Minh triết việt việt Nhân Nhận được thư chuyển có tựa đề: Mối Quan hệ giữa Minh Triết với Quyền lực và Chính trị


--------------------------------------------------------------------------------------------



tải về 2.69 Mb.
trang14/25
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích2.69 Mb.
#39611
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   25

--------------------------------------------------------------------------------------------

( 3 ) . Nét cong duyên dáng của Việt tộc


( Văn Lang Vũ bộ: Kim Định )

1.- Về việc lập viện khảo cổ Đông Nam Á


“ Năm 1976 UNESCO tổ chức tại Thái Lan một cuộc hội thảo về khảo cổ miền Đông Nam Á. Trong những vấn đề đưa ra có khoản bàn về những dáng hình và mô típ được tạo nên trong quan hệ với ý nghĩa nghệ thuật của người chế tác di vật với câu hỏi đâu là nét đặc trưng của Đông Nam Á? Hội nghị chủ trương năm điểm, trong đó hai điểm liên hệ tới nước ta.

Một là khuyến nghị nên hợp sức với Hội Đồng Quốc Tế triết học và khoa học xã hội để thành lập một nhóm các nhà khảo cổ của Đông Á và Đông Nam Á. Hai là xin UNESCO lập viện khảo cổ chung cho Đông Á và Đông Nam Á.

2.- Sự cần thiết phải có Triết tham dự: Học, Hành, Lập, Quyền


Vào lối 1978-1979 tôi có đọc trong báo Times một bài của học giả nào đó đang làm việc trong văn hóa Liên Hiệp Quốc còn nói lại vụ này, tiếc rằng trong cảnh tị nạn tài liệu tản mát hết chẳng còn biết ngày tháng tên tuổi liên hệ tới các điều ghi trên đây.

Nhưng về ý chính và mục tiêu nêu lên thì đại khái là nhấn mạnh sự cần thiết phải có triết tham dự vì giả sử có lập được viện khảo cổ theo đề nghị cũng khó đạt được kết quả mong muốn, nếu thiếu sự tham dự của ngành triết nhất là triết Việt Nho, vì sự khám phá chỉ sẽ hạn cục vào đợt mỹ thuật, thí dụ về kiểu cách, dáng điệu, các loại hoa văn cùng là niên đại của hiện vật hoặc những liên hệ với các ngành văn hóa khác. …Bấy nhiêu điều tuy rất thú vị và cần thiết nhưng chưa vượt khỏi biên cương của những cái hữu hình để thấu vào hồn linh văn hóa, chưa nói lên được tại sao nét nọ kia là đặc trưng của miền ấy? Nếu thưa tại họ yêu thích như vậy thì xin hỏi tại sao lại yêu thích như thế? Thí dụ tại sao Tàu ưa thích hồi văn, tại sao các nét cong của Tàu nhỏ hơn nét cong của Việt. Tại sao trên các kiến trúc của Chăm có nhiều đường cong trên cửa sổ hơn bên Angkor Vat. Tại sao những đường nét của Việt lại bé nhỏ thanh thoát. Và nếu tinh tế thêm một độ thì sẽ đặt câu hỏi những nét thanh tú kia cũng như nét cong nọ có là những nét quan trọng hơn hết của Việt tộc chăng? Nếu có thì tại sao? Đó là những câu hỏi thoạt xem coi như lẩn thẩn do những người vô công rỗi nghề nặn trán đặt ra chứ thường tình chẳng ai nghĩ tới. Cái đó đúng: văn hóa bao giờ cũng phải có giờ rảnh rang. Nhưng giả sử có giờ rảnh rang liệu có đặt những câu hỏi trên chăng. Và nếu có đặt ra được, liệu có trả lời nổi chăng, nhất là khi không thấy ơn ích đâu cả.

Nhưng nếu bạn tìm về nguồn gốc dân tộc, đang tìm đâu là nét đặc trưng của Việt Nam để thành lập quốc học thì sẽ thấy đó là những câu hỏi quan trọng ít ra ở chỗ chúng có thể cung ứng chứng từ cho các lời quyết đoán rằng Việt Nam có bốn ngàn năm văn hiến.

Chính trong chiều hường đó mà hôm nay tôi bàn về nét Cong và quyết rằng nét cong và thanh tú chính là những nét đặc trưng hơn hết của Việt nho, và đó là nét quý hóa vô biên: chính vì thiếu nó mà triết học Tây Âu đã sa vào những lỗi lầm chí tử khiến 25 thế kỷ triết học đã qua đi hầu như vô ích, phải làm lại toàn triệt.

Ngược lại vì có được nét cong nọ mà triết Việt Nho còn đang được nhân loại đặc biệt chú ý cho mãi tới nay vì nó tiêu biểu cho một đức tính, một khả năng là đã móc nối vào được với nền Minh triết, tức đã gây được nhiều hạnh phúc cho con người trong những điều kiện kinh tế hết sức eo hẹp. Tinh hoa mMnh triết nằm trong hai chữ uyển chuyển mà Nho kêu là Quyền Biến hoặc vắn tắt là Quyền được đặt trên cùng, sau ba bước: 1/ học, 2/ hành, 3/ lập, 4/ quyền.

Bước một là Học đã ít người bước vào nổi.

Thế mà đến bước hai là Hành còn ít nữa.

Thế rồi hành lung tung thì nhiều, chứ hành có Lập trường thì hiếm, thế mà trong số hiếm hoi đó lâu lâu mới nảy ra được một hai người đạt được bước Quyền.

Quyền là chi mà lại họa hiếm và được tôn quý như thế? Thưa đó là biểu hiệu của sự hòa hợp cùng tột, là hậu quả của sự đúc lại hai hình Vuông cộng với hình Tròn xoe được nghệ thuật biểu thị bằng nét Cong.

3.- Đúc Người: Đúc Tròn vào Vuông: Thời - Không nhất phiến


Xin nhắc lại trong bài Đúc Người tôi đã bàn đến sự quan trọng của việc đúc: đúc trống, đúc gươm, đúc đỉnh với ý nghĩa sâu xa là đúc Người.

Người là chi mà phải đúc? Thưa Người là sự giao hội của hai nét Đất Trời, nói theo cơ cấu là Tròn Vuông hay Ngang Dọc. Ai cũng thấy ngay đó là việc diệu vợi đúc sao được, vì là hai dạng thức khác nhau: đã Tròn thì thôi Vuông, đã 4 Góc thì thôi Tròn. Đúng lắm, vậy mà tất cả Đạo làm người lại nằm trong chỗ đúc đó, nếu đúc sai thì không ra người. Nói khác Người là vật lưỡng thê: vừa có hình thể thù lù có góc cạnh, nhưng đồng thời lại có tinh thần bao la không mốc giới. Biết sống là biết pha hai thứ trái chiều kia cho đúng liều lượng. Liều lượng nói bao la trừu tượng là 2-3 nôm na nói là “ vài ba “. Kinh Dịch nói là “ tham luỡng “ hay nói rộng là “ tham thiên lưỡng địa nhi ỷ số “. Xin nói ngay Đạo làm Người trở nên hiếm hoi, các triết đã thất bại trong việc đúc này. “



Cái Khánh ở Huế tượng trưng cho nét cong. Hình nét cong

“ Thường thì các triết gia chỉ mải bàn về những chuyện Trời Đất cho đó là cao cả, mà cao cả thật cao như Trời, rộng như Đất. Vậy mà lại là những vấn đề tương đối dễ


tải về 2.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương