Minh triết việt việt Nhân Nhận được thư chuyển có tựa đề: Mối Quan hệ giữa Minh Triết với Quyền lực và Chính trị


III.- Địa vực lễ lạy: Nguồn gốc văn minh



tải về 2.69 Mb.
trang25/25
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích2.69 Mb.
#39611
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25

III.- Địa vực lễ lạy: Nguồn gốc văn minh


( Triết lý cái Ðình: Kim Ðịnh )

Ba cái Tết: Ba cái Lễ sống


“ Điều đặc chú trong chương này là địa vực một số lễ được coi như ấn tích của tác giả văn minh. Nếu văn minh là nông nghiệp mà nội dung các Lễ cũng là nông nghiệp thì ở đâu mừng lễ đó tức đấy là chủ khởi sáng ra nền văn minh. Tính chất các Lễ nông nghiệp là đi sát thiên nhiên như mùa gặt mùa cấy, hoặc những hiện tượng thiên nhiên như ngày Trùng ngũ mừng mặt trời vào cung Ngọ. Nói chung là các Lễ này hướng nhiều đến sự sống, và gọi là Tết:

Tết Nguyên đán

Tết Đoan ngọ

Tết Trung thu.

Có lẽ ý nghĩa chữ Tết là một lối đọc chữ Tiết, hiểu là Tiết nhịp uyên nguyên mà mọi tác động đều nhịp theo thì mới đạt cảnh thái hòa “ phát nhi giai trúng Tiết vị chi hòa “ (D.T). Theo Tiết là những nhịp sống cao độ mà mọi cơ năng đều cố vươn lên cực điểm để cùng nhịp theo với tiết điệu thiên nhiên. Vì thế mà có những cuộc vui, tưng bừng ăn uống đình đám kèm theo nói lên sự sống tràn ngập. Văn minh nông nghiệp đặt nền trên sinh sinh nên chú ý nhiều về sống hơn về chết như Lễ Thanh minh, Lễ các Vong hồn là những Lễ không được chú ý lắm và phần nhiều mang nặng ảnh hưởng Phật giáo. Chúng ta chú ý đến ba cái Tết (Lễ sống). Tìm hiểu nơi phát xuất của cái Tết với những biến dạng của nó xuyên qua các đời và hiện nay còn những đâu giữ nhiều nhất v.v… thì đấy là việc dài hơi của một nhóm nghiên cứu và thuộc về văn học xã hội hay cổ tục học. Ở đây chúng tôi không bàn kỹ về các lễ mà chỉ nhằm ghi lại ít nét thuộc địa vực phát xuất hoặc duy trì. (1)


(1) Trong việc này chúng tôi có nhờ đến tài liệu của một số học giả trong đó phải kể tới quyển Chinese Festivals của giáo sư Wolfram Eberhard (Henry Schuman 1952 N.Y). Tác giả đã tốt nghiệp về triết học, xã hội và Nho học năm 1931. Năm 1933 được hội Baessler cấp học bổng cho sang Tàu nghiên cứu về cổ tục học nước này. Luôn thể ông có dạy Đại học Bắc Kinh cũng như Bắc Bình. Nhờ nghiên cứu tại chỗ nên sách của ông là những tài liệu đáng tin cậy có thể dùng làm tiêu điểm đầu tiên cho những ai muốn đi sâu vào đề tài.”

1.- Tết Nguyên đán


‘” Trước hết là Tết. Cái Tết của ta rất lớn lao như chưa có đâu ăn Tết trọng thể bằng: kéo dài đến cả hai tháng. Tháng Chạp sửa soạn còn tháng Giêng thì ăn Tết ở nhà và tới nay tuy đời sống bắt phải giản lược nó vào những chiều kích bé nhỏ, nhưng so với các nơi khác Tết vẫn còn to hơn, lâu hơn nhiều lắm. Có một điểm mới xuất hiện là bên Tàu, Đài Loan, Nhật đã bãi bỏ Tết để ăn Tết Tây, trái lại bên Việt Nam mặc dù ở vào tình trạng thuộc địa thì lẽ ra phải bỏ Tết trước hết, vậy mà vẫn giữ Tết thì có nên xem đó như một dấu chỉ ngầm rằng xưa kia Tổ tiên Việt đã đặt ra cái Tết? Đấy chỉ là một sự gợi ý mời các nhà nghiên cứu về sau, ở đây chúng tôi chỉ tìm hiểu ít nhiều nét riêng biệt của ba ngày Tết.

a.- Gia đình tính


Điều nhận xét đầu tiên nằm trong chữ “ tháng Giêng ăn Tết ở nhà “.

Đây là nét đặc trưng, bởi vì Tết là Lễ trọng thể nhất cũng như lâu dài nhất trong năm mà lại không mừng ở Đền Chùa cũng như không ở những công sở mà lại mừng ngay ở nhà thì điều đó biểu lộ gia đình là nền móng của xã hội, mà không có gì khác thay thế được kể cả Tôn giáo lẫn Chính quyền. Về phía chính quyền thì đã có mấy Lễ chung rồi như hai Lễ “ tế Đế, tế Thường “ hay một hai kỷ niệm gì đó gọi là Quốc khánh thì nói chung dân vẫn tỏ ra hờ hững, họ để chú ý vào đó may ra được một phần mười, còn tất cả dốc trọn vào cái Tết phần lớn nằm trong khuôn khổ gia đình.



Vì thế những chế độ ghét gia đình như cộng sản đều cố gắng quốc gia hóa cái Tết như thí dụ cho nghỉ ngày mồng một còn mồng hai thì dân phải thi đua trồng cây cho nhà nước. Đó là dùng võ lực để tước đoạt gia đình. Phía các tôn giáo cũng có tính cách kéo Tết ra khỏi gia đình ít là một phần. Không thành công vì chỉ có thể kéo ra khỏi gia đình để đem đến chỗ tinh thần hơn. Nhưng theo quan niệm Việt Nho thì tinh thần đã lại nằm sẵn ngay trong nhà rồi nên không có gì hơn mà phải ra ngoài nếu có ra chăng thì cũng là rất chóng vánh: đi lạy Phật, hay hái xăm một lát rồi về “ ăn Tết ở nhà “.

b.-Táo quân


Điều biểu lộ tinh thần gia đình thứ hai là tục Táo quân. Ngày 23 tháng Chạp ông Táo về trời lập bô về các việc đã xảy ra trong năm qua có liên hệ đến nước đến gia đình. Đấy là một Tục Lệ coi có vẻ dị đoan nhưng biểu lộ niềm tin vào Hoàng Thiên Thượng Đế của các dân Viễn Đông. Đêm 23 tháng chạp các gia đình thường tiễn ông Táo một bữa cơm thịnh soạn những món ăn toàn là đồ ngọt, cốt để cho khi lập bô ông dùng những lời lẽ ngọt ngào. Vì thế mâm chất bánh ngọt, mật, lại thêm một xị mật ong để bôi mép ông Táo! Lễ này do các ông phụ trách, còn các bà lo bếp núc không tham dự. Nhân dịp này ông Eberhard nhận xét về mối liên hệ giữa Người và Thần trong xã hội Viễn Đông. Tuy Thần có quyền phép hơn nhưng đó chỉ là sự khác về cấp bậc, chứ không về giống loại. Thần cũng chỉ là những công chức, một thứ quan lại, coi một việc nào đó mà nếu không chu toàn nhiệm vụ thì phải đổi đi. Thí dụ khi trời đại hạn dân đã cúng tế đàng hoàng mà thần vẫn không chịu làm mưa thì rất có thể tượng thần sẽ bị đem ra phơi nắng để nếm mùi đại hạn là gì. Cũng có thể bị quăng vào đống rác, rồi dân làng viết đơn lên Thượng Đế xin sai xuống một ông thần khác đắc lực hơn. Học giả Eberhard thêm rằng: tuy người Âu Tây chúng ta coi là buồn cười nhưng theo các nhà tâm lý thì lối quan niệm bình đẳng với thần thánh kiểu này không gây ra cảm tình tội lỗi hay ý niệm bị lệ thuộc quá đáng vào quyền năng thần thánh, đó là điều có sức cứu gỡ tâm hồn khỏi nhiều sự căng thẳng thần kinh do sự dồn nén, sợ sệt thần thánh, nên giúp cho con người cảm thức được quyền hạn riêng của mình. Tuy biết mình là một vật nhỏ không có nhiều quyền năng nhưng có một số quyền lợi bất khả sang nhượng, và hai bên đều có ăn sang ăn giả chứ không một chiều như bên Âu (Festivals 22).

Đối với Tục Lệ Táo quân ta có thể coi như việc thanh toán sổ sách trong năm sắp qua đặng có thể bước vào năm mới với tâm hồn thanh thản.

c.- Tổ tiên


Ngày mồng một đầu năm là ngày trọng đại hơn cả, cũng là ngày nói lên tính chất gia đình đầy đủ hơn hết vì đấy không còn phải là gia đình nhỏ hẹp nữa nhưng là đại gia đình về ăn Tết, trước hết các Tổ tiên đã qua cũng được thỉnh về để cùng ăn Tết với con cháu. Còn về hàng ngang nghĩa là những người đang sống thì dù ở xa mấy mặc lòng trong mấy ngày Tết gia đình cũng cố tụ họp để cùng chung vui. Bởi vậy có thể nói ngày mồng một Tết là tuyệt độ cao của đời sống gia đình trong đó mọi người đều được nhắc đến nhờ có Tục Lệ đọc và ghi gia phả. Ông Eberhard có nhận xét về việc ghi gia phả trong dịp này như sau: “ Bất kỳ đứa con nào sinh ra dù là chết yểu cũng được ghi chú tên tuổi phần số để lại các thế hệ về sau, nhờ đấy ai nấy đều có một địa vị trong cái chuỗi dài bất tận của các thế hệ.”
Thật là một điều đáng suy nghĩ trước sự đổ vỡ của gia đình hiện nay, các nhà tâm lý nói đi nói lại rằng rất nhiều những khó khăn nội tâm của chúng ta như bệnh thần kinh là hậu quả những cảm thức bất an ninh cách sâu xa, bởi ngay từ trong những ngày bé bỏng đứa trẻ đã cảm thấy mình trơ trọi trên đời: vì sống trong một nhóm tuy là gia đình nhưng thực chất chỉ là một đơn vị kinh tế. Trái lại ở đây ai nấy đều có một địa vị ngay từ lúc bé thơ và truyền lại mãi về sau. Nó vẫn là một phần trong công thể, mặc dù ngày mai có xảy ra sao đi nữa nó vẫn là một phần tử nên vẫn còn được tham dự trong buổi tiệc đầu năm này. “;

“ Our psychologist tell us over and over that many of our inner difficulties, our neuroses, are the result of a deep-seated feeling of insecurity which begins in the early days of childhood when the child feel itself alone in this world, living in a group of people called “ family “ but representing no more than an economic unit. Here in this Chinese framework every member has his definite position. Has the security from the early day of his birth: each individual knows that he will have place in this record over his lifetime and in all future time. He is a member of a community, come what may, and will remain a member even after his death. He will take part, even then, in this sacrifice on New Year's.” (Festivals 43).

Tôi biên lại cả bản văn để độc giả có thể đọc trong chính văn cảm nghĩ của một tác giả ngoại quốc về tính chất gia đình của ngày tết, đặng nhìn ra những điểm rất sâu xa nhưng vì chúng ta ở trong cuộc quá quen nên không nhận thấy được, nên cần nhớ đến những suy nghĩ của người ngoại cuộc xem bằng con mắt lạ lẫm tra hỏi thì cũng là điều hay. “

d.- Múa Lân


Trong các trò vui công cộng dịp Tết thì có tục múa Lân. Trong lúc múa người ta vừa múa vừa ca những bài hát Phương Nam “ leader of the group sang the Southern song “ (Festivals 15). Tôi ghi điểm này vì coi là kiện chứng cho tính chất phương Nam của ngày Tết, tức là chủ tịch thuộc Bách Việt rất ưa ca vũ. Nhưng từ năm 200-100 t.c.n xẩy ra một sự đứt khúc rõ rệt gây nên do sự thắng thế của Hán Nho tức một thứ Nho đã bị trộn quá nhiều chất Thanh giáo Bắc phương nên từ đấy ca vũ bị trụt xuống dần cho tới độ “ xướng ca vô loài “, và dân ca chỉ còn sống bám víu vào một số lễ lạy mà thôi. Bởi vậy cần phải có con mắt tinh tế nhìn những cái bé nhỏ để tìm ra dấu vết của nguồn gốc chúng ta.”

2.- Đoan Ngọ


“ Tết Đoan Ngọ đã được bàn tới trong Việt Lý bài Âu Cơ tuý, ở đây chỉ ghi nhận thêm ít điểm minh chứng đó là Tết của Việt tộc. Điểm trước hết thuộc màu dùng trong Tết này là sắc Đỏ để chỉ sự sáng nóng, mặt trời, mùa hạ, sự sống, vì thế đấy là Lễ Sống thứ hai gọi là Lễ “ cầu may “ hay Lễ của sự sống thuộc phương Nam “ double fifth is a Southern festival, lucky festival or festival of the Living” . (Festivals 70-71).

Vì thế Tết này ít có ở phía Bắc, ngược lại được mừng trọng thể ở phía Nam nước Tàu, tức trong miền của Bắc Việt. Một trong những trò vui của Tết là cuộc đua thuyền trong đó có hai dấu nói lên tính chất phương Nam: một là mỗi thuyền gồm 50 người. Con số 5 vừa nói lên ngày mồng 5 tháng 5 mà đồng thời cũng nói đến “ 50 con theo mẹ lên núi, 50 con theo cha xuống biển” .

Thứ hai là dùng cồng để đánh hiệu đua thuyền. Cồng đi với bà nên là dấu chỉ thuộc Viêm Việt. Tuy nhiên những yếu tố này dễ mất ý thức nên sau lẫn lộn. Nhất là vì Tết này bị vương triều cấm đoán ít ra hạn chế thí dụ việc đua thuyền, vì khi đua thuyền người ta hát những bài của Khuất Nguyên rất dễ gợi lòng ái quốc, nhưng còn vì một tục lệ nguy hiểm cho tính mạng Hán tộc. Không hiểu tục thi bơi thuyền có từ lúc nào, nhưng về sau nó kéo theo sự kỷ niệm Khuất Nguyên là người Nam Man thuộc nhóm Thái hoặc Dao tức Bách Việt (Festivals 75) vì không được vương triều thâu nhận những bản điều trần mà tự vẫn, thì đấy là một mối thù của dân gian đối với vương triều của Hán tộc, và vì thế có tục bắt một người Hán để đến ngày đua thuyền thì tế đặng báo thù cho Khuất Nguyên. Đấy là tục lệ nguy hiểm cho Hán tộc nhất là những người có bộ râu dài đẹp.



Dân Nam Man bắt người có họ đưa về nuối nấng đàng hoàng để đến ngày trùng ngũ đưa ra dìm sông tế Khuất Nguyên. Về sau vì có nhiều biến đổi, nhiều hiện tượng dị đoan len lỏi vào như việc thả cơm cháo xuống nuôi hồn Khuất Nguyên v.v… (Festivals 76). Nhưng ý tưởng cầu mưa để đặng mùa màng phong đăng luôn đi kèm Lễ, nên ta vẫn có thể nhìn ra được gốc gác của nó thuộc nông nghiệp và từ phương Nam phát xuất.”

3.- Trung Thu


“ Trung Thu là Tết Sống thứ ba hoàn toàn có tính cách đàn bà. Trước hết đây là Lễ đặc biệt thuộc mặt Trăng. Vì thế không mừng đúng vào ngày Thu phân là 21 tháng 9 dương lịch, mà lại mừng vào ngày 15 tháng 8, thường là cuối tháng 9. Cứ kể ra thì Lễ nào cũng gọi được là thuộc mặt Trăng vì theo lịch Viễn Đông thì tháng tính theo mặt Trăng biểu thị nguyên lý Mẹ. Nhưng Lễ này còn có thêm hai nét nữa nói lên nguyên lý Mẹ là mừng về Đêm, nên có tính chất “ lãng mạn “ nhất (it is undoubtedly the most romantic. Festivals 79). Hai nữa là việc Tế Tự thì do các Bà chủ sự. Tai sao lại thuộc các Bà? Lý do sâu xa là vì mùa gặt là công các Bà. Thời sơ nguyên đàn ông đi săn, đàn bà ở nhà nghĩ ra việc gieo, mà đã gieo thì rồi có gặt, cho nên mọi Tết đều có tính chất Mẹ hơn Cha. Nhưng vì hậu quả của gặt kéo dài hơn nên có lẽ vì vậy mà Tết Trung Thu là một Tết mừng mùa gặt, mùa tích trữ (thu tàng) thóc lúa nơi buồng các Bà, nên là lễ thuộc các Bà hơn và vì thế cũng phát xuất bởi vùng Viêm Việt nhất là Phúc Kiến, theo như các sách cổ nói: old texts tell us that the midautum festival originated in Fukien Province. (Festivals 100). Không hiểu vì từ lúc nào đó thì có một Lễ khác gọi là Lễ Trùng cửu, tuy sau này sáp nhập với Tết Trung Thu nhưng ban đầu là hai Tết khác nhau. Tết Trung Thu hoàn toàn vui vẻ còn Trùng cửu thì có mang sắc thái lo âu, xem ra là riêng của dân Việt một dân có nhiều điểm giống với các dân Thái. The festival of “ Double Nine “ belonged to an East Chinese ethnic group, the Yueh. These Yueh were in many respects similar to the Tai. (Festivals 111) Có lẽ vì sự bành trướng của du mục Bắc Phương nên nhiều lần Viêm Việt phải bỏ tất cả để tháo chạy nên Lễ Trùng cửu tỏ ý lo âu chăng. Ngoài những lý lẽ trên thì ta còn thêm được một chiều kích siêu hình của Tết Trung Thu, tức là sự trùng hợp với các số Lạc Thư mà Lạc Thư biểu thị một nền triết đạt quan như đã trình bày trong quyển Dịch Kinh Linh Thể (bài cuối). Thế mà Lạc Thư có những con số hợp với Tết Trung Thu.

Vì Lạc Thư gồm 8 lô với một Trung cung, và cộng chiều nào cũng được 15, như vậy là có sự trùng hợp với ý cùng của Tết là ăn mừng mùa màng thu gặt thì Lạc Thư cũng là triết đạt quan thâu thái, vì là biểu hiện nguyên lý Mẹ đối với nhà Hà Đồ biểu hiện nguyên lý Cha. “

IV.- Quốc túy quốc hồn xuyên qua tục ăn Tết


( Pho tượng đẹp nhất của Việt tộc: Kim Định )

1.- Định nghĩa về Quốc Hồn và Quốc Túy


Quốc hồn là cái Hồn thiêng của đất nước, cái Tinh hoa văn hóa dân tộc, ta có thể gọi bằng tiếng mới là cái triết lý của Tiên Tổ chúng ta. Quốc tuý trái lại là cái gì Vật chất thường gắn liền với ăn với uống, có tính cách tinh vi, có khả năng làm cho say, say tuý luý như quen nói về thuốc lào, rượu đế, một số món ăn đặc biệt tinh xảo.

Hai điểm trên nếu để rời thì nói được là đâu cũng có cách nọ hoặc cách kia, nhưng khi đem hai cặp thành ngữ đó ghép vào nhau thì đấy là một nét đặc trưng nghĩa là không đâu có.

Nét đặc trưng nói lên hai điều:

2.- Đạo được đặt vào truyện thường nhật


Thứ nhất là đặt Đạo vào ngay những truyện thường nhật như ăn uống là điều khác với nhiều nơi, thí dụ Tây Âu và Hy Lạp thì họ đặt trên lý giới rất xa cõi người ta: ăn ra ăn, triết ra triết. Họ nói ăn đã rồi mới triết lý sau: prius manducare deinde philosophari. Với ta thì ăn đã là triết. Triết ngay trong việc ăn.

3.- Con Người chủ động trong việc Đạo


Điểm hai là nói lên tác động con người, chính con người giữ một vai chủ động ngay từ trong việc Đạo, việc linh thiêng. Đó là điều đặc biệt của triết lý Nhân chủ vốn đề cao tác động con Người, đưa lên tới bậc ngang hàng cùng Trời Đất như bánh Dầy chỉ Trời chỉ Đạo đó là Quốc Hồn, bánh Chưng chi đất là Quốc Tuý: còn phần việc của con người là Ăn.

Nếu ta để tâm suy nghĩ sẽ thấy việc của con người cao cả xiết bao: đó là ăn Trời ăn Đất, hoặc nói theo Kinh Dịch là vui với Trời, ăn với Đất (lạc hồ Thiên, thực hồ Địa).


4.- Cái Ăn: khung của Đạo lý

a.- Bề ngoài của cái Ăn với cái Nhai No, Say


Chính vì nét đặc trưng đó mà tiếng Việt có những cặp danh từ kỳ lạ như ăn học, ăn chơi, ăn nói, ăn làm, ăn hỏi, ăn cưới, ăn lời, nếu không thì ăn đòn v.v, tức là ăn đi với những việc không phải ăn. Vậy thì tiếng ăn ở đây nó như cái khung của Đạo lý: thay vì nói phương pháp tôn chỉ của học của chơi thì ta nói ăn học, ăn chơi. Là vì Đạo lý nào muốn có thực chất thì phải tiêu hóa, nên sau mỗi cái ăn đều có một Đạo lý, thường được biểu lộ bằng một câu truyện và những âm vang như Tục ngữ Thói tục. Thí dụ cụ thể là ăn Trầu. Ăn Trầu là một lối ăn riêng biệt rất công phu, kéo dài gọi là nhai. Nhai thì Mỹ cũng có, Mỹ Việt đều nhai: Mỹ nhai chewing gum, Việt nhai Trầu. Nhưng đàng sau cái nhai của Mỹ không còn gì ngoại giả cao su. Ngược lại với miếng Trầu thì đàng sau còn lắm điều hay. Điều thứ nhất là có Say: có tuý luý, có đỏ mặt và nóng ran người. Điều hay thứ hai là có truyện Trầu Cau.

Đây là truyện hay ở chỗ biểu thị cao sâu của nó, cây cau mọc thẳng lên tượng Trời, hòn đá vôi nằm ngang dưới gốc tượng Đất, còn Người là cô gái trở thành cây leo quấn quýt lấy cả hai cây và đá. Vì

đó có bản gọi tên cô là Liên tức đóng vai liên lạc giữa Trời cùng Đất. Quốc tuý được biểu thị bằng nhai đi nhai lại cho Trầu Cau hòa hợp vào nhau để sinh ra một chất mới là nước Trầu đỏ thắm

để chỉ Quốc Hồn Quốc Tuý hòa hợp và như vậy rất tiện để chỉ việc hôn phối giữa Nam Nữ, hầu sinh ra con cái nối dòng, do vậy mà miếng Trầu trở nên đầu câu truyện với vô số phong dao tục ngữ đi kèm:

Trầu bọc khăn trắng cau tươi

Trầu bọc khăn trắng đãi người xinh xinh

Ăn cho nó thỏa tâm tình (tuý đấy)

Ăn cho nó thỏa sự mình với ta (hồn đấy).

Trầu này trầu quế trầu hồi

Trầu loan trầu phượng trầu tôi trầu mình.

Trầu này trầu tính trầu tình,

Trầu nhân trầu nghĩa trầu mình lấy ta.

Trầu này têm tối hôm qua,

Trầu cha trầu mẹ đem ra cho chàng.

Trầu này không phải trầu hàng,

Không bùa không thuốc sao chàng không ăn?

Hay là chê khó chê khăn,

Xin chàng đứng lại mà ăn miếng trầu.

Còn biết bao nhiêu nữa nhưng vậy tạm đủ để thấy sự dị biệt giữa cái nhai của Mỹ và cái nhai của tiền nhân ta. Nhai chewing gum thì chỉ có nhai đàng sau không còn gì; còn nhai Trầu thì đàng sau có câu truyện Trầu Cau đầy ứ ý nghĩa với vô số cái ăn đàng sau: ăn hỏi, ăn cưới, rồi ăn ở, ăn nằm.…

Sau ăn Trầu thì nói đến ăn Tết ta còn thấy sự dị biệt lớn lao hơn nhiều. Trước hết Tây đâu có nói ăn Tết, họ nói célébrate gì đó, nghĩa là mừng. Thí dụ Tết Tây chỉ có một ngày là hết, hôm sau là chấm tròn đi job. Tết ta thì có đến ba ngày, ta quen nói “ ba ( 3 ) ngày Tết “, đã vậy đó chỉ là chính cốt chứ phải kể cả sửa soạn và cái đuôi thì cả hàng tháng. Đến nỗi phong dao có câu:
Tháng giêng ăn tết ở nhà

Tháng hai cờ bạc, tháng Ba hội hè


b.- Bề trong: Tiết nhịp Hòa giữa 3 cõi: Thiên, Địa, Nhân


Đấy là cái khác nhau bên ngoài, bây giờ tìm vào đến nội dung ta mới thấy một sự khác biệt sâu xa lạ lùng. Ta thấy Tết chính là Tiết, tức là Tiết nhịp hòa âm thống nhất. Thống nhất chi? Thưa là Trời Đất Người, cả ba phải hòa nhịp. Vì thế mà Tết phải có ba ( 3 ) ngày và cả ba đều là căn bản, vì thiếu ba thì làm sao có hòa hợp, có thống nhất. Trời quá cao Đất quá thấp, phải có Người làm trung gian mới có Thái hòa.
*Nền tảng triết lý trung thực mưu hạnh phúc cho con Người

Rồi để cho sự thống nhất có nội dung trung thực thì Tết phải mừng vào lúc Trời hết lạnh, lúc Đất nở hoa lá, con Người có thể ra đồng trồng gieo.
* Mừng Tết trong khung cảnh Thái hòa

Vậy nên đó phải là mùa Xuân lúc khí trời ấm áp, thảo mộc nảy mầm lá hoa, người có thể đi ra để khởi đầu quá trình gieo gặt. Đó là một cảnh Thái hòa được diễn cách cụ thể trong mùa Xuân. Ta quen nói: “ Ngày xuân con én đưa thoi “ là vậy. Phải là mùa Xuân én mới đưa thoi được chứ ngày Đông mà rở thoi ra thì teo gấp, còn đâu nữa mà đưa, mà thoi không đưa thì làm gì có hòa hợp.

Tết Tây không bao hàm triết nên họ đặt Tết vào lúc thịnh đông: lúc trời rét căm căm, đất đầy tuyết, người phải rúc trong nhà. Như vậy là chỉ nghĩ đến Trời mà không kể đến Đất đến Người, nên Tết chỉ có một ngày, nếu nói ngặt thì Tây chỉ có một ngày đầu năm mà không có Tết.

Vì Tết là Tiết là Nhịp mà có nhịp với ai đâu: độc tấu à, chỉ có Trời độc tấu. Đất với Người không tham dự, làm sao mà có truyện Tết như ta.
* * Lang Liêu sắm món ăn Thái hòa cho cả 3 cõi

Truyện Tết kể rằng vua Hùng Vương thứ ba muốn truyền ngôi cho con, nhưng không truyền cho bất cứ con nào mà phải là con có Tài có Đức, vậy để tìm ra người đó thì vua đặt ra cuộc thi gia chánh kỳ lạ: hễ con nào làm được món ăn vừa ý vua hơn cả thì sẽ truyền ngôi cho. Các con vua liền bổ đi khắp ngả để tìm của ngon vật lạ người lên rừng, kẻ xuống bể, kẻ đi đông người sang tây đưa về thôi thì đủ thứ: sơn nhung, hải vị, giò lụa, nem công, chả phượng, chả quế, hot dog, hamburger không thiếu thứ gì. Trong khi đó công tử thứ 9 tên là Lang Liêu nhà nghèo không có phương tiện chuyên chở nên chẳng tìm ra được cái gì xa lạ, nên buồn rầu cả đêm trằn trọc mất ngủ. May thay đang lúc bối rối thì có thần hiện đến mách nước rằng khỏi đi đâu xa xôi hãy xuống ngay bếp lấy gạo nếp ra làm một bánh Vuông, và một bánh Tròn, rồi chồng lên nhau mà dâng vua cha. Lang Liêu liền làm theo đó. Đến ngày thi thì được vua cha chấm nhất với ưu hạng khen rằng ăn không những đã ngon mà ý nghĩa thì hàm súc vô cùng, vì bánh chưng vuông chỉ Đất, bánh dầy tròn chỉ Trời. Vậy đó là Đạo người rồi còn chi, vì người được định nghĩa là “ nhân giả kỳ thiên địa chi đức “ mà.

Thực là không thể sâu xa hơn được nữa. Thế là vua truyền ngôi cho Lang Liêu và cải hiệu là Tiết Liệu nghĩa là biết lo liệu cho cuộc sống hợp với tiết trời cùng đất. Và từ đấy thì gọi ngày đầu Xuân là Tết và cũng từ đấy hễ đến Tết thì tiên Tổ ta gói bánh Dầy bánh Chưng với đạo Trời đạo Đất.
** Tết: Nghi Lễ làm Hoà giữa Người với Người

Đấy là câu truyện Tết còn âm vang của câu truyện là sự Thái hòa trước là giữa Trời, Người với Đất sau là giữa Người với Người. Về Trời với Đất thì có những nghi lễ nhớ Trời Đất như múa Lân, Trời thì có Rồng với ông Địa đi kèm. …Còn với Người thì kỹ hơn. Với thế hệ đã qua thì có lễ Gia tiên, với những nghi thức tưởng nhớ đến Ông Bà. Với Người đang sống thì thăm hỏi quà cáp, những người họ hàng ở xa cũng cố trở về quê hương ăn Tết để gặp lại và thăm hỏi bà con.
** Chế độ Bình sản: nền tảng Tự do cho mọi Người

Ấy là chưa kể đến thể chế Bình sản, xóa bỏ sự phân chia giai cấp giữa kẻ Có với người Không, giữa Chủ với Nô, để ai ai cũng là người Tự do, và nếu vì kế sinh nhai cả năm vất vả thì nhờ vào “ ba ngày Tết “ mà nghỉ ngơi ít bữa để có dịp ngửa mặt nhìn Trời, cúi xuống nhìn Đất tức sống an vui trong mấy ngày: tạm xếp sang bên mọi bận rộn, lo âu thường nhật để lòng phơi phới vui Xuân: vì thế ngày Tết không ai dám đòi nợ, hay trách mắng, trái lại ai nấy cố vui tươi mời gọi, chào đón, đi đâu cũng có ăn với những nét mặt hân hoan cười nói làm ta dễ cảm tưởng đó là quang cảnh lân bàng với bồng lai tiên cảnh, vì là lúc người nghèo tới đâu cũng được hưởng cảnh dư dật phong nhiêu tràn ngập của ngon vật lạ. Đó lẽ ra phải là cuộc sống thường xuyên của con người nghĩa là con người lẽ ra phải được sống thảnh thơi như những con chim, làm ít chơi nhiều, tung tăng với ca xướng và vũ điệu như được ghi tạc trên mặt trồng đồng Ngọc Lũ.

Chính đó là lý tưởng của triết lý an vi, một nền triết nhằm hạnh phúc của mọi người như lý tưởng, như là cứu cánh.
* * Tết: một ấn tượng tươi vui phấn khởi và trẻ trung

Và quả thực trong dĩ vãng lý tưởng đã hiện thực được phần nào tuy còn xa mới hoàn bị, nhưng so với những nơi khác thì quả không hổ mặt xưng là nước có văn hiến sống theo lý tưởng Tết là hoà hợp giữa Trời, Đất, Người. Tuy vì trình độ lúc xưa chưa có cơ khí, cũng như vì nhiều lý do phức tạp con người chưa đạt được cảnh an vui thịnh vượng như ý, thì ít ra mỗi năm để ra ít ngày và tạo điều kiện để mọi người có thể sống lối sống lý tưởng nọ ít nhất trong ba ngày, rồi sau đó cố kéo dài ra được đến đâu thì đến, bằng các cuộc hội hè, đình đám, chơi xuân…



Đấy là lý do giải nghĩa tại sao Tết đã in sâu vào tâm thức người Việt một ấn tượng tươi vui phấn khởi đầy tưng bừng trẻ trung đến nỗi thiếu Tết nó làm cho ta cảm thấy mất mát một cái

gì quá ư trầm trọng, mà trầm trọng thật, vì nó là dấu mất một nền triết lý ơn ích hơn hết cho con người mà Việt tộc có cái may đã sáng tạo và duy trì được trên bốn ngàn năm.
** Ba ngày Tết: triết lý xây trên chữ Thời

Đang khi các nơi chỉ có triết lý một chiều bất động gây nên các thứ độc quyền, độc chiếm, độc chuyên, đã không giúp cho đời được an vui thì chớ, mà nếu chẳng may nó cướp được chính quyền thì gieo rắc đau thương trầm thống khôn cùng, như dân nước ta hiện đang là nạn nhân cực kỳ khốn đốn. Đó là trái đắng của triết lý xây trên không gian bất động với cái Tết chỉ có một ngày, trái ngược hẳn với triết Việt xây trên chữ Thời rất uyển chuyển vì làm bằng tiết, nhịp, hợp hòa, thống nhất dễ giúp gây được nhiều hạnh phúc như nước ta trong hơn bốn ngàn năm qua đã nhiều lần được hưởng.

Đành rằng so với đời sống hiện nay được nâng đỡ do khoa học kỹ thuật: đâu đâu cũng đầy xe hơi nhà lầu với tiện nghi tràn ngập thì đời sống thôn quê ta xưa thấp hơn nhiều lắm. Thế nhưng biết bao người di tản vẫn nuối tiếc cuộc sống bên nhà là vì hạnh phúc con người chỉ lệ thuộc vào tiện nghi có 2 phần 5, còn 3 phần nữa ở tại lối xắp đặt, ở tại môi sinh tinh thần, ở tại tâm hồn thảnh thơi: không có tủ lạnh nhưng gà vẫn chạy quanh vườn, cá vẫn lội dưới ao, lúc hứng lên muốn nhậu là chạy ùa ra rãnh bắt ít con tôm, hái thêm mớ rau mớ lá, lôi ra vài xị đế nữa, thế là một cuộc nhậu khởi đầu bất tận, nhiều khi có sáu câu vọng cổ mùi giúp vui hay dăm ba ván cờ tướng! Khỏi lo mất job với đụng xe. Đấy không phải bản ráp của cuộc sống trên “ bồng lai tiên cảnh “ hay sao? Thế mà không phải chỉ có trong huyền thoại nhưng đã thấp thoáng xuất hiện nhiều lần trong trình sử của nước ta.


*.- Có ăn Tết thực sự mới nuôi dưỡng được ý chí phục Việt kiến quốc

Đó là công hiệu của một nền triết lý trung thực hơn hết cho con Người mà “ ba ngày Tết “ là một bản tóm sinh động. Như vậy quả là đáng cho chúng ta nâng niu gìn giữ như một gia sản thiêng liêng để mà truyền dòng nối dõi. Chúng ta cần phải nghiên cứu học hỏi để duy trì lấy nền văn hóa ơn ích nọ trong các đoàn thể người Việt hải ngoại, cũng như để nuôi dưỡng cho ngày thêm vững mạnh ý chí phục Việt kiến quốc, mong một ngày nào đó không còn phải kỷ niệm Tết, nói về Tết nhưng là “ ăn Tết ” với sự tham gia của mọi giác quan trên chính quê nước khi đã tìm lại được tự do hạnh phúc như xưa.”

--------------------------------------------------------------------------------------------


( 4 ). THE LIVING CONSTITUTION
Creating America A history of the United States Mc Dougal littell California Edition. The Framers of the Constitution created a flexible plan for Governing the United States far into the future. They also described ways to allow changes in the Constitution. For over 200 years, the Constitution has guided the American people. It remains a “ living document “ . The Constitution still thrives, in part, because it echoes the principles the delegates valued. Each generation of Americans renews the meaning of the Constitution’s timeless ideas. These pages show you some ways in which the Constitution has shaped events in Americain history.
SEVEN PRINCIPLES OF THE CONSTITUTION

The Framers of the Constitution contracted a new system of Government. Seven principles supported their efforts. To picture how these principle work, imagine seven building blocks. Together they form the foundation of the United States Constitution. In the pages that follow you will find the definitions and main ideas of the priciples shown below:



UNITED STATES CONSTITUTION

I.-Republicanism

II.- Separation of power

III.- Limited Government

IV-Popular sovereignty

V.-Federalism

VI.-Check & Balances

VII.-Individual Rights.



I.- Popular Sovereignty

Who gives the Government its power? “ We the people of the United States. . . establish this Constitution for the United States of America.These words from the Preamble, or introduction, to the Constitution clearly spell out the source of the Government’s power. The American form of government comes from a school of political thought called classical liberalism, which emphasized freedom, democracy, and the importance of the individuals. The Constutions rest on the idea of popular sovereignty.


II.- Republicanism

How are people’s views Represented in Government? The Framers of the Constitution wanted the people to have a voice in Government. The Framers also feared that public opinion might stand in a way of sound decision making. To solve this problems, they looked to republicanism as a model of Government. Republicanism is based on the belief: The people exercise theis power by voting for their political representatives. According to the Framers, these lawmakers played the key role in making a republican government work. Article 4, Section 4, of the Constitution also calls for every State to have a “ republican form of Government “ . Civic Republicanism is the idea that citizens stay informed about politics and participate in the process, ( In the republican government, voting citizens make their voice heard at theo polls. The power of the ballot prompts candidates to listen to people’s concerns ) .


III.- Federalism

How is Power Shared ?

The Framers wanted the states and the nation to become partners in governing. To build cooperation, the Framers turned to Federalism. Federalism is a system of government in which power is divided between a central government and a smaller political units, such as states. In the early years of the United States, Federalism was closely related to dual sovereignty, the idea that the powers of the federal government and the states were clearly defined, and each had exclusive power over their own spheres with little overlap. This view of federalism led to states’ rights conflicts, which were contributing factors in the Civil War. The Framers used Federalism to structure the Constitution. The Constitution assigns certain power to the national government. These are delegated powers .Powers kept by the states are reserved powers. Powers shared oe exercised by national and state governments are known as concurrent powers Federalism .


I. Powers delegated III. Shared Powers II. Powers reserved to the national

to the national Government. (Concurrent) for the State Governments Powers


The overlapping spheres of power bind the American people together.
IV.- Separation of Powers

How is Power divided?

The Framers were concerned that too much power might fall into the hand off a single group. To avoid this problem, they built the idea of Separation of Powers into the Constitution. This principle means the division of basic roles into branches. No one branch is given all the power. Articles 1. 2 and 3 of the Constitution detail how powers are split among the three branches.
Separation of Powers

United States Constitution

Article 1 Article 2 Article 3



Legislative branch Executive branch Judicial branch

Congress make the laws President enforce the laws Supreme court interpret the laws


California standards 8.27

Describe the principle of federalism, dual sovereignty separation of powers, check and balances, the nature and purpose of majority rule, and the way in which the Americam idea of constitutionalism preserves individual rights .


V.- Checks and Balances
How is Power evenly distributed?

Exective Branch ( E.B. )

( President )


E.B. Checks on Court ↙ L.B.↖Checks on President
J.B.Checks on President. ↗ CHECKS & E.B ↘ Check on Congress
BALANCES

Judicial Branch ( J.B.) ( L.B. ) Legislative branch

( Supreme court ) ( Congress )



J.B. Check on Congress ↹ L.B. Checks on Court.
“ Baron de Montesquieux, an 18th – century French thinker wrote, “ Power should be a check to power ”. Comment refers to the principle of checks and Balances. Each branch of government can exercise checks, or controls, over the other branches. Though the branches of government are separate, they rely on one another to perform the work of government. The Framers included a system of checks and balances in the Constitution to help make sure the branches work together fairly. For example, only Congress can pass laws. Yet the President can check this power by refusing to sign a law into action. In turn, The Supreme Court can declare that a law, passed by Congress, and signed by the President. violates the Constitution. “.

VI.-Limited Government

How is Abuse of Power Prevented? “ The Framers restricted the power of government. Article 1, Section 9, of the Constitution list the power denied to the Congress.Article 1, Section 10 forbids the States to State certain actions. The principle of limited government is also closely related to the “ rule of law “ In the American government everyone, citizens and powerful leaders alike, must obey the law. Individuals or groups cannot twist or bypass the law to serve their own interests “ of Rights. The Bills of Rights guarantees certain individual Rights, or personal liberties and previleges. For example, government can not control what people write or say.


VII.- Individual Right

How are personal Freedom Protected? “ The first ten amendments to the Constitution shield people from an overly powerful government. These amendments are called the Bill ople also have the Right to meet peacefully and ask the government to correct a problem Later amendments to the Constitution also advanced the cause of individual rights.


Chú thích: Popular sovereignty, Limited government: Đem tinh thần Dân chủ vào nền tảng của các Cơ chế Xã hội.

Republicanism, Federalism: Thể hiện tinh thần Cộng hoà vào các Cơ chế xã hội. Separation of power, Checks and Balances, Individual Right: Phân công trách nhiệm để thực hiện mối liên hệ cơ thể một cách quân bình trong các Cơ chế Quốc gia bằng cách kiểm soát nhau hầu bảo vệ Nhân và Dân quyền mà mưu phúc lợi cho toàn dân.
THE CONSTITUTION OF THE UNITED STATES

Preamble. Purpose of the Constitution

“ We the people of the United States, in order to form a more perfect Union, establish justice, insure domestic tranquility, provide for the commom defence, promote general Welfare, and secure the blessings of liberty to ourselves and our posterity, do ordain and establish this Constitution for the United States of America.
A closer look Goals of the Preamble ____________________________________________________________ Form a more Perfect Union

Crerate a nation in which States work together

* US postal system

* US coin, paper money

-------------------------------------------------------------------------------------------

Establish justice

Make law and set up court that are fair

* Court system

* Jury system



Insure domestic Tranquility

Keep peace within

* National guard Tranquility the country

* Federal Marshals
____________________________________________________________ Provide for the Safeguard the country

*Army Common defense again attack

* Navy ___________________________________________________________ Provide for the Contribute to the Social security

General welfare happiness and the Well-

*Food and drug laws being of all the people Secure the blessing Make sure future

*Commission on civil right of liberty to ourselves citizens remain free

*National council on Disability _____________________________________________________________ Form a more Crerate a nation in which

* US postal system Perfect Union States work together

* US coin, paper money

Establish justice Make law and set Court system up court that are fair

Jury system Insure domestic Keep peace within

* National guard Tranquility the country

* Federal Marshals _____________________________________________________________ Provide for the Safeguard the country

*Army Common defense again attack

* Navy

____________________________________________________________ Provide for the Contribute to the



*Social security General welfare happiness and the Well-

*Food and drug laws being of all the people ( Mưu cầu Phúc lợi cho toàn dân )

Secure the blessing Make sure future

*Commission on civil right of liberty to ourselves citizens remain free

*National council on Disability .
Hiến pháp Hoa Kỳ là sự thể hiện Công bằng Xã hội với nền tảng Bác ái của Kitô giáo.
--------------------------------------------------------------------------------------------

( 5 ). Năng Lượng
Einstein đã có lý khi nói rằng: Chúa không chơi trò xúc xắc”.

Vũ trụ không phải được điều khiển bởi sự may rủi, nó được điều khiển theo qui luật tối ưu của tạo hóa.
Vũ trụ bao la huyền bí của chúng ta giống như một tư duy vĩ đại hơn là một cỗ máy vĩ đại.
Triết lý của vấn đề là: Thế giới là một thể thống nhất, không thể phân chia. Cấu trúc của vật chất trong vũ trụ là một khối thống nhất, không thể phân chia, tức không có phần tử nhỏ nhất, không có viên gạch cuối cùng mà hàng trăm năm, ngành cơ học lượng tử cố công tìm kiếm .

Giữa các vật thể luôn luôn tồn tại các trường, biểu hiện bằng lực hút, lực đẩy hay gọi chung là lực tương tác.

Nguyên tử luận- những thành công và bế tắc: Trong suốt thế kỷ XX, các nhà bác học đã sôi nổi đi tìm cấu trúc của hạt cơ bản và người ta nhận thấy hạt cơ bản bị phân chia từ Electron, Proton; Neutron; tới dạng hạt Quark- cũng chưa phải là nhỏ nhất vì hạt Quark có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng. Điều huyền bí là chúng lại có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với các hạt mà từ đó chúng sinh ra và đặc biệt là những hạt này phân rã rất nhanh để lại thành Proton và Neutron.


Niềm tin của những nhà nguyên tử luận bị lung lay… và họ tiếp tục tìm ra lý thuyết” Dây” và “siêu Dây”- dạng vật chất của vũ trụ trước đây được xem như hạt, thì giờ đây được biểu diễn như những sóng chạy dọc theo “dây”. Nhưng lý thuyết “Dây” chỉ đúng khi khi không gian, thời gian phải có tới mười chiều, hoặc mười sáu chiều, chứ không phải là không gian chỉ có bốn chiều như chúng ta hiện nay (ba chiều không gian, một chiều thời gian). Nếu quả thật có sự tồn tại nhiều chiều không gian, thời gian, tại sao chúng ta không cảm nhận được?
Khởi đầu cho sự thắng thế của quan niệm vũ trụ không thể phân chia của nhà triết học vĩ đại Aristotle.

Đó là vũ trụ là đồng nhất thể, vật chất là liên tục và không thể phân chia, và vận hành không ngưng nghỉ theo qui luật Âm- Dương, Ngũ hành. Thế giới (dù tầm vi mô hay vĩ mô) cũng là một thể thống nhất không thể phân chia.

Mặt khác ngày nay, chưa có lý do để phủ nhận sự tồn tại của những thế giới song song theo bất kỳ nghĩa nào. Người ta thấy rằng, vũ trụ ngày nay giống như là một tư duy vĩ đại hơn một cỗ máy vĩ đại. Và phải chăng đó là con đường của trái Tim


Học thuyết Mesmer với Năng lượng sinh học,

Y học năng lượng và Dưỡng sinh Tâm Thể: Mesmer Franz người Áo, bác sĩ, nhà vật lý, chiêm tinh học (1774-1815) đã trình bày học thuyết với hai mươi bảy điều khoản về phương pháp trị bệnh khá huyền bí của ông. Người ta nghiên cứu, gắn học thuyết Mesmer với những lý thuyết trường hiện đại:



Có một ảnh hưởng tương hỗ giữa các thiên thể, trái đất và các sinh vật (mối quan hệ Thiên- Địa- Nhân hợp nhất). Mệnh đề này gợi nhớ tới định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, và lý thuyết Trường: Trường nhiệt, Trường điện từ, Trường khí vũ trụ hoặc sóng vũ trụ.

Sóng vũ trụ là bức xạ từ các thiên hà, các hệ mặt trời, các vì sao trong vũ trụ, từ lòng đất, từ đại dương… Sóng vũ trụ đến từ mọi hướng, mọi không gian, thời gian.



Một chất lỏng dàn khắp vũ trụ một cách liên tục, không để có chỗ trống. Sự tinh tế của nó không gì sánh nổi. Nó có khả năng nhận- truyền và trao đổi mọi cảm giác của vận động.
Ngày nay khoa học cảm xạ đã khẳng định (thông qua các thí nghiệm có thể định lượng được) là: Tồn tại năng lượng dự trữ trong mọi vật chất của vũ trụ .

Nguồn năng lượng này là động lực để vật chất luôn luôn vận động tạo ra những rung động và lan truyền trong vũ trụ. Sự bức xạ năng lượng và lan truyền như vậy được gọi là sóng.

Xung quanh chúng ta tràn ngập môi trường năng lượng bức xạ, có thể hình tượng hóa chúng bằng thuật ngữ Vũ điệu năng lượng và ngầm hiểu sự kỳ bí của thế giới sóng năng lượng này.



Khái niệm chất lỏng trong mệnh đề của Mesmer ngày nay được thay bằng sóng năng lượng. Ý tưởng này thể hiện rõ trong các khái niệm rung động cộng hưởng và sóng mang thông tin khi ta thực hành chữa bệnh từ xa.

Hoạt động trên bị chi phối bởi các luật, những cơ chế mà đến nay ta vẫn chưa được biết. Tuy nhiên, đã có nhiều nhân tố, nhiều bằng chứng, cho phép chúng ta tin rằng: nền văn minh cổ đại đã biết đến, đã làm chủ và sử dụng sóng năng lượng vào nhiều mục đích khác nhau, trong đó có mục đích chữa bệnh.


Chữa bệnh theo phương pháp tự nhiên bao gồm các phương pháp khá phong phú. Có thể chia thành các nhóm chính.

Con người là một nhất thể- không thể tách rời phần tinh thần và phần thể xác. Vũ trụ tràn đầy sóng năng lượng của chúng ta là một nhất thể

 Quan trọng hơn, người ta đã bắt đầu nhận ra, tác động lớn lao của cuộc sống tinh thần, tình cảm, trên sức khỏe thể chất.
Quan niệm con người là một nhất thể, nhất thể trong chính mình và trong vũ trụ đã được chấp nhận rộng rãi và trở thành nhận thức chung của mọi người.

 Barbara Ann Brennan nhà vật lý học vũ trụ hàng không Nasa trong hơn hai mươi năm đã nghiên cứu về trường năng lượng con người. Bà được huấn luyện chữa bệnh bằng NLSH, ngày nay bà là người chữa bệnh tâm linh giỏi nhất Tây bán cầu và là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng được dịch ra nhiều nước trên thế giới.


Barbara cho rằng con người là một nhất thể, giữa con người và vũ trụ có mối liên hệ chặt chẽ qua trường năng lượng. Theo bà: “Mọi đau khổ đều gây ra bởi ảo tưởng về tính riêng biệt, vốn là mẹ đẻ của nỗi lo sợ…” và “Yêu thương là gương mặt, hình hài của vũ trụ…”. Bà cũng thống nhất quan niệm: “Chúng ta đang sống trên hành tinh năng lượng”.

Dưỡng sinh tâm thể của má Hai Hương (Tôn nữ Hoàng Hương) tại Hà Nội.


Về vũ trụ quan, từ cách tiếp cận cơ học lượng tử, những thành công và bế tắc, DSTT cho rằng:

Con người gồm hai phần. Phần tinh thần (siêu hình) và phần thể xác (hữu hình). Hai phần này hòa quyện vào nhau. Nó làm mạnh nhau lên hoặc làm yếu nhau đi; trong đó phần tinh thần (linh hồn) dẫn dắt phần thể xác.

Trong con người tồn tại một hệ kinh lạc, lưu thông trong hệ kinh lạc là “khí”, cũng có thể hiểu là sinh khí. Hệ kinh lạc thông suốt, con người khỏe mạnh. “Khí” bị tắc nghẽn ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể, con người sẽ bị bệnh. Sinh khí trong hệ kinh lạc xung mãn, con người khỏe mạnh, toả trường hào quang, ngược lại, con người yếu đuối, buồn nản, héo hắt. Con người là sản phẩm hoàn thiện nhất của tạo hóa, giữa con người và vũ trụ liên hệ chặt chẽ với nhau qua trường (trường hào quang lượng. Nguồn năng lượng này là động lực để vật chất luôn luôn vận động, tạo ra những rung động và lan truyền trong mọi môi trường dưới dạng sóng (vũ điệu năng lượng). Sóng vũ trụ (còn có thể gọi là sóng năng lượng, trường khí vũ trụ, NLSH…) là sóng bức xạ từ các thiên hà, hệ mặt trời, các vì tinh tú. Người ta nghiên cứu và thấy sóng vũ trụ thật đa dạng, từ loại tần số thấp, đến loại tần số cao…


Hào quang của con người, trường năng lượng vũ trụ và sức khoẻ của chúng ta

Cuối thế kỷ XX, năm 1977 cuốn sách “Năng lượng của cơ thể sống” được in tại Pháp xác định “Không phải bức xạ hào quang chỉ bao quanh con người mà là quanh muôn loài, kể cả thực vật”.



Đến nay, các nhà khoa học đã công nhận sự tồn tại những dòng phát sáng sinh học (bioplasma) trong con người. Nó có nhiều màu sắc, có tỷ trọng và cường độ khác nhau, và chảy theo các vầng có cấu trúc. Nó có liên hệ với các cảm xúc và tư duy của chúng ta.
Bioplasma chính là chất liệu tạo thành các vầng của trường hào quang nơi con người.

Con người có bảy vầng hào quang. Mỗi vầng hào quang là duy nhất (có màu sắc, cấu trúc, chức năng, nhiệm vụ riêng). Chúng không pha trộn nhưng luôn tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau theo một qui luật nhất quán với sức khoẻ và mức độ Thánh Thiện trong cuộc sống tinh thần bạn. Khi bạn cân bằng sức khoẻ, bạn sống tràn đầy hạnh phúc với những suy nghĩ dâng hiến thanh cao, trường hào quang bảy vầng đều cân xứng, hài hoà sáng rõ.



Ngược lại khi bạn đau khổ, thù hận, ghen ghét, giận dữ, bảy vầng hào quang sẽ méo mó, mất cân xứng, chuyển màu tối đục. Và bạn sẽ ốm đau .

Bạn thường xuyên nạp năng lượng thông qua cuộc sống Thánh Thiện và Thiền định, vầng thứ bảy của trừơng hào quang mạnh mẽ, sáng suốt, sáng màu chàm, nhấp nháy với một tần số cao, sẽ giúp bạn xâm nhập vào “trường năng lượng vũ trụ”.
Nó dạy chúng ta về sự liên thông giữa tâm trí với tâm trí, giữa tâm trí của chúng ta với tâm trí vũ trụ. Nó giúp bạn tràn đầy sức sống nội tâm và thân thể khoẻ mạnh .

Năng lượng vũ trụ là vô hạn. Khi bạn sống Thánh Thiện bạn sẽ nhận được nguồn Năng lượng Tình thương từ vũ trụ và bạn sẽ có khả năng truyền năng lượng, chữa bệnh cho nhiều người.

Cách sống để nhận được năng lượng phi phàm của vũ trụ:

Sự quân bình Những người hiểu về cuộc sống tinh thần cho rằng bất cứ điều gì xảy ra trong cõi trời đất bao la này, đều được tạo bởi vô số yếu tố, mà yếu tố nào cũng cần thiết cả.

Những yếu tố ấy, như những sợi chỉ muôn màu, muôn sắc được dệt chung để tạo nên một tấm thảm của sự tồn tại. Sự quân bình là cách nắm giữ các sợi chỉ ấy lại với nhau một cách hài hòa.

Có thể nói, thước đo sự thông tuệ của một người, là khả năng giữ quân bình của người đó. Trong cuộc sống hiện đại náo động, xô bồ, biến động khôn lường, việc giữ được quân bình không phải là chuyện dễ. Chỉ một suy nghĩ, hay một lời nói tiêu cực thôi cũng có thể ném chúng ta ra khỏi sự quân bình. Chúng ta như người đi trên dây, ta cần rất cẩn trọng, đặt bước nọ sau bước kia, còn tay thì giữ một cái sào để giữ thăng bằng. Bước đi hơi chệch một chút, một đầu sào hơi nặng một chút, là ta sẽ bị đổ nhào. Để đến được đầu bên kia, mỗi bước chân của ta phải chính xác, mỗi bước chân của ta đòi hỏi sự quân bình

Sự quân bình với sức khỏe con người: Sự quân bình giữa thể chất và tình trạng tinh thần:
Sức khỏe là kho tàng quí báu nhất của cuộc đời. Không có nó, mọi của cải khác đều trở nên vô nghĩa (Khổng Tử). Để khỏe mạnh chúng ta cần sự quân bình. Bị mất quân bình vì bất cứ lý do nào, ta sẽ bị bệnh. Giữa sức khỏe thể chất và tình trạng tinh thần có một sự gắn kết chặt chẽ. Nó cần được giữ quân bình, hài hòa.

Da Di, người giữ linh hồn của Đại học tâm linh thế giới Ấn Độ thường nói: “Trong cuộc đời tôi, tôi luôn ưu tiên giữ sự bình an trong mọi ý nghĩ và cảm xúc của mình. Bằng cách này, tôi không bị mất năng lượng, và cách đánh giá của tôi cũng không bị méo mó bởi những xung đột nội tâm. Cách thực hành này mang lại sức mạnh cho tâm trí, cơ thể và giúp tôi có cảm giác thoải mái trong mọi mối quan hệ”.



Sự quân bình giữa tinh thần và thể xác

Con người có phần tinh thần, còn gọi là phần hồn, hay linh hồn (siêu vật chất) và phần thể xác (vật chất). Khi hiện hữu, trong mỗi con người, phần tinh thần và phần thể xác gắn kết chặt chẽ với nhau tới mức, người ta nhầm tưởng chúng là một, nhưng thực tế, chúng là “hai trong một “ ( : 2 1: Dual unit )

Vì vậy một con người muốn khỏe mạnh và khỏe mạnh một cách bền vững, phải khỏe mạnh cả về tinh thần lẫn thể xác, phải giữ quân bình. Hai phần này tương tác lẫn nhau, làm mạnh nhau lên hoặc làm yếu nhau đi. Tuy nhiên, phần dẫn dắt là phần tinh thần
Sự quân bình Âm- Dương
Âm- Dương ở đây là một phạm trù triết học sâu sa, chỉ hai trạng thái đối nghịch, hai cực, chúng luôn tương tác theo qui luật của Âm- Dương, Ngũ Hành, của tạo hóa, biến đổi, để tạo nên cuộc sống muôn màu của chúng ta. Để có sức khỏe, ta phải giữ quân bình Âm- Dương. Thí dụ phải giữ mình không quá nóng, không quá lạnh, không quá vui, không quá buồn…


Luật nhân quả với sức khỏe con người.
Luật nhân quả là định luật của vũ trụ. Thế giới này được điều khiển tự động bằng luật nhân quả

Từ “ nghiệp” (Karma) có nghĩa là “hành động” và tức “gieo gì gặt nấy”. Bất kể hành động của ai đó, mà ngay cả lời nói hay mới chỉ là suy nghĩ, dù tốt hay xấu, sẽ mang lại cho người đó một kết quả tương đương. Kết quả này có thể nhận lại ngay tức thì, nhưng thường là nhận lại ở kiếp sau. Có thể là “Nghiệp lành”, cũng có thể là” Nghiệp dữ”, nếu ai tạo “Nghiệp dữ” thường gọi là “Nghiệp chướng” thì sẽ phải trả nợ sau này. Trong muôn vàn con đường trả nợ (bị tật nguyền, con cháu hư hỏng, làm ăn thất bát) có một con đường là bệnh tật, gọi là “ bệnh do nghiệp”, đây thường là những căn bệnh khó chữa nhất. Hiểu về “Nghiệp” và về luật nhân quả, có một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, những người thức tỉnh sẽ biết sống hướng Thiện, tức không tạo “Nghiệp dữ”. Người thức tỉnh biết trồng hoa nơi anh ta bước đi và nhâm nhi hạnh phúc được mang cho, được dâng hiến.



Luật nhân quả là định luật điều hành vĩnh hằng của vạn vật của vũ trụ. Đây là một qui luật được chi phối một cách khách quan, đương nhiên là có trước đạo Phật

Tuy nhiên, khi đức Phật thành đạo dưới gốc Bồ đề, ngài đã giác ngộ được luật này, thấy được tầm quan trọng của nó tác động đến sự sống và sự chết trên hành tinh này. Luật nhân quả được giáo lý của đạo Phật hoàn chỉnh và trở thành lý thuyết cơ bản, là chính kiến quan trọng trong Phật học, đến mức nhiều người lầm tưởng luật nhân quả là của đạo Phật.


Luật nhân quả là định luật vĩnh hằng của vũ trụ, một luật tuyệt đối khách quan và tuyệt đối công bằng với từng con người, từng quốc gia đang tồn tại trên trái đất.

( Luật này cũng tương tự như Luật Giá sắc của Nho giáo: Gieo gì thì gặt nấy, Ai gieo thì kẻ ấy gặt, Gieo một thì gặt trăm )

Chúng ta cần coi việc giáo dục Luật nhân quả như một chiến lược toàn cầu, thay thế cho mọi thuyết giảng đạo đức, và những tiếng kêu gào đánh thức lương tâm nhân loại trước tội ác đang tràn như sóng bão
Bạn đã nhìn thấy Luật nhân quả vận hành tuyệt đối chính xác từ tầm vĩ mô (trái đất)đến vi mô (con người) chưa?

Như bạn đã thấy, hành tinh của chúng ta từng mỹ lệ, hiện đang thoi thóp, và chúng ta đang gánh chịu hậu quả từng ngày (bão, lũ, mưa, núi lửa, sóng thần, động đất, bệnh dịch người và gia súc…) do chính sự tàn phá tàn tệ không thương tiếc của con người nhiều thế hệ, nay vẫn tiếp tục. Rồi trái đất sẽ ra sao?
Rồi chính bạn, trong những ngày buồn, giận, đau khổ, âm mưu, thù hận, cơ thể bạn sẽ yếu ốm đến thế nào? Chưa nói đến việc ta quá tham sân si mà gây tội ác, thì quả báo nào sẽ đến? Chính vì sự vô minh đó mà cuộc sống của chúng ta trở nên bất hạnh, ốm yếu Cuộc sống trên thế giới này sẽ đẹp biết bao nếu mỗi con người biết được Luật nhân quả điều hành vũ trụ hoàn hảo và độc nhất vô nhị “


( Do CLBLC: Câu lạc bộ Lều chõng chuyển tới, không rõ tác giả )


www.vietnamvanhien.net




tải về 2.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương