục phát triển ở khắp mọi nơi trên thế giới cho ta thấy tầm quan trọng của nó trong sự phát triển của giáo dục hiện đại. Hiện nay đa số các nước đang phát triển sử dụng nó như một công cụ mạnh mẽ trong việc phát triển nguồn nhân lực. Dân số thế giới đang tăng lên với tốc độ nhanh chóng và nhu cầu giáo dục hầu như cần thiết cho tất cả mọi người, một vài vấn đề bức xúc dẫn đến sự cần thiết cho việc tập trung vào giáo dục mở và giáo dục từ xa. Chúng bao gồm các vấn đề sau đây:



  • nhu cầu giáo dục của trên 70% dân số thế giới là những người sống ở các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa,

  • sự đòi hỏi cấp bách nhưng không được thoả mãn đối với tất cả các bậc giáo dục đặc biệt là giáo dục đại học,

  • sự bất lực của các hệ thống giáo dục truyền thống để cung cấp giáo dục cho mọi người và cung cấp giáo dục chất lượng cho họ.

  • đại diện cho sự bất hợp lý và không bình đẳng của những người nghèo hơn và những nhóm người bị tách ra khỏi trào lưu của giáo dục.

Về cơ bản, có ba loại trường đại học trên thế giới. Thứ nhất là các trường đại học truyền thống đào tạo hệ chính qui (full time). Hơn ba phần tư số các trường đại học trên thế giới thuộc loại này. Sinh viên của họ có tuổi trung bình từ 16 đến 24 và đa số họ tốt nghiệp phổ thông trung học là những người chưa có việc làm. Đại học tổng hợp Ibadan, Nigeria và Đại học tổng học ở Ghana, Legon, là những ví dụ của các cơ sở đào tạo này.

Loại thứ hai là các trường đại học từ xa và đại học mở cung cấp giáo dục đại học theo phương thức giảng dạy từ xa. Sinh viên của họ thường là người lớn có tuổi trung bình khoảng 35, những người đang có việc làm và những người không có khả năng theo học cả ngày với những lý do khác nhau. Giáo dục của họ không nhất thiết phải là cả ngày mà từng buổi hoặc cho phép theo học khóa học đến tận lúc tốt nghiệp. Những sinh viên này cách biệt với cơ sở đào tạo và giảng viên những người cung cấp khóa học và bài giảng từ xa. Sinh viên học tập theo tốc độ của chính họ và vào thời gian của chính họ ở nhà, nơi làm việc, hoặc tại trung tâm đã được đăng ký. Những ví dụ cho loại trường đại học này là Đại học mở Vương quốc Anh, Đại học Mở Hồng Kông, Đại học Mở Nam Phi, Đại học Simon Fraser, Canada, và Đại học Payame Noor, Iran. Ban đầu các trường đại học này được biết đến như các trường dạy qua thư bởi vì chỉ có phương tiện để nhận tài liệu học tập cho sinh viên là bằng bưu điện.

Ngày nay, công nghệ đang đóng vai trò to lớn trong việc cung cấp giảng dạy và thuật ngữ giáo dục qua thư đã được đổi thành giáo dục từ xa. Thực ra còn có một số cách gọi khác, đặc biệt là ở Bắc Mỹ sử dụng mô hình ‘giáo dục phân phối’ dựa trên ý nghĩa ban đầu của việc sử dụng công nghệ (hội nghị qua hình ảnh) để cung cấp việc giảng dạy cho sinh viên ở các địa điểm khác nhau. Loại trường đại học thứ ba là loại trường kết hợp cả giáo dục từ xa và giáo dục trực tiếp tại trường dưới cùng một sự quản lý. Những trường đại học như thế được gọi là các trường đại học có phương thức đào tạo kép. Họ đưa ra cả hai phương thức cung cấp bài giảng từ xa và đào tạo trực tiếp tại trường.

Có một sự thay đổi chút ít của phương thức đào tạo kép của các cơ sở đào tạo ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở châu Phi nơi các nguồn lực bị hạn chế và không thể quản lý được việc giáo dục hoàn toàn tại trường và hoàn toàn từ xa. Vì thế phương thức hiện hành là các cơ sở đào tạo hoạt động theo các chương trình đào tạo cấp bằng bán phần (không chinhs qui)(part-time degree programes) và các chương trình cấp bằng cao đẳng (sub-degree programes) bên cạnh các khóa học trực tiếp cả ngày tại trường. Nói một cách nghiêm túc, những phương thức trên không phải là các khóa học đào tạo từ xa nhưng hiện tại được chấp nhận như một dạng khác của giáo dục từ xa. Chúng xuất hiện để kết hợp giáo dục tại trường và giáo dục từ xa trong một khoá học. Nó tạo cho giảng viên những người chỉ có những ngày nghỉ để nghiên cứu, tham gia vào việc giảng dạy các khóa ngắn hạn tại trường trong lúc họ không giảng dạy. Các trường đại học như Đại học tổng hợp Lagos, Đại học tổng hợp Ahmadu Bello, Zaria, Nigeria; Đại học tổng hợp Cape Coast, Ghana; Đại học tổng hợp Wittswaterstrand, Nam Phi thuộc các loại trường này. Các trường khác bao gồm Đại học tổng hợp Nairobi, Đại học tổng hợp Makerere, Đại học tổng hợp Zambia, Đại học tổng hợp Namibia, Đại hoạc tổng hợp Quốc gia Lesotho, Đại học tổng hợp Abuja, Nigeria và Đại học tổng hợp Nigeria, Nsukka.

Đối với nhiều nước có nhu cầu cao về giáo dục đại học, giáo dục mở và giáo dục từ xa là con đường thuận lợi để vào học khi càng ngày càng có nhiều người trúng tuyển. Do các cơ sở đào tạo này không đòi hỏi nhiều không gian lớp học như giáo dục trực tiếp tại trường, không gian không còn là một vấn đề. Thêm vào đó, những trường đại học như vậy là ‘mở’ theo nghĩa của chất lượng đầu vào. Thực tế là, không cần thiết phải đặt ra chất lượng để được vào học. Một sinh viên tương lai chỉ cần qua một kỳ thi sát hạch để chứng tỏ rằng họ có thể theo các khóa học cơ bản để được vào học. Vì thế, các trường đại học này được gọi là đại học mở. Ví dụ các trường đại học như vậy ở châu Phi gồm có Đại học Mở Zimbabwe, Đại học Mở Tanzania, và Đại học Mở Sudan.

Ngài John Daniel, Hiệu phó Danh dự của Đại học Mở Vương quốc Anh đã đưa ra thuật ngữ ‘Siêu-Đại học tổng hợp’ dành cho các trường đại học có số người vào học lên tới 100.000 sinh viên trở lên. Hiện nay có tới 10 trường đại học như vậy trên toàn thế giới. Chỉ có một trường như thế ở châu Phi đó là Đại học tổng hợp Nam Phi (UNISA). Do tầm quan trọng ngày càng tăng của giáo dục mở và giáo dục từ xa, nó trở nên cấp bách cho tất cả mọi người bao gồm cả giảng viên , các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, để hiểu phương thức giáo dục này có ý nghĩa và đòi hỏi gì. Module này được viết để đáp ứng đầy đủ mục đích này.

Trọng tâm của Module này là cung cấp một khái quát ngắn gọn về giáo dục mở và giáo dục từ xa để sử dụng như một hướng dẫn cơ bản, đặc biệt đối với những người chưa quen với phương thức giáo dục này là một phương thức hợp thời trên toàn thế giới. Module này không có ý định đi sâu đầy đủ tất cả các khía cạnh hoặc những vấn đề của việc học tập từ xa và mở. Bài viết này chỉ dùng như “một con mắt mở rộng hơn” và hy vọng nó sẽ thúc đẩy bạn và các bạn đọc khác tìm kiếm thêm thông tin ở những nơi khác. Một vài ý kiến được đưa vào nội dung của Module để bạn có thể tham khảo.

Hoàn thành Module này bạn có thể:



  • định nghĩa được các tính chất cơ bản của giáo dục từ xa;

  • đánh giá những sự phát triển gần đây của giáo dục từ xa; và

  • lập kế hoạch cho việc triển khai khóa học giáo dục từ xa.



Каталог: 2007
2007 -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ
2007 -> BỘ NÔng nghiệP & phát triển nông thôn cục trồng trọt giới Thiệu
2007 -> 10tcn tiêu chuẩn ngành 10tcn 1011 : 2006 giống cà RỐt-quy phạm khảo nghiệm tính khác biệT, TÍnh đỒng nhấT
2007 -> TIÊu chuẩn ngành 10tcn 683 : 2006 giống dưa chuột-quy phạm khảo nghiệM
2007 -> PHÁt triển nông thôN
2007 -> ĐOÀn tncs hồ chí minh
2007 -> List of the countries of the world sorted by total area
2007 -> Số: 962/QĐ-ubnd vĩnh Long, ngày 16 tháng 5 năm 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> BẢn cáo bạch domesco vcbs

tải về 212.69 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương