Mỗi ngày có 208 doanh nghiệp dừng hoạt động, giải thể


Số lượng doanh nghiệp bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy dừng hoạt động, giải thể nhiều nhất



tải về 0.93 Mb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu09.06.2018
Kích0.93 Mb.
#39814
1   2   3   4   5

Số lượng doanh nghiệp bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy dừng hoạt động, giải thể nhiều nhất.


Trong 10 tháng đầu năm nay, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tập trung chủ yếu ở những ngành kinh tế như Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có  7.739 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm 39,4%; Xây dựng có 2.901 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm 14,8%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 2.569 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm 13,1%; Vận tải kho bãi có 1.120 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm 5,7%...

Cũng trong 10 tháng qua, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể của cả nước là 33.163 doanh nghiệp, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tổng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể có 14.690 công ty TNHH 1 thành viên chiếm 44,296%; có 9.648 công ty TNHH 2 thành viên chiếm 29,093%; có 2.365 doanh nghiệp tư nhân chiếm 7,131%; có 6.459 công ty cổ phần chiếm 19,477% và có 01 công ty hợp danh chiếm 0,003%.

So sánh số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động giữa các ngành, thì doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tập trung chủ yếu ở những ngành kinh tế như Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 13.730 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chiếm 41,4%; Xây dựng có 4.596 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chiếm 13,9%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 3.760 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chiếm 11,3%; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác có 1.770 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chiếm 5,3%; Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác có 1.622 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chiếm 4,9%...

Báo cáo cũng cho thấy, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 10 tháng đầu năm 2017 của cả nước là 9.794 doanh nghiệp, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2016. Trong tổng số doanh nghiệp giải thể của cả nước trong 10 tháng đầu năm có 4.145 công ty TNHH 1 thành viên chiếm 42,32%; có 2.863 công ty TNHH 2 thành viên chiếm 29,23%; có 1.536 doanh nghiệp tư nhân chiếm 15,68%; có 1.248 công ty cổ phần chiếm 12,74% và có 02 công ty hợp danh chiếm 0,02%.

Tỷ lệ doanh nghiệp giải thể trong 10 tháng đầu năm 2017 giảm ở 03 ngành so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Thông tin và truyền thông có 282 doanh nghiệp, giảm 18,3%; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có 300 doanh nghiệp, giảm 2,3% và Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác có 444 doanh nghiệp, giảm 1,8%. Các ngành, nghề còn lại đều có số doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ năm 2016.

Bên cạnh đó, số doanh nghiệp giải thể tập trung chủ yếu ở những ngành kinh tế như: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 3.757 doanh nghiệp, chiếm 38,4%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.254 doanh nghiệp, chiếm 12,8%; Xây dựng có 1.027 doanh nghiệp, chiếm 10,5%; Dịch vụ lưu trú và ăn uống có 618 doanh nghiệp, chiếm 6,3%;... 

Theo DNVN




Vốn cho vay không thiếu nhưng doanh nghiệp tiếp cận rất ít

Chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ than phiền về việc tiếp cận vốn vay quá khó khăn, khó mở rộng sản xuất kinh doanh...,ở một khía cạnh khác, có ý kiến cho rằng vốn vay đã có, nhưng doanh nghiệp tiếp cận lại rất ít. Đây là vấn đề được Đại biểu Quốc hội tỉnh Thải Bình - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam lý giải với báo chí bên lề kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV vừa khai mạc ngày 23.10.

PV: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được đánh giá là thành phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, song nhiều đại diện doanh nghiệp có ý kiến cho rằng việc tiếp cận nguồn vốn lại rất khó khăn bởi thủ tục vay vốn phức tạp và nhiều khó khăn. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?


 ĐBQH Nguyễn Văn Thân: Hiện nguồn vốn cho đổi mới sáng tạo khoảng 2000 tỉ nhưng cho vay được rất ít. Ngân hàng BIDV cũng đã ký với Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cung cấp vốn 10.000 tỉ với lãi suất ưu đãi, cộng với nguồn vốn để ưu tiên doanh nghiệp xuất khẩu. Đó là nguồn vốn dành cho hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.


Chúng tôi đã đề nghị các doanh nghiệp đến với Hiệp hội để được hỗ trợ về thủ tục, pháp lý nhằm tiếp cận nguồn vốn vay, thế nhưng lực lượng doanh nghiệp tiếp cận còn ít. Ở đâu cũng nói thiếu vốn nhưng mức độ tha thiết đi tìm nguồn vốn lại chưa nhiều. Vẫn biết là có những khó khăn nên chúng ta đã có nhiều cách tháo gỡ như: giảm lãi suất, giảm thủ tục hành chính cho vay. Cả ngân hàng và Nghị quyết của Chính phủ đều đã có rồi.

Thế nhưng doanh nghiệp phải có dự án. Vì doanh nghiệp nhỏ và vừa khi làm các thủ tục như luận chứng kinh tế, các thủ tục khác thì rất yếu, nhưng bù lại đã có sự hỗ trợ, tuy vậy người đến không nhiều nên vốn có nhưng không nhiều người vay và vay được. Bây giờ để cho vay được chỉ có thể hỗ trợ để doanh nghiệp đủ điều kiện vay. Ngoài điều kiện đương nhiên về tài sản thế chấp thì chúng tôi có thể tư vấn về thủ tục để giúp doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thiện điều kiện vay vốn.


PV: Vấn đề nhân lực lao động chất lượng cao hiện đang là bài toán chưa có lời giải. Theo ông, cần phải làm thế nào để nâng cao chất lượng lao động như hiện nay?


 ĐBQH Nguyễn Văn Thân: Thực tế mà nói, hiện lực lượng lao động có kỹ năng tốt rất ít. Ngay kể cả lực lượng lãnh đạo doanh nghiệp được đào tạo cũng rất ít. Thậm chí khi mở lớp huấn luyện đào tạo, được hỗ trợ một phần kinh phí nhưng không ai chịu đến. Ngay cả các lãnh đạo doanh nghiệp cần phải có thích thú với việc học tập, trao đổi kinh nghiệm mới có thể nâng cao năng lực quản lý. Hiệp hội đi vận động lãnh đạo doanh nghiệp tham gia rất nhiều nhưng người tham gia lại rất ít, thế thì làm sao nâng cao chất lượng quản lý được. Khi lãnh đạo tư duy như vậy thì khó mà đòi hỏi lao động nghiệp vụ có tay nghề tốt.

Theo tôi, để giải quyết được vấn đề này, ngoài việc vận động thì phải đưa ra các điều kiện đối với các doanh nghiệp. Ví dụ như khi thành lập công ty, lãnh đạo phải đảm bảo những điều kiện tối thiểu nào, chứ không phải cứ có tiền là có thể làm giám đốc, chủ tịch công ty. Chẳng hạn như điều kiện về chứng chỉ, bằng cấp như quản trị kinh doanh hoặc có trình độ bằng cấp ở lĩnh vực mình làm quản lý.


PV: Hiện đang có một vấn đề gây tranh cãi đó là doanh nghiệp thì đòi hỏi người lao động có tay nghề cao, năng suất cao mới chịu trả lương cao. Nhưng ngược lại, giới chủ lại thường tuyển lao động tay nghề chưa cao để tiết giảm chi phí. Theo ông, vấn đề này cần nhìn nhận ra sao để doanh nghiệp phải có trách nhiệm hơn với việc nâng cao mức sống cho người lao động?


 ĐBQH Nguyễn Văn Thân: Phải khẳng định là không thể đòi hỏi người lao động chia sẻ với giới chủ khi mà mức sống của họ còn chưa được đảm bảo. Có nhiều chủ doanh nghiệp cho rằng doanh nghiệp ngoài lương cho người lao động còn phải gánh nhiều chi phí khác. Nhưng chi phí khác có thể tiết giảm được, còn lương phải đảm bảo cho người lao động đủ sống, khi người ta đủ sống thì mới có thể cống hiến, nâng cao tay nghề để đạt được năng suất cao. Việc kinh doanh hiệu quả hay không là việc của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải có trách nhiệm chia sẻ với người lao động chứ không thể đòi hỏi điều ngược lại như hiện nay.

Theo DNVN




Thép in 3D không gỉ và chịu lực hơn thép thông thường


  

Dù đang bùng nổ trên thế giới nhưng công nghệ in 3D hiện mới phát huy hiệu quả trên các vật liệu như nhựa hay thép xốp (porous steel) – nghĩa là nhiều vật liệu còn chưa đáp ứng những yêu cầu về kết cấu chịu lực lõi cứng. Mới đây, một nhóm nghiên cứu đã phát triển công nghệ in 3D cho ra các sản phẩm thép không gỉ, vừa cứng lại dẻo – bước tiến có thể mang lại phương thức chế tạo nhanh chóng và rẻ tiền hơn với mọi thứ từ động cơ tên lửa tới các cấu kiện trong lò phản ứng hạt nhân hay dàn khoan dầu khí.

Công nghệ thép không gỉ được phát minh lần đầu vào khoảng 150 năm trước, cho tới nay vẫn còn phổ biến. Được làm từ thép truyền thống nung chảy – thành phần kết hợp giữa sắt với carbon (có thể cho thêm kim loại như Nickel) – thêm vào crom và molypden, thép không gỉ có khả năng chống sự rỉ sét và ăn mòn. Tiếp theo là cả một quy trình phức tạp gồm nhiều bước: làm lạnh, gia nhiệt, cán, giúp cho thép đạt được cấu trúc vi mô với những hạt kim loại hỗn hợp bị nén chặt, và lớp phân cách mỏng giữa các hạt giúp hình thành một cấu trúc khá giống với tế bào. Khi lá thép bị uốn cong hay kéo dãn, những bề mặt tinh thể (gồm các nguyên tử) bị trượt, cắt vào nhau, dẫn tới sự thiếu hụt khi các lớp này cùng kết hợp – gây ra hiện tượng đứt gãy. Tuy nhiên, việc tạo ra những lớp phân cách dày có thể "chấm dứt" tình trạng này, giúp thép trở nên cứng hơn rất nhiều nhưng vẫn đủ dẻo để uốn thành các hình dạng như mong muốn.


Trong một số điều kiện nhất định, thép không gỉ từ in 3D có thể cứng gấp ba lần so với thép sản xuất thông thường.

Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã cố gắng đi tìm cách tái tạo một cấu trúc như vậy. Họ bắt đầu thử nghiệm bằng việc đổ một lớp dạng bột – gồm những phân tử kim loại hỗn hợp – lên một mặt phẳng. Một chùm tia laser năng lượng cao, điều khiển bằng máy tính, chiếu đi chiếu lại trên bề mặt. Những phân tử kim loại khi tiếp xúc với laser sẽ trở nên nóng chảy. Sau đó, một lớp bột mới lại được thêm vào, tiếp tục xử lý bằng tia laser để làm tan chảy các phân tử rồi gắn kết với lớp bên dưới. Lặp đi lặp lại như vậy, các kỹ sư có thể tạo ra những kết cấu phức tạp như trong động cơ tên lửa.

Một vấn đề tồn tại từ lâu với thép không gỉ từ công nghệ in đó là tỷ lệ rỗng còn cao,khiến thép trở nên yếu và dễ đứt gãy. Vì vậy, "kết quả này thật đáng kinh ngạc", Yinmin Morris Wang – nhà khoa học vật liệu tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore ở California, người lãnh đạo nhóm nghiên cứu nói. Vài năm trước, Wang và các đồng nghiệp đã đi theo hướng sử dụng tia laser và kỹ thuật làm lạnh nhanh khi làm tan chảy những phân tử kim loại hỗn hợp trong cùng một khu vực mật độ, để tạo nên cấu trúc nén chặt.

Tới nay, khả năng chế tạo loại thép này đã được mở rộng hơn rất nhiều khi nhóm của của Wang đã thiết kế một tiến trình điều khiển bằng máy tính, không những để làm ra những lớp thép không gỉ dày mà còn để kiểm soát chặt cấu trúc vật liệu ở mức độ nano tới micro mét. Thành tựu này cho phép máy in 3D có thể xây dựng những cấu trúc giống tế bào cực nhỏ, có chức năng giống như bức tường ngăn ngừa sự đứt gãy và những vấn đề phổ biến hay gặp ở thép. Kết quả thử nghiệm cũng cho thấy, trong một số điều kiện nhất định, thép không gỉ từ in 3D có thể cứng gấp ba lần so với thép sản xuất bằng những phương pháp thông thường, và vẫn “dễ uốn” – báo cáo công bố trên tạp chí Nature Materials.



"Những gì họ làm thực sự rất ấn tượng", Rahul Panat – kỹ sư cơ khí tại Đại học Carnegie ở Pittsburgh (Pennsylvania) nhận xét. Hơn thế nữa, Panat tin rằng vì Wang và các đồng nghiệp sử dụng công nghệ in 3D thương mại mới và tia laser, nên nhiều nhóm khác có thể học hỏi để chế tạo hàng loạt những sản phẩm từ thép không gỉ như thùng chứa nhiên liệu trên máy bay tới các ống chịu lực trong nhà máy điện hạt nhân.

Theo tiasang
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương