Mục tiêu nghiên cứu



tải về 0.85 Mb.
trang1/13
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.85 Mb.
#16949
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

ĐẶT VẤN ĐỀ

Kích thước và cân nặng của trẻ sơ sinh lúc sinh là một trong những yếu tố quan trọng nhất liên quan đến tình trạng sức khỏe của trẻ sau sinh cũng như lâu dài. Hiện tượng trẻ đẻ ra nhẹ cân so với tuổi thai thường tăng tỉ lệ bệnh lý và tử vong trong thời kỳ sơ sinh cũng như thời kỳ nhũ nhi. Ngược lại những trẻ tăng trưởng quá mức trong tử cung cũng liên quan đến tình trạng ngạt sau đẻ và chấn thương trong quá trình đẻ.

Việc phân loại trẻ có nguy cơ dựa vào cân nặng khi sinh tương ứng với tuổi thai là vấn đề quan trọng được các tác giả và tổ chức Y tế thế giới (WHO) quan tâm và ưu tiên cho mọi biện pháp để giảm thiểu tỉ lệ mắc bệnh, tử vong của trẻ sơ sinh ở các nước. Trong đó trẻ nhẹ dưới đường cân nặng trung bình tương ứng với tuổi thai liên quan đến nhiều biến chứng, tử vong được gọi là thai chậm phát triển trong tử cung (CPTTTC). Để xác định tỉ lệ thai CPTTTC, người ta cần phải dựa vào biểu đồ bách phân vị về cân nặng của trẻ theo tuổi thai. Những nước phát triển đã có biểu đồ bách phân vị về cân nặng tương ứng với tuổi thai. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có biểu đồ này, do đó không xác định được tỉ lệ trẻ CPTTTC trong cộng đồng để có kế hoạch phòng bệnh và xử trí hữu hiệu.

Mong muốn của nghiên cứu này nhằm xây dựng được biểu đồ bách phân vị về một số chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh ở Việt Nam tương ứng với tuổi thai để làm công cụ phân loại trẻ bình thường, trẻ CPTTTC và trẻ sơ sinh quá cân.

Mục tiêu nghiên cứu:

1. Xác định giá trị một số chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai theo các đường bách phân vị tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương và bệnh viện Phụ sản Hải Phòng.

2. Đánh giá giá trị ứng dụng của biểu đồ: xác định giới hạn bất thường của các số đo nhân trắc nói trên.

Đóng góp mới của luận án

Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam xây dựng được biểu đồ bách phân vị về chiều dài, vòng đầu, chỉ số cân nặng - chiều dài của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai 28-42 tuần.

Là nghiên cứu đầu tiên xác định được mức cân nặng và chỉ số cân nặng-chiều dài bình thường và bất thường của trẻ sơ sinh Việt Nam từ 28-42 tuần có giá trị xác định trẻ sơ sinh CPTTTC và trẻ sơ sinh quá cân so với tuổi thai.

Bố cục của luận án:

Luận án có 138 trang, bao gồm: Đặt vấn đề (2 trang); Chương 1. Tổng quan (36 trang); Chương 2. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu (15 trang); Chương 3. Kết quả nghiên cứu (50 trang); Chương 4. Bàn luận (32 trang); Kết luận (2 trang); Kiến nghị (1 trang). Tài liệu tham khảo: có 118 tài liệu, gồm 21 tài liệu tiếng Việt, 97 tài liệu tiếng Anh.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Sự phát triển về hình thể, kích thước của thai trong tử cung.

1.1.1. Giai đoạn phát triển phôi

1.1.2. Giai đoạn phát triển thai

1.1.3. Các phương pháp đánh giá sự phát triển về kích thước, hình thể thai trong tử cung

1.1.3.2. Đánh giá sự tăng trưởng của thai trên siêu âm

1.1.3.3. Đánh giá sự tăng trưởng của thai dựa vào biểu đồ bách phân vị các số đo nhân trắc của trẻ sơ sinh sau sinh.

1.2. Biểu đồ tăng trưởng của một số chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh theo tuổi thai

Theo WHO (1995), các tiêu chí để xây dựng một biểu đồ tăng trưởng của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai là cách tính tuổi thai, quần thể nghiên cứu, cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp xây dựng biểu đồ

1.2.1. Cách tính tuổi thai

1.2.2. Quần thể nghiên cứu

1.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu

1.2.4. Thiết kế nghiên cứu trong xây dựng biểu đồ chuẩn.

1.2.5. Phân loại biểu đồ tăng trưởng của các chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh.

1.3. Các nghiên cứu về cân nặng của trẻ sơ sinh theo tuổi thai

Năm 1963, Lubchenco và cộng sự lần đầu tiên đã xây dựng biểu đồ cân nặng trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai tại Mỹ, vì các chỉ số phát triển của thai khác nhau rất nhiều tuỳ theo chủng tộc, điều kiện địa lý và luôn thay đổi theo điều kiện dinh dưỡng đi đôi với điều kiện kinh tế xã hội, trình độ dân trí do đó liên tục từ năm 1963 đến nay, nhiều tác giả đã xây dựng biểu đồ cân nặng thai của các quốc gia khác nhau, trong đó có 1 dự án quốc tế với sự tham gia của 8 nước để xây dựng biểu đồ tăng trưởng thai và trẻ sơ sinh cũng đang được tiến hành.

Tại Việt Nam, các tác giả chủ yếu nghiên cứu trọng lượng trung bình của trẻ sơ sinh đủ tháng. Năm 2001, tác giả Đỗ Thị Đức Mai đã nghiên cứu các chỉ số nhân trắc của 3847 trẻ sơ sinh từ 28-43 tuần được sinh tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Tác giả đã đo các chỉ số cân nặng, vòng đầu, chiều dài, vòng ngực, vòng cánh tay của trẻ. Tuổi thai chỉ dựa vào KCC, số trẻ ở nhóm non tháng ít. Số liệu mới chỉ dừng lại ở tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các số đo nhân trắc. Tác giả cũng đã xây dựng biểu đồ tăng trưởng cân nặng thai theo độ lệch chuẩn ( ±1SD; ( ±2SD) ở từng lớp tuổi thai.

Năm 2005, tác giả Phan Trường Duyệt và cộng sự lần đầu tiên đã xây dựng biểu đồ tăng trưởng cân nặng thai theo đường bách phân vị tương ứng với tuổi thai từ 12-44 tuần. Tuy nhiên tác giả chưa xây dựng được biểu đồ tăng trưởng chiều dài, vòng đầu của trẻ sơ sinh Việt Nam. Ngoài ra nguồn số liệu để xây dựng biểu đồ là tập hợp từ nhiều đề tài nghiên cứu liên quan khác để phân tích nên chưa thống nhất về đối tượng và thời điểm nghiên cứu

1.4. Chiều dài trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai và biểu đồ tăng trưởng chiều dài của thai:

Sự hài hoà giữa chiều dài và cân nặng của trẻ sơ sinh có ý nghĩa quan trọng để đánh giá tình trạng sức khoẻ cuả trẻ sơ sinh. Sau khi xây dựng biểu đồ tăng trưởng cân nặng thai tại Mỹ năm 1963, năm 1966 tác giả Lubchenco lại xây dựng biểu đồ chiều dài trẻ sơ sinh theo tuổi thai. Ông đã đo chiều dài của 4716 trẻ sơ sinh từ 24-43 tuần được sinh tại bệnh viện Colorado (Mỹ). Chiều dài của trẻ được đo trong vòng 24 giờ đầu sau đẻ. Trẻ được đo ở tư thế nằm ngửa, một chân duỗi thẳng và được đo chiều dài từ đỉnh đầu đến gót chân. Theo ông, chỉ số cân nặng-chiều dài được tính theo công thức của Rohrer (PI: cân nặng (g)x100/(chiều dài)3(cm). Chỉ số này là một trong số các tỉ lệ khác nhau giữa cân nặng và chiều dài mà nó tuân theo quy luật hình học 3 chiều. Nói chung, chỉ số này biểu thị mối liên quan về cân nặng và chiều dài tương ứng với tuổi thai của một thai bình thường. Nếu chỉ số này cao chứng tỏ trẻ nặng so với chiều dài và nếu chỉ số này thấp chứng tỏ trẻ nhẹ hơn so với chiều dài của nó.



tải về 0.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương