MÔN : HÓa học thời gian làm bài: 90 phút



tải về 101.42 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.05.2018
Kích101.42 Kb.
#39066

SỞ GD – ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT CHUYÊN

LÊ QUÝ ĐÔN


ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II NĂM HỌC 2011-2012

MÔN : HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút .


Mã đề thi 111





Họ, tên thí sinh:..........................................................................

Na=23; Al=27; Fe=56; Cu=64; Zn=65 ; H=1; C=12; N=14; O=16; S=32; Cl=35,5; Br=80

ĐỀ BÀI

Câu 1: Cho 4,6g một ancol no, đơn chức phản ứng với CuO nung nóng, thu được 6,2g hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 10,8g. B. 16,2g. C. 21,6g. D. 43,2g.

Câu 2: Cho 5,4 gam Al vào dung dịch X chứa 0,15 mol HCl và 0,3 mol CuSO4, sau một thời gian được 1,68 lít khí H2(đktc), dung dịch Y, chất rắn Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NH3 thì có 7,8 gam kết tủa. Khối lượng Z là:

A. 15 gam B. 7,5 gam C. 7,05 gam D. 9,6 gam

Câu 3: Để phân biệt các dung dịch : CH3NH2, C6H5OH, CH3COOH, CH3CHO không thể dùng

A. dung dịch Br2, phenolphtalein. B. quỳ tím, dung dịch Br2

C. quỳ tím, AgNO3/NH3. D. quỳ tím, Na kim loại.

Câu 4: Cho các chất sau: C2H5OH, C6H5OH, C6H5NH2, dung dịch C6H5ONa, dung dịch NaOH, dung dịch CH3COOH, dung dịch HCl . Cho từng cặp chất tác dụng với nhau . Số cặp chất có phản ứng xảy ra là

A. 12 B. 8 C. 9 D. 10

Câu 5: Cho các chất sau: propyl clorua, anlyl clorua, phenyl clorua, phenol, anilin, muối natri của axit amino axetic, ancol benzylic. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng khi đun nóng là

A. 1 B. 4 C. 3 D. 2

Câu 6: Hoà tan hết 30 gam hỗn hợp Mg, Al, Zn trong dung dịch HNO3, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol NO, 0,1 mol N2O. Cô cạn Y thì thu được 127 gam hỗn hợp muối khan. Vậy số mol HNO3 đã bị khử trong phản ứng trên là

A. 0,45 mol B. 0,35 mol C. 0,3 mol D. 0,4 mol

Câu 7: Ba chất hữu cơ X, Y, Z (C,H,O) có cùng phân tử khối là 46(u). Trong đó X tác dụng được Na và NaOH, Y tác dụng được Na. Nhiệt độ sôi của chúng tăng theo thứ tự lần lượt là

A. Z, X, Y B. Z, Y, X C. Y, Z, X D. X, Z, Y

Câu 8: Hòa tan hết hỗn hợp A gồm x mol Fe và y mol Ag bằng dung dịch hỗn hợp HNO3 và H2SO4, có 0,062 mol khí NO và 0,047 mol SO2 thoát ra. Đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 22,164 gam hỗn hợp các `muối khan (không có muối amoni). Trị số của x và y là:

A. x = 0,12; y = 0,02 B. x = 0,08; y = 0,03 C. x = 0,07; y = 0,02 D. x = 0,09; y = 0,01

Câu 9: Tripeptit X có công thức sau: H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-COOH (M=217) Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là

A. 28,6 g B. 35,9 g C. 22,2 g D. 31,9 g

Câu 10: Cho 0,672 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào bình chứa 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,01M rồi thêm tiếp vào bình 100 ml dung dịch NaOH 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 1,50. B. 2,00. C. 1,00. D. 2,50.

Câu 11: X là hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O2. X vừa có thể phản ứng với dung dịch NaOH, vừa có thể phản ứng được với CH3OH .Số công thức cấu tạo có thể có của X là:

A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.

Câu 12: Đốt cháy hết m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức, mạch hở (có một liên kết đôi C = C trong phân tử) thu được V lít khí CO2 ở đktc và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m; a và V là

A. m = 4V/5 + 7a/9 B. m = 4V/5 - 7a/9 C. m = 5V/4 +7a/9 D. m = 5V/4 – 7a/9

Câu 13: Nung hỗn hợp A gồm 0,56 gam Fe , 16 gam Fe2O3 và a gam Al ở nhiệt độ cao không có không khí đến phản ứng hoàn toàn được hỗn hợp D . Cho D tan hết trong H2SO4 loãng được V(lít) khí nhưng nếu cho D tác dụng với NaOH dư thì thu được 0,25V lít khí. Gía trị của a là?

A. 7,77 B. 5,55 C. 8,88 D. 6,66

Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng

A. Số đơn vị điện tích hạt nhân bằng số proton và bằng số electron trong nguyên tử

B. Nguyên tử nguyên tố M có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1 vậy M thuộc chu kì 4, nhóm IA

C. X có cấu hình electron nguyên tử là ns2np5 (n2) công thức hidroxit ứng với oxit cao nhất của X là HXO4

D. Hạt nhân của tất cả các nguyên tử đều có proton và nơtron

Câu 15: Một acol đơn chức X mạch hở tác dụng với HCl dư, thu được dẫn xuất clo Y chứa 55,905% khối lượng clo, MY< 130. Số đồng phân cấu tạo của X là:

A. 4 B. 2 C. 5 D. 3

Câu 16: Cho các ion: HSO4- , NO3- , C6H5O-, Fe3+, CH3NH3+ , Cu2+, Ba2+, Al(OH)4- , HCO3- , Cl- .Theo Brosted thì tổng số ion có vai trò axit, bazơ và lưỡng tính lần lượt là:

A. 2, 2, 2 B. 4, 1, 2 C. 2, 1, 1 D. 4, 2, 1

Câu 17: Dung dịch A là dung dịch NaOH C%. Ly 36 gam dung dch A trộn vi 400 ml dung dch AlCl3 0,1M thì lưng kết tủa bằng khi ly 148 gam dung dịch A trộn vi 400 ml dung dịch AlCl3 0,1M. Giá trị của C là:

A. 4,2 B. 3,6 C. 4,4 D. 4,0

Câu 18: Thực hiện các thí nghiệm sau: Cho a mol NO2 tác dụng với dung dịch có a mol NaOH thu được dung dịch X; cho b mol CO2 tác dụng với dung dịch có b mol NaOH được dung dịch Y; cho c mol Cl2 tác dụng với dung dịch có 2c mol NaOH ở nhiệt độ thường được dung dịch Z và cho d mol NH3 phản ứng với dung dịch có d mol HCl được dung dịch T. Hỏi những dung dịch nào có pH > 7 ?

A. Y, Z, T B. X, Z C. X, Y, Z D. T

Câu 19: Cho m gam Fe tan hết vào dung dịch chứa đồng thời H2SO4 và HNO3 thu được dung dịch X và 4,48 lít NO (duy nhất). Thêm tiếp H2SO4 vào X thì lại thu được thêm 1,792 lít khí NO duy nhất nữa và dung dịch Y. Dung dịch Y hoà tan vừa hết 8,32 gam Cu không có khí bay ra (các khí đo ở đktc). Khối lượng của Fe đã cho vào là

A. 16,24 g. B. 9,6 g. C. 16,8 g. D. 11,2 g.

Câu 20: Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với ancol X, chỉ thu được một anken duy nhất. Oxi hoá hoàn toàn một lượng chất X thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 4,5 gam nước.Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?

A. 2 B. 4 C. 5 D. 3

Câu 21: Xà phòng hóa hoàn toàn 100 gam chất béo có chỉ số axit bằng 7 cần a gam dung dịch NaOH 25% thu được 9,43 gam glixerol và b gam muối Natri. Giá trị của a, b lần lượt là

A. 51,2 và 103,37 B. 51,2 và 103,145 C. 49,2 và 103,145 D. 49,2 và 103,37

Câu 22: Cho a gam hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4, Cu vào dung dịch HCl dư thấy có 1 mol axit phản ứng và còn lại 0,256a gam chất rắn không tan. Mặt khác, khử hoàn toàn a gam hỗn hợp A bằng H2 dư thu được 42 gam chất rắn. Tính phần trăm về khối lượng Cu trong hỗn hợp A?

A. 50% B. 25,6% C. 32% D. 44,8%

Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 29,6 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, CxHyCOOH và (COOH)2 thu được 14,4 gam H2O và m gam CO2.Mặt khác, 29,6 gam hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với NaHCO3 dư thu được 11,2 lít (đktc) khí CO2.Tính m

A. 44g B. 52,8 g C. 48,4 gam D. 33 gam

Câu 24: Hấp thụ hoàn toàn 1,568 lít CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 0,16M thu được dung dịch X. Thêm 250 ml dung dich Y gồm BaCl2 0,16M và Ba(OH)2 a mol/l vào dung dịch X thu được 3,94 gam kết tủa và dung dịch Z. Giá trị của a là

A. 0,015 B. 0,04. C. 0,03. D. 0,02.

Câu 25: Hỗn hợp A gồm CuSO4 , FeSO4 , Fe2(SO4)3 có % khối lượng của S là 22%. Lấy 100 gam hỗn hợp A hoà tan trong nước, thêm dd NaOH dư, kết tủa thu được đem nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi. Lượng oxit sinh ra đem khử hoàn toàn bằng CO thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 36 g B. 40 g C. 38 g D. 34 g

Câu 26: Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 0,5M, thu được một muối và 448 ml hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng 8,68 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là

A. CH3COOH và CH3COOC2H5. B. C2H5COOH và C2H5COOCH3

C. HCOOH và HCOOC2H5 D. HCOOH và HCOOCH3.

Câu 27: Hỗn hợp A gồm 0,1 mol anđehit acrylic và 0,3 mol khí hiđro. Cho hỗn hợp A qua ống sứ nung nóng có chứa Ni làm xúc tác, thu được hỗn hợp B gồm bốn chất, đó là propanal, propan-1-ol, propenal và hiđro. Tỉ khối hơi của hỗn hợp B so với metan bằng 1,55. Dung dịch B tác dụng vừa đủ với bao nhiêu lít nước Brom 0,2M

A. 0,15 B. 0,25 C. 0,20 D. 0,10

Câu 28: Cho hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 qua xúc tác Ni nung nóng được hỗn hợp Y chỉ gồm 3 hiđrocacbon có tỉ khối của Y so với H2 là 14,5. Tỉ khối của X so với H2 là:

A. 7,8 B. 6,7 C. 6,2 D. 5,8

Câu 29: Cho a gam Cu, Fe vào dung dịch chứa b mol H2SO4­ đặc, nóng thu được khí SO2 và dung dịch chứa 3 muối có khối lượng là m gam. Cho biết mối liên hệ giữa m và a, b .

A. m = a + 24b B. m = a + 96b C. m = a + 72b D. m = a + 48b

Câu 30: Cho bột Fe vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A , hỗn hợp khí X gồm NO và H2 và chất rắn không tan. Biết dung dịch A không chứa muối amoni. Trong dung dịch A chứa các muối

A. FeSO4, Fe(NO3)2, Na2SO4, NaNO3 B. FeSO4, Fe2(SO4)3, Na2SO4, NaNO3

C. FeSO4, Na2SO4 D. FeSO4, Fe(NO32, Na2SO4

Câu 31: Có các chất : Fe, dd FeCl2 , dd HCl , dd Fe(NO3)2 , dd FeCl3, dd AgNO3. Cho từng cặp chất phản ứng với nhau thì số cặp chất có phản ứng oxi hoá-khử là :

A. 6. B. 5. C. 4. D. 7 .

Câu 32: Thuỷ phân các chất sau trong môi trường kiềm: CH3-CHCl2 (1), CH3-COO-CH=CH-CH3 (2),

CH3-COOC(CH3)=CH2 (3), CH3-CH2-CCl3 (4), CH3-COO-CH2-OOC-CH3 (5), HCOO-C2H5 (6). Nhóm các chất sau khi thuỷ phân cho sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là:



A. (1), (4), (5), (6). B. (1), (2), (3), (6). C. (1), (2), (5), (3). D. (1), (2), (5), (6).

Câu 33: Cho 9 gam hỗn hợp Al và Mg có tỉ lệ số mol Al: Mg = 4:3 tác dụng với tác dụng với H2SO4 đặc nóng vừa đủ (chứa 0,5625 mol H2SO4 ) thu được 1 sản phẩm khử duy nhất X . X là :

A. H2S B. SO2 C. H2 D. S

Câu 34: Cho 3,6 gam axit cacboxylic đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0.12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là

A. CH3COOH. B. C2H5COOH. C. HCOOH. D. C2H3COOH

Câu 35: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4. (2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4.

(3) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3. (4) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2.

(5) Nhỏ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

(6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là



A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.

Câu 36: Cho dãy chuyển hóa:

A5 có công thức là:



A. HCOO-C6H4-CH2OH. B. HCOO-C6H4-CH2OOCH.

C. HO-C6H4-CH2OCOH. D. HO-C6H4-CH2COOH.

Câu 37: Cho các cặp chất sau: (1) Khí Cl2 và khí O2 ; (2) Khí H2S và khí SO2 ; (3) Khí H2S và dd Pb(NO3)2 ;

(4) Khí Cl2 và dd NaOH ; (5) Dung dịch KMnO4 và khí SO2 ; (6) Hg và S ; (7) Khí CO2 và dd NaClO ;

(8) CuS và dd HCl. Số cặp chất xẩy ra phản ứng hóa học ở nhiệt độ thường là:

A. 6 B. 5 C. 4 D. 7

Câu 38: Cho từ từ V lít dung dịch Na2CO3 1M vào V1 lít dung dịch HCl 1M thu được 2,24 lít CO2 ở đktc. Cho từ từ V1 lít HCl 1M vào V lít dung dịch Na2CO3 1M thu được 1,12 lít CO2 ở đktc. Giá trị của V và V1 lần lượt là

A. 0,2lít; 0,25lít. B. 0,25lít; 0,2lít. C. 0,2lít; 0,15lít. D. 0,15lít; 0,2lít.

Câu 39: Cho xicloankan X tác dụng với dung dịch Br2 thu được 2 dẫn xuất X1, X2 là đồng phân cấu tạo của nhau trong đó X1 có tên gọi là 1,3-đibrom-2-metylbutan . Vậy tên gọi của X2 là:

A. 2,4-đibrompentan B. 1,3-đibrom-3-metylbutan

C. 2,4-đibrom-2-metylbutan D. 1,3-đibrom-2,2-đimetylpropan

Câu 40: Cho hỗn hợp M gồm anđehit X (no, đơn chức, mạch hở) và hiđrocacbon Y, có tổng số mol là 0,2 (số mol của X nhỏ hơn số mol của Y). Đốt cháy hoàn toàn M, thu được 8,96 lit khí CO2 (đktc)và 7,2 gam H2O. Hiđrocacbon Y là:

A. C2H2 B. C2H4 C. C3H6 D. CH4

Câu 41: Chia dung dịch H3PO4 thành 3 phần bằng nhau:

- Trung hoà phần một vừa đủ bởi 300ml dung dịch NaOH 1M. - Trộn phần hai với phần ba rồi cho tiếp vào một lượng dung dịch NaOH như đã dùng ở phần một, cô cạn thu được m gam muối. Giá trị m là:



A. 16,4 gam. B. 24,0 gam. C. 26,2 gam. D. 27,2 gam.

Câu 42: Polime X có công thức (– NH – [CH2]5 – CO – )n. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. % khối lượng C trong X không thay đổi với mọi giá trị của n. B. X thuộc loại poliamit.

C. X chỉ được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng. D. X có thể kéo sợi.

Câu 43: Cho phản ứng: CuS + H2SO4 đ CuSO4 + SO2 + H2O. Tỉ lệ số mol H2SO4 tạo muối và H2SO4 tạo khí là:

A. 1:5 B. 1:3 C. 4:1 D. 1:4

Câu 44: Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ enang, tơ axetat thuộc loại tơ nhân tạo.

B. Poli(metyl metacrylat); tơ nitron đều được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

C. Cao su lưu hoá và amilopectin của tinh bột là những polime có cấu trúc mạng không gian.

D. Tơ poliamit kém bền về mặt hoá học là do có chứa các liên kết peptit dễ bị thuỷ phân.

Câu 45: Cho khí CO dư đi hỗn hợp X gồm CuO, FeO và MgO nung nóng thu được hỗn hợp Y. Cho Y vào dung dịch FeCl3 dư thu được chất rắn Z. Vậy Z là:

A. Cu, Al2O3 và MgO B. Cu và MgO C. MgO D. Cu

Câu 46: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với Fe(NO3)2 là:

A. NaOH, Mg, KCl, H2SO4. B. KI, Br2, NH3, Zn.

C. AgNO3, NaOH, Cu, FeCl3. D. AgNO3, Br2, NH3, HCl.

Câu 47: Biết a mol chất béo X có thể cộng hợp tối đa với 5a mol Br2. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol H2O và V lít khí CO2 ở đktc. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là

A. V = 22,4(b + 7a). B. V = 22,4(b + 3a). C. V = 22,4.(b + 6a). D. V = 22,4(4a - b).

Câu 48: Cho m gam kim loại kiềm R vào dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí (đktt) và dung dịch A . Cô cạn dung dịch A thu được 9,85 gam chất rắn khan. R là:

A. Rb B. Li C. Na D. K

Câu 49: Nguyên tử X và Y có cấu hình electron ngoài cùng lần lượt là 3sx và 3py. Biết phân lớp 3s của hai nguyên tử hơn kém nhau 1 electron. Hợp chất của X và Y có dạng X2Y. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của X và Y lần lượt là:

A. 3s2 và 3s23p2 B. 3s1 và 3s23p2 C. 3s1 và 3s23p4 D. 3s2 và 3s23p1

Câu 50: Hỗn hợp X gồm 2 ancol. Đốt cháy hoàn toàn 8,3 gam X cần 10,64 lít O2 thu được 7,84 lít CO2, các thể tích khí đều đo ở đktc. Hai ancol trong X là

A. HOCH2CH2CH2OH và HOCH2CH2CH2CH2OH. B. HOCH2CH2CH2OH và CH3CH2CH2CH2OH.

C. CH3CH2CH2OH và HOCH2CH2CH2OH. D. CH3CH2CH2OH và CH3CH2CH2CH2OH.
-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------
Каталог: file -> downloadfile4 -> 206
206 -> Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố 6 môn thi tốt nghiệp thpt năm 2012, trong đó có môn Lịch sử. Đây là môn học được nhiều học sinh cho là “khó nuốt” nhất trong kì thi tốt nghiệp năm nay
206 -> Câu 4: Trình bày nội dung luận cương chính trị (10/1930) từ đó chỉ ra hạn chế lịch sử của cương lĩnh này?
downloadfile4 -> BÁo cáO ĐỀ TÀi kỹ thuật chuyển mạch atm
downloadfile4 -> BÀi tậP ĐẠi cưƠng hóa học hữu cơ Kiến thức cần nhớ: I. Thành phần nguyên tố
downloadfile4 -> MÔN: Phương pháp nghiên cứu khoa học Lớp: K062KT1 Thành viên nhóm: Nguyễn Thị Thu Sang 211161039 Vơ Thị Thúy Vy 211080574
downloadfile4 -> Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học lớp 8 Nguyễn Văn Hòa-thcs mỹ Quang
downloadfile4 -> Manageengine opmanager
206 -> Tiểu luận Quản trị bảo hiểm xã hội
206 -> Ào tạo hà NỘI
206 -> CHƯƠng 1 những vấN ĐỀ CƠ BẢn về MARKETIng 1 Sự ra đời và phát triển của Marketing 1 Sự ra đời của Marketing

tải về 101.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương