Module các phưƠng pháp dạy và HỌC Ở ĐẠi họC 1 Bài 1: Khái niệm về dạy và học 2



tải về 162.41 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích162.41 Kb.
#39436

MODULE 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC Ở ĐẠI HỌC 1

Bài 1: Khái niệm về dạy và học 2

Dạy học 3

Bài 2. Các phương pháp dạy và học: ứng dụng, ưu điểm và nhược điểm 4

Sermina 10

Thảo luận nhóm 10

Bài tập tình huống 11

Các phương pháp tự học 11

Thực tập 11

Học tập có trợ giúp của máy tính 11

Giảng dạy dựa theo mô tả riêng 11

Bài 3: Một số chiến lược để cải thiện việc dạy và học 22

Mục đích 22

MODULE 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC Ở ĐẠI HỌC


Giới thiệu và mục tiêu chung

Bài 1. Khái niệm về dạy và học

Bài 2. Các phương pháp dạy và học: Sử dụng, ưu điểm và nhược điểm

Bài 3. Một số chiến lược đẩy mạnh việc dạy và học

Hãy ngẫm nghĩ những điều sau đây khi bạn nghiên cứu module này

Điều 9. Những cách tiếp cận đổi mới giảng dục: tư duy logic và sáng tạo

b. Trường đại học cần phải đào tạo sinh viên trở thành những công dân có tri thức cao và có động cơ học tập mạnh mẽ với tư duy logic, phân tích các vấn đề xã hội, tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề đó, áp dụng chúng và chấp nhận trách nhiệm xã hội.

c. Thựchiện những mục đích này, có thể cần thiết phải sửa đổi CTĐT, sử dụng những phương pháp mới và thích hợp để có thể vượt ra ngoài môn học. Những phương pháp dạy học (didactic – phương pháp dạy học mang bản chất của quá trình dạy và học ND.) và sư phạm mới cần phải có khả năng tiếp cận và được khuyến khích để tạo thuận lợi cho việc nắm các kỹ năng, năng lực và khả năng giao tiếp, phân tích logic và sáng tạo, độc lập suy nghĩ và làm việc tập thể trong bối cảnh đa văn hoá, nơi mà tính sáng tạo liên quan đến việc kết hợp tri thức truyền thống hoặc tri thức địa phương với khoa học và công nghệ tiên tiến. Việc sửa đổi CTĐT phải cân nhắc đến những khía cạnh về giới tính và bối cảnh văn hoá, lịch sử, và xã hội cụ thể của từng quốc gia. Việc giảng dạy các chuẩn mực quyền con người và giảng dạy về nhu cầu của cộng đồng trên thế giới cần phải được phản ánh trong CTĐT của tất cả các ngành học, đặc biệt là các chương trình đào tạo người chủ và người quản lý doanh nghiệp. Đội ngũ giảng viên và các nhà nghiên cứu có vai trò quan trọng trong việc xác định chương trình đào tạo.

d. Phương pháp giảng dạy mới cũng chỉ ra những hình thức mới của phương tiện dạy - học. Những phương tiện này phải gắn với các phương pháp kiểm tra mới mà sẽ cải thiện không chỉ khả năng nhớ mà cả khả năng hiểu, các kỹ năng thực hành và sáng tạo.

Giới thiệu và các mục đích tổng quát

Sinh viên đại học thường nói:

“Tôi đi nghe giảng”

“Tôi đi thực tập”

“Tôi đi thực tế”

“Tôi đi phụ đạo”

Rõ ràng, điều đó phản ánh phương pháp giảng dạy mà họ nhận được. Các bài giảng, thực hành, thực tế hiện trường và phụ đạo là phương pháp phổ biến về giảng dạy ở đại học. Những điểm mạnh và điểm yếu của các phương pháp này là gì? Liệu có một số cách mà giúp cho giảng viên đại học truyền thụ dễ dàng hơn kiến thức, kỹ năng và thái độ cho sinh viên hơn không? Liệu có những phương pháp và kỹ năng học tập tốt hơn mà sinh viên đại học có thể áp dụng để học tập có hiệu quả hơn không? Đó là những vấn đề chính đề cập trong module này.

Mục tiêu chung

Trong module này, chúng ta sẽ:

Mô tả các phương pháp dạy/học truyền thống và hiện đại được sử dụng trong các trường đại học; biết được khi nào thì sử dụng và các ưu nhược điểm của từng phương pháp.

Bài 1: Khái niệm về dạy và học


Mục đích cụ thể

Học xong này, bạn có khả năng phân biệt các khái niệm sau đây:

Dạy và học;

Môi trường dạy học;

Dạy học lấy giảng viên là trung tâm; và

Dạy học lấy người học là trung tâm.


Trong một giảng đường A có một ngàn hai trăm học viên. Có một dãy ghế; có quá nhiều tiếng ồn đến nỗi nguời ta không thể nghe được nhau nói. Một người lớn tuổi bước vàovà đi thẳng lên bảng. Chúng ta chưa rõ người đó là ai. Tất cả mọi người im lặng. Trời nóng và căn phòng tối mò do các cửa sổ để lọt ít ánh sáng mặt trời chiếu rọi. Bài đọc”chính tả” bắt đầu, ngưòi ta có lẽ nghĩ rằng đó là một trường trung học; tệ hơn nữa, là một trường tiểu học. Đây chắc hẳn phải là thầy giảng. Ông ta “bắn” liên tục không ngớt. Các sinh viên ngồi ở cuối lớp không thể nghe rõ. Một trong số họ phá lên cười. Chuỗi cười lây nhau lan truyền khắp mọi nơi, từ phía sau lên phía trước giảng đường. Thầy giáo yêu cầu giữ trật tự. Bài “đọc” lại tiếp tục. Chuỗi cười lại xuất hiện từ góc khác. Bị dồn vào bối rối, thầy giáo cố lập lại trật tự bằng các cách của mình. Ông ta quát tháo doạ nạt; sau đó ông rời lớp đúng theo cách mà ông đã đến.

Bạn có thể đoán được phần còn lại của năm học sẽ diễn ra như thế nào nếu như nó được khởi đầu như trường hợp trên đây?

Giảng đường B nhỏ hơn thoáng giảng hơn giảng đường A. Có hai nhóm tám trăm sinh viên ở mối đầu phòng học. Không khí rất sôi nổi và rất dễ chịu. Vẻ mặt dường như nghiêm nghị nhưng rất khoan khoái. Có một quý ông trung tuổi. Có lẽ là thầy giáo. Ông nói ít, quan sát và thỉnh thoảng đặt câu hỏi.

Như vậy, có một vài kịch bản đang được “diễn” trong các trường đại học. Chúng ta cần ghi nhớ những cảnh tượng đó khi chúng ta bắt đầu định nghĩa một số khaí niệm cơ bản trong module này.



Dạy và học

Bất cứ một hệ thống giảng dục/dạy học nào cũng liên kết ba cực: kiến thức, sinh viên môi trường học tập học.


Dạy học


Dạy học có thể được định nghĩa như là tập hợp các quá trình và các thủ tục được giảng viên sử dụng để tạo ra việc học tập. Obanya (1998) xem nó như là một quá trình đem lại những thay đổi tích cực trong học viên.

Môi trường học tập

Tình huống học tập hoặc môi trường học tập là tập hợp các nguồn có thể để thực hiện quá trình dạy/học. Những điều đó bao gồm nguồn con người (giảng viên, học viên, quản trị viên và nhân viên phục vụ); nguồn vật lý (ví dụ, giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, và xưởng); nguồn tư liệu (tài liệu giảng dạy, vật liệu nghe nhìn, và các cái khác); tài chính (các trợ cấp hoạt động, học bổng, trợ cấp huấn luyện và các cái khác); và khung cảnh chính trị và xã hội (nền cộng hoà đối ngược với chế độ độc tài, hoà bình đối ngược với chiến tranh).



Học tập

Việc học có thể được định nghĩa như là một quá trình nội tại xảy ra bên trong học viên. Nó thường xuyên biến đổi trong hành vi của con nguời (học viên). Nghiên cứu của các nhà tâm lý nhận thức (ví dụ, Brainard, 1997) chỉ ra rằng việc học xảy ra trong ba giai đoạn: giai đoạn động cơ học tập (motivation), giai doạn tiếp nhận và giai đoạn thực hiện.



Pha động cơ học tập

Sinh viên tiếp nhận các tác nhân kích thích học tập. Điều này cung cấp định hướng (khởi động) cho quá trình học. Họ lựa chọn các thông tin từ môi trường, các thông tin này có được là nhờ các cơ quan cảm giác.



Pha tiếp nhận

Các thông tin tiếp nhận được xử lý theo cách thức sau:

Chúng đi vào bộ nhớ tạm, từ đó chúng có thể được gọi ra và được sử dụng trong một thời gian rất ngắn. Nhưng năng lực của bộ nhớ tạm rất hạn chế. Thông tin đã tiếp nhận, được nhắc lại tiếp theo, sẽ lưu trữ trong bộ nhớ lâu dài.

Các vai trò của giảng viên và sinh viên

Việc học phụ thuộc vào mối quan hệ giảng viên – học viên. Vai trò của giảng viên và sinh viên biến động qua mối quan hệ này. Một mặt, giảng viên có thể đơn thuần là người truyền đạt kiến thức; sinh viên hoàn toàn phụ thuộc vào điều mà người giảng bài nói hoặc làm. Họ là “người tiếp nhận” hơn là “ người học”. Mặt khác, giảng viên có thể đóng vai trò hướng dẫn, hoặc người tạo điều kiện thuận lợi. Sinh viên được giúp đỡ để chủ động lập kế họach học tập của mình.



Phương pháp dạy học

Prégent (1990) định nghĩa phương pháp dạy học như là một cách tổ chức riêng các hoạt động sư phạm được thực hiện phù hợp với một số quy tắc nào đó để đưa sinh viên đạt tới mục tiêu cụ thể.


Bài 2. Các phương pháp dạy và học: ứng dụng, ưu điểm và nhược điểm


Mục đích cụ thể

Học xong bài này bạn sẽ có khả năng:



  1. Phân biệt trong một loạt các phương pháp dạy và học những phương pháp thuận lợi cho việc học; và

  1. Khẳng định việc sử dụng, ưu điểm và các nhược điểm của từng phương pháp dạy và học

Cải thiện việc dạy và học ở đại học trong các môn khoa học tự nhiên

Sam ‘Tunde Bajah

Bên ngoài lề của sự can thiệp vào giáo dục ĐH, có một chương trình trung hạn về bồi dưỡng giảng viên các trường đại học ở miền Tây và miền Nam châu Phi mà tôi may mắn được tham gia, một cuốn sổ tay dành cho các giảng viên đại học với nhan đề Tự dạy bạn tốt nhất đã ra đời. Khi viết lời nói đầu cho cuốn sách, giáo sư Gichanga, phó hiệu trưởng danh dự, Trường đại học Nairobi đã nhấn mạnh sự cần thiết phải xem xét lại các trường đại học về khía cạnh phát triển nhân sự và khía cạnh dạy và học. Ông hướng chú ý vào những vấn đề sau:

Xuyên suốt châu Phi, các trường đại học đang trong tình trạng khủng hoảng. Các trường đại học đang quá tải do số lượng sinh viên gia tăng. Hiện nay, chỉ có một nhúm giảng viên được đào tạo chuyên môn sư phạm. Trên toàn thế giới, ngày nay đã nhận thấy rõ rằng một người muốn thành công trong dạy học thì phải được giáo dục. Đứng trước vấn đề nghiêm trọng như vậy, ngày càng nhận thấy hiển nhiên rằng chất lượng cán bộ là yếu tố cốt yếu trong việc đảm bảo cho các trường đại học giữ được nhiệm vụ truyền thống của mình là phát hiện, truyền đạt và bảo tồn tri thức (Gichaga, 1993).

Trong khi đấu tranh với các vấn đề dạy và học ở đại học, chúng ta không được quên rằng trong các môn khoa học tự nhiên, các khám phá đã đạt tới một tỷ lệ chưa từng thấy. Thế kỷ thứ 21 sẽ chứng kiến thế giới khoa học tự nhiên có bước nhảy vọt đó là việc dạy và việc học trong một kỷ nguyên của công nghệ thông tin, nhận thức cần phải được thay đổi.

Các biến đầu vào/chất lượng của việc dạy học

Việc dạy học thường được mô tả như là một nghề chuyên nghiệp mặc dù một số người, với những lý do xác đáng đã coi nó như là một nghề. Ở tất cả mọi trình độ dưới bậc đại học, các giảng viên không chỉ được được đào tạo (chuẩn bị) mà còn được cấp chứng chỉ dạy học. Một trình độ dạy học chuyên nghiệp là giấy thông hành có thể thăng tiến trong sự nghiệp. Nó là điều kiện tối thiểu nếu bạn muốn trở thành hiệu trưởng trường tiểu học hoặc hiệu trưởng trường phổ thông trung học. Tuy nhiên, ở trường đại học điều này sẽ thay đổi. Một điều được thừa nhận như một nguyên tắc trong các môn khoa học tự nhiên là đạt được trình độ tiến sĩ trong lĩnh vực chuyên môn đó là tất cả những cái mà một giảng viên đang khao khát cần có để kiếm được một vị trí giảng dạy trong bất cứ bộ môn nào trong lĩnh vự khoa học tự nhiên đó của trường đại học. Khi dạy học (nói một cách trung thực, a la Obanya), các giảng viên làm gì? dạy hay giảng (thuyết trình- lecture)? Đó là vấn đề thứ nhất để chúng ta thảo luận.



Câu hỏi 1

Giảng viên trường đại học liệu có yêu cầu phải có trình độ dạy học sau khi có bằng tiến sỹ không? Nếu có, thì loại đào tạo sau tiến sỹ nào sẽ được đưa ra?

Để dạy học có hiệu quả, không những giảng viên phải được chuẩn bị đầy đủ; cũng cần cung cấp cho giảng viên những phương tiện thích hợp. Một điều hiển nhiên xảy ra ở hầu hết các trường đại học châu Phi là các phương tiện dạy học còn rất thiếu thốn cả ở hai khía cạnh số lượng và tính đa dạng. Trong ngành khoa học tự nhiên, phạm vi hoạt động cho việc dạy học là phòng thí nghiệm. Thực tế chỉ ra rằng số lượng sinh viên đang tăng lên, trong khi cả số lượng và chất lượng của các phòng học thực nghiệm lại không đổi. Điều đó nảy sinh ra vấn đề thứ hai là tình trạng của các phòng thí nghiệm.



Câu hỏi 2

Số lượng và chất lượng tối ưu của các phòng học thực nghiệm cần cho giảng dạy các môn khoa học tự nhiên là gì? Liệu rằng cùng một thông số có được sử dụng cho các ngành vật lý/hoá học/sinh học được không?

Để xác định chất lượng dạy học trong trường đại học, yêu cầu không chỉ là hiểu rõ (đánh giá) điều gì đang xảy ra hiện nay mà còn khuyến cáo việc cải thiện chất lượng. Dù các giảng viên đại học có thích nó hay không, những lúc họ đứng trước lớp, họ đều bị sinh viên đánh giá.



Câu hỏi 3

Chúng ta cung cấp cho giảng viên đại học những chỉ dẫn nào để thực hiện việc dạy học có hiệu quả? Các yếu tố cần được cân nhắc để dạy tốt là gì?

Yếu tố đầu vào/ chất lượng học

Là một thành tố quan trọng của việc dạy học mà dẫn đến việc học tập có hiệu quả. Như đã quan sát ở nhiều trường đại học, các giảng viên cung cấp tri thức cho sinh viên thông qua bài giảng, kế hoạch hướng dẫn. Giảng viên đại học cung cấp một điều kiện khung cho học tập. Thực ra, điều đó giải thích tại sao nhiều giảng viên đại học vẫn kêu lên rằng họ được yêu cầu ‘đọc giảng’ chứ không phải ‘dạy’. Trách nhiệm học tập phó mặc cho sinh viên. Đối với học sinh ở trường phổ thông trung học đã từng được học các buổi học có thầy dạy, khi bước vào trường đại học lại gặp khung cảnh hoàn toàn khác. Một số sinh viên chưa sẵn sàng đón nhận thay đổi đột ngột đó [dạy dỗ -------đọc giảng]. Thống kê trong hầu hết các trường đại học chỉ ra rằng hồ sơ tuổi của sinh viên đang bị tụt xuống. Đa số thấy cực kỳ khó khăn để tự quản lý việc học tập. Vấn đề này có liên quan đến tuổi tác?

Trong môi trường trung học phổ thông, quy mô lớp là khá nhỏ so với ở trường đại học. Hơn thế nữa, trong trường đại học, sinh viên là người quản lý thời gian không giống như hồi còn ở trong trường phổ thông, ở đó thời gian học tập được lập kế hoạch do một người nào đó chứ không phải học sinh. Ở trường đại học, có sự thay đổi hơn nhiều về loại người mà họ được tiếp xúc. Thực ra, như môi trường tâm lý xã hội trong phòng thí nghiệm khoa học tự nhiên hoặc ở trường đại học có thể gây khó chịu cho sinh viên. Kết quả của tất cả những điều trên là: các sinh viên trẻ tuổi bị sốc trong môi trường đại học đã phải đối mặt với việc thực hiện nội dung học tập ở trình độ cao một cách kém cỏi. Các thống kê trong trường đại học ở Nigeria đã cho thấy có một tỷ lệ trượt khá cao ở cuối năm thứ nhất trong các môn khoa học tự nhiên.

Những gợi ý/ đề nghị

Việc thảo luận tiếp theo đã làm nẩy sinh nhiều câu hỏi hơn là đem lại câu trả lời. Điều đó nhằm để khuyến khích tranh luận sao cho đến cuối cùng, chúng ta sẽ tiếp cận đến những gợi ý/đề nghị thực tế. Dưới đây là 5 gợi ý giúp chúng ta bàn luận.



Xây dựng lòng tin vào giảng viên đại học

Người giảng viên được tin cậy là người giảng viên được chuẩn bị tốt cho việc làm và lúc nào cũng vậy các giảng viên được tin cậy là những giảng viên giỏi. Hệ thống giáo dục cần tạo ra những cơ hội để các giảng viên đó nâng cao năng lực nghề nghiệp của mình. Trong ngành khoa học tự nhiên, một giảng viên giỏi cần phải học thêm nhiều kỹ thuật khác nhau.



Thời gian chờ đợi đối với sinh viên

Hiện nay trong các trường đại học, thời gian học đang bị cắt xén; sinh viên đang chịu thức ép và lẫn lộn. Nhiều sinh viên không thể tự tin nói cho bạn biết học kỳ tới sẽ thực sự bắt đầu khi nào. Sinh viên cần có đủ thời gian để lập kế hoạch học tập cho mình.



Cung cấp đủ các nguồn để cải thiện việc dạy/học

Trong khoa học tự nhiên các phương tiện cần phải đủ để các cá nhân sử dụng. Bản chất của các môn học lập thành ngành khoa học tự nhiên đòi hỏi một chiến lược có sự tác động tương hỗ sinh viên– tư liệu. Các phòng thí nghiệm cần phải được trang bị tốt nếu chúng ta muốn nâng cao việc dạy và học các môn khoa học tự nhiên.



Cần để cho sinh viên đánh giá giảng viên

Hệ thống đại học đang được sử dụng để giảng viên đánh giá sinh viên thông qua các bài test. Có rất ít những trường hợp mà ở đó sinh viên được cung cấp cơ hội đánh giá những buổi học của giảng viên. Những thông tin nhận được từ sinh viên có tác dụng cải thiện việc dạy và học, và điều đó sẽ có tác dụng nhiều hơn thế đối với các môn học khoa học tự nhiên.



Dạy sinh viên biết cách học

Nếu chỉ có giáo trình và những ghi chép từ bài giảng sẽ là không đủ về nguồn thông tin trong một lĩnh vực rộng lớn của các môn khoa học tự nhiên. Vì chúng ta đang đào tạo các sinh viêncho thế kỷ 21, chúng ta cũng phải dạy họ cách truy cập thông tin mà phần lớn đang có sẵn trên các siêu xa lộ thông tin.



Kết luận

Tóm tắt việc bàn luận về nâng cao việc dạy và học các môn khoa học tự nhiên ở đại học, chúng ta kết luận những điều sau đây:



  1. Với giảng viên --- Tự dạy bạn tốt nhất

  1. Với sinh viên --- trong khoa học tự nhiên, bạn làm khoa học

Đến đây cho phép tôi chia sẻ những đóng góp của mình trong cuốn sách ‘Tự dạy bạn tốt nhất’. Những thêm thắt mà tôi dám mạo muội nhận sẽ có liên quan đến thảo luận của chúng ta về cải thiện việc dạy và học trong các môn khoa học tự nhiên.

Giảng viên xem như là một người có thẩm quyền

Có nhiều lĩnh vực mà bạn phải xem xét khi chuẩn bị bài giảng của mình.



Lĩnh vực xem xét, bạn tự hỏi mình

  1. Phân biệt chủ đề/các mục tiêu. Bạn muốn dạy cái gì?

  2. Cử toạ (người nghe). Bài giảng dành cho nhóm sinh viên nào?

  3. Địa điểm và thời hạn. Buổi giảng sẽ được tiến hành ở đâu và kéo dài bao lâu?

  4. Nội dung môn học. Phạm vi của bài giảng là gì? đến chừng mực nào, về chiều sâu và chiều rộng, bạn có cho rằng bạn có thể đi hết nội dung môn học trong thời gian quy định không?

  5. Tài liệu tham khảo. Liệu có vấn đề gì khiến bạn phải tra cứu trong sách, tạp chí hoặc trong sổ tay của bạn? Bạn có tin vào những sự thật mà bạn muốn sửa lại không?

  6. Giải quyết những vướng mắc, rắc rối. Có lĩnh vực nào trong chủ đề môn học mà bạn dự đoán là sinh viên sẽ có thể khó nắm vững ? Nếu có, bạn cần chuẩn bị các câu hỏi để tăng cường kiểm tra gấp đôi về lĩnh vực đó.

  7. Phương tiện giảng dạy, Bạn có muốn sử dụng những trợ giúp nào đó trong khi tiến hành bài giảng không? bạn đã kiểm tra xem chúng đã sẵn sàng và ở trong tình trạng làm việc tốt không?

Các lĩnh vực cần xem xét khi bạn chuẩn bị bài giảng

Nếu bạn đã xem xét cẩn thận 7 lĩnh vực sau, bạn sẽ có thể thoải mái trình bày bài giảng và các sinh viên cũng thoải mái như vậy khi nghe bạn.



Chuẩn bị đầy đủ

  1. Có giọng nói rõ ràng sinh động.

  1. Tôc độ nói hợp lý.

  1. Nói có sức mạnh truyền cảm.

  1. Có sự trầm bổng của giọng nói.

  1. Dùng cách nói hội thoại.

  1. Dùng ngôn ngữ và thuật ngữ dễ hiểu.

  1. Thể hiện trên nét mặt và các cử chỉ (ngôn ngữ phi lời nói).

  1. Đừng ngại mỉm cười.

  1. Bao quát đến các cá nhân và toàn lớp.

  1. Ăn mặc tề chỉnh và gọn gàng.

  1. Năng động và nhiệt tình.

Kỹ thuật giảng có thể mang lại sự khác nhau giữa bài giảng tốt và bài giảng tồi. Một lớp học với bất cứ cỡ nào, giọng nói của bạn cũng phải được nghe rõ ràng. Bạn là người biết rõ phải điều chỉnh giọng nói của bạn ra sao. Nếu như phòng học quá rộng, thì bạn phải sử dụng micro. Bạn nên sử dụng cách nói theo văn phong hội thoại và đừng dán mắt vào bài giảng. Hãy để mắt đến từng sinh viên, và bao quát toàn bộ lớp. Trong tình huống sinh viên có ít tài liệu họ phải chép nhiều hơn. Vì thế, khi bạn phải viết trên bảng, bạn phải chắc chắn rằng chữ viết của bạn dễ đọc. Thỉnh thoảng bạn có thể dùng đèn chiếu, trong trường hợp này, bạn nên chắc chắn rằng các chữ trên đèn chiếu được điều chỉnh rõ nét. Dành đủ thời gian để sinh viên ghi những điều chú ý trước khi chuyển slide. Với cương vị là một giảng viên, bạn phải phấn đấu đưa sinh viên tiến về phía trước bằng việc nâng cao thêm kiến thức của họ từ mặt bằng kiến thức ban đầu. Do vậy, trước khi bắt đầu giảng bài, bạn nên xác định trình độ ban đầu của sinh viên.

Trích từ:

Bajah, S.T. (1998, tháng 9). Cải thiện việc dạy và học ở đại học trong ngành khoa học tự nhiên. Được giới thiệu tại hội thảo UNESCO về dạy và học ở đại học. Trường đại học tổng hợp Ibadan, Nigeria.



Bài tập

Chuẩn bị bản liệt kê danh mục kiểm tra khi sử dụng các gợi ý trong bài đọc 4.1 về “giảng viên như là một chuyên gia”. Sử dụng bản kê này để đánh giá bài giảng gần nhất của bạn.



Tiêu chuân lựa chọn các phương pháp dạy và học

Phương pháp dạy và học có thể được phân loại theo có khả năng hoặc không có khả năng khuyến khích chủ động học:



  1. Các phương pháp dạy/học mà không khuyến khích tự học

Đây là các phương pháp lớp học lớn. Ví dụ, diễn giảng và chuyên đề.

  • Phương pháp dạy và học thiên về tự học

Đây là các phương pháp được áp dụng trong các nhóm nhỏ hay còn gọi là các sinh viên làm việc cá nhân.

Chúng ta tiến hành diễn tả một số trong những phương pháp này.

Phương pháp thuyết trình (độc giảng- lecture)

Trong phương pháp diễn thuyết, giảng viên liên tục truyền thông tin đến sinh viên. Phương pháp này được sử dụng cho lớp học đông người. Nó cho phép giảng viên sử dụng toàn bộ thời gian giảng. Phương pháp này có những hạn chế bởi vì nó không khuyến khích việc học. Một thực tế hiển nhiên là, sinh viên có nhiệm vụ chính là chăm chú nghe. Họ là các thính giả, ít chủ động; ít nghiền ngẫm, do bị phụ thuộc vào những điều giảng viên nói và giảng viên làm. Các ý kiến của sinh viên được coi là rất nhỏ. (Thực ra quan điểm trên có một số ý không thật đúng. ND)

Các phương pháp nhóm nhỏ

Các phương pháp nhóm nhỏ bao gồm:



  1. Sermina

  1. Thảo luận nhóm

  1. Bài tập tình huống (case study)

  1. Mô phỏng

  1. Hội thảo

  1. Phương pháp giải quyết vấn đề (PSM)

Sermina


Mục đích của phương pháp sermina là khám phá sâu thêm chủ đề chuyên môn. Nó bao gồm những buổi họp mặt định kỳ (thường là hàng tuần) của các nhóm nhỏ sinh viên(trong khoảng 10 – 15 người) và giảng viên đóng vai như là một chuyên gia hoặc người điều phối. Sinh viên phải đọc một bài đọc (hoặc nhiều bài) về chủ đề chuyên môn. Họ viết nội dung của chuyên đề hội thảo (dưới dạng một báo cáo), gửi đến trước cho các các thành viên trong nhóm (trước một tuần chẳng hạn). Sự bàn luận sẽ tập trung vào các lý lẽ và các kết luận của người tham gia. Đôi khi những buổi họp mặt này cho phép nhìn nhận sâu hơn vào một chủ đề. Chúng phát triển trong sinh viên khả năng tổng hợp, phân tích có phê phán và các kỹ năng truyền đạt.

Thảo luận nhóm


Thảo luận nhóm là một phương pháp cho phép sinh viên nói về các kinh nghiệm của mình, và chia sẻ các ý tưởng với nhau. Nó phát triển trong sinh viên khả năng nghe, hiểu, tổng hợp và phân tích có phê phán. Trong khi thảo luận nhóm, sinh viên nói năng hoạt bát có thể chi phối buổi thảo luận. Giảng viên cần có biết điều phối để làm cho ai cũng được trao đổi và có lợi thông qua thảo luận nhóm.

Bài tập tình huống


Bài tập tình huống là bài viết về một vấn đề giả thuyết hoặc một vấn đề trong thực tế. Bài tập tình huống phải 1) giới thiệu cho sinh viên các tình huống liên quan gần gũi đến những cái mà sinh viên đã biết hoặc sẽ biết và 2) dẫn dắt giải quyết vấn đề như được làm trong thực tế. Học theo tình huống có thể cho phép sinh viên tìm kiếm thông tin cần thiết để nghiên cứu tình huống.

Các phương pháp tự học

Thực tập


Thực tập là tạo ra một liên hợp có thể được giữa lý thuyết và thực tế. Thực tập mang lại cho sinh viên cơ hội để hiểu thấu các từ có ý nghĩa tượng trưng trừu tượng. Thực tập tạo cho sinh viên cơ hội quan sát, mô tả, giải thích, giải quyết vấn đề, thao tác, đối chiếu và báo cáo thông tin.

Học tập có trợ giúp của máy tính


Khi sử dụng phương pháp này, máy tính giới thiệu tư liệu học tập theo cách thức tương hỗ lẫn nhau. Nó là hệ thống cho phép phản hồi ngay lập tức, và thiết lập bước làm việc cụ thể.

Giảng dạy dựa theo mô tả riêng


Nguồn gốc của việc giảng dạy theo mô tả riêng thể hiện trong các đặc trưng chính sau đây:

  1. Giảng viên viết và xếp hạng các mục tiêu học tập riêng của mỗi môn học

  1. Giảng viên thiết kế những buổi kiểm tra nhằm đo mức độ đạt được của các mục tiêu riêng trong mỗi đơn vị học trình.

  1. Tất cả các giảng viên thông tin đều đặn cho mỗi sinh viên về sự tiến bộ và gợi ý các cách (“điều đã được mô tả”) để đạt tới các mục tiêu thực tế, hoặc để theo đuổi.

  1. Vì thế, mỗi sinh viên biết rõ mình thông qua sự phân tích sâu sắc về hồ sơ học tập của mình từ đầu khoá học; phương pháp và các hoạt động cá nhân được đặt ra (quy định) cho các sinh viên sao cho tất cả các mục tiêu của khoá học được đáp ứng.

Giảng dạy từ xa

Giảng dạy từ xa hoặc giảng dạy trên ti vi là một dạng tiên tiến của cái gọi là “khoá học tương tác”. Trong khoá học dựa trên phương pháp giảng dạy như vậy, sinh viên làm việc một mình, ở ngoài trường đại học, đa số thời gian là ở nhà. Khi đã đăng ký vào khoá học mà họ lựa chọn, sinh viên nhận được các tài liệu của khoá học theo đường bưu điện. Trong đa số các trường hợp có kèm theo một bản hướng dẫn chỉ ra những việc phải làm với các tài liệu này. Các chi tiết sẽ được trình bày trong môđun 7.



Một số phương pháp dạy các khái niệm khoa học môi trường

Peter Okebukola and Michael Ahove

Thuyết giảng/ Thảo luận

Phương pháp này giả thiết rằng kiến thức của giảng viên về chủ đề môn học cao hơn kiến thức của học viên. Trong cách thức giảng bài thuần tuý, giảng viên truyền tải thông tin cho sinh viên người được định trước phải chủ động ghi chép những chú ý và “thâm nhập” vào nội dung coi là phong phú từ phía giảng viên. Hiếm có cơ hội dành cho sinh viên hỏi và bàn luận.



Tuy nhiên trong cách thức giảng/thảo luận, sự truyền đạt hai chiều giữa giảng viên và sinh viên có nổi trội hơn. Với mức độ gia tăng kiến thức được thừa nhận là chậm hơn khi các sinh viên được khuyến khích tham gia vào xây dựng thông tin trong buổi học. Ví dụ, trong bài học về duy trì nguồn nước, nhiều sinh viên có thể nhận thức ngang bằng với giảng viên về các kỹ thuật duy trì nước trong công nghiệp và trong gia đình. Kiến thức như vậy có thể thu được thông qua các phương tiện, đặc biệt là trên ti vi và ra đi ô và cũng là từ thực tế ở nhà. Do vậy, giảng/bàn luận về mỗi một chủ đề có liên quan đến cả hai phía: phát biểu của thầy và nhiều phát biểu của trò. Sẽ có sự chia sẻ, sưu tập các ý tưởng, và kết cấu lại và dàn xếp các nghĩa theo hướng xây dựng.

Ưu điểm

  1. Tiết kiệm được thời gian; chương trình khoá học được tiến hành trong thời gian khá ngắn.

  1. Sinh viên có thể tận dụng được cơ hội “hiệu chỉnh” thông tin từ giảng viên.

Nhược điểm

  1. Nó thuận lợi cho các sinh viên có năng khiếu.

  1. Có thể bị độc quyền bởi giảng viên

  1. Quá trừu tượng và tập trung vào giảng viên

  1. Khuyến khích học vẹt

Phương pháp dự án

  1. Phương pháp dự án có liên quan một cách kinh điển đến việc chia nhỏ chủ đề, ví dụ sự ô nhiễm, thành các thành phần nhỏ hoặc các chủ đề con như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất và ô nhiễm tiếng động. Sau đó các nhóm sinh viên được giao cho các chủ đề con để thực hiện điều tra và xây dựng các báo cáo, ví dụ như về nguyên nhân, hậu quả, và biện pháp ngăn ngừa đối với loại ô nhiễm được giao để trình bày và bàn luận trong toàn lớp. Vai trò của người thầy là cung cấp những hướng dẫn khi được yêu cầu và giám sát quá trình làm việc của mỗi nhóm. Mỗi nhóm sinh viên được tự do lựa chọn một phương pháp luận bất kỳ được cho là phù hợp để giải quyết nhiệm vụ.

Ưu điểm

  1. Khuyến khích độc lập nghiên cứu và mang lại những khám phá mới

  1. Sinh viên thu được các kỹ năng về điều tra nghiên cứu

  1. Làm cho sinh viên bận rộn với học tập

  1. Giảng viên có nhiều thời gian hơn cho các công việc thường ngày của lớp học

  1. Làm cho việc học có ý nghĩa và giúp nhanh hiểu biết hơn

Nhược điểm

  1. Có thể sẽ khó khăn khi thiếu các tư liệu nghiên cứu như sách và các nguồn khác.

  1. Tiêu tốn thời gian

  1. Sinh viên có thể chép bài của người khác hoặc thuê người khác làm bài hộ.

  1. Không quan tâm đến sự khác nhau về cá nhân sinh viên.

  1. Sinh viên có thể hướng trệch chủ đề.

  1. Sinh viên có thể không có khả năng thu thập đủ thông tin nếu như không được hướng dẫn.

Lập bản đồ khái niệm

Lập bản đồ khái niệm là một mô hình chiến lược giảng dạy do Novak và cộng sự của ông khởi xướng năm 1972. Nó là một kỹ thuật siêu học để giúp sinh viên tổ chức thông tin về các khái niệm khoa học theo nghĩa để tạo thuận lợi cho việc học. Nó dựa trên tiền đề là các khái niệm không tồn tại riêng biệt mà có liên quan lẫn nhau với những khái niệm khác để tạo lên nghĩa. Việc sắp xếp các khái niệm/thông tin mới vào một dạng mà thể hiện được các mối quan hệ này giúp cho sinh viên có được sự nối ghép một cách trí tuệ.

Phương pháp được phát triển từ thuyết đồng hoá của Ausubel (1968) về việc học có nhận thức dựa trên ý tưởng mà việc lập bản đồ khái niệm mới được thu nhận thông qua sự đồng hoá trong các khung khái niệm hiện hành đã biết. Ausubel và các cộng sự có nhiệm vụ làm thế nào để giới thiệu các khung này. Từ đó tạo ra các ý tưởng phụ thêm từ thuyết của Ausubel là “kết cấu nhận thức được tổ chức có thứ bậc, và việc học mới nhất này xảy ra thông qua từ dẫn suất hoặc một bộ từ giống nhau của các nghĩa khái niệm mới dưới ý tưởng khái niệm hiện hành” (Novak, 1977). Họ đã phát triển ý tưởng tái hiện khung thứ bậc của khái niệm mà sau này được mô tả như là “bản đồ nhận thức” hoặc “bản đồ khái niệm” (Novak, 1979).

Các bản đồ khái niệm là các họa đồ biểu thị các mối tương quan trong số các khái niệm như đại diện cho các nghĩa hoặc các cơ cấu tạo thành quan niệm dành riêng cho lĩnh vực kiến thức (Novak, 1990b). Các bản đồ có thể được áp dụng cho bất cứ chủ đề nào và bất cứ trình độ nào trong môn học. Các bản đồ được sinh ra từ việc các sinh viên báo cáo việc tổ chức các khái niệm trong chủ đề của họ. Họ có ý định giới thiệu các mối tương quan về nghĩa giữa các khái niệm ở dạng các định đề. Các định đề là hai hoặc nhiều hơn các nhãn hiệu khái niệm được liên kết bằng các từ thành một đơn vị ngữ nghĩa. Bản đồ khái niệm ở dạng đơn giản nhất có lẽ chỉ là hai khái niệm được nối bằng “từ nối” và tạo ra một định đề. Ví dụ “các lá đang xanh” sẽ đại diện cho một bản đồ khái niệm đơn giản tạo thành định đề đúng giữa các khái niệm “các lá” và “xanh”. Một phần trong số nhỏ các khái niệm mà trẻ em học thông qua quá trình tìm tòi học tập, đa số các nghĩa được học thông qua tổ hợp các định đề đã được biết và trong đó khái niệm đã được khắc sâu trong trí nhớ. Mặc dù các định đề theo lối kinh nghiệm cụ thể có thể làm thuận lợi cho việc học khái niệm, tính hợp thức do gán nhãn khái niệm tạo ra sự bổ sung nghĩa phụ thông qua lối nói có tính chất đề xuất và bao trùm khái niệm. Theo cách đó, “cà chua là trái cây màu đỏ”, “cà chua là một trái cây”, “cà chua là loại quả mọng”, “cà chua là quả ăn được” và cứ tiếp tục như vậy dẫn đến sát dần nghĩa và làm chính xác nghĩa cho khái niệm cà chua.

Vì vậy, các bản đồ khái niệm là các phương tiện dạng sơ đồ để giới thiệu ý nghĩa khái niệm được nằm trong một khung các định đề. Chúng làm sáng tỏ cho cả thầy và trò một số lượng nhỏ những ý tưởng then chốt mà họ phải tập trung vào đối với bất cứ một nhiệm vụ học tập cụ thể nào. Chúng cũng có thể là loại bản đồ tìm đường đi cho “hành trình” mà chúng ta phải bắt đầu và một số đường dẫn mà chúng ta có thể sử dụng để nối các nghĩa của các khái niệm trong định đề. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ học tập, các bản đồ khái niệm cung cấp một dạng sơ đồ tóm tắt những cái đã học. Cũng nên nhớ rằng bản đồ khái niệm nên sắp đặt theo thứ tự bởi vì việc học nghĩa tiến triển dễ dàng nhất khi mà các khái niệm mới hoặc các nghĩa khái niệm được gộp vào dưới các khái niệm bao trùm hơn, tức là, các khái niệm tổng quát hơn, bao trùm hơn nên đặt trên đỉnh của bản đồ, với các khái niệm ít bao trùm hơn, có tính cụ thể tăng dần được xếp dần xuống dưới.

Bản đồ khái niệm có thể được sinh viên xây dựng từ các bài khoá hoặc sau buổi bàn luận/giảng ở lớp. Nó bao gồm việc liệt kê các khái niệm/ý tưởng chính và các từ và sắp xếp chúng theo thứ tự. Những khái niệm tổng quát, trừu tượng và bao hàm nhất (không bình thường) được đặt thấp hơn theo thứ tự. Mảng khái niệm này được nối bằng các đường hoặc các mũi tên mang nhãn hiệu ở dạng định đề hoặc dạng giới từ. Tại đầu mút của mỗi nhánh có thể có các ví dụ về khái niệm cuối cùng. Bản đồ khái niệm hoàn tất cũng giống như bản đồ đường đi với tất cả các khái niệm phụ thuộc với nhau về nghĩa.

Theo cách đó, trong bài tập lập bản đồ khái niệm (Okebukola, 1990), sinh viên cần:


  1. Ghi nhớ các từ khoá/các khái niệm, các mệnh đề hoặc những ý tưởng mà được sử dụng trong bài học hoặc đã được đọc trong bài khoá;

  2. Sắp xếp các khái niệm và các ý tưởng chính theo thứ tự từ tổng quát nhất, bao hàm nhất và trừu tượng (cấp cao) đến riêng biệt nhất và cụ thể nhất (cấp dưới);

  3. Khoanh các vòng tròn hoặc các elíp xung quanh các khái niệm;

  4. Nối các khái niệm (trong các vòng tròn) bằng các đường hoặc các mũi tên kèm theo các từ nối sao cho mỗi một nhánh của bản đồ có thể được đọc từ trên xuống;

  5. Cho các ví dụ, nếu có thể, tại đầu mút của mỗi nhánh; và

  6. Gạch nối các hệ thống thứ bậc hoặc các nhánh của bản đồ ở những nơi phù hợp.

Các khái niệm được tách biệt bằng các vòng tròn và được nối với nhau và được gắn nhãn kèm theo các từ nối để mô tả mối liên quan của các khái niệm được nối đó với nhau. Hai khái niệm liên thông tạo thành mối liên kết giới từ hoặc lối nói về một số phần của những cách nhìn hoặc những việc làm trên thế giới. Các gạch nối là những mối liên kết giới từ dùng để nối các mảng khác nhau của hệ thống khái niệm. Các gạch nối là sự nối đặc biệt có hiệu lực, chúng tạo lên một chuỗi phức tạp các khái niệm có liên quan với nhau, có lẽ làm tăng thêm chỗ dựa và ổn định trong kết cấu nhận thức.

Ngoài việc nối các khái niệm tổng quát với các khái niệm riêng, các gạch nối có khuynh hướng nối các lĩnh vực nhỏ khác nhau trong cấu trúc khái niệm. Các mối liên hệ chỉ theo chiều dọc có khả năng ít được dùng hơn là các mối liên hệ theo cả chiều dọc và ngang. Nối theo chiều dọc là ở một số rất ít trường hợp cá biệt của khái niệm, trong khi nối theo chiều ngang là liên kết các khái niệm với nhau trong các lĩnh vực khác nhau của hệ thống. Không giống như học vẹt mà trong đó hàng loạt các định đề được ghi nhớ và không liên kết với nhau, với việc lập bản đồ khái niệm các khái niệm và các định đề mới được liên kết lại trong một cơ cấu có liên quan với nhau tồn tại trong một thể thống nhất.



Ưu điểm

  1. Nó làm đơn giản hoá chủ đề và làm dễ hiểu.

  1. Nó thúc đẩy sinh viênhọc tập.

  1. Lấy sinh viên là trung tâm.

  1. Sinh viên có khả năng sắp đặt kiến thức của mình một cách có ý nghĩa.

  1. Làm thuận lợi cho việc nối kết các chủ đề.

  1. Nó nối kiến thức trước đây của sinh viên với kiến thức mới.

  1. Dễ thấy những nhận thức sai khái niệm của sinh viên

Nhược điểm

  • Có thể gây lãng phí thời gian ở những nơi sinh viên cần giải thích rõ ràng và chi tiết.

  • Không hạn định cách giới thiệu bản đồ.

  • Tốn thời gian.

  • Sinh viên có thể lúng túng nếu như bản đồ phức tạp.

Tài liệu tham khảo

Ausubel, D.p. (1963): Tâm lý học của việc học nghĩa bằng miệng New York, Grune  Stratton.

Novak J.D. (1990): Bản đồ khái niệm và họa đồ tam giác: Hai phương tiện nhận thức để tạo thuận lợi cho việc học nghĩa, Khoa học dạy học, 19, trang 29 – 52.

Novak J.D.  Gowin D. B. (1984): Học để học như thế nào, New York, Trường Đại học tổng hợp Cambridge.

Okebukola, P.A.O. (1990). Đạt tới việc học nghĩa các khái niệm trong di truyền và sinh thái học: Kiểm tra hiệu quả của việc tự tìm tòi lập bản đồ khái niệm. Tạp chí nghiên cứu trong việc dạy học có khoa học, 27(5), 493 – 504.

Okebukola, P.A.  Jegede, O.J. (1989): Lo ngại của sinh viên về phía trước và nhận thức về khó khăn trong việc lựa chọn chủ đề trong sinh vật học theo cách tự tìm tòi lập bản đồ khái niệm, nghiên cứu giảng dục công nghệ và khoa học, 7, trang 84 -92.

Schmid, R.F.  Telero G. (1990). Lập bản đồ khái niệm như là một chiến lược dạy học cho trường trung học sinh vật học, Tạp chí nghiên cứu giảng dục, 84, trang 78 – 85.

Wandersee, J.H. (1990). Lập bản đồ khái niệm và nghiên cứu bản đồ nhận thức. Tạp chí nghiên cứu dạy học có khoa học, 27(10), 923 – 936.



Trích từ:

Okebukola, P.A.O.  Ahove, M.A.N. (1997). Chiến lược giảng dục theo môi trường. Ibadan: STAN

Hãy xem xét lại một cách có phê phán các phương pháp được mô tả trong bài đọc 3.2. Có những phương pháp nào khác mà bạn cho là sử dụng tốt trong lớp học của bạn?

Bài đọc thêm

Nâng cao việc dạy và học môn toán học ở đại học

C.B. Oguntonade

Bây giờ chúng ta cùng xem xét nhiệm vụ của một giảng viên toán học (giảng viên?) người đối mặt với các sinh viên năm thứ nhất mới từ phổ thông trung học lên. Khi làm việc này, chúng tôi dựa trên bài giới thiệu về nhu cầu đẩy mạnh hành vi đầu vào của sinh viên mà dựa vào đó để xây dựng việc dạy và học trong nhà trường. Chúng tôi áp dụng các chiến lược cho giảng viên một số điểm gợi ý để dạy môn toán có hiệu quả đối với sinh viên mới học hoặc đối với sinh viên năm thứ nhất.


  1. Xua tan chuyện hoang tưởng: Các sinh viên năm thứ nhất thường bước vào trường mang theo chuyện hoang tưởng rằng môn toán học là một môn vô nghĩa, là sự tập hợp trừu tượng các con số, các ký hiệu và các chữ nhằm mục đích thao tác bằng tay có tính cơ bắp để có được một số câu trả lời đúng đã định trước. Chuyện hoang tưởng này cần phải được xua tan ngay lập tức. Một cách có hiệu quả để làm việc đó là trình bày tối đa các ký hiệu và các biểu thức toán học dưới dạng lời nói và liên hệ chúng với thực tế. Ví dụ, thật ngạc nhiên rằng nhiều sinh viên mới viết dễ dàng biểu thức cho định lý Pi ta go, nhưng khi yêu cầu biểu diễn nó dưới dạng lời nói và liên hệ nó với thực tế, thì họ lại không đạt yêu câu. Điều tương tự cũng được vận dụng cho ba phương trình động học cơ bản:

  2. V = U + at;

S = ut + (1/2)at2;

v2 = u2 + 2as.

Có một số lượng rất it các sinh viên có thể diễn đạt ba phương trình này bằng lời và liên hệ chúng với những tình huống thực tế mặc dù họ có thể thuộc lòng chúng khi sử dụng theo kinh nghiệm thuộc vẹt ở phổ thông trung học. Do vậy, giảng viên đại học phải dạy cho họ cách phát biểu các biểu thức toán học bằng lời và chỉ cho họ thấy mối liên hệ của chúng với cuộc sống.


  1. Giải thích các chữ và các ký hiệu: Lấy các trường hợp các chữ và các ký hiệu trong đại số, lượng giác và toán cao cấp. Sinh viên đã sử dụng các chữ cái tiếng Anh – a, b, c, … x, y, z – trong đại số, nhưng liệu họ có biết rằng các chữ này thay cho các lượng chưa biết mà có thể được tìm thấy thông qua các thuật toán lô gic? Họ cũng biết một vài chữ “lạ” khác như là , , ,  từ môn lượng giác cơ sở được học ở phổ thông trung học. Nhưng hầu như họ không biết nguồn gốc hoặc tên của các chữ này, vì chính ngay thầy giảng của họ ở trình độ thấp hơn cũng không biết (thật là một vòng luẩn quẩn!). Giảng viên cần cho các sinh viên biết rằng đó là các chữ cái Hy Lạp mà chúng ta sử dụng khi có sự lẫn lộn trong việc sử dụng lặp lại các chữ cái tiếng Anh. Chữ cái Hy Lạp đầu tiên là  (alpha) và chữ cái cuối cùng là  (omega). (Nhớ rằng  và  là Alpha và Omega, chữ bắt đầu và kết thúc …). Một số các chữ khác là  (beta),  (gamma),  (delta),  (theta),  (phi) …

  2. Các phép tính tích phân trong toán học cao cấp là một tình huống khác mà dường như thường mơ hồ đối với sinh viên khi dựa trên một kiến thức nền tảng trừu tượng. Ta lấy ví dụ, sinh viên có kiến thức về phép tính vi phân sơ cấp mà ở đó họ đã được học các đại lượng mà có thể được nghiên cứu chi tiết bằng cách chia nhỏ chúng thành các phần tử nhỏ ký hiệu là dx. Trong quá trình tích phân chúng ta muốn tập hợp tất cả những phần tử nhỏ trở lại hợp thành một chỉnh thể (giải nghĩa từ “tích phân”). Do đó ta nói “tổng của các vi phân dx”, tức là, “tổng của tất cả dx”.

Vì toán học sử dụng các ký hiệu để diễn đạt thành các câu và mệnh đề, chúng ta có thể dùng “S” đại diện cho “tổng tất cả” và vì thế viết Sdx. Nhưng điều đó sẽ gặp rắc rối với ký hiệu “S” khác sau này trong công việc của chúng ta, vì thế chúng ta sẽ biến đổi chữ “S” bằng cách kéo dài nó để có ký hiệu đặc biệt trông như: I. Chữ này được gọi là ký hiệu của tích phân, vì thế ta viết Idx. Nhưng do dx rất nhỏ, ta thường viết ký hiệu dx để biểu diễn các biểu thức quen thuộc Idx, Ixdx, Ix2dx, … trong những trường hợp có thể.

Mục đích của chúng ta ở đây là nhấn mạnh rằng để có một cơ sở vững chắc, điều luôn luôn cần thiết đối với giảng viên biết giới thiệu các chủ đề mới theo cách đơn giản và quen thuộc bằng việc giải thích kiên nhẫn các ký hiệu có hình thức lạ và nhìn đáng sợ và đưa hệ quy chiếu của sinh viên để trang bị ngôn ngữ mới cho chủ đề mới. Nên nhớ rằng sự bổ sung trang bị thêm tương tự việc tổ chức lại bản đồ nhận thức, là một quá trình học tập phức tạp hơn sự đồng hoá mà nhờ đó đầu vào “mới” tìm được chỗ neo đậu sẵn sàng.



  1. Liên hệ đến công nghệ: Bên cạnh đó, cần thiết phải chỉ ra, ở bất cứ chỗ nào có thể được, sự áp dụng của toán học vào các tình huống thực tế, đặc biệt là trong sự phát triển của công nghệ. Việc nghiên cứu sóng điện từ hiện đang là một phần của toán học cao cấp. Điều đó liên quan như thế nào đến việc truyền bức xạ trong phát thanh và việc truyền tin trong du hành vũ trụ? Thuyết lượng tử và phương trình Schroedinger hiện đang là một phần của toán học cao cấp. Chúng có liên quan như thế nào trong việc truyền tải năng lượng điện trong những bộ vi xử lý dùng trong cấu trúc của các máy tính hiện đại? Bằng cách thông minh hơn, có thể minh hoạ thêm rằng phương trình điện từ trường của Maxwell là điều mà Chúa đã từng viết trong lời khẳng định “ ở đó đã là ánh sáng”.

  2. Nhấn mạnh các quá trình và nhấn mạnh hơn vào các câu trả lời: Đa số sinh viên toán cho rằng mục đích của việc học toán là để đạt tới những câu trả lời đúng cho các bài toán. Câu trả lời thực chất là quan trọng, nhưng chắc chắn không phải là điểm trọng yếu trong việc học toán. Thực ra, một số vấn đề trong toán học cao cấp có thể không yêu cầu một câu trả lời là xác định một con số rõ ràng. Các trường hợp đó như là “chứng tỏ rằng…”, “chỉ ra rằng …” không yêu cầu những câu trả lời bằng con số. Điều quan trọng hơn là dạy quá trình thao tác toán học như là một loạt các phép tính lô gic. Vì thế, phương pháp giảng dạy được phần lớn chấp nhận là cái mà Nagel (1966) gọi là “ kiểu giảng giải logic diễn dịch (deductive-nomological)”. Như Oguntonade (1971) chỉ ra, “trong việc giảng giải theo kiểu này, hiện tượng cần được giải thích, (được gọi là hiện tượng cần giảng giải) thể hiện là hậu quả cần thiết hoặc tất yếu của bộ giả thuyết (các luận giải) trong đó có ít nhất một quy luật phổ biến (L) và vài trường hợp cá biệt của các quy luật phổ biến được rút ra từ hiện tượng cần giảng giải. Dạng đơn giản nhất là mẫu giải thích kiểu “nếu có x, thì có y, với điều kiện z”.

  3. Lấy ví dụ phong phú: Vì toán học không phải là môn học đọc một cách nhàn nhã, mà là môn học phải được thực hành, giảng viên phải đi đầu bằng việc đưa ra một hệ thống các ví dụ phong phú và đa dạng cho sinh viên.

  4. Đưa sinh viên vào thực hành: Giảng viên cũng nên chấp nhận phương pháp dạy học thực hành và luyện tập bằng cách cho sinh viên làm nhiều ví dụ ở lớp cũng như giao bài tập về nhà. Khúc mắc của sinh viên được nảy sinh từ đó. Tuy nhiên, trong thực tế ở bậc đào tạo đại học, đang có các trợ giảng giúp cho giảng viên trong việc giám sát và chấm điểm bài làm của sinh viên.

  5. Nắm được ưu điểm của công nghệ hiện đại: Giảng viên cần phải cập nhật và sử dụng những hiểu biết của mình về công nghệ hiện đại trong việc giảng dạy những lớp toán ít người và đông người. Chương trình ti vi theo chu trình khép kín (CCTV), kỹ thuật giảng dạy theo chương trình và việc sử dụng máy tính, đặc biệt là đĩa compac (CD) là những trường hợp cần xem xét.

Vấn đề nảy sinh là: Các phương pháp này và những cái tương tự có đảm bảo cho sinh viên học tập? Tuy không cần thiết, nhưng chúng là những điều kiện tiên quyết cơ bản làm thuận lợi cho việc học tập.

Học môn toán

Tất cả giảng viên có trình độ chuyên nghiệp đều biết rằng quá trình dạy học khác với quá trình học. Tuy nhiên, ngoài việc dạy những nội dung toán học hiện tại, một việc đang trở thành bức thiết đối với giảng viên là dạy cho sinh viên cách học như thế nào. Chẳng còn cách nào khác cuối cùng sinh viên phải lợi dụng được sự nỗ lực của giảng viên và học bằng chính bản thân mình. Với mục đích đó, chúng tôi cung cấp những gợi ý sau đây mặc dầu có thể chưa đầy đủ.



  1. Hãy làm quen với phạm vi công việc: Phạm vi công việc yêu cầu làm trong cả học kỳ phải được giới thiệu cho sinh viên biết để họ lập kế hoạch học tập và bố trí việc làm trong suốt học kỳ.

  2. Nói toán học: Sinh viên cần cố gắng diễn tả tất cả các biểu thức toán học bằng lời nhiều có thể được. Thêm vào đó, sinh viên cần thực hành mô tả các sự kiện, các đối tượng và các vấn đề xảy ra hàng ngày bằng ngôn ngữ toán học. Theo cách đó, toán học sẽ trở thành một phần cuộc sống hàng ngày của sinh viên.

  3. Thực hành toán học: Sinh viên phải hiểu được rằng toán học không phải là môn tập đọc. Nó phải được thực hành. Vì thế, sinh viên phải thực hành nhiều bài tập hàng ngày như là một nghĩa vụ. Chừng nào các câu trả lời còn là quan trọng; chúng vẫn chưa là mục đích chính của việc thực hành. Quá trình tiến hành quan trọng hơn nhiều những câu trả lời. Thêm vào đó, việc thực hành theo nhóm sinh viên là rất có lợi cho việc phát triển năng lực thực hành độc lập sau này. Hơn thế nữa, sinh viên nên kiên trì khi gặp bài toán đơn lẻ tiêu tốn nhiều thời gian. Cái hay của việc vượt qua một bài toán nan giải là ở chỗ nhiều bài như vậy sau này có thể được giải quyết nhanh chóng bởi vì “mẹo” giải đã được khám phá.

  4. Tìm sự giúp đỡ của giảng viên: Bất cứ lúc nào sinh viên cũng cần tìm sự quan tâm cá nhân của giảng viên để giúp giải những bài toán. Nhưng điều đó không nên lấy là biện pháp chính cho việc học của bản thân mình. Sinh viên không nên nói với giảng viên là “tôi không hiểu bài toán, làm ơn hãy giải nó giúp tôi”. Tốt hơn là anh ta nên nói, “Tôi đã cố gắng rất nhiều để giải bài toán này và tôi không biết nên tiếp tục như thế nào từ đây dù đã thử nhiều lần. Làm ơn chỉ cho cách tháo gỡ điểm nút”.

  5. Sử dụng các sách giáo trình khác nhau: Để đa dạng trong việc thực hành các bài tập, sinh viên nên đọc các cách giải của nhiều tác giả khác nhau và giải các bài tập trong sách giáo trình của mình. Điều đó đem lại cho sinh viên lòng tin rằng anh ta là một nhà toán học ở nơi nào đó xét theo các tiêu chuẩn có sẵn, chứ không phải là nhà toán học nhờ việc “cắt dán” các tư tưởng của các tác giả nào đó.

  6. Luệy tập và thực hành lại: Sau một vài tuần, sinh viên nên xem lại các mục và các bài tập đã làm và làm lại. Đó là cách rất có lợi trong việc tự kiểm tra xem có đảm bảo rằng toán học không phải là một dạng rời rạc từng phần hoặc không tuân theo một thể thức nào.

Đánh giá trong toán học

Một cách duy nhất mà giảng viên có thể làm rõ xem sinh viên hiện đã học những nội dung yêu cầu phải học hay chưa? là đưa ra những bài kiểm tra cho sinh viên. Những bài kiểm tra của giảng viên trong môn toán thường chịu vi phạm các chuẩn mực đã biết về phương pháp kiểm tra có hiệu quả và giảng viên ở bậc đại học có khuynh hướng chép những mục trong giáo trình và bố trí bài kiểm tra vội vàng. Ta không nên làm như vậy. Toán học nói riêng là yêu cầu sự công bằng tuyệt đối cho sinh viên trong việc kiểm tra những cái đã được dạy. Giảng viên cần phải làm:



  1. Lập kế hoạch những nội dung sẽ kiểm tra;

  2. Xác định mục đích kiểm tra;

  3. Chuẩn bị lên kế hoạch hợp lý cho kiểm tra;

  4. Tự làm bài kiểm tra trước khi cho sinh viên làm;

  5. Tạo thói quen ra bài kiểm tra ít nhất một tuần một lần và sửa đổi nó dựa theo chiến lược hiệu chỉnh trong việc lập kế hoạch và gán trọng số cho các câu hỏi (item);

  6. Chuẩn bị hệ thống thang điểm đầy đủ thể hiện được những quá trình kỳ vọng và các điểm số gắn liền một cách thận trọng với mỗi bước trong quá trình;

  7. Soạn và phân phát các bài kiểm tra cho sinh viên tuân thủ theo các yêu cầu của quy chế;

  8. Cho điểm các bài làm một cách nghiêm túc và phù hợp với hệ thống thang điểm;

  9. Ghi và giữ điểm riêng của bài làm trong mỗi loại kiểm tra;

  10. Nhận xét sinh viên, bản thân mình, nhà trường và cho những người phát triển chương trình đào tạo nhằm những chủ đích khác nhau mà ở đây chưa bàn luận đến.

Trích từ:

Oguntonade, C.O. (1998, Setemper). Cải tiến việc dạy và học môn toán học ở đại học. Trình bày tại hội thảo UNESCO về việc dạy và học ở đại học, Trường đại học tổng hợp Ibadan, Nigeria.


Bài tập

Những bài học nào đã học ở bài đọc 3.3 mà bạn có thể áp dụng cho lĩnh vực chuyên môn/môn học của bạn?



  1. Người giảng viên có cần phải hiểu bản chất và cấu trúc cú pháp của môn toán học để có khả năng dạy nó có hiệu quả không?

  2. Những chiến lược thực tế nào mà giảng viên toán học ở đại học áp dụng, đặc biệt trong điều kiện kiến thức cơ bản thiếu hụt hoặc sinh viên mới vào trường và khái niệm của họ về toán học còn mơ hồ?

Bài 3: Một số chiến lược để cải thiện việc dạy và học




Mục đích


Học xong bài này bạn có khả năng:

  • Mô tả các chiến lược thúc đẩy học tập;

  • Đề xuất các tiêu chuẩn và các chỉ tiêu cần thiết để đánh giá chất lượng của các phương pháp dạy/học;

  • Sử dụng buổi hội thảo như là một khuôn mẫu dạy học một nhóm nhỏ.

Các chiến lược xúc tiến việc dạy và học

Để đẩy mạnh việc học, giảng viên sẽ cần tuân theo các điều kiện tiên quyết sau đây:



  • Định rõ cái gì đang được mong đợi ở sinh viên bằng cách cung cấp cho họ các mục đích của việc giảng dạy

  • Làm rõ ràng với sinh viên những yêu cầu riêng của họ để điều chỉnh lại nội dung giảng dạy.

  • Chiếm được sự cộng tác của sinh viên trong suốt quá trình dạy/học.

  • Khởi đầu từ thực trạng của sinh viên, điều đó có nghĩa là, dựa vào những cái mà sinh viên đã biết và sử dụng các cách trình bày mà họ đã quen thuộc.

  • Đặt sinh viên vào trong tình huống mà họ có thể tự thực hiện được cái gì đó, làm nghiên cứu, và sáng tạo.

  • Cung cấp cho sinh viên cách tiếp cận trực tiếp đến kiến thức bằng cách đảm bảo cho họ nắm vững những công cụ sư phạm cần thiết.

  • Lắng nghe sinh viên để sửa đổi cách học và hành vi của họ.

  • Một trong những cách tốt nhất để cải thiện cách diễn đạt của một người thường là sử dụng sơ đồ hoặc biểu đồ thực hiện. Trong trường hợp của chúng ta, biểu đồ này sẽ là các phương pháp sư phạm được sử dụng. Nó giống như bảng đồng hồ trên ô tô, nó cung cấp những thông tin tới hạn về điều kiện làm việc của xe, mà trong trường hợp của chúng ta là các tình trạng của phương pháp giảng dạy được sử dụng.

  • Để kiểm tra chất lượng của các phương pháp được sử dụng, giảng viên sẽ phải phân biệt:

    • Các tiêu chí sẽ được xem xét.

    • Các chỉ số (hoặc các biểu hiện) của các tiêu chí đã chọn.

    • Các thang đo.

  • Cuối cùng, không có một phương pháp nào có hiệu quả tuyệt đối. Hiệu quả của các phương pháp phụ thuộc vào bản chất của sinh viên, số lượng sinh viên, môn học đang dạy, nhân cách của giảng viên, tư liệu và các điều kiện vật lý v.v.

Hội thảo là một kiểu phương pháp giảng dạy nhóm nhỏ

  • Lập kế hoạch hội thảo

  • Hội thảo yêu cầu lập kế hoạch và tổ chức trước. Chúng ta hãy xem xét một số vấn đề về tổ chức và lập kế hoạch:

    • Bắt đầu từ vài tháng trước

    • Viết lịch trình làm việc

    • Phân tích nhu cầu các nhóm đối tượng khác nhau

    • Thiết lập mục tiêu và mục đích

    • Tiếp xúc với nguồn nhân sự

    • Tiếp xúc với những người tài trợ tiềm năng

    • Đăng ký các phòng thích hợp, thăm trước khi chọn, đặt trước các món ăn.

    • Trình bày rõ các mục tiêu và mục đích trong buổi họp với những người trong ban tổ chức hội thảo và và đại diện của các nhóm thành viên tham gia.

    • Lập kế hoạch và lịch trình (đến từng phút) làm rõ vai trò của mọi người. Tập hợp thành viên ban tổ chức hội thảo để bàn luận.

    • Viết bản chương trình làm việc của hội thảo.

    • Thiết lập dự toán kinh phí, xác định phí đăng ký, tiếp xúc lại với các nhà tài trợ có tiềm năng

    • Thông báo thời hạn đăng ký của buổi hội thảo trên những tờ thông tin (ít nhất trước 1 tháng)

    • Các tư liệu cần thiết và chuẩn bị sẵn (bút chì, giấy, bút phớt, giấy khổ rộng, bảng lật, cặp tài liệu và thẻ ghi tên cho mỗi thành viên tham gia)

    • Khẳng định lại việc đặt trước phòng ở và các bữa ăn

    • Nhắc lại những những nét chung đối với người được phân công.

Ngày hôm trước của buổi hội thảo

  • Liệt kê các danh mục cần kiểm tra, kiểm tra tất cả các hoạt động đã lập kế hoạch xem đã được thi hành có hiệu quả chưa.

Ngày hội thảo

  • Đến sớm ít nhất một giờ trước khi buổi hội thảo bắt đầu

  • Kiểm tra các phòng, sắp xếp bàn ghế

  • Dựng những áp phích để chỉ rõ nơi những việc cụ thể sẽ tiến hành

  • Bắt đầu đúng giờ

  • Giới thiệu đại biểu, ban tổ chức v.v,...

  • Giải thích rõ vai trò của mọi người

  • Tiến hành theo đúng lịch trình có thể được

Sau buổi hội thảo

  • Viết thư cám ơn những người trình bày tại hội thảo và nhà tài trợ

  • Biên soạn đánh giá: gửi đến các thành viên tham gia và nguồn nhân sự (và các nhà tài trợ, nếu thấy cần thiết)

Tóm tắt

Trong module này, chúng ta khảo sát một số phương pháp dạy và học ở đại học. Chúng ta đã xét đến “phương pháp truyền thống” là giảng, và cũng xem xét đến phương pháp nhóm nhỏ. Ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp đã được bàn luận. Một ví dụ về việc sử dụng buổi hội thảo được đưa ra như là cách trình bày việc lập kế hoạch và sử dụng các phương pháp cho giảng dạy. Đã được nhấn mạnh rằng không có phương pháp tốt nhất cho tất cả các tình huống. Giảng viên đại học phải có nhiệm vụ nhận biết được phương pháp thuận lợi nhất cho việc học đối với nhóm sinh viên riêng của họ.






Каталог: 2007
2007 -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ
2007 -> BỘ NÔng nghiệP & phát triển nông thôn cục trồng trọt giới Thiệu
2007 -> 10tcn tiêu chuẩn ngành 10tcn 1011 : 2006 giống cà RỐt-quy phạm khảo nghiệm tính khác biệT, TÍnh đỒng nhấT
2007 -> TIÊu chuẩn ngành 10tcn 683 : 2006 giống dưa chuột-quy phạm khảo nghiệM
2007 -> PHÁt triển nông thôN
2007 -> ĐOÀn tncs hồ chí minh
2007 -> List of the countries of the world sorted by total area
2007 -> Số: 962/QĐ-ubnd vĩnh Long, ngày 16 tháng 5 năm 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> BẢn cáo bạch domesco vcbs

tải về 162.41 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương