MỤc lục phần mở ĐẦU



tải về 0.51 Mb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.51 Mb.
#22777
  1   2   3   4   5   6   7


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU …..…………..…………………………………………………………………………………………………………………… 3

1. Tính cấp thiết của đề tài …..…………..……………………………………………………………………………………………… . 3

2. Tình hình nghiên cứu …..…………..……………………………………………………………………………………………………… 5

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu …..…………..…………………………………………………………………………… 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …..…………..……………………………………………………………………………. 7

6. Phương pháp nghiên cứu …..…………..……………………………………………………………………………………………… 8

7. Kết cấu của đề tài …..…………..……………………………………………………………………………………………………..………. 8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÔNG CHÚNG

VỚI BÁO CHÍ NÓI CHUNG VÀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ NÓI RIÊNG …………... 9

1.1. Công chúng báo chí và vai trò của công chúng với báo chí …………..…………..……… 9

1.1.1. Công chúng báo chí và sự tiếp nhận thông tin …………..…………..…………………………………… 9

1.1.2. Thay đổi thói quen trong tiếp nhận thông tin của công chúng …………..……………….13

1.2. Công chúng quyết định vị trí của báo chí …………..…………..…………………………………………. 16

1.2.1. Sự tồn tại và phát triển của báo chí là do chính người đọc …………..……………………. 16

1.2.2. Công chúng thay đổi, báo chí thay đổi …………..…………..……………………………..………………….. 17

1.3. Báo mạng điện tử và công chúng báo mạng điện tử …………..….…..………………………. 18

1.3.1. Ưu thế của báo mạng điện tử so với các loại hình truyền thông khác……………..18

1.3.2. Công chúng báo mạng điện tử …………..…………..……………………………..……………………………….… 24

1.3.3. VOVNews với thế mạnh mảng thông tin đa phương tiện …………..…………..…………... 26


CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỘC GIẢ VOVNEWS …………..………… 32

2.1. Nghiên cứu đối tượng độc giả- kinh nghiệm từ một số báo mạng điện tử nước ngoài …………..…………..…………………………………………………………………………………………………………………..… 32

2.2. Nghiên cứu công chúng báo mạng điện tử ở Việt Nam: …..…………..………………..… 39

2.2.1. Tổng quan về người truy cập Internet ở Việt Nam- những độc giả tiềm năng của báo mạng điện tử ………..…………..…………………………….………..…………..…………………………….…………..……… 39

2.2.2. Người truy cập Internet Việt Nam là ai? ………..…………..…………………………………............…… 42

2.2.3. Kinh nghiệm nghiên cứu đối tượng của các báo điện tử Việt Nam ………..…..… 51

2.3. Nghiên cứu, tìm hiểu đối tượng ở VOVNews …..…………..……………………………………….…. 59

2.3.1. Xác định tầm quan trọng của công tác tìm hiểu đối tượng …..…………..………….……. 59

2.3.2. Các cuộc khảo sát đã tiến hành …..…………..………………………………………………………………………... 61

23.3. Những đặc điểm của đối tượng truy cập VOVNews …..…………..……………………………….73


CHƯƠNG 3.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TUYÊN TRUYỀN …..…………..…………. 83

3.1. Về nội dung …..…………..…………………………………………………………………………………..…..…………..………….….. 83

3.1.1. Nâng cao chất lượng tin, bài và thông tin đa phương tiện …..…………..……………..…….83

3.1.2. Tăng tính tương tác …..…………..……………………………………………………………………………….………..…….. 86

3.1.3. Hướng đến nhóm độc giả sử dụng thiết bị di động …..…………..………………………………... 89



3.2. Về hình thức …..…………..……………………………………………………………………………………………………………..... 89

3.2.1. Đổi mới giao diện …..…………..………………………………………………………………………………………………..… 91

3.2.2 Cá nhân hóa …..…………..……………………………………………………………………………………………………………..… 98

3.2.3. Tạo “mê cung” liên kết …..…………..…………………………………………………………………………………..… 100



3.3. Về kỹ thuật …..…………..……………………………………………………………………………………………………………….. 102

3.3.1. Lựa chọn công nghệ cho hệ thống quản trị nội dung (CMS) …..………………….… 102

3.3.2. Tối ưu hóa Mạng xã hội (SMO - Social Media Optimization) …..…………..……… 106

3.3.3. Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO - Search Engine Optimization) …..……….. 108

3.3.4. Web Widget …..…………..…………………..…………..…………………………………………………………………………….115

3.4. Biện pháp quảng bá …..…………..…………………………………………………………………………………………..117

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …..…………..……………………………………………………………..……121

PHỤ LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Theo số liệu từ Bộ Thông tin- truyền thông, hiện nay trên cả nước có 896 báo in, gần 30 báo mạng điện tử, 160 trang tin điện tử thuộc các cơ quan báo chí và nhiều trang tích hợp thông tin tự động. Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng trong nước hiện nay đã tạo ra một cuộc cạnh tranh gay gắt đòi hỏi Báo điện tử VOVNews (1 trong 4 phương tiện truyền thông trong Đài Tiếng nói Việt Nam ) phải có biện pháp để tránh tụt hậu, tránh mất đi thính giả, độc giả. Mặt khác, công chúng báo chí nói chung và độc giả báo mạng điện tử hiện nay cũng thay đổi thói quen và nhu cầu một cách nhanh chóng theo sự phát triển của khoa học công nghệ và xu hướng của thời đại. Thậm chí một cá nhân cũng có thể lập một website và cập nhật thông tin liên tục từ các tờ báo để cung cấp thông tin cho đông đảo người dùng. Tình hình ấy đòi hỏi VOVNews bắt buộc phải có sự cải tiến để tránh tụt hậu, phải nắm bắt được sự thay đổi của đối tượng mà mình phục vụ để cải tiến cho phù hợp với nhu cầu của họ và hấp dẫn họ.

“Viết cho ai” là câu hỏi đầu tiên mỗi tờ báo, mỗi người cầm bút phải trả lời được khi tiến hành hoạt động báo chí. Bởi vậy, từ khi ra đời đến nay, VOVNews thường xuyên quan tâm đến đối tượng độc giả, thính giả, khán giả (gọi chung là người truy cập), tìm hiểu thói quen và nhu cầu tiếp nhận thông tin của họ để đáp ứng. Trong các đề tài nghiên cứu khoa học đã tiến hành những năm trước đây, các nhóm nghiên cứu của VOVNews cũng đã dành những phần nghiên cứu về độc giả, thính giả. Tuy nhiên, các nghiên cứu đó chỉ đề cập một khía cạnh hoặc một vấn đề nhỏ; còn cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu toàn diện nào về độc giả của Báo điện tử VOVNews.

Hiện nay, trong làng báo điện tử của Việt Nam, VOVNews tuy chưa có được lượng độc giả lớn như các báo VnExpress hay Dân Trí, nhưng so với các site cùng loại như Vietnam Plus của TTXVN và VTV.vn của Đài THVN thì VOVNews có traffic (lưu lượng truy cập) hơn hẳn:





Hình 1. So sánh traffic (Xanh: VTV, Đỏ: Vietnamplus, Cam: VOVNews.
Nguồn: Google Analytics)

Đây chính là dấu hiệu cho thấy chúng ta có thể vượt lên hơn nữa để thu hút thêm lượng người truy cập, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi số người truy cập Internet Việt Nam đang ngày một đông hơn.

Trên thế giới hiện có không ít đài phát thanh trên mạng và website bằng tiếng Việt có nội dung chống phá Việt Nam. VOVNews làm nhiệm vụ tuyên truyền chính sách, đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam tới đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế; đập tan những luận điệu phản động, thù địch. Nghiên cứu nhu cầu của bạn đọc để phát huy tính tương tác, tiếp cận tốt với họ, để họ tin chúng ta, qua chúng ta hiểu đúng về Việt Nam, cũng là thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Xác định truyền thông trên mạng Internet là một phương tiện quan trọng trong thời đại hiện nay, lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam luôn quan tâm phát triển VOVNews. Điều này thể hiện ở Chiến lược phát triển VOV Online đang được xây dựng. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu đối tượng mà VOVNews phục vụ lại càng trở nên bức thiết.

Ngoài ra, các chỉ số số thống kê, phân tích về người truy cập website cũng là thông tin mà cơ quan báo chí phải sử dụng để cung cấp cho khách hàng quảng cáo trong trường hợp chúng ta dành chỗ trên website để quảng cáo.

*** Báo điện tử VOVNews là báo mạng mang đặc thù của cơ quan phát thanh nên đối tượng truy cập chắc chắn có những đặc thù riêng. Thực hiện đề tài “Nghiên cứu kết quả khảo sát đối tượng truy cập VOVNews và những đề xuất cải tiến”, chúng tôi mong muốn kết hợp những lý thuyết về nghề làm báo và những kinh nghiệm rút ra qua quá trình khảo sát một số báo mạng điện tử ở Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm các báo chí nước ngoài; tham khảo các kết quả nghiên cứu công chúng Internet ở Việt Nam; khảo sát độc giả, thính giả VOVNews trong thời gian qua và những khảo sát mới nhất được tiến hành trong 1 năm qua; trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng truyên truyền và làm tăng số lượng độc giả, thính giả truy cập VOVNews. Kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ tạo thuận lợi trong việc ứng dụng các phương pháp thúc đẩy giao tiếp 2 chiều với bạn đọc, đáp ứng yêu cầu nâng cao tính tương tác và tính đa phương tiện của báo điện tử, đặc biệt trong giai đoạn mà công nghệ Internet và lĩnh vực báo điện tử phát triển cực kỳ mạnh mẽ hiện nay.


2. Tình hình nghiên cứu

Cho đến thời điểm này, có một số luận văn, luận án của sinh viên, nghiên cứu sinh thạc sỹ tại các trường Đại học nghiên cứu về giải pháp nâng cao chất lượng báo mạng điện tử như các luận văn: “Tính tương tác của báo chí trực tuyến” (Vũ Thị Huệ, ĐH KHXH&NV. 2004), “Hiện trạng và xu hướng quảng cáo trên báo trực tuyến” (Nguyễn Thị Thanh Hoa, ĐH KHXH&NV. 2004), “Quảng cáo trên báo trực tuyến, Nguyễn Hồng Minh, Học viện BC-TT,2004), “Quảng bá cho VOVNews- báo Internet của Đài Tiếng nói Việt Nam (Khoá luật tốt nghiệp cử nhân- Nguyễn Thuý Hoa, 2007), “Đài phát thanh và thính giả trong kỷ nguyên Internet: nghiên cứu qua Đài Tiếng nói Việt Nam và VOVNews” (Radio and its listenership in the Internet Age: Case studies of VOV and VOVNews - Luận án Tiến sĩ. Đặng Hương- 2008)... Các đề tài này ít nhiều có nói tới vấn đề nghiên cứu độc giả nhưng chưa đi sâu nghiên cứu, hoặc phân tích cụ thể về đặc điểm của công chúng báo Internet.

Ở VOVNews, tập thể phóng viên, biên tập viên và kỹ thuật viên những năm trước đây có tiến hành nghiên cứu các đề tài khoa học; như: “Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ âm thanh và video clip trên VOVNEWS” (2004-2005), “Báo điện tử VOVNEWS, phương tiện hữu hiệu trong công tác thông tin tuyên truyền của Đài Tiếng nói Việt Nam và nguồn tin cậy trong các phương tiện thông tin đại chúng” (2004), “Nghiên cứu các mô hình tòa soạn điện tử và khuyến nghị ứng dụng cho VOVNews” (2005), “Nghiên cứu đưa sản phẩm âm thanh thương mại lên Internet và ứng dụng vào báo điện tử VOVNews” (2006)… Các nghiên cứu này cũng có các phần đề cập việc làm thế nào để tăng lượng truy cập vào VOVNews, chủ yếu tập trung vào các giải pháp nâng cao chất lượng thông tin.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích:

Trên cơ sở khảo sát thực tế và chỉ ra cách thức mà một số báo mạng điện tử đã ứng dụng để khảo sát độc giả, thay đổi nội dung và hình thức trình bày; đối chiếu với những việc đã được tiến hành ở VOVNews; đề tài nghiên cứu đề xuất những phương hướng cơ bản và các giải pháp chủ yếu để cải tiến nội dung, hình thức và công nghệ của VOVNews, làm cho VOVNews hấp dẫn và thuận tiện hơn, đáp ứng nhu cầu của người truy cập; đồng thời căn cứ vào đặc điểm của đối tượng để có định hướng về nội dung phục vụ cho từng nhóm truy cập; và đề xuất những giải pháp để làm tốt hơn công tác tuyên truyền.


* Nhiệm vụ:

Một là: Chỉ ra sự cần thiết và nêu lên nét đặc thù của việc khảo sát công chúng của báo Internet.

Hai là: So sánh, đối chiếu cách làm và phân tích hiệu quả của hoạt động khảo sát nhu cầu độc giả của các báo mạng điện tử trong và ngoài nước, và bản thân VOVNews. Chỉ ra đặc điểm của độc giả Báo điện tử VOVNews.

Ba là: Kiến nghị những giải pháp thay đổi về nội dung, hình thức thể hiện và hỗ trợ kỹ thuật của VOVNews, nhằm tăng số lượng độc giả, thính giả truy cập.

Kết quả nghiên cứu sẽ được phổ biến tới toàn bộ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của VOVNews. Xác định được vai trò của đối tượng truy cập Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam và nắm bắt được đặc điểm, sở thích, thói quen của họ, sẽ giúp Ban biên tập và phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên VOVNews có biện pháp điều chỉnh nội dung và hình thức tuyên truyền cho phù hợp hơn, hấp dẫn hơn, nâng cao hiệu quả tuyên truyền đối với người truy cập ở trong và ngoài nước. Bên cạnh đó còn đề xuất cụ thể với lãnh đạo Đài TNVN để đầu tư, định hướng phát triển trước mắt và lâu dài cho Báo điện tử VOVNews.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu cách thức khảo sát đối tượng truy cập của một số báo mạng điện tử và đi sâu vào nghiên cứu, phân tích các kết quả khảo sát công chúng Internet Việt Nam- đối tượng độc giả tiềm năng mà VOVNews có thể thu hút cũng như phân tích các kết quả khảo sát người truy cập mà VOVNews đã tiến hành kể từ khi ra đời (3/2/1999) đến nay.

Đối tượng nghiên cứu là những người truy cập VOVNews ở trong nước và nước ngoài. Đề tài khảo sát và phân tích các đặc điểm của đối tượng truy cập VOVNews như: độ tuổi, giới tính, thói quen khi truy cập mạng Internet, thói quen khi truy cập VOVNews (vị trí, thời gian, thời lượng, các mối quan tâm...); khảo sát xem người truy cập quan tâm đến những nội dung nào của VOVNews và họ mong muốn nhận được gì ở VOVNews, muốn VOVNews phát triển theo hướng như thế nào.

Nhóm nghiên cứu sẽ xem xét, tổng hợp và phân tích các kết quả khảo sát, thăm dò đã tiến hành trong thời gian qua, đồng thời thực hiện thêm một số khảo sát, thăm dò trực tuyến qua mạng về đối tượng độc giả truy cập VOVNews; tham khảo, thu thập tài liệu ở trong và ngoài nước để phân tích, chỉ ra đặc điểm trong việc tiếp nhận thông tin của người truy cập VOVNews và từ đó kiến nghị việc điều chỉnh nội dung, hình thức tuyên truyền trên Báo điện tử VOVNews.


6. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng để thực hiện đề tài gồm: phân tích, tổng hợp, so sánh, kế thừa có chọn lọc kết quả, quan điểm, phương pháp tiếp cận của các công trình nghiên cứu, tư liệu có liên quan; sử dụng các công cụ trực tuyến để thăm dò nhu cầu của độc giả.


7. Kết cấu của đề tài

Đề tài này, ngoài phần Mở đầu và Kết luận, gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trò của công chúng với báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng

Chương 2: Kết quả nghiên cứu độc giả Báo điện tử VOVNews

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền.
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÔNG CHÚNG

VỚI BÁO CHÍ NÓI CHUNG VÀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ NÓI RIÊNG
1.1. Công chúng báo chí và vai trò của công chúng với báo chí

1.1.1. Công chúng báo chí và sự tiếp nhận thông tin

Công chúng là đông đảo mọi người xem hoặc chứng kiến việc gì, trong quan hệ với người diễn thuyết, tác giả, diễn viên… (theo Đại từ điển bách khoa – NXB Văn hóa thông tin, 1998, Nguyễn Như Ý chủ biên).

Còn theo Từ điển bách khoa mở wikipedia: “Công chúng là các tầng lớp nhân dân sinh sống trong xã hội”.

Từ hai định nghĩa này có thể đưa ra quan niệm về công chúng báo chí như sau: là những người thụ hưởng, tiếp nhận các tác phẩm báo chí đồng thời họ còn là đối tượng phản ánh của báo chí. Ngày nay, công chúng báo chí còn có thể là những người tham gia trực tiếp vào quá trình làm báo.

Các cơ quan thông tin đại chúng cung cấp thông tin, công chúng báo chí đọc, nghe, xem và chắt lọc, tiếp nhận những phần thông tin mà mình quan tâm, và nếu đó là thông tin thực sự có ý nghĩa, có giá trị đối với họ, công chúng sẽ có sự phản hồi. Mọi tờ báo mong muốn truyền tải những tin tức hay, có ích với độc giả, được độc giả quan tâm và từ đó họ có thêm ngày càng nhiều độc giả.

Công chúng báo chí là người thụ hưởng, tiếp nhận thông tin trên báo chí; là lý do sự tồn tại của báo chí, vì vậy các cơ quan thông tấn báo chí luôn đặc biệt quan tâm đến công chúng của mình. 

Các nhà nghiên cứu đã mô hình hoá quá trình truyền thông như sau:
Noise Noise



Channel


Messages

Sender Receiver

Feedback

Filter

Effect


Noise: Yếu tố nhiễu Channel: Kênh chuyển tải thông tin

Message:Thông điệp Sender: Nguồn thông tin

Receiver: Người nhận Filter: Lọc nhiễu

Feedback: Phản hồi Effect: Hiệu quả nhận thức

Hình 1.1. Mô hình truyền thông
Theo mô hình này, thông tin đến được với công chúng phải qua một quá trình, vượt qua các yếu tố gây nhiễu... Sau đó, khi công chúng tiếp nhận thông tin lại có sự phản hồi trở lại. Do sự phát triển nâng cao của dân trí, do những tiến bộ khoa học kỹ thuật mà ngày nay, sự phản hồi ấy ở mức cao hơn nhiều so với trước kia ; và trong lĩnh vực báo điện tử thì lại cao hơn so với những loại hình báo chí khác.

Cho đến trước những năm 1960, giới nghiên cứu truyền thông chỉ chú ý tới tác động, hiệu quả của truyền thông đại chúng đối với người tiếp nhận, còn giai đoạn hiện nay, họ bắt đầu quan tâm, khảo sát về cách thức tiếp nhận thông điệp từ các phương tiện truyền thông đại chúng của công chúng. Thay vì hình dung vai trò của công chúng một cách thụ động, hoặc hình dung tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng một cách cơ học, giản đơn, các nhà nghiên cứu truyền thông những năm 1970 – 1980 cho rằng người tiếp nhận là những chủ thể xã hội năng động ở các mức độ và tính chất khác nhau, luôn có ý thức chọn lựa để sử dụng các phương tiện truyền thông và những nội dung truyền thông phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của mình.

Công chúng trở thành một đối tượng quan trọng trong nghiên cứu truyền thông. Thay vì một khối đại chúng (masses) không bản sắc, bao gồm những cá nhân riêng lẻ, cô lập, các nhà nghiên cứu nhận ra người tiếp nhận thông điệp là công chúng hoàn toàn không phải là một khối đồng nhất, giống nhau, mà trái lại, bao gồm nhiều tầng lớp xã hội, có những quyền lợi, suy nghĩ, điều kiện và vị trí kinh tế- chính trị - xã hội khác nhau.

Học thuyết “sử dụng và hài lòng” (Uses and gratifications theory) lấy công chúng làm trung tâm, thay vì đặt câu hỏi “Báo chí có tác động như thế nào đến công chúng?” đã đặt ra vấn đề “Công chúng sử dụng /dùng báo chí như thế nào?” (Katz, 1960).

Nghiên cứu sự tiếp nhận, sử dụng và hài lòng của công chúng đối với phương tiện truyền thông mới, đang trở nên quan trọng hơn vì công chúng đang ngày càng trở nên năng động, chủ động lựa chọn và sản xuất sản phẩm truyền thông. Trong mối quan hệ với các phương tiện truyền thông đại chúng, họ không chỉ là người tiếp nhận thông tin (information receiver), tức là độc giả, thính giả, khán giả (Shannon and Weaver 1949; Schramm 1963, McQuail 1997, 2007), mà còn là người tiêu thụ sản phẩm truyền thông (consumer) (Cantor 1986, Billings 1986; McQuail 1997, 2007). Công chúng tham gia vào mối quan hệ “thị trường” với hệ thống các PTTTĐC trong đó có các nhà quảng cáo, nhà sản xuất sản phẩm truyền thông, và người tiêu dùng sản phẩm truyền thông (Turow 1997; Webster and Phalen 1994). Có nghĩa là, công chúng là người tiêu dùng sản phẩm truyền thông, nhưng chính thời gian họ dành để tiêu thụ sản phẩm truyền thông là một “món hàng” để các nhà cung cấp/ sản xuất thông điệp truyền thông “bán” lại cho các nhà quảng cáo.

Với sự xuất hiện của mạng Internet, khái niệm và nhận thức về vai trò của công chúng lại có thêm nhiều màu sắc mới. Rice (1984, tr.35) khẳng định rằng trong truyền thông tương tác giữa người nhận và người gửi thông điệp có thể thay thế lẫn nhau. Hai thập kỷ sau Rogers (2003, tr. 314) nhấn mạnh tương tác là mức độ mà người tham gia quá trình truyền thông đổi chỗ cho nhau và đều có quyền kiểm soát cuộc trao đổi. Downes và McMillan 2000 (tr. 159) khẳng định tương tác là người sử dụng có thể tham gia vàoviệc điều chỉnh hình thức và nội dung thông tin của môi trường truyền thông ngay lập tức.

Schultz (2000) chỉ ra 2 dạng tương tác là giữa độc giả với độc giả và giữa nhà báo với độc giả. Các nhà nghiên cứu khác lại đưa ra 3 dạng: công chúng với công chúng, công chúng với tác phẩm báo chí và công chúng với hệ thống truyền thông (Szuprowicz 1995; McMillan 2006). Xu thế phục vụ theo nhu cầu, thị hiếu của công chúng khiến cho hoạt động tương tác gồm có 3 mức độ: người tiêu thụ tương tác với nhà sản xuất, người tiêu thụ tương tác với người tiêu thụ, và cuối cùng, người tiêu thụ trở thành nhà sản xuất, là đồng tác giả (Ward 2000, McMillan 2006).

Rõ ràng nhận thức về vai trò của công chúng trong quá trình truyền thông đã có sự thay đổi về chất. Từ khối đại chúng không bản sắc, và thụ động, công chúng truyền thông đã trở thành một thành tố chủ động trong quá trình truyền thông, quyết định hiệu quả của quá trình truyền thông. Công chúng không phải là khối đại chúng không bản sắc, mà là người tiếp nhận sản phẩm truyền thông, người tiêu thụ sản phẩm truyền thông, và là người đồng sáng tạo, thậm chí là chủ thể sáng tạo sản phẩm truyền thông. Chính vì vậy, nghiên cứu công chúng trong bối cảnh hiện đại là một hướng thu hút nhiều nhà nghiên cứu truyền thông theo đuổi.

Thế giới mạng hiện nay đã sang giai đoạn web 2.0 (có tính tương tác 2 chiều cao, so với web 1.0 chỉ đưa thông tin đơn giản 1 chiều) và tương lai sẽ phát triển sang web 3.0. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và thời cuộc, công chúng cũng thay đổi.



Hình 1.2. Sự phát triển của công nghệ web từ 1.0 lên 3.0

1.1.2. Thay đổi thói quen trong tiếp nhận thông tin của công chúng

* Công chúng chuyển sang vai trò chủ động

Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và phong cách sống hiện đại đã làm thay đổi thói quen trong tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng. Nếu trước kia công chúng báo chí ở vai trò là đối tượng tiếp nhận thụ động thì nay đã tiến lên vai trò chủ động, trực tiếp tham gia vào quá trình truyền thông. Hay đối với lĩnh vực báo mạng điện tử, hiện tại, ngoài màn hình máy vi tính, độc giả còn có thể tiếp nhận thông tin báo mạng điện tử bằng các thiết bị điện tử khác, ví dụ như điện thoại di động.

Tính tức thời và phi định kỳ tiếp tục được các tờ báo mạng điện tử khai thác tối đa nhằm thoả mãn nhu cầu cập nhật thông tin của công chúng. Các báo điện tử cập nhật ngày càng nhanh hơn và nhiều thông tin hơn. Các báo điện tử cạnh tranh nhau từng giây trong việc đưa tin mới, hấp dẫn đến người đọc.

Hội Chủ bút nhật báo Mỹ (American Society of Newspaper Editors) đã bảo trợ cho một đề án nghiên cứu với ý định thiết lập một tờ báo của thế kỷ 21. Đây là bản tóm tắt những gì các nhà nghiên cứu kết luận về nhu cầu của độc giả:



* Độc giả muốn có nhiều thông tin trong tờ báo của họ.

* Độc giả muốn tin tức phải có liên quan và tập trung vào họ và cộng đồng quanh họ.

* Độc giả không muốn báo của họ phớt lờ những gì đang diễn ra ở nơi khác trong nước và trên thế giới.

* Độc giả không bị lừa phỉnh bởi những mánh lới quảng cáo hay cách trình bày bay bướm. Họ chỉ chấp nhận chúng khi nào chúng có vẻ liên quan đến bài viết, làm cho bài báo dễ “nuốt” hay làm cho thông tin dễ hiểu hơn. Nếu những mánh lới câu khách đó quá lộ liễu hay cách trình bày quá khác lạ, người đọc sẽ vứt bỏ chúng vì đã làm họ không được thoải mái khi đọc báo.

* Độc giả muốn những tin tức thiết thực và hữu ích để giúp họ hoàn thiện cuộc sống. Họ cần những mẹo vặt và những lời khuyên. Vì lối sống của độc giả thay đổi, các chủ bút phải tạo ra những tờ báo đi sâu vào đời sống.
* Công chúng trở thành những người viết báo

Thính giả, độc giả, khán giả ngày nay không chỉ thích nghe, xem, đọc các tác phẩm báo chí mà còn có ý thức tham gia các chương trình phát thanh, truyền hình, bài báo. Ai cũng có thể trở thành nhà báo, khiến cho báo chí trực tuyến phản ánh xu thế toàn cầu tiệm cận dần với khái niệm “báo chí cộng đồng”, một khái niệm rất gần với công cộng, công dân, và nền báo chí “tự làm lấy” (do-it-your-self) (Deuze 2002; Abu Fadil 2005; Allan 2006; Weijden 2007). Các nhà nghiên cứu cho rằng hiện tượng này là một sự phát triển thú vị vì “đó là kênh truyền thông chia sẻ, sáng tạo, tham gia, cộng đồng và dân chủ”. Internet là kênh truyền thông duy nhất cho đến nay tạo điều kiện cho việc tương tác và tranh luận được diễn ra trong một môi trường điện tử và ẩn danh, phớt lờ được sự kiểm soát của truyền thông truyền thống.

Với Internet, người dân bình thường hay những nhóm thiểu số trước đây không có quyền phát ngôn, nay có nhiều cơ hội hơn để cất lên tiếng nói của mình. Các cá nhân ngày càng có điều kiện tiếp cận trực tiếp những thông tin vốn trước đây phải thông qua sự chọn lọc của các nhà báo. Có nghĩa là Internet đã phá vỡ tính “trung gian” của các phương tiện truyền thông, làm mất đi vai trò của những người trung gian như các nhà báo, nhà chính trị, giới trí thức. Điều này khiến nhiều nhà nghiên cứu lo ngại vì họ cho rằng con người không thể tự mình suy nghĩ tất cả mọi thứ, tự mình lý giải được mọi việc, mà cần có vai trò quan trọng của những người trung gian, định hướng trong lĩnh vực truyền thông đại chúng.

Loại hình truyền thông dựa vào máy tính, phần nào đã để cho người đọc tự đảm trách thông tin. Kỹ thuật số phát triển như vũ bão, các thiết bị di động, ghi âm, ghi hình trở nên phổ biến, khái niệm “nhà báo công dân” xuất hiện. Bất cứ người nào cũng có thể trở thành người cung cấp thông tin khi có sự kiện mà dư luận quan tâm xảy ra. Thực tế gần đây nhiều tờ báo đã thu hút được độc giả tham gia cùng làm báo rất sôi nổi.

Báo điện tử VOVNews trước đây có trang “Bạn đọc viết”, là diễn đàn để thính giả, độc giả bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm, quan điểm của mình về một vấn đề nào đó. Sau này, theo yêu cầu của công tác tuyên truyền và cũng là một cách để làm mới mình, VOVNews đã thay chuyên mục “Bạn đọc viết” bằng chuyên mục “Góc mở”. Sự ra đời của “Góc mở” đã thực sự là cánh cửa được mở rộng để đón nhiều hơn những trang viết mới của độc giả.

Đặc biệt, mục “Phóng sự ảnh” trên VOVNews được xây dựng và cập nhật phần lớn là do sự tham gia của độc giả. Bạn đọc ở mọi miền đất nước và nước ngoài đã chụp ảnh, chia sẻ những trải nghiệm thú vị của họ. Tòa soạn tiếp nhận, biên tập, liên hệ để động viên họ và góp ý với họ để có thể tiếp tục làm các bài viết tốt hơn, đầy đủ thông tin hơn, phù hợp để đăng báo… điều này cũng tạo cho những độc giả ưa thích làm báo sự hứng khởi để tiếp tục tham gia viết bài cho VOVNews.

Thông tin trên VOVNews ngày một phong phú về nội dung và địa bàn phản ánh. Mỗi năm, tờ báo nhận được hàng chục nghìn tin, bài cộng tác của độc giả ở trong và ngoài nước gửi về. Nhiều bài viết được Ban biên tập và độc giả đánh giá cao. Nhờ có đội ngũ những người viết báo không chuyên này mà vị trí của VOVNews trong làng báo điện tử ngày càng được cải thiện.


tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương