Microsoft Word tcsh14-027-Nguyen Duc Thanh Dzung edited doc



tải về 0.52 Mb.
Chế độ xem pdf
trang1/30
Chuyển đổi dữ liệu12.04.2022
Kích0.52 Mb.
#51606
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30
Chỉ thị DNA nghiên cứu TV



Các kỹ thuật chỉ thị DNA  

 

265 



 

CÁC KỸ THUẬT CHỈ THỊ DNA TRONG NGHIÊN CỨU  

VÀ CHỌN LỌC THỰC VẬT 

 

Nguyễn Đức Thành 

Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, nguyenducthanh_pcg@ibt.ac.vn 

 

TÓM TẮT: Từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước, các kỹ thuật chỉ thị DNA được bắt đầu và phát triển 

nhanh chóng trở thành lĩnh vực quan trọng trong sinh học phân tử. Các chỉ thị DNA được sử dụng 

rộng rãi trong nghiên cứu và chọn lọc. Các kỹ thuật chỉ thị DNA được xây dựng để phát triển các chỉ 

thị DNA cho nghiên cứu đa dạng di truyền, phát sinh loài, phân loại, đánh dấu và xác định gen; cho 

chọn lọc nguồn gen và chọn giống nhờ chỉ thị phân tử. Sự phát triển của hàng loạt các chỉ thị DNA 

khác nhau cùng với các nguyên lý, phương pháp và ứng dụng của chúng dẫn đến việc cần thiết xem 

xét một cách cẩn thận trong việc lựa chọn kỹ thuật phù hợp cho mục đích nghiên cứu. Không có chỉ 

thị DNA nào hiện biết có thể đáp ứng đầy đủ tất cả các yêu cầu của nhà nghiên cứu. Phụ thuộc vào 

vấn đề nghiên cứu, có thể chọn trong các kỹ thuật chỉ thị DNA khác nhau mà mỗi kỹ thuật có thể có 

một số đặc tính cần thiết. Ở Việt Nam, một số kỹ thuật chỉ DNA được bắt đầu sử dụng từ cuối những 

năm 90 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, việc sử dụng còn hạn chế vì mới chủ yếu sử dụng các kỹ thuật như 

đa hình DNA nhân bản ngẫu nhiên, kỹ thuật các chuỗi lặp lại đơn giản hay tiểu vệ tinh, kỹ thuật đa 

hình độ dài các đoạn nhân bản chọn lọc trong các nghiên cứu: đa dạng di truyền, lập bản đồ liên kết 

phân tử và chọn giống nhờ chỉ thị phân tử ở thực vật. Bài tổng quan này sẽ giới thiệu tổng quát về hầu 

hết các kỹ thuật chỉ thị DNA hiện có và ứng dụng của chúng trong nghiên cứu và chọn lọc ở thực vật 

nhằm cung cấp thông tin cần thiết và cập nhật cho các nhà nghiên cứu phân loại, bảo tồn và chọn 

giống trong việc lựa chọn kỹ thuật chỉ thị DNA phù hợp. 

Từ khóa: Chọn giống nhờ chỉ thị phân tử, chọn lọc nguồn gen, đa dạng di truyền, kỹ thuật chỉ thị 

DNA, xác định gen.  

 

MỞ ĐẦU 

Kể  từ  khi  chỉ  thị  DNA  đầu  tiên  được  phát 

triển  và  ứng  dụng  cho  đến  cuối  những  năm  90 

của thế  kỷ XX, hàng  loạt chỉ thị DNA  hay  còn 

gọi  là chỉ thị phân tử được ra đời đó là các chỉ 

thị: chỉ thị đa hình độ  dài các đoạn  cắt hạn chế 

(RFLP-restriction 

fragment 

length 

polymorphism  [20],  chuỗi  lặp  ngắn  liền  kề 

(STR-short  tandem  repeats  [64],  số  lượng  thay 

đổi  các  chuỗi  lặp  lại  liền  kề  (VNTR-variable 

number  tandem  repeat  [127],  chỉ  thị  nhân  bản 

allen 


đặc 

biệt 


(AS-PCR-allele 

specific 

polymerase  chain  reaction  [97],  các  oligo  allen 

đặc biệt (ASO-allele specific oligo [15], đa hình 

cấu  tạo  sợi  đơn  (SSCP-single  stranded 

conformation  polymorphism  [136],  vị  trí  chuỗi 

đánh  dấu  (STS-sequence  tagged  site  [134],  đa 

hình DNA nhân bản ngẫu nhiên (RAPD-random 

amplified  polymorphic  DNA  [197],  chỉ  thị  tạo 

ra do phản ứng PCR với các  mồi tùy tiện  (AP-

PCR-arbitrarily  primed  PCR  [195],  vị  trí  trình 

tự tiểu  vệ tinh được đánh  dấu (STMS-sequence 

tagged  microsatellite  site  [16],  dấu  DNA  nhân 

bản  (DAF-DNA  amplification  fingerprinting 

[28],  chỉ  thị  trình  tự  biểu  hiện  (EST-expressed 

sequence tags [2], đa hình độ dài các chuỗi đơn 

giản 

(SSLP-simple 



sequence 

length 


polymorphism  [38],  chuỗi  đa  hình  nhân  bản 

được  cắt  hạn  chế  (CAPS-cleaved  amplified 

polymorphic sequence [6], chỉ thị tạo ra do phản 

ứng  PCR  với  mồi  thoái  hóa-mồi  có  vị  trí  mà  ở 

đó  có  thể  thay  thế  các  oligo  khác  nhau  (DOP-

PCR-degenerate  oligonucleotide  primed  PCR 

[170], chỉ thị nhân bản sợi thay thế (SDA-strand 

displacement  amplification  [190],  chuỗi  lặp  lại 

đơn giản (SSR-simple sequence repeat [5], vùng 

nhân  bản  chuỗi  DNA  được  mô  tả  (SCAR-

sequence characterized amplified regions [137], 

đa  hình  nucleotide  đơn  (SNP-single  nucleotide 

polymorphism  [78],  chỉ  thị  phản  ứng  nhân  bản 

bằng  mồi  đơn  (single  primer  amplification 

reactions  [60],  đa  hình  các  locus  tiểu  vệ  tinh 

nhân 


bản 

chọn 


lọc 

(SAMPL-selective 

amplification of microsatellite polymorphic loci 

[122],  tiểu  vệ  tinh  neo  nhân  bản  (AMP-PCR-

anchored  microsatellite  primed  PCR  [212],  đa 

TAP CHI SINH HOC 2014, 36(3): 265-294

 

 DOI:     10.15625/0866-7160/v36n3.5974 




Nguyen Duc Thanh 

 266 


hình tiểu  vệ tinh  nhân bản  ngẫu nhiên (RAMP-

random  amplified  microsatellite  polymorphism 

[201],  chuỗi  lặp  lại  đơn  giản  giữa  (ISSR-inter-

simple  sequence  repeat  [212]),  các  mồi  liên 

quan  đến  allen  đặc  biệt  (ASAP-allele  specific 

associated  primers  [57],  đa  hình  độ  dài  đoạn 

nhân chọn lọc (AFLP-amplified fragment length 

polymorphism  [200],  chỉ  thị  PCR  lồng  vị  trí 

chọn  lọc  (SSI-site-selected  insertion  PCR  [92], 

tiểu vệ tinh nhân bản ngẫu nhiên (RAM-random 

amplified microsatellites [66], đa hình nhân bản 

chuỗi  đặc  biệt  (S-SAP-sequence  specific 

amplification  polymorphism  [193],  các  trình  tự 

lặp  lại  đơn  giảm  neo  (ASSR-anchored  simple 

sequence  repeats  [191]  và  chỉ  thị  PCR  đảo 

(IPCR-inverse  PCR  [187].  Các  kỹ  thuật  chỉ  thị 

DNA  tương  ứng  được  xây  dựng  để  phát  triển 

chỉ thị DNA cho nghiên cứu đa dạng  di truyền, 

phát  sinh  loài,  phân  loại,  đánh  dấu  và  xác  định 

gen; cho chon lọc nguồn gen và chọn giống nhờ 

chỉ thị phân tử. Không có chỉ thị DNA nào hiện 

có có thể đáp ứng đầy đủ tất cả các yêu cầu của 

nhà  nghiên  cứu.  Phụ  thuộc  vào  vấn  đề  nghiên 

cứu,  ta  có  thể  chọn  trong  các  kỹ  thuật  chỉ  thị 

DNA khác nhau mà mỗi kỹ thuật có thể có một 

số  đặc  tính  cần  thiết.  Ở  Việt  Nam,  một  số  kỹ 

thuật  chỉ  DNA  được  bắt  đầu  sử  dụng  từ  cuối 

những  năm  90  của  thế  kỷ  XX.  Tuy  nhiên,  việc 

sử  dụng  còn  hạn  chế  vì  mới  chủ  yếu  sử  dụng 

các  kỹ  thuật  như  đa  hình  DNA  nhân  bản  ngẫu 

nhiên,  kỹ  thuật  các  chuỗi  lặp  lại  đơn  giản  hay 

tiểu  vệ  tinh,  kỹ  thuật  đa  hình  độ  dài  các  đoạn 

nhân  bản  chọn  lọc  trong  các  nghiên  cứu:  đa 

dạng  di  truyền  và  đánh  giá  nguồn  gen  [22,  37, 

171, 172], lập bản đồ liên kết phân tử [98, 173] 

và  chọn  giống  nhờ  chỉ  thị  phân  tử  ở  thực  vật 

[99, 104]. Bài tổng quan  này sẽ  giới thiệu tổng 

quát  về  hầu  hết  các  kỹ  thuật  chỉ  thị  DNA  hiện 

có  và ứng  dụng của chúng trong  nghiên  cứu và 

chọn  lọc  ở  thực  vật  nhằm  cung  cấp  thông  tin 

cần thiết và cập nhật cho các nhà nghiên cứu và 

chọn  giống trong  việc lựa chọn  kỹ thuật chỉ thị 

DNA  phù  hợp  cho  nghiên  cứu  và  chọn  lọc  ở 

thực vật. 




tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương