Môi trưỜng vĩ MÔ. Môi trường kinh tế



tải về 20.32 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.09.2023
Kích20.32 Kb.
#55126
QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ.

  1. Môi trường kinh tế.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2015-2020 đã đi được hết chặng đường và đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Tăng trưởng GDP phục hồi rõ nét sau giai đoạn 2011-2015, duy trì tốc độ cao, đặc biệt là trong các năm 2017-2019 (với tốc độ tăng tương ứng 6,81% năm 2017; 7,08% năm 2018 và khoảng 7,1% năm 2019).
Trong đó ngành công nghiệp CNTT, viễn thông đã và đang trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Năm 2019, doanh thu ước tính đạt 112 tỷ USD đóng góp 14% vào GDP của cả nước, đã giải quyết việc làm cho hơn một triệu lao động. Cho thấy tầm quan trọng của ngành công nghiệp đang được tập trung nhất hiện nay của Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.
Với tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay và xu hướng trong tương lai thì vừa đem lại những cơ hội, thuận lợi cho các lĩnh vực hoạt động về CNTT-Viễn Thông. Nhu cầu về dịch vụ viễn thông gia tăng, nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, đó là đòi hỏi phải tìm cách thay đổi công nghệ, phương pháp quản lý để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, sự chăm sóc khách hàng, sự cạnh tranh gay gắt. Về dài hạn Việt Nam vẫn được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng, có khả năng phát triển mạnh trong tương lai.
Trong tương lai sắp tới nền kinh tế số sẽ là ưu thế cho các doanh nghiệp, vì vậy cần chuyển đổi và cung cấp dịch vụ số, tăng trưởng doanh thu sang các lĩnh vực sản phẩm,dịch vụ mới trên nền tảng số, tạo ra mô hình kinh doanh mới với ưu thế vượt trội vềcông nghệ, và sản phẩm, nhằm tạo nên ưu thế trong thị trường cạnh tranh rất khốc liệt.
Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam tiếp tục được kiểm soát, giảm từ 7,7% bình quân giai đoạn 2011-2015 xuống 3,1% ước bình quân giai đoạn 2016-2017, năm 2018 là 3,54%, năm 2019 là 2,79% (vượt qua kế hoạch đặt ra). Lạm phát cơ bản bình quân được duy trì ở mức thấp, năm 2017 và 2018 lần lượt là 1,41% và 1,48% năm 2019 là 2,01%.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với năm trước, đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ CPI bình quân năm 2020 dưới 4% của Quốc Hội đề ra trong bối cảnh một năm với nhiều biến động khó lường.
Điều này sẽ có tác dụng kích thích các doanh nghiệp gia tăng đầu tư, làm cho sản xuấtđược mở rộng. Sản xuất mở rộng sẽ tạo được nhiều công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thấtnghiệp, tăng thu nhập của người dân.
- Cơ hội: Tương lai sắp tới nền kinh tế số sẽ là ưu thế cho các doanh nghiệp, vì vậy các doanh nghiệp cần phải tạo ra mô hình kinh doanh mới với ưu thế vượt trội về côngnghệ.
- Thách thức: Nhu cầu về dịch vụ viễn thông gia tăng, nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, đó là đòi hỏi phải tìm cách thay đổi công nghệ, phương pháp quản lý để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, sự chăm sóc khách hàng, sự cạnh tranh gay gắt.
Như vậy, với tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay và xu hướng trong tương lai thì vừa đem lại những cơ hội, thuận lợi cho các lĩnh vực hoạt động của VIETTEL. Nhu cầu về dịch vụ viễn thông gia tăng, nhưng cũng gây ra không ít khó khăn: đó là đòi hỏi phải tìm cách thay đổi công nghệ, phương pháp quản lý để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, sự chăm sóc khách hang, sự canh tranh gay gắt.
2/ Môi trường chính trị
Chính trị nước ta hiện nay được đánh giá rất cao về sự ổn định, đảm bảo cho sự hoạt động phát triển của các doanh nghiệp, tạo ra tâm lý an toàn khi đầu tư.
Sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ - Trung đã ảnh hưởng vượt qua biên giới của hai nước, tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của nền kinh tế Việt Nam.
Chính phủ rất quan tâm về hiệu năng hành chính công, tháo gỡ các rào cản trong hoạt động kinh doanh. Đây là một thuận lợi cho VIETTEL giảm bớt rào cản ra nhập ngành.
Luật pháp Việt nam hiện nay có chiều hướng được cải thiện. luật kinh doanh ngày càng được hoàn thiện.
Luật doanh nghiệp tác động rất nhiều đến tất cả doanh nghiệp nhờ khung pháp lý của luật pháp dưới sự quản lý của nhà nước các thanh tra kinh tế. Tất cả các doanh nghiệp đều hoạt động thuận lợi.
Luật doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực năm 2020 tạo sự công bằng trong môi trường kinh doanh giữa các thành phần kinh tế, thúc đẩy sự phát triển chung của các ngành công nghiệp nói chung và ngành Viễn thông nói riêng.
Bộ thông tin và truyền thông Việt Nam thông báo đang hoàn thiện khung pháp lý nhằm mở rộng không gian hoạt động cho các doanh nghiệp viễn thông để phát triển các dịch vụ mới như thanh toán không dùng tiền mặt, hạ tầng số…
Việc tăng xuất khẩu sang Mỹ cũng đồng nghĩa với việc làm gia tăng thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam. Điều đó sẽ khiến hàng hóa Việt Nam rơi vào tầm ngắm của việc kiểm tra của Mỹ, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu. Mỹ đã đưa Việt Nam vào danh sách cần theo dõi đối với những quốc gia thao túng tiền tệ, việc bị coi là nước “thao túng tiền tệ” có thể dẫn đến việc hàng hóa Việt Nam bị đánh thuế khi bán vào thị trường Mỹ, gây tổn hại cho nền kinh tế Việt Nam.
3/ Môi trường Văn hóa – Xã hội

  • Ảnh hưởng của dân số: mỗi năm tăng 1 triệu dân,số hộ gia đình tăng.

Thuê bao cố định, di động, internet, tăng => có chiến lược để thu hút dẫn trước các đối thủ khác vì đây là nhóm người dùng mới sử dụng

  • Ảnh hưởng của nhiều nhóm khách hàng khác nhau: sinh viên, giáo viên, doanh nghiệp, nông dân, thuyền viên,… có chiến lược về dịch vụ và giá cả hợp lí cho từng đối tượng để thu hút nhu cầu của họ.

Ngày nay, người dân của cả nước Việt Nam đều được kết nối với nhau thông qua Internet. Mỗi người từ doanh nghiệp, người nông dân, sinh viên, công chức cho đến học sinh, sinh viên đều có nhu cầu sử dụng Internet với tốc độ cao, điều này sẽ kích cầu cho ngành dịch vụ Viễn thông. Và tương lai di động đang bước sang một trang mới, khi chuyển đổi số đã trở thành xu hướng tất yếu. Chính vì vậy, trong giai đoạn mới, các Doanh nghiệp Viễn thông cần đặt mục tiêu chuyển đổi thành dịch vụ Telecom số, cần phải nâng cao trải nghiệm khách hàng, bùng nổ điện thoại thông minh đến 100% người dân, và dịch vụ kết nối Internet vạn vật – IoT.
=> Đây là một cơ hội to lớn và cũng có rất nhiều thách thức đòi hỏi các Doanh nghiệp Viễn thông phải chuyển đổi số mạnh mẽ, xây dựng văn hóa số, xây dựng hệ sinh thái dịch vụ số cho khách hàng. Việt Nam với thị trường 86 triệu dân, tỷ lệ số người đang có nhu cầu dịch vụ liên lạc lớn đã tạo ra nhu cầu lớn và một thị trường lớn sẽ là cơ hội cho Viettel mở rộng hoạt động và chiếm lĩnh thị trường giàu tiềm năng.
4./ Môi trường công nghệ.
Công nghệ là một ý nghĩa vô cùng quan trọng và nếu doanh nghiệp bạn đang đi đầu về công nghệ chắc chắn sẽ là người dẫn đầu trong thị trường. Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu và khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Ngành Công nghiệp CNTT, Điện tử viễn thông sẽ là cầu nối của công cuộc đổi mới, điều này yêu cầu các doanh nghiệp phải đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tưgắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế số, xã hội số; nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, mang lại nhiều cơ hội mới để bứt phá. Và 5G chính là công nghệ phù hợp nhất cho cuộc cách mạng này. Việt Nam đang thuộc nhóm các quốc gia đầu tiên trên thế giới tiếp cận công nghệ này, một trong những nước tiên phong đi đầu trong việc nghiên cứu sản xuất thiết bị 5G, thử nghiệm và từng bước tiến tới thương mại hóa 5G.
=> Điều nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm ra con đường phát triển riêng chomình vì không hề có kinh nghiệm để học hỏi. 5G mang lại cơ hội lớn trong tương lai,nhưng lại ẩn chứa không ít thách thức ngay hiện tại.
5./ Môi trường pháp luật.
Trong giai đoạn vừa qua, nhiều văn bản pháp luật mới với các cơ chế, chính sách phát huy nội lực, mở cửa hội nhập, thúc đẩy đầu tư, đẩy mạnh cạnh tranh, phát triển môi trường mạng như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư; Luật Cạnh tranh, Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử v.v… được ban hành. Bên cạnh đó, nhiều điều ước quốc tế đã được ký kết như các thoả thuận thương mại song phương và đa phương, đặc biệt thoả thuận gia nhập WTO của Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường viễn thông, cho phép nhà đầu tư nước ngoài hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam hoặc cung cấp dịch vụ xuyên biên giới.
Theo Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành quy chế làm việc của Chính phủ. Quyết nghị ban hành Chương trình Cắt giảm đơn giản hóa ngay những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, là rào cản, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2020 –2025. Điều này giúp các doanh nghiệp Viễn thông giảm thời gian và chi phí trong việc tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh. Và còn góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả và bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.
Theo Luật số 16/2012/QH13 của Quốc hội: Luật quảng cáo đưa ra những khuyến khích cho tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại vào việc thiết kế, xây dựng sản phẩm quảng cáo, đầu tư có hiệu quả vào quảng cáo. Điều nàygiúp doanh nghiệp như Viettel có lợi thế lớn khi là một công ty chuyên về CNTT-Viễn Thông, phát huy tiềm lực của mình trong việc tiếp thị dịch vụ đến với khách hàng.
Cũng theo luật công nghệ thông tin Luật số: 67/2006/QH11 Ưu tiên ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khuyến khích đầu tư cho lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ giúp các doanh nghiệp có nguồn lực tài chính lớn mạnh hơn nhằm thúc đẩy đầu tư, nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm mới, dịch vụ mới, công nghệ mới đáp ứng nhu cầu khách hàng và thực hiện chiến lược kinh doanh của mình.
Trong thời kỳ kinh tế hiện đại, đặc biệt Internet đang phát triển vượt bậc, việc đảm bảo an toàn thông tin cho khách hàng là cực kỳ quan trọng đối với Công ty Viễn thông như Viettel. Theo Luật số: 86/2015/QH13 về an toàn thông tin mạng quy định nghiêm cấm thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân. Các doanh nghiệp cần phải đưa ra giải pháp kịp thời nhằm đảm bảo an toàn thông tin khách hàng của mình.
5./ Môi trường tự nhiên.
Môi trường tự nhiên hiện nay đang bị ảnh hưởng nặng nề do các trạm BTS (Trạm thu phát sóng di động) mọc lên quá nhiều. Theo tính toán của các chuyên gia,một mạng điện thoại di động muốn phủ sóng toàn quốc phải xây lắp khoảng 5.000 trạm BTS. Do vậy thực trạng có quá nhiều trạm BTS được đặt xen lẫn trong khu dân cư để, điều này tạo ra một bộ mặt đô thị có phần mất mĩ quan cũng như gây ra không ít cho người dân sống chung quanh.
Sóng, điện từ bức xạ từ các trạm BTS có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Tác hại này càng nguy hiểm với tình trạng vị trí các trạm BTS hiện nay, vừa gần dân cư, vừa quá thấp. Phần lớn các trạm BTS hiện nay đều không đạt yêu cầu về độ cao. Ở các nước như Mỹ, Nhật Bản, các quy định lắp đặt BTS rất chặt chẽ, muốn lắp trong khu dân cư thì phải đặt trên các ngôi nhà cao từ 100m trở lên.
Qua thống kê chi tiết, năm 2019 cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp viễn thông đã chịu những ảnh hưởng của thiên tai gây thiệt hại trực tiếp đến một số thiết bị, vật tư trên mạng lưới, gây gián đoạn thông tin cục bộ như: cảm ứng sét gây cháy hỏng thiết bị; đổ cây, sạt lở đất làm gãy, đổ cột và đứt các tuyến cáp quang, cáp đồng đường trục và cáp thuê bao; ngập úng cục bộ gây ảnh hưởng tới việc di chuyển đi xử lý các sự cố… Các doanh nghiệp viễn thông cần chủ động đôn đốc các đơn vị cấp dưới trong việc triển khai thực hiện tự kiểm tra, củng cố mạng lưới, nhất là tại các trạm đầu mối,các tuyến cáp ở những khu vực hay bị ảnh hưởng của thiên tai trên địa bàn; việc chuẩn bị vật tư, thiết bị dự phòng cho ứng cứu thông tin khi có tình huống xảy ra.
=> Yếu tố này là thách thức cho các doanh nghiệp Viễn thông.
tải về 20.32 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2023
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương