Module 2 BÀi thúC ĐẨy sự tham gia của học sinh nữ trong lĩnh vựC KHOa họC, CÔng nghệ, KĨ thuậT, VÀ toáN (stem)



tải về 1.09 Mb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.09 Mb.
#37893
  1   2   3   4   5   6   7


MODULE 2

BÀI 2. THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA HỌC SINH NỮ TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ, KĨ THUẬT, VÀ TOÁN (STEM)


Một trong những điều tôi tin tưởng chắc chắn đó là chúng ta cần có nhiều hơn trẻ em gái quan tâm đến các lĩnh vực toán, khoa học, và công nghệ. Chúng ta có một nửa dân số đang bị thiếu hụt sự tham gia trong những lĩnh vực này, điều đó có nghĩa rằng chúng ta có biết bao tài năng đang chưa được khuyến khích theo cách mà lẽ ra cần phải làm”.

(Tổng thống Mỹ Barack Obama, 20131)



A. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC

Sau bài học này, người học có khả năng:



  • Hiểu được sự cần thiết của việc khuyến khích, thúc đẩy sự tham gia của cả hai giới, đặc biệt là phụ nữ/ trẻ em gái, trong lĩnh vực STEM.

  • Nhận diện được những rào cản đang hạn chế sự tham gia của học sinh nữ trong các môn học STEM.

  • Xác định được một số cách thức khuyến khích, thúc đẩy sự tham gia của học sinh nữ vào STEM.

  • Xây dựng lòng tự hào về những hình ảnh, tấm gương thành công của phụ nữ Việt Nam và thế giới trong STEM.

B. CÁC NỘI DUNG CHÍNH

1. Giới thiệu

STEM là gì?

STEM là từ viết tắt của Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Math (toán học). Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là công cụ để trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực/môn học khoa học, công nghệ, kỹ thuật  và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong thực tiễn2.

Ngoài việc rèn luyện cho học sinh (HS) 4 loại kỹ năng thuộc các hoạt động lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật, và toán học, giáo dục STEM cũng trang bị cho các em những kỹ năng phù hợp cho sự phát triển toàn diện trong thế kỷ 21, như:

-    Tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề

-     Kỹ năng trao đổi và cộng tác

-     Tính sáng tạo và kỹ năng phát kiến

-     Kĩ năng công nghệ và thông tin truyền thông

-     Kỹ năng quản lý và làm việc theo dự án

-     Kỹ năng thuyết trình

Những học sinh theo học theo cách tiếp cận giáo dục STEM đều có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic, hiệu suất học tập và làm việc vượt trội và có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn trong khi không hề gây cảm giác nặng nề, quá tải đối với học sinh.



Sự cần thiết phải thúc đẩy sự tham gia của HS nữ trong các môn học STEM

So với nhiều thập niên trước đây, phụ nữ ngày nay đã và đang đạt được những thành tựu quan trọng trong mọi mặt đời sống xã hội, tuy nhiên sự tham gia của phụ nữ và trẻ em gái trong các lĩnh vực STEM vẫn còn nhiều hạn chế. Số phụ nữ trong STEM giảm liên tục từ trung học đến đại học, từ công việc trong phòng thí nghiệm đến giảng dạy, xây dựng chính sách và ra quyết định. Có sự cách biệt lớn trong việc tiếp cận của phụ nữ, trong sự tham gia và lãnh đạo của họ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và sáng tạo, kể cả là ở trong các lĩnh vực đi đầu như sử dụng năng lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu, sản xuất kinh tế, và nắm giữ tri thức truyền thống chung. Trong khu vực chính thức của khoa học, công nghệ và sáng tạo, phụ nữ trên toàn cầu chỉ chiếm dưới 10% những người trong trung tâm sáng tạo và những người nhận được tài trợ bởi các quĩ đầu tư mạo hiểm, và chỉ có 5% phụ nữ là thành viên trong các học viện quốc gia ở lĩnh vực khoa học và công nghệ3.



Số phụ nữ được trao giải Nobel so với nam giới trong lĩnh vực STEM một minh chứng khác cho sự thiếu hụt này (Hình 1).



Số lượng phụ nữ và nam giới đoạt giải Nobel, lần lượt trong các lĩnh vực (từ trái sang): hóa học, y học, vật lý, và toán, tính đến năm 2014.

Việc tiếp cận và sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ chắc chắn không phải là đặc quyền của bất kì ai hay nhóm người nào trong xã hội. Tuy nhiên, dữ liệu thống kê cho thấy trong các nước thu nhập thấp đến trung bình, khả năng sở hữu một chiếc điện thoại di động của phụ nữ là ít hơn tới 21% so với đàn ông, và tương tự với khả năng tiếp cận Internet4. Sự tham gia của phụ nữ và trẻ em gái cũng đang thiếu hụt nghiêm trọng trong các lĩnh vực và vị trí của người sáng tạo, ra quyết định có tầm ảnh hưởng lớn, góp phần làm biến đổi thế giới hàng ngày của chúng ta. Theo một nghiên cứu ở Mỹ, năm 2009 có 6,7 triệu nam giới tốt nghiệp đại học làm việc trong các lĩnh vực STEM, trong khi số này ở phụ nữ chỉ là 2,5 triệu người; đồng thời có sự chênh lệch về tiền lương trả cho nam và nữ trong cùng một lĩnh vực: đối với mỗi một đô la đàn ông kiếm được, phụ nữ chỉ kiếm được 86 cents (ít hơn 14% so với đàn ông)5.



Ở Việt Nam, tuy chưa có nghiên cứu chính thức nào được công bố về số lượng và chất lượng sự tham gia của HS nữ trong các môn học STEM, song thực tế xã hội và trong nhà trường cho thấy phụ nữ và trẻ em gái vẫn còn phải đối mặt với những rào cản, hạn chế nhất định khi tham gia vào STEM… Trong gia đình, nhà trường, cha mẹ và GV chưa có những kiến thức, phương pháp phù hợp để động viên, khuyến khích con gái tham gia các môn học STEM hoặc theo đuổi định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực này. Mặc dù cả học sinh nam, học sinh nữ đều cần được hỗ trợ, tạo điều kiện để tham gia vào những môn học, lĩnh vực mà mình có khả năng, song thực tiễn cho thấy STEM dường như vẫn được mặc định coi là ‘địa hạt của nam giới’, và sự hiện diện của phụ nữ trong lĩnh vực này chưa thật sự phản ánh đúng vai trò, tiềm năng của họ. Chính vì vậy, thúc đẩy sự tham gia của học sinh nữ trong các môn học STEM sẽ mang lại lợi ích cho cả xã hội cũng như bản thân các em.

2. Những rào cản khiến học sinh nữ ít tham gia vào các môn học STEM

Việc hạn chế hoặc không tham gia các lĩnh vực, các môn học STEM của phụ nữ và trẻ em gái khiến cho xã hội không huy động hết được tiềm năng chất xám cho sự phát triển khoa học công nghệ, đồng thời cũng làm hạn chế cơ hội và sự thành công của bản thân người phụ nữ. Thực tế này xuất phát từ những rào cản chính sau đây:

  • Khuôn mẫu giới trong xã hội về năng lực của phụ nữ

  • Tác động của giáo dục gia đình, nhà trường

  • Ảnh hưởng của truyền thông đại chúng, SGK trong nhà trường

  • Tự nhận thức của bản thân HS nữ

2.1. Khuôn mẫu giới trong xã hội về năng lực của phụ nữ

Các khuôn mẫu giới, định kiến giới về vai trò, năng lực của nam và nữ trong các mặt khác nhau của đời sống vẫn luôn tồn tại trong mọi xã hội. Một trong những lĩnh vực thể hiện khá rõ những khuôn mẫu giới như vậy là các môn học STEM. STEM vẫn thường được nhiều người mặc nhiên cho là ‘thế giới của đàn ông’ và không thích hợp với phụ nữ, hoặc là lĩnh vực rất khó khăn nhưng lại buồn tẻ và do vậy các nhà khoa học giỏi dường như đều là người ‘lập dị’ hay có cuộc sống cách biệt xã hội6. Kết quả của nghiên cứu năm 2010 của Hiệp hội phụ nữ làm việc trong các trường đại học Mỹ (AAUW)về phụ nữ trong STEM cũng cho thấy những yếu tố cơ bản nhất cản trở phụ nữ trong các lĩnh vực STEM là khuôn mẫu xã hội, các niềm tin văn hóa đã ăn sâu, và những định kiến tiềm ẩn về sự tham gia, vai trò, cũng như thành tựu của phụ nữ trong STEM7.

Những suy nghĩ và quan niệm khuôn mẫu như vậy trong xã hội có tác động mạnh mẽ đến mối quan tâm và sự lựa chọn môn học của HS, bởi sự hình thành các chuẩn mực, giá trị, hành vi và kĩ năng nhận thức của các em phụ thuộc rất nhiều vào các chuẩn mực và giá trị phổ biến, được chấp nhận rộng rãi trong môi trường xã hội xung quanh. Ví dụ, những định kiến, khuôn mẫu giới trong xã hội về người làm khoa học có thể trở thành yếu tố quyết định trong việc các HS nữ nghĩ rằng sau này mình sẽ không chọn theo đuổi nghề nghiệp trong lĩnh vực này.

Một khảo sát năm 2008 trong nhà trường ở Mỹ cho thấy mặc dù không có sự khác biệt về giới trong kết quả học tập môn toán (thậm chí các em nữ còn có kết quả nhỉnh hơn so với nam), song chính khuôn mẫu giới tiêu cực về khả năng của HS nữ ở môn học này lại tác động đến quyết định và sự lựa chọn theo đuổi STEM của HS nữ. Những định kiến và khuôn mẫu giới về năng lực của phụ nữ trong khoa học công nghệ có thể gây tác động không mong đợi đối với thành tích học tập toán và khoa học của HS nữ thông qua một hiệu ứng mà các nhà nghiên cứu gọi là ‘nỗi sợ do bị định kiến’8 (tức nỗi sợ gây ra bởi cảm giác bị nhìn nhận thông qua một lăng kính định kiến tiêu cực, hoặc sợ phải làm việc gì đó chỉ vì điều này dẫn đến định kiến, ví dụ: bạn nữ có khả năng và đam mê với các môn khoa học, song bị hạn chế bởi nỗi sợ bị nhìn nhận là ‘khô khan, ít nữ tính’ do định kiến của xã hội về phụ nữ và khoa học)

Nỗi sợ này có thể phần nào giải thích việc số em nữ thể hiện sự quan tâm và kì vọng nghề nghiệp với các lĩnh vực đòi hỏi kĩ năng toán học ít hơn nhiều so với nam. Đồng thời, để tránh khả năng bị phán xét theo khuôn mẫu, định kiến, các em nữ có thể bày tỏ rằng mình không quan tâm, không hào hứng đối với toán hay khoa học.

Đây là rào cản không nhỏ đối với nhận thức, niềm tin, và mối quan tâm của các em HS nữ đối với các môn học STEM trong nhà trường, và sau này là các lĩnh vực nghề nghiệp ngoài xã hội có liên quan đến khoa học, công nghệ.



2.2 Tác động của giáo dục gia đình và nhà trường ngay từ lứa tuổi nhỏ

Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 1.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương